Giáo án Lớp 5 - Tuần 11

( Vân Long )

I. Mục tiêu:

 - Đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn.

 - Giọng nhẹ nhàng, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ gợi tả.

 - Đọc rõ giọng hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu, giọng chậm rãi của ông.

 - Hiểu được các từ ngữ trong bài.

 Hiểu được ý nghĩa của bài văn : Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh thêm trong lành, tươi đẹp .

II. Đồ dùng dạy – học :

+ GV: Tranh vẽ phóng to.

+ HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy – học :

 A. Kiểm tra bài cũ :

- Đọc bài ôn.

- GV đặt câu hỏi HS trả lời.

- GV nhận xét cho điểm.

 B. Bài mới :

 1. Giới thiệu bài : Hôm nay các em được học bài “Chuyện một khu vườn nhỏ”.

 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :

 a. Hoạt động 1 : Luyện đọc .

 - 1 HS khá giỏi đọc toàn bài.

 - Lần lượt 2 HS đọc nối tiếp.

 - Rèn đọc những từ phiên âm.

 - HS nêu những từ phát âm còn sai.

 

doc 35 trang Người đăng honganh Lượt xem 5335Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục, khùng khục, . 	
	4. Củng cố – dặn dò :	
	- Về nhà làm bài tập 3 vào vở.
	- Chuẩn bị: “Mùa thảo quả”.
_______________________________________
Kĩ thuật . Tiết 11
RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG 
I. Mục tiêu : 
	HS cần phải :
Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
Biết cách rửa sạch cuing cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
Có ý thức giúp gia đình.
II. Đồ dùng dạy - học : 
Một số bát, đũa và dụng cụ, nước rửa bát (chén).
Tranh ảnh minh họa theo nội dung SGK.
Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS. 
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ : 
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Nhân dân ta có câu “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Điều đó cho thấy là muốn có được bữa ăn ngon, hấp dẫn thì không chỉ cần chế biến món ăn ngon mà còn phải biết cách làm cho dụng cụ ăn uống sạch sẽ, khô ráo. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
	2. Giảng bài :
	a. Hoạt động 1:Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- HS nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng.
- HS đọc nội dung mục 1 (SGK) và nêu tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu, bát đũa sau bữa ăn.
- Nếu như dụng cụ nấu, bát, đũa không được rửa sạch thì bữa ăn sẽ như thế nào ?
- Nhận xét và tóm tắt nội dung của hoạt động 1.
- Bếp, nồi, chảo, chén, đũa, muỗng, ly, dao thái, dao bào, rổ, rá, tô, thố
- Rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống nhằm làm sạch và giữ vệ sinh dụng cụ nấu ăn và ăn uống đồng thời cũng nhằm bảo quản dụng cụ nấu ăn và ăn uống bằng kim loại.
- Nếu dụng cụ nấu ăn không được rửa sạch sẽ làm cho vi trùng phát sinh gây cho ta khi sử dụng sẽ gây bệnh.
- Bát, đũa, thìa, đĩa sau khi được sử dụng để nấu ăn nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ, không để lưu cữu qua bữa sau hoặc qua đêm. Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống không những làm cho các dụng cụ đó sạch sẽ, khô ráo, ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản, giữ cho các dụng cụ không bị hoen rỉ. 
	b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống :
- Hãy mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình.
- HS quan sát hình, đọc nội dung mục 2 (SGK) và nêu so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS các bước rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống theo nội dung SGK. GV lưu ý thêm cho HS.
- GV có thể thực hiện một vài thao tác minh họa để HS hiểu rõ hơn.
- Tráng 1 lượt cho sạch thức ăn, cơm trong dụng cụ nấu ăn và bát, đĩa.
- Rửa bằng nước rửa chén.
 + Hòa một ít nước rửa bát vào một chiếc bát và nhúng miếng rửa hoặc xơ mướp vào bát nước rửa.
 + Lần lượt rửa từng dụng cụ. Rửa bát ăn cơm, bát đựng canh, đĩa, trước, rồi mới rửa soong, nồi, chảo, Rửa trong lòng bát, đĩa trước, sau đó rửa phía ngoài.
- Rửa bàng nước sạch 2 lần :
 + Lần thứ nhất : Đổ nước sạch vào chậu rửa. Rửa sạch từng dụng cụ ăn, sau đó rửa dụng cụ nấu.
 + Lần thứ hai : Đổ bỏ nước rửa lần đầu. Tráng sạch chậu và thay bằng nước mới, tráng lần lượt từng dụng cụ.
- Úp từng dụng cụ vào rổ cho ráo nước. Có thể đem phơi nắng cho khô ráo.
- Xếp bát, đĩa vào giá bát hoặc chạn và đũa, thìa vào ống. 
- Trước khi rửa cần dồn hết thức ăn, cơm còn lại trên bát, đĩa vào 1 chỗ. Sau đó tráng qua 1 lượt bằng nước sạch tất cả dụng cụ nấu ăn và ăn uống
 + Ly và bát, đĩa, thìa, dĩa phải rửa riêng.
 + Dùng nước rửa bát để rửa.
 + Rửa 2 lần bằng nước sạch.
	c. Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập :
- HS làm bài tập ở phiếu học tập do GV giao.
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
	3.Củng cố – dặn dò : 
- GV nhận xét ý thức học tập của HS .
- Động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình rửa bát sau bữa ăn.
- Chuẩn bị bài sau.
___________________________________________ 
Hoạt động NGLL 
PHÁT ĐỘNG THÁNG HỌC TỐT DÂNG THẦY CÔ
I Mục đích yêu cầu:
-Học sinh biết phấn đấu nhiều tiết học tốt , dâng lên thầy cô điểm 9, 10..
- Có ý thức đăng kí nhiều tiết học tốt, thực hiện tốt nề nếp tỏ lòng kính trọng biết ơn thầy cô.
- Giáo dục các em biết ơn thầy cô giáo.
II Đồ dùng dạy học:
Một số bài học đạt kết quả cao của học sinh
III Hoạt động lên lớp:
Bài cũ: Nhận xét đánh giá tình hình học tập tuần qua
Bài mới:
Giới thiệu bài: Phát động tháng học tốt dâng lên thầy cô.
GV Hướng dẫn học sinh một số nội dung thi đua học tốt
Phấn đấu đạt nhiều điểm 9; 10
- Các nhóm báo cáo việc thực hiện của các bạn trong nhóm.
- Bình chọn bạn xuất sắc nhất.
- Các tổ bàn bạc biện pháp, phấn đấu học tốt.
+ Trong giờ học hăng say phát biểu xây dựng bài. Chú ý nghe cô giáo giảng bài.
+ Rèn chữ viết đẹp, đúng mẫu.
+ Đọc bài t o , rõ ràng diễn cảm.
+ Học thuộc bài khi đến lớp, làm đầy đủ và đúng các bài tập.
- Thi đua giữa các tổ, nhóm.
- Nhận xét tuyên dương những tổ, nhóm, cá nhân từ trước đến nay có nhiều điểm tốt.
+ Chú ý nghe giảng, học làm bài tốt giành nhiều điểm 9, 10.
+ Phấn đấu đạt danh hiệu cuối năm: Học sinh xuất sắc, học sinh tiên tiến 
3 Củng cố: 
 Nội dung sinh hoạt này là gì?
- Để học tập tốt chúng ta phải làm gì?
- Bạn đã làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo?
4/ Dặn dò: 
-Các em cần hưởng ửng tích cực tháng học tốt, dang nhiều điểm tốt lên thầy cô.
 * Nhận xét tiết học
_______________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 05 tháng 11 năm 2008
Tập đọc . Tiết 22
TIẾNG VỌNG
( Nguyễn Quang Thiều )
I. Mục tiêu: 
	- Đọc lưu loát diễn cảm bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, trầm buồn, bộc lộ cảm xúc xót thương, ân hận trước cái chết thương tâm của chú chim sẻ nhỏ .
	- Bộc lộ được cảm xúc phù hợp qua giọng đọc.
	- Cảm nhận được tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả : vì vô tâm đã gây nên cái chết của con chim sẻ nhỏ. Hiểu được điều tác giả muốn nói : Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta .
II. Đồ dùng dạy – học : 
	+ GV: Tranh SGK phóng to.
	+ HS: Bài soạn, SGK.
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bà cũ :
	- Đọc đoạn 2 và cho biết. Mỗi loại cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?
	- Đọc đoạn 3. Em hiểu thế nào là “Đất lành chim đậu”.
	- GV nhận xét cho điểm.
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay các em được học bài “Tiếng vọng”.
	2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
	a. Hoạt động 1 : Luyện đọc .
HS khá đọc.
• GV ghi bảng những từ khó phát âm: cơn bão, giữ chặt, mãi mãi, đá lở.
Gọi HS đọc.
Giúp HS phát âm đúng thanh ngã, hỏi (ghi bảng).
GV đọc mẫu.
Giúp HS giải nghĩa từ khó.
	b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
* 1 HS đọc khổ thơ 1.
- Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?
à Yêu cầu HS nêu ý khổ 1.
* 1 HS đọc yêu cầu 2.
- Vì sao tác giả băn khoăn day dứt về cái chết của con chim sẻ?
à Yêu cầu HS nêu ý khổ 2
* HS đọc câu hỏi 3
- Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của tác giả?
à Giáo viên giảng:
à Nêu ý khổ 3.
+ Tác giả muốn nói với các em điều gì qua bài thơ?
* 2 HS đọc lại cả bài.
² Yêu cầu HS nêu đại ý.
trong cơn bão – lúc gần sáng – bị mèo tha đi ăn thịt – để lại những quả trứng mãi mãi chim con không ra đời.
- Con chim sẻ nhỏ chết trong đêm mưa bão.
Trong đêm mưa bão, nằm trong chăn ấm – Tác giả không mở cửa cho chim sẻ tránh mưa – Ích kỷ cái chết đau lòng.
- Con chim sẻ nhỏ chết để lại những quả trứng nhỏ.
tưởng tượng như nghe thấy cánh cửa rung lên – Tiếng chim đập cánh những quả trứng không nở.
- “Như đá lở trên ngàn”: sự ân hận, day dứt của tác giả trước hành động vô tình đã gây nên tội ác của chính mình.
- Sự day dứt ân hận của tác giả về cái chết của con chim sẻ nhỏ.
+ Yêu thương loài vật – Đừng vô tình khi gặp chúng bị nạn.
Tâm trạng băn khoăn day dứt của tác giả trước cái chết thương tâm của con chim sẻ nhỏ.
	c. Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm .
	- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
	- GV đọc mẫu.
	- Lần lượt cho HS đọc khổ 1 và khổ 2.
	- Nêu cách đọc: giọng nhẹ nhàng – đau xót.
	- Nhấn từ: chợp mắt, rung lên, chết trước cửa nhà – lạnh ngắt
	- Lần lượt học sinh đọc khổ 3 – giọng ân hận.
	- Nhấn: như đá lở trên ngàn.
	- Thi đua theo bàn đọc diễn cảm.
	- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
	3. Củng cố – dặn dò :
 Giáo dục học sinh có lòng thương yêu loài vật.
 Chuẩn bị: “Mùa thảo quả”.
____________________________________________
Toán . Tiết 53 
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
	- Kĩ năng trừ hai số thập phân.
	- Biết tìm thành phần chưa biết của phép cộng và trừ với số thập phân.
	- Cách trừ một số cho một tổng.
	- Rèn học sinh kĩ năng trừ số thập phân nhanh, tìm thành phần chưa biết nhanh, chính xác.
	- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy – học :
	+ GV: Phấn màu. 
	+ HS:Vở bài tập, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
 Học sinh sửa bài 2, 3 (SGK).
 Giáo viên nhận xét và cho điểm.
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Trong tiết học toán này chúng ta cùng luyện tập về phép trừ hai số thập phân, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số thập phân, thực hiện trừ một số cho một tổng .
	2. Luyện tập :
	Bài 1 .
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính .
	Bài 2 .
- HS đọc yêu cầu đề bài .
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập .
	Bài 3 .
- HS đọc đề bài toán và tự suy nghĩ làm bài .
	Bài 4 .
a) HS kẻ bảng thực hiện .
b) GV yêu cầu HS thực hiện 
1/ 
a) b) 
-
-
 68,72 25,37 
 29,91 8,64 
 38,81 16,73
c) d) 
-
-
 75,5 60 
 30,26 12,45 
 45,24 47,55
2/ 
a) x + 4,32 = 8,67 
 x = 8,67 – 4,32 
	x = 4,35 
b) 6,85 + x = 10,29 
	 x = 10,29 – 6,85 
 x = 3,44 
c) x – 3,64 = 5,86
	x = 5,86 + 3,64
	x = 9,5
d) 7,9 – x = 2,5 
	 x = 7,9 – 2,5 
 x = 5,4 
3/ Bài giải 
Quả dưa thứ hai cân nặng là :
 4,8 – 1,2 = 3,6 (kg)
Quả dưa thứ nhất và quả dưa thứ hai cân nặng là :
 4,8 + 3,6 = 8,4 (kg)
Quả dưa thứ ba cân nặng là :
 14,5 – 8,4 = 6,1 (kg)
 Đáp số : 6,1 kg 
4/ a)
a
b
c
a-b-c
a- (b+c)
8,9
2,3
3,5
3,1
3,1
12,38
4,3
2,08
6
6
16,72
8,4
3,6
4,72
4,72
b) 8,3 – 1,4 – 3,6 = 6,9 – 3,6 = 3,3 
	8,3 – 1,4 – 3,6 = 8,3 – (1,4 + 3,6)
 = 8,3 – 5 = 3,3 
18,64 – (6,24 + 10,5)
	= 18,64 – 16,74 = 1,9 
18,64 – (6,24 + 10,5)
	= 18,64 – 6,24 – 10,5 
	= 12,4 – 10,5 = 1,9
	3. Củng cố – dặn dò :
 Làm bài nhà 4 / 54.
 Chuẩn bị: Luyện tập chung. 
________________________________________
Khoa học . Tiết 22
TRE, MÂY, SONG
I. Mục tiêu: 
	- HS có khả năng lập bảng so sánh: đặc điểm và công dụng của tre, mây, song, nhận ra được một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song.
	- HS nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
	- Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm, bảo quản các đồ dùng trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy – học : 
	-Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK trang 46 , 47 / SGK
 - Phiếu học tập.
	 - Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây,song.
	-Học sinh : - SGK. 
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
Giáo viên treo lẳng hoa có ghi câu hỏi?
 	+ Nêu đặc điểm của tuổi dậy thì?
	+ Thế nào là dịch bệnh? Cho ví dụ?
	+ Kể tên các bệnh đã học? Nêu cách phòng chống một bệnh?
	® Giáo viên nhận xét, cho điểm.
	B. Bài mới :
	1 Giới thiệu bài : Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng : tre, mây, song .
	2. Giảng bài :
	a. Hoạt động 1 : Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song .
* Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
Giáo viên phát cho các nhóm phiếu bài tập
* Bước 2: Làm việc theo nhóm.
	- HS đọc thông tin có trong SGK, kết hợp với kinh nghiệm cá nhân hoàn thành phiếu.
Tre
Mây, song
Đặc điểm
- mọc đứng, thân tròn, rỗng bên trong, gồm nhiều đốt, thẳng hình ống
- cứng, đàn hồi, chịu áp lực và lực căng
- cây leo, thân gỗ, dài, không phân nhánh
- dài đòn hàng trăm mét
Ứng dụng
- làm nhà, nông cụ, dồ dùng
- trồng để phủ xanh, làm hàng rào bào vệ
- làm lạt, đan lát, làm đồ mỹ nghệ
- làm dây buộc, đóng bè, bàn ghế
* Bước 3: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
Giáo viên chốt
	b. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
 * Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình 4, 5, 6, 7 trang 47 SGK, nói tên đồ dùng và vật liệu tạo nên đồ dùng đó.
Đại diện nhóm trình bày + nhóm khác bổ sung.
Hình
Tên sản phẩm
Tên vật liệu
4
- Đòn gánh
- Ống đựng nước
Tre
Ống tre
5
- Bộ bàn ghế tiếp khách
Mây
6
- Các loại rổ
Tre
7
- Thuyền nan, cần câu, sọt, nhà, chuồng lợn, thang, chõng, sáo, tay cầm cối xay
Tre
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
Giáo viên yêu cầu cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi trong SGK.
® Giáo viên chốt + kết luận :
Kể những đồ dùng làm bằng tre, mâu, song mà bạn biết?
Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng tre, mây song có trong nhà bạn?
* Tre, mây, song là vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của các vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre hoặc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản , chống ẩm mốc.
	c. Hoạt động 3: Củng cố.
Thi đua: Kể tiếp sức các đồ dùng làm bằng tre, mây, song mà bạn biết? (2 dãy).
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
	3. Củng cố – dặn dò :
 - Xem lại bài + Học ghi nhớ.
 - Chuẩn bị: “Sắt, gang, thép”.
____________________________________
Kể chuyện . Tiết 11
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
I. Mục tiêu: 
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Vẻ đẹp của con nai dưới ánh trăng có sức cảm hóa mạnh mẽ đối với người đi săn, khiến anh phải hạ súng, không nỡ bắn nai.
	- Chỉ dựa vào tranh minh họa và lời chú thích dưới tranh học sinh kể lại nội dung từng đoạn chính yếu của câu chuyện phỏng đoán kết thúc câu chuyện.
	- Dựa vào lới kể của giáo viên , tranh minh họa và lời chú thích dưới tranh kể lại toàn bộ câu chuyện.
	- Học sinh biết yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy – học : 
	+ GV: Bộ tranh phóng to trong SGK.
	+ HS: Tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
Vài học sinh đọc lại bài đã viết vào vở.
Học sinh lắng nghe.
Giáo viên nhận xét.
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Chúng ta đang học chủ điểm Giữ lấy màu xanh, chủ điểm muốn nói với mọi người hãy biết yêu quý, trân trọng thiên nhiên. Câu chuyện Người đi săn và con nai muốn nói với chúng ta điều gì? Các em cùng nghe kể lại câu chuyện .
	2. Hướng dẫn kể chuyện : 
	a. Hoạt động 1 : GV kể chuyện 
	- GV kể chuyện lần 1 : chậm rãi, thong thả .
	Lưu ý : GV chỉ kể 4 đoạn tương ứng với 4 tranh minh họa 
	- Giải thích cho HS hiểu : súng kíp là súng trường loại cũ, chế tạo theo phương pháp thủ công, nạp thuốc phóng và đạn từ miệng nòng, gây hỏa bằng một kíp kiểu va đập ở đuôi nòng .
	- GV kể lần 2 : kết hợp chỉ vào tranh minh họa .
	b. Hoạt động 2 : Kể trong nhóm .
	Tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm. Yêu cầu từng em kể từng đoạn trong nhóm theo tranh . GV giúp đỡ từng nhóm HS .
	c. Hoạt động 3 : Kể trước lớp .
	- Tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện. 
	- 5 HS trong nhóm thi kể nối tiếp từng đoạn chuyện ( 2 nhóm kể )
	- Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi và cho điểm từng HS .
	3. Củng cố – dặn dò :
	Hỏi : Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? 
	- Câu chuyện muốn nói với chúng ta hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá hủy vẻ đẹp của thiên nhiên .
Chuẩn bị: Kể một câu chuyện đã đọc đã nghe có nội dung liên quan đến việc bảo vệ môi trường.
____________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 06 tháng 11 năm 2008
Tập làm văn . Tiết 22 
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH 
I. Mục tiêu: 
	- Hướng dẫn học sinh rút kinh nghiệm về các mặt bố cục, cách diễn đạt, cách trình bày, chính tả .
	- Rèn kĩ năng phát hiện lỗi sai – Biết sửa những lỗi sai.
	- Tự viết lại đoạn văn cho hay hơn.
	- Giáo dục học sinh lòng yêu thích vẻ đẹp ngôn ngữ và say mê sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy – học : 
	+ HS: Chuẩn bị phiếu để ghi lại những lỗi sai và sửa 
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
	B. Trả bài viết :
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh rút kinh nghiệm về bài kiểm tra làm văn. 
Giáo viên ghi lại đề bài.
Giáo viên nhận xét kết quả bài làm của học sinh.
Thông báo điểm .
Đúng thể loại.
Sát với trọng tâm.
Bố cục bài khá chặt chẽ.
Dùng từ diễn đạt có hình ảnh.
  Khuyết điểm:
Còn hạn chế cách chọn từ – lập ý – sai chính tả – nhiều ý sơ sài.
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh sửa bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh sửa lỗi trên bảng (lỗi chung).
- Sửa lỗi cá nhân.
- Giáo viên chốt những lỗi sai mà các bạn hay mắc phải
Yêu cầu học sinh tập viết đoạn văn đúng (từ bài văn của mình).
Học sinh sửa bài – Đọc bài đã sửa.
- Cả lớp nhận xét.
“Viết đoạn văn không ghi dấu câu”.
	Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên giới thiệu bài văn hay.
Học sinh viết đoạn văn dựa vào bài văn trước.
Giáo viên nhận xét .
	C. Củng cố – dặn dò : 
 Hoàn chỉnh lại dàn ý – ghi vào vở.
 Chuẩn bị: “Luyện tập làm đơn “
_________________________________________
Toán . Tiết 54 
LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu: 
	Củng cố cho HS .
	- Kĩ năng cộng trừ hai số thập phân. Tính giá trị biểu thức.
	- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính
	- Vận dụng tính chất của phép cộng, phép trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất 
	- Rèn học sinh cộng trừ 2 số thập phân, tính giá trị biểu thức, tìm thành phân chưa biết, giải các bài toán về dạng hơn kém
	- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống. 
II. Đồ dùng dạy – học :
	+ GV:Phấn màu. 
	+ HS:Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
Học sinh sửa bài: 4 / 54
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Trong tiết học này chúng ta cùng làm một số bài tập luyện tập về các phép tính cộng, trừ với số thập phân .
	2. Luyện tập :
	Bài 1 .
- GV yêu cầu HS đặt tính với phần a, b .
	Bài 2.
- HS đọc đề bài và tự làm .
	Bài 3 .
- GV yêu cầu HS tự làm .
	Bài 4 .
- 1 HS đọc đề toán, GV yêu cầu HS tự giải .
	Bài 5 
- HS đọc đề toán, tóm tắt và giải .
1/ 
a) b)
+
+
 605,26 800,56
 217,3 384,48
 822,56 416,08
c) 16,39 + 5,25 – 10,3 
 = 21,64 – 10,3 = 11,34 
2/ a) x – 5,2 = 1,9 + 3,8 
	 x – 5,2 = 5,7 
	 x = 5,7 + 5,2 
	 x = 10,9 
 b) x + 2,7 = 8,7 + 4,9 
	 x + 2,7 = 13, 6
	 x = 13,6 – 2,7 
	 x = 10,9 
3/ 
a) 12,45 + 6,98 + 7,55 
	= 12,45 + 7,55 + 6,98 
	= 20 + 6,98
	= 26,98 .
b) 42,37 – 28,73 – 11,27
	= 42,73 – (28,73 + 11,27)
	= 42,73 – 40 
	= 2,73 
4/ Bài giải 
Giờ thứ hai người đó đi được quãng đường dài là :
 13,25 – 1,5 = 11,75 (km)
Trong hai giờ đầu người đó đi được quãng đường dài là :
 13,25 + 11,75 = 25 (km)
Giờ thứ ba người đó đi được quãng đường dài là :
 36 – 25 = 11 (km)
 Đáp số : 11km
5/ Tóm tắt 
I + II + II = 8
I + II = 4,7
II + III = 5,5
I = ?
II = ?
III = ?
 Bài giải 
Số thứ ba là :
 8 – 4,7 = 3,3 
Số thứ nhất là :
 8 – 5,5 = 2,5 
Số thứ hai là :
 4,7 – 2,5 = 2,2 
 Đáp số : 2,5 ; 2,2 ; 3,3
	3. Củng cố – dặn dò :
Dặn dò: Làm bài 5 / 55
Chuẩn bị: “Nhân một số thập phân với một số tự nhiên”
_______________________________________
Luyện từ và câu . Tiết 22
QUAN HỆ TỪ 
I. Mục tiêu :
	- HS bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ.
	- Nhận biết về mộ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 11.doc