Tiết 1 – Luyện toán: ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
- Giải bài toán liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tỉ số”.
II. Chuẩn bị:
- VBT Toán 5, tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra cũ:
Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 2 ở vở bài tập.
Giáo viên chữa bài nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ôn tập
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu bài toán.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm bài vào vở.
a, = 12,7 b, = 0,65 c, = 2,005 d, = 0,008
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
Học sinh làm bài vào vở -Giáo viên chữa bài nhận xét.
11,020 km = 11,02 km 11km 20 m= 11,02km
Bài 3: Học sinh đọc bài trên phiếu đính trên bảng.
Học sinh suy nghĩ làm bài. Gọi học sinh nêu nhận xét.
4m 85 cm = 4,85 m
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Học sinh nêu cách giải bài toán.
- Gọi một học sinh lên bảng giải bài.
- Lớp làm bài vào vở. Giáo viên chữa bài nhận xét.
Bài giải
Giá tiền mỗi hộp đồ dùng học toán là:
180000 : 12 = 15000 (đồng)
Số tiền mua 36 hộp đồ dùng học toán là:
15000 x 36 = 540000 (đồng)
Đáp số: 540000 đồng
Cách 2: Giải bằng cách tìm tỉ số
4. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới.
ên ngôn độc lập. - Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. - Ngày 2/ 9 trở thành ngày quốc khánh của nước ta. II. Chuẩn bị: - Hình trong SGK phóng to. III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học: 1. Phương pháp: thảo luận nhóm, cá nhân. 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi. IV. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu sự kiện của cuộc cách mạng tháng tám? Ý nghĩa của cuộc cách mạng? 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Giáo viên dùng ảnh tư liệu để dẫn dắt đến sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. - Giáo viên nêu nhiệm vụ cho học sinh. .Biết tường thuật lại diễn biến buổi lễ tuyên ngôn độc lập. .Trình bày những nội dung của Tuyên ngôn độc lập được trích trong SGK. .Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2/ 9/ 1945. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. - Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động tường thuật lại diễn biến buổi lễ: .Giáo viên cho học sinh đọc SGK, đoạn “ Ngày 2/ 9/ 1945.bắt đầu đọc bản tuyên ngôn độc lập” .Sau đó, tổ chức cho học sinh thuật lại đoạn đầu của buổi lễ tuyên bố độc lập. - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu hai nội dung chính của đoạn trích tuyên ngôn độc lập. - Học sinh đọc SGK và ghi kết quả vào phiếu học tập. .Học sinh báo cáo kết quả thảo luận. - Giáo viên kết luận: Bản tuyên ngôn đã khẳng định: .Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. .Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. Những năm 1930- 1931, trong các thôn xã Nghệ Tĩnh có chính quyền xô viết đã diễn ra điều gì mới? - Học sinh đọc SGK, sau đó ghi kết quả vào phiếu học tập. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp. - Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện 2/ 9/ 1945. - Học sinh làm rõ sự kiện 2/ 9/ 1945 có tác động như thế nào tới lịch sử nước ta. - Nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ trong lễ tuyên bố độc lập. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới. Tiết 4-Kể chuyện: ÔN TẬP GIỮA KÌ I I. Mục tiêu: - Lập được bảng từ ngữ (DT- ĐT -TT thành ngữ, tục ngữ ) về chủ điểm đã học - Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu BT2 II. Chuẩn bị: - Bút dạ và giấy khổ to. III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học: 1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp. 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi. IV. Các hoạt động dạy học: 1. Ôn tập đọc, học thuộc lòng: 2. Bài tập: Bài 1: - Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập. - Học sinh làm việc theo nhóm. - Học sinh trình bày vào phiếu theo nội dung. Việt nam- tổ quốc em Cánh chim hòa bình Con người với thiên nhiên Danh từ Tổ quốc, đất nước... Hòa bình trái đất.... Bầu troi biển cả.... Động từ Tính từ ................. ............... ............... Thành ngữ, tục ngữ ................. ............... ............... Bài 2: Học sinh tiến hành tương tự như bài tập 1. - Học sinh làm bài vào vở, giáo viên ghi kết quả đúng vào bảng. - Học sinh đọc kết quả ở bảng. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài học. - Về nhà chuẩn bị bài mới. Buổi chiều: Tiết 1 – Luyện toán: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. - So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau. - Giải bài toán liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tỉ số”. II. Chuẩn bị: - VBT Toán 5, tập 1. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra cũ: Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 2 ở vở bài tập. Giáo viên chữa bài nhận xét. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ôn tập Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu bài toán. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm bài vào vở. a, = 12,7 b, = 0,65 c, = 2,005 d,= 0,008 Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Học sinh làm bài vào vở -Giáo viên chữa bài nhận xét. 11,020 km = 11,02 km 11km 20 m= 11,02km Bài 3: Học sinh đọc bài trên phiếu đính trên bảng. Học sinh suy nghĩ làm bài. Gọi học sinh nêu nhận xét. 4m 85 cm = 4,85 m Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - Học sinh nêu cách giải bài toán. - Gọi một học sinh lên bảng giải bài. - Lớp làm bài vào vở. Giáo viên chữa bài nhận xét. Bài giải Giá tiền mỗi hộp đồ dùng học toán là: 180000 : 12 = 15000 (đồng) Số tiền mua 36 hộp đồ dùng học toán là: 15000 x 36 = 540000 (đồng) Đáp số: 540000 đồng Cách 2: Giải bằng cách tìm tỉ số 4. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới. Tiết 2 – Mỹ Thuật: TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC I. Mục tiêu: - HS nắm được cách trang trí đối xứng qua trục - Thực hành được cách vẽ đối xứng qua các trục trong một bài trang trí - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình thức trang trí đối xứng và vận dụng một cách sáng tạo trong các bài tập. II. Chuẩn bị: GV: + Hình vẽ các một số hình thức trang trí đối xứng: Hình vuông, hình tròn, đường diềm, hình chạm khắc đối xứng trên các tác phẩm điêu khắc cổ HS: + Vở tập vẽ, bút chì đen, màu, thước kẻ, com pa và các dụng cụ chọc vẽ cần thiết khác. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài: + Ở bài học số 6 các em đã học cách vẽ hoạ tiết đối xứng, GV gợi ý để HS nhắc lại thế nào là hoạ tiết đối xứng? + Trong một bài tập trang trí có các yếu tố trang trí như: Hoạ tiết, màu sắc, hình mảng, đường nét, đậm nhạt vv + Hôm nay chúng ta sử dụng cách thức đối xứng cho một hình thức trang trí với các yếu tố khác bên cạnh yếu tố hoạ tiết. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh cách vẽ a/ HS quan sát trực quan: + GV treo trực quan hình trang trí đối xứng lên bảng (hình vuông, hình tròn) cho HS phát hiện: - Trục đối xứng ? Các hoạ tiết đối xứng qua trục đó? - Các mảng hình đối xứng qua trục đó? Các mảng màu đối xứng qua trục đó? - Các chi tiết khác đối xứng qua trục đó? - Gọi 1 HS khác phát hiện trục đối xứng khác trong trực quan đó. Phát hiện các yếu tố đối xứng như trên. - Liên tục gọi HS lần lượt phát hiện các trục đối xứng ngang, đối xứng dọc và đối xứng chéo. Kết luận: Trong 1 bài tập trang trí, có thể có nhiều trục đối xứng, các yếu tố trang trí được vẽ đối xứng qua nhiều trục khác nhau. b/ Hướng dẫn cách vẽ: - GV vừa vẽ lên bảng vừa hướng dẫn HS cách vẽ đối xứng trong một hình cụ thể là hình vuông. + Bước 1. Vẽ hình vuông + Bước 2. Chia hình vuông thành các phần đều nhau qua tâm – các đường chia hình vuông đó còn gọi là các trục đối xứng. (Dùng các màu khác nhau để vẽ các trục) - HS phát hiện các mảng đối xứng qua các trục. + Bước 3. GV sử dụng trục đỏ để dựng 1 hoạ tiết (hình đỏ) theo cách thức của bài 6. - Gọi 1 HS lên bảng sử dụng trục xanh lam để dựng hoạ tiết đối xứng. - Gọi 1 HS lên bảng sử dụng trục xanh cây để dựng hoạ tiết đối xứng - GV vẽ một mảng màu đơn giản (hình tròn) ở góc của hình vuông và yêu cầu HS lên bảng vẽ đối xứng mảng màu đó ở các vị trí còn lại. + HS lên bảng xác định trục đối xứng trước khi vẽ. - GV vẽ nét đơn giản tạo thành nhị hoa của 1 hoạ tiết và yêu cầu HS lên bảng vẽ đối xứng các nét đó ở những vị trí còn lại. + Vẽ các trục đối xứng trong hình trang trí + Vẽ hoạ tiết, vẽ mảng, vẽ màu, vẽ nét. + Dùng các trục đối xứng để vẽ tiếp các hoạ tiết, các mảng, các màu ở vị trí còn lại Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành + GV phát phiếu học tập có khuôn khổ hình vuông hoặc hình tròn đã in sẵn 1 hoạ tiết, 1 mảng màu, 1 nét ở một số vị trí. + Nhiệm vụ của HS: Hoàn thành bài vẽ trang trí hình đó với yêu cầu đối xứng. + GV hướng dẫn: - Tìm trục đối xứng - Dựa vào các trục đối xứng để vẽ tiếp hình, mảng, đuờng nét vào các vị trí còn lại. - Tô màu các họa tiết, hình mảng đã vẽ. Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá bài học + GV thu bài và nhận xét + Cho HS tự nhận xét bài tập của mình và của bạn xem các yếu tố trong bài vẽ đã đói xứng chưa? lí do? + Khích lệ HS vè nhà tập tự vẽ trang trí với cách thức đối xứng. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3-LTVC: ÔN TẬP GIỮA KÌ I I. Mục tiêu: - Tiếp tục ôn tập tập đọc và học thuộc lòng. - Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học II. Chuẩn bị: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng. - Tranh, ảnh minh họa nội dung các bài văn miêu tả. III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học: 1. Phương pháp: thực hành, hỏi đáp. 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi. IV. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: Gọi 5 học sinh lên bóc thăm đọc bài. 2. Bài tập: - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - Giáo viên ghi lên bảng tên bốn bài văn: + Quang cảnh làng mạc ngày mùa. + Một chuyên gia máy xúc + Kì diệu rừng xanh, + Đất Cà Mau. - Học sinh làm việc độc lập: Mỗi em chọn mỗi bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất trong bài, suy nghĩ để giải thích lý do vì sao em thích chi tiết đó. - Học sinh nối tiếp nhau nói chi tiết mình thích trong mỗi bài văn, giải thích lý do. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, khen ngợi những học sinh tìm được chi tiết hay, giải thích lý do mà mình thích. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới. Thứ tư ngày 09 tháng 11 năm 2016 Ngày soạn :06/11/2016 Ngày giảng:09/11/2016 Tiết 1-Tập đọc ÔN TẬP GIỮA KÌ I I. Mục tiêu: - Tiếp tục ôn tập đọc và học thuộc lòng. - Nêu được một số đặc điểm nỗi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân, và bước đầu có giọng đọc phù hợp. II. Chuẩn bị: - Trang phục, đạo cụ đơn giản để diễn vở kịch Lòng dân. III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học: 1. Phương pháp: thực hành, hỏi đáp. 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi. IV. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra : HS bốc thăm chọn bài đọc 3. Bài mới: Bài tập: học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - Giáo viên lưu ý hai yêu cầu : + Nêu tính cách của một số nhân vật. + Phân vai để diễn một trong hai đoạn. - Yêu cầu 1: Học sinh đọc thầm vở kịch Lòng dân, phát biểu ý kiến về tính cách của từng nhân vâti trong vở kịch. - Yêu cầu 2: Diễn một trong hai đoạn kịch của vở kịch Lòng dân. .Mỗi nhóm chọn diễn một đoạn kịch. .Các nhóm diển kịch .Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất 4. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới. _________________________________________ Tiết 2-Toán: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: - Biết cộng hai số thập phân. - Biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân. II.Chuẩn bị: Phiếu học tập. III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học: 1. Phương pháp: thực hành, hỏi đáp. 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi. IV.Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 3 ở vở bài tập. Giáo viên nhận xét. 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Cộng hai số thập phân a, Hướng dẫn học sinh thực hiên phép cộng 2 số thập phân: - Giáo viên nêu ví dụ 1, cho học sinh nêu lại bài toán và nêu phép tính giải bài toán để có phép cộng: 1,84 + 2,45 = (m) - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm cách thực hiện phép cộng 2 số thập phân bằng cách chuyển về số tự nhiên: 184 + 245 = 429 (cm) rồi đổi: 429 cm = 4,29(m) để tìm kết quả cộng các số thập phân: 1,84 + 2,45 = 4,29 (m) - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đặt rồi tính như SGK. - Giáo viên cho học sinh nhận xét về sự giống nhau và khác nhau của 2 phép cộng. - Học sinh nêu quy tắc cộng hai số thập phân. b, Thực hành: Bài 1: Học sinmh nêu yêu cầu của bài tập. - Giáo viên gọi một học sinh làm mẫu một bài sau đó học sinh tự làm bài vào vở. - Giáo viên chữa bài. Chú ý bài tập c về cách đặt tính. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - Học sinh tự làm bài vào vở. Giáo viên chữa bài nhận xét. - Lưu ý: Cách đặt tính. Bài 3: Học sinh đọc đề toán, tóm tắt đề toán. Học sinh nêu lời giải và phép tính. Tiến cân nặng là: 32,6 + 4,8 = 37,4 (kg) Đáp số: 37,4 kg 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài tập. - Về nhà học bài và làm các bài tập ở SGK. - Giáo viên nhận xét tiết học. _____________________________________ Tiết 3-Tập làm văn: ÔN TẬP KIỂM TRA TẬP ĐỌC- HỌC THUỘC LÒNG. I. Mục tiêu: - Kiểm tra kỹ năng đọc của HS qua các bài tập đọc - HTL từ tuần 1 đến tuần 9. - HS trả lời các câu hỏi về nội dung đoạn, bài. II. Chuẩn bị: - Phiếu viết tên các bài tập đọc hoặc HTL có kèm theo câu hỏi. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra đọc: Đọc thành tiếng một trong các bài sau: Thư gửi các học sinh ( trang 4) Sắc màu em yêu ( HTL) Bài ca về trái đất (HTL) Ê – mi – li, con.(HTL) Tác phẩm của Si-le và tên phát xít (trang 58) Những người bạn tốt (trang 64) Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà (HTL) Trước cổng trời (HTL) ____________________________________ Tiết 4-Khoa học: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE I. Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về: đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì. Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh: Bệnh sốt rét, xuất huyết, viêm não, viêm gan a, nhiễm HIV/AIDS. II. Chuẩn bị: - Cácsơ đồ trang 42, 43,SGK. - Giấy khổ to cho các nhóm. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu nguyên nhân gây tai nạn giao thông? Cách phòng chống tai nạn giao thông? 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Ôn tập: Con người và sức khỏe. Hoạt động 1: Làm việc với SGK. Mục tiêu: ôn lại những kiến thứcđã học trong bài: Nam và nữ Tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân. Bước 2: làm việc cả lớp. - Giáo viên gọi một số học sinh lên chữa bài. Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” Mục tiêu: Học sinh viết sơ đồ cách phòng tránh một trong các bệnh đã học. Tiến hành: Bước 1: Học sinh tham khảo sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm gan A. - Giáo viên phân công và cho các nhóm học sinh chọn ra một số bệnh để vẽ sơ đồ. Bước 2: Làm việc theo nhóm. - Các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của tổ trưởng. - Tránh không để muỗi đốt. - Diệt muỗi. - Tránh không cho muỗi có chỗ đẻ trứng. Bước 3: Làm việc cả lớp. - Các nhóm treo sản phẩm của mình và cử người trình bày . - Các nhóm khác nhận xét, góp ý. Hoạt động 3: Thực hành vẽ tranh vận động. Mục tiêu: Học sinh vẽ được tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện. Tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Quan sát hình 2, 3 thảo luận nội dung từng hình. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới. Buổi chiều: Tiết 1 – Luyện toán: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: - Rèn cộng hai số thập phân và giải bài toán với phép cộng các số thập phân. II.Chuẩn bị: VBT. III.Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi hai học sinh nêu quy tắc cộng hai số thập phân. Giáo viên nhận xét. Bài mới: Luyện tập * GV HD HS làm bài tập trong vở bài tập. Bài tập 1: Tính. HS đọc yêu cầu đề bài. - GV cho hs nhắc lại quy tắc cộng hai số thập phân. - Nhắc hs cách đặt tính theo cột dọc. - HS làm vbt. 2 hs lên bảng. HS cùng gv chữa bài. Bài tập 2: Đặt tính rồi tính. HS đọc yêu cầu đề bài. - Nhắc hs đặt tính cột dọc; - HS làm VBT. - Tổ chức cho hs “chơi xì điện” đọc kết quả của mình, các bạn khác nhận xét đrr chữa bài. Bài tập 3: HS đọc yêu cầu đề bài. GV hướng dẫn HS tóm tắt rồi giải bài toán vào vở. 1 HS lên bảng giải. GV cùng hs nhận xét chữa bài. Tóm tắt: Bài giải: Vịt nặng: 2,5 kg Con ngỗng cân nặng là: Ngỗng : Hơn vịt 2,8kg 2,5 + 2,8 = 5,3 (kg) Hỏi cả hai con: ? kg. Cả hai con cân nặng là: 2,5 + 5,3 = 7,8 (kg) Đáp số: 7,8 ki-lô-gam. Tiết 2 – TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP KT TĐ-HTL I. Mục tiêu: - Kiểm tra kỹ năng đọc của HS qua các bài tập đọc - HTL từ tuần 1 đến tuần 9. - HS trả lời các câu hỏi về nội dung đoạn, bài. II. Chuẩn bị: - Phiếu viết tên các bài tập đọc hoặc HTL có kèm theo câu hỏi. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra đọc: Đọc thành tiếng một trong các bài sau: Thư gửi các học sinh ( trang 4) Sắc màu em yêu ( HTL); Bài ca về trái đất (HTL) Ê – mi – li, con.(HTL); Tác phẩm của Si-le và tên phát xít (trang 58) Những người bạn tốt (trang 64) Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà (HTL) ; Trước cổng trời (HTL) Tiết 3-Âm nhạc: (Ôn bài hát) NHỮNG BÔNG HOA, NHỮNG BÀI CA GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI I.Mục tiêu: -Hát đúng giai điệu và lời ca, biết hát kết hợp vận động phu họa. -Nhận biết một số nhạc cụ nước ngoài. II. Chuẩn bị: -GV: Một vài nhạc cụ gõ thông dụng -HS: Sách GK âm nhạc lớp 5 III. Các hoạt động dạy học 1. Phần mở đầu: -GV giới thiệu nội dung tiết học 2. Phần hoạt động Nội dung1: Ôn tập bài hát Những bông hoa,những bài ca Hoạt động 1: GV cho HS ôn bài hát Những bông hoa,những bài ca Hoạt động 2: HS hát kết hợp các vận động phụ họa Nội dung 2:Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài -GV cho HS xem tranh để nhận biết 4 nhạc cụ SGK -GV giới thiệu 4 nhạc cụ 3. Phần kết thúc. -GVcho HS hát lại bài hát. -Dặn HS ôn bài đã học . -Chuẩn bị bài học sau. Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm2016. Ngày soạn: 07/11/2016 Ngày giảng : 12/11/2016 Buổi chiều: Tiết 1 – Luyện toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Rèn cộng hai số thập phân và giải bài toán với phép cộng các số thập phân. II.Chuẩn bị: VBT. III.Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi hai học sinh nêu quy tắc cộng hai số thập phân. Giáo viên nhận xét. Bài mới: Luyện tập * GV HD HS làm bài tập trong vở bài tập. Bài tập 1: Viết vào chỗ chấm cho thích hợp. HS đọc yêu cầu đề bài. - GV cho hs nhắc lại quy tắc cộng hai số thập phân. - Nhắc hs nhớ lại các số hạng ứng với các giá trị a; b để hs biết thay các số vào các giá trị a; b để tính. - HS làm vbt. 2 hs lên bảng. HS cùng gv chữa bài. - Giúp hs nhận ra tính chất giao hoán của phép cộng. Bài tập 2: Tính rồi thử lại. HS đọc yêu cầu đề bài. - Hướng dẫn HS cách thử (đổi vị trí các số hạng rồi cộng lại, nếu kết quả bằng tổng vừa rồi là phép tính đúng); - HS làm VBT. Gọinhs đọc lần lượt kết quả; GV nêu đáp án. Bài tập 3: HS đọc yêu cầu đề bài. GV hướng dẫn HS tóm tắt rồi giải bài toán vào vở. 1 HS lên bảng giải. GV cùng hs nhận xét chữa bài. Tóm tắt: Bài giải: Chiều rộng: 30,63m Chiều dài mãnh vườn là: Chiều dài : Hơn chiều rộng 14,74m 30,63 + 14,74 = 45,37 (m) Tính chu vi mảnh vườn? Chu vi mãnh vườn là: (30,63 + 45,37) x 2 = 152 (m) Đáp số: 152 mét Tiết 2 –LT&CÂU: ÔN TẬP GIỮA KI I (ĐỌC HIỂU - LTVC) I. Yêu cầu: - Tìm được các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với các từ cho sẵn. II. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra: Bài 1:Tìm từ đồng nghĩa,trái nghĩa với mỗi từ sau: đẹp to lớn đoàn kết hòa bình thương yêu Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa Bài 2:Gạch chân dưới các đại từ được dùng trong những câu sau: a, Tôi rất mê truyện tranh,em trai tôi cũng thế. b, Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Tiết 3-Kĩ thuật: BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH I. Mục tiêu: - Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình. - Biết liên hệ với việc bày, dọn bữa ăn ở gia đình. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh SGK và một số tranh ảnh sưu tầm về các món ăn. - Phiếu bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu công việc chuẩn bị và các bước luộc rau? GV nhận xét. 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Bày, dọn bữa ăn ở gia đình Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn - Học sinh quan sát H1 đọc nội dung mục 1 Trả lời các câu hỏi - GV ? Mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn là gì? ? Dựa vào hình SGK em hãy mô tả cách bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn ở gia đình? ? Ở gia đình em thường bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn như thế nào? - GV nhận xét kết luận. - Mục đich: làm cho bữa ăn hấp dẫn thuận tiện và hợp vệ sinh - Cách tiến hành : sắp dụng cụ, lau sạch dụng cụ, sắp xếp món ăn Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn - Học sinh đọc mục 2 SGK. GV ? Mục đích của thu dọn sau bữa ăn là gì? ? Cách tiến hành như thế nào? - Giáo viên nhận xét, đánh giá tóm tắt nội dung phần 2 GV lưu ý cho HS cách cất thức ăn vào tủ Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập GV chuẩn bị phiêu cho HS làm bài tập trắc nghiệm 3. Củng cố dặn dò: -Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. -Về nhà thực hành thu dọn sau bữa ăn giúp gia đình. -GV nhận xét giờ học. Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm2016. Ngày soạn: 08/11/2016 Ngày giảng : 14/11/2016 Tiết 1-Địa lí: NÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm nỗi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta. - Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất. - Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận biết về cơ cấu phân bố của nông nghiệp . II. Chuẩn bị: - Bản đồ kinh tế Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Mật độ dân số là gì? Sự phân bố dân cư ở nước ta như thế nào? 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Nông nghiệp. a, Ngành trồng trọt: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. Dựa vào mục 1 SGK, hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta? Hoạt động 2: Làm theo nhóm. Bước 1: Học sinh quan sát hình 1 trả lời câu hỏi SGK. Bước 2: Học sinh trình bày kết quả, giáo viên giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời. + Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng? ( Vì khí hậu nhiệt đới) + Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo? (Ăn đủ, dư gạo xuất khẩu) Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. Bước 1: Học sinh quan sát hình 1, kết hợp vốn hiểu biết, Trả lời câu hỏi cuối mục 1 SGK. Bước 2: Học sinh trình bày kết quả. b, Ngành chăn nuôi: Hoạt động 4: Làm việc cả lớp. + Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng? - Học sinh trả lời câu hỏi của mục 2 SGK. 3. Củng cố và dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. Về nhà học bài và xem bài mới. Tiết 2-TLV: KIỂM TRA (Chính tả-TLV) I. Yêu cầu: -Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi -Viết được bài văn tả cảnh theo nội dung, yêu cầu của đề bài II. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra: a.Chính tả (nghe viết) DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG (SGK- TV5, tập 1, trang 65) b. Tập
Tài liệu đính kèm: