Tiết 3: Toán
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Củng cố cho HS khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số.
- Củng cố cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
2. Kĩ năng : - HS biết vận dụng các kiến thức đó để hoàn thành bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- HS & GV: Hình tròn, vuông đã chia trong bộ học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
* 1. Kiểm tra bài cũ (5):
- Kiểm tra đồ dùng, sách vở môn học.
* 2. Ôn tập (10- 12): GV giới thiệu bài:
a. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:
- GV đưa HCN đã chia thành ba phần bằng nhau được tô màu hai phần. (Hình vẽ - SGK)
H: Hãy viết các phân số chỉ số phần đã được tô màu (bảng con)? Đọc các phân số đó?
- Y/c H nhắc lại ý nghĩa của phân số đó ?
- HS viết các phân số và đọc các phân số đó.
b. Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
H: Hãy viết thương của phép chia 1 và 3; 4 và 10; 2 và 9 dưới dạng phân số?
G chốt KT: Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho.
H: Hãy viết số 5; 12; 2001 thành các phân số?
G chốt KT: Mọi số tự nhiên đếu có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
H: Hãy viết 1 thành phân số? và nêu cách viết phân số?
H: Giải thích vì sao số 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0 và mẫu số khác 0? - HS viết bảng con và đọc phân số.
- HS viết bảng con các phân số có mẫu số là 1.
1 = = = , 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác 0.
- Vì 0 chia cho mọi số đều bằng 0.
HĐ3. Củng cố, dặn dò ( 2 -3’ ) - GV nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị giờ sau. - Hát đồng thanh bài “Em yêu trường em”. - Thảo luận nhóm 4 - Đại diện HS các nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 1 - 2 HS nêu yêu cầu - Thảo luận - HS nối tiếp trình bày, HS khác nhận xét. - 1- 2 HS nêu y/c - HS làm bài cá nhân - HS tự liên hệ trước lớp, HS khác nhận xét bổ sung. - HS đọc ghi nhớ SGK - HS ghi vở Tiết 4: Thể dục Tổ chức lớp - đội hình đội ngũ trò chơi “kết bạn” I. Mục tiêu - Giới thiệu chương trình Thể dục lớp 5. Yêu cầu HS được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập tích cực. - Biết được một số quy định về nội quy, yêu cầu tập luyện. Biết được những điểm cơ bản để thực hiện các bài thể dục. - Ôn đội hình đội ngũ: cách chào, báo cáo trước khi bắt đầu và kết thúc giờ học ... Thực hiện cơ bản đúng động tác nói to rõ, đủ nội dung. - H nắm được cách chơi, nội quy chơi, có hứng thú khi chơi trò chơi Kết bạn. II. Phương tiện - Sõn trường sạch sẽ III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu: 6- 10’ - Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học: Đội hình hàng ngang 1- 2’ 1- 2’ - H đứng vỗ tay hát 2. Phần cơ bản 18 -20 A, Giới thiệu tóm tắt chương trình - Giới thiệu chương trình thể dục lớp 5. - Nhắc nhở H tinh thần học tập và tính kỉ luật b, Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện c, Biên chế tổ tập luyện 1- 2’ 1- 2’ 1- 2’ - H theo dõi - H xếp hàng theo tổ D, Chọn cán sự thể dục lớp 1- 2’ - Chọn lớp trưởng, các tổ trưởng E, Ôn đội hình đội ngũ H: Ôn cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học. - Cách xin phép ra vào lớp. - G làm mẫu 5- 6’ - H thực hành - Cả lớp cùng tập G, Trò chơi “Kết bạn” 4- 5’ - G nêu tên trò chơi G nhắc lại cách chơi - H nhắc lại cách chơi - 1nhóm H chơi mẫu - Lớp chơi thử - cả lớp chơi thật - G cùng quản trò theo dõi- có thưởng phạt những H chơi tốt hoặc phạm quy. 3. phần Kết thúc 4- 6’ - G cùng H hệ thống bài. - Hướng dẫn H chuyển từ trạng thái động về trạng thái tĩnh. - G nhận xét chung giờ học. - Cho H thả lỏng, đi nhẹ nhàng, vừa đi vừa hát. Tiết 5: Luyện từ và câu từ đồng nghĩa I. Mục đích, yêu cầu: 1. Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. 2. Tìm được các từ đồng nghĩa với từ cho trước, đặt câu để phân biệt các từ đồng nghĩa. 3. Có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói; viết. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1- 2' ) : Để giúp các em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn và các em tìm được một số từ đồng nghĩa và vận dụng b. Hình thành khái niệm: (10 - 12' ) * Nhận xét 1: - GV nêu rõ yêu cầu. H: Hãy so sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ ? H: Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ trong mỗi đoạn văn trên? =>Kết luận: Những từ có nghĩa giống nhau như vậy được gọi là từ đồng nghĩa. * Nhận xét 2 + GV nhắc lại yêu cầu: - Cùng đọc đoạn văn. - Thay đổi vị trí, các từ in đậm trong từng đoạn văn. - Đọc lại đoạn văn sau khi đã thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa. - So sánh ý nghĩa của từng câu trong đoạn văn trước và sau khi thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa. =>Kết luận: Những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn. Những từ có nghĩa không giống nhau hoàn toàn gọi là từ đồng nghĩa không hoàn toàn. ? Thế nào là từ đồng nghĩa? ? Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? ? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? - HS đọc thầm bài 1 - SGK tr. 7 và thảo luận nhóm đôi. + xây dựng: Làm nên công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định. + Kiến thiết: xây dựng theo quy mô lớn. + vàng xuộm: màu vàng đậm. + vàng hoe: màu vàng nhạt, tươi ánh lên. + vàng lịm: màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt. - Từ xậy dựng, kiến thiết cùng chỉ một hoạt động là tạo ra một hay nhiều công trình kiến trúc. - Từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm cùng một màu vàng nhưng sắc thái màu vàng khác nhau. - Đọc ghi nhớ SGK tr. 7 * HS đọc thầm yêu cầu và thảo luận nhóm đôi. - Các nhóm báo cáo kết quả: + Đoạn a: từ kiến thiết và xây dựng có thể thay đổi vị trí cho nhau vì nghĩa của chúng giống nhau. + Đoạn b: Các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay đổi vị trí cho nhau vì như vậy không miêu tả đúng đặc điểm của sự vật. - HS nêu - HS đọc ghi nhớ SGK tr8. c. Hướng dẫn luyện tập: (20 - 22') * Bài 1 - SGK tr.8: ? Nêu từng nhóm đồng nghĩa? ? Tại sao em lại xếp các từ : nước nhà, non sông vào một nhóm? ? Từ hoàn cầu, năm châu có nghĩa chung là gì? Chốt: Các nhóm từ đó là từ đồng nghĩa hoàn toàn. * Bài 2 - SGK tr.8: ? Tìm từ đồng nghĩa với từ đẹp? ? Tìm từ đồng nghĩa với từ to lớn? ? Tìm từ đồng nghĩa với từ học tập? * BT 3 - SGK tr. 8: - GV nêu rõ yêu cầu. - GV sửa chữa, chốt câu trả lời đúng. - HS đọc thầm và xác định y/c của bài tập 1 - HS làm nháp. - HS trình bày miệng, HS khác nhận xét sửa chữa bài. + Đều có nghĩa chung là vùng đất nước mình, có nhiều người cùng chung sống. + Cùng có nghĩa là khắp mọi nơi, khắp thế giới. * HS đọc thầm yêu cầu và thảo luận nhóm đôi. + xinh đẹp, xinh tươi, mĩ lệ, tráng lệ... + to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ... + Học, học hành, học hỏi... * HS đọc thầm yêu cầu và làm vở. - HS đọc câu có cặp từ đồng nghĩa vừa tìm được ở bài tập 2. 3. Củng cố - dặn dò: (2 - 4' ) - Tại sao chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Cho ví dụ? Về nhà học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài sau Luyện tập về từ đồng nghĩa. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Thứ tư ngày 17 tháng 8 năm 2016 Tiết 1: Tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa I. Mục đích yêu cầu: 1. Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng từ ngữ khó. - Đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, dàn trải, dịu dàng ; nhấn giọng những từ ngữ tả những hình ảnh màu vàng khác nhau của cảnh, vật. 2. Hiểu các từ ngữ ; phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài. - Nắm được nội dung: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu quê hương của tác giả. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (2- 3’) - Đọc thuộc lòng đoạn văn trong bài “Thư gửi các học sinh”. ? HS cần có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? - GV nhận xét 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1-2’) - Đã có nhiều nhà văn, nhà thơ thành công về đề tài nông thôn... nhưng có lẽ cảnh sắc nông thôn Việt nam đặc sắc hơn, trù phú hơn dưới ngòi bút của nhà văn Tô Hoài. “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”. b. Luyện đọc đúng (10-12’) * G y/c 1 H khá đọc bài: ? Bài chia làm mấy đoạn ? - GV: Bài văn có 2 đoạn nhưng để tiện luyện đọc chia làm 4 đoạn. * Đọc nối tiếp đoạn: 1 lần * HD đọc đoạn : + Đoạn 1 : - Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng theo dấu câu.. + Đoạn 2: - Câu 1 : đọc đúng sương sa - Câu 4 : lắc lư, chuỗi tràng hạt. - Đoạn 1: đọc trôi chảy, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng theo dấu câu. + Đoạn 3: - Câu 5: nắng - Giải nghĩa: lụi ? - Đoạn 3: đọc rõ ràng, rành mạch. + Đoạn 4: - Câu 2: hanh hao - Giải nghĩa: kéo đá ? - Đoạn 4: đọc trôi chảy, lưu loát. * Đọc nhóm đôi: * HD đọc toàn bài: Toàn bài đọc trôi chảy, rõ ràng, phát âm đúng các từ khó như hướng dẫn, ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy ... * GV đọc mẫu lần 1 c. HD tìm hiểu bài (10- 12’) ? Tác giả giới thiệu cho chúng ta cảnh gì ? - Cảnh ngày mùa ở làng quê Việt Nam dưới ngòi bút của nhà văn Tô Hoài có gì đẹp ? Em hãy nêu những sự vật có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó ? ? Mỗi từ chỉ màu vàng gợi cho em cảm giác gì ? - G cho H quan sát tranh để thấy cảnh sắc vào ngày mùa - Chuyển ý: Góp phần làm sinh động bức tranh làng quê. Sự khác nhau của sắc vàng cho ta những cảm nhận riêng về đặc điểm của từng sự vật. ? Những chi tiết nào về thời tiết đã làm cho bức tranh làng quê thêm sinh động ? ? Những chi tiết nào về con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm sinh động ? ? Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương ? => GVchốt: Với sự quan sát rất tinh tế của tác giả và với cách dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm .... Tác giả đã vẽ lên bằng lời một bức tranh làng quê vào ngày mùa toàn màu vàng với vẻ đẹp đặc sắc và sống động. Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với con người, với làng quê Việt Nam. d. Luyện đọc diễn cảm (10 -12’ ) - Đoạn 1: đọc với giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng TN: toàn màu vàng. - Đoạn 2: đọc giọng chậm rãi nhẹ nhàng, nhấn giọng từ ngữ: vàng xuộm, vàng hoe - Đoạn 3: giọng đọc giống đoạn 2, nhấn giọng từ ngữ: vàng tươi, vàng ối - Đoạn 4: đọc giọng nhẹ nhàng, tình cảm, âm hưởng lắng đọng. - Toàn bài đọc giọng miêu tả chậm rãi, dàn trải, nhẹ nhàng nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng rất khác nhau của sự vật. + Đọc mẫu lần 2. - Yêu cầu HS đọc bài - Yêu cầu HS đọc đoạn em thích - Nhận xét 3. Củng cố- dặn dò (2- 3’ ) ? Theo em, nghệ thuật nào đã tạo nên nét đặc sắc của bài văn? - 2 HS đọc - H trả lời - 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm và xác định đoạn. 2 đoạn + HS đọc nối đoạn. + H đọc đoạn 1. - 1 HS đọc câu 1 - 1 HS đọc câu 4. + H đọc đoạn 2. - 1 HS đọc câu 5. - Nêu chú giải. + H đọc đoạn 3. - 1 HS đọc câu 2. - Nêu chú giải. + H đọc đoạn 4. + HS đọc nhóm đôi toàn bài. - 1- 2 HS đọc toàn bài. * Đọc thầm lướt toàn bài, cảnh ngày mùa ở làng quê Việt Nam. * Đọc thầm đoạn 2+3, trả lời câu hỏi 1 lúa- vàng xuộm, nắng- vàng hoe vàng xuộm -> lúa chín - Quan sát tranh/ SGK * Đọc thầm, trả lời câu hỏi 3. không có cảm giác héo tàn không ai tưởng đến ngày hay đêm tình yêu tha thiết - Nêu nội dung bài - HS đọc diễn cảm đoạn 1. - HS đọc diễn cảm đoạn 2. - HS đọc diễn cảm đoạn 3 - HS đọc diễn cảm đoạn 4 - 1- 2 HS đọc diễn cảm toàn bài - HS chọn đoạn đọc diễn cảm. - 1- 2 HS đọc toàn bài. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 3: Toán Ôn tập: So sánh hai phân số I. Mục tiêu : - Giúp HS nhớ lại cách so sánh hai phân số - Biết sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Kiểm tra bài cũ ( 3-5’) - Rút gọn PS sau : , , - Y/c H nêu cách rút gọn phân số ? 2. HĐ2: Bài mới *HĐ2.1 : Giới thiệu bài (1-2’) *HĐ2.2: Ôn tập cách so sánh2 phân số (13-15’) ? Nêu cách so sánh 2 phân số có cùng mẫu số ? Cho VD ? ? Khi so sánh 2 phân số khác mẫu số ta làm thế nào? - GV viết bảng và yêu cầu HS so sánh 2 phân số. => Chốt KT: Khi so sánh 2 phân số ta làm thế nào ? 3. HĐ3: Luyện tập (17-19’) *Bài 1/ SGK : (6-8’) + KT: Cách so sánh 2 phân số có cùng mẫu số và khác mẫu số. => Chốt KT: Cách làm đúng. *Bài 2 / Vở (8-9’) + KT: Sắp xếp các phân số theo thứ tự lớn dần cần làm theo mấy bước? - GV chấm, chữa cá nhân => Chốt KT: Muốn xếp đúng ta vận dụng kiến thức nào? Có mấy cách so sánh phân số? 3. HĐ3: Củng cố, dặn dò (2-3’) - Nhận xét giờ học - HS làm bảng con - HS nêu cách làm - Vài HS nêu... HS lấy VD - HS thực hiện bảng con Quy đồng để có cùng mẫu số sau đó so sánh tử số - Đọc thầm yêu cầu và làm bài - HS nêu và giải thích cách làm - HS làm bài, đổi vở, chữa bài - Hai bước Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 4: Khoa học sự sinh sản I. Yêu cầu: 1. HS có khả năng nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. 2. Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản ở người. II. Đồ dùng học, dạy học: - Bộ phiếu BT dùng cho trò chơi: Bé là con ai? III. Các hoạt động trên lớp: HĐ1. Trò chơi (20’): Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. - GV phổ biến cách chơi và phát phiếu BT. ->Lưu ý: Chọn một đặc điểm nào đó để vẽ sao cho dễ nhận ra là 2 mẹ con hoặc 2 bố con. - GV thu phiếu rồi tráo đều, tiếp tục phát lại cho HS mỗi người 1 phiếu. - Tại sao chúng ta có thể tìm được bố (hoặc mẹ) cho các em bé? - Qua trò chơi em rút ra được điều gì? - HS chia 2 em/ 1 nhóm. - Mỗi nhóm vẽ 1 em bé và vẽ bố (hoặc mẹ) của em bé đó. - HS tìm bố (mẹ) của em bé đó hoặc ngược lại. - Theo 1 đặc điểm nhận dạng giống nhau. - Tất cả trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. HĐ2. Bài học theo SGK (15’): ý nghĩa của sự sinh sản ở người. - GV giới thiệu hình 2, 3, 4 SGK. - Nhờ đâu mà các thế hệ trong một gia đình, một dòng họ được kế tiếp nhau? - Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? =>GV chốt lại bài học: SGK tr.5 - Nhờ khả năng sinh sản mà cuộc sống của mỗi gia đình, dòng họ và cả loài người được tiếp nối từ đời này sang đời khác. - HS quan sát và đọc nội dung các trao đổi trong hình vẽ ở SGK. - HS liên hệ đến gia đình mình. - HS thảo luận nhóm. - 5 HS đọc trong SGK. HĐ3. Củng cố, dặn dò (2’): - GV chốt lại bài học: ý nghĩa của sự sinh sản ở người. - Về nhà: Học bài theo SGK. Tiết 5: Tập làm văn Cấu tạo của bài văn tả cảnh I. Mục đích yêu cầu - Nắm được cấu tạo của bài văn tả cảnh bao gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Biết phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn cấu tạo bài “Nắng trưa”. III. Các hoạt động dạy học: 1. KTBC (2-3’): Không kiểm tra 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài (1-2’) Sông Hương là một dòng sông thơ mộng chảy qua thành phố Huế. Con sông cũng là một đề tài khiến cho nhiều tác giả dành bài viết cho dòng sông. Một trong những tác giả đó là Hoàng Phủ Ngọc Tường Bài hôm nay chúng ta đi tìm hiểu xem tác giả quan sát dòng sông theo trình tự nào và cách quan sát đó có gì hay . b. Hình thành khái niệm (10-12’). * Nhận xét : + Bài 1 : ? Hoàng hôn là thời điểm nào trong ngày ? - GVgiới thiệu cho HS về dòng sông Hương thơ mộng, hiền hoà chảy qua Thành phố Huế. - Cho HS thảo luận yêu cầu của bài. - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Bài văn có mấy phần? ? Em có nhận xét gì về phần thân bài? => Kết luận: Bài văn gồm 3 phần. + Mở bài: Giới thiệu Thành phố Huế vào lúc hoàng hôn đặc biệt yên tĩnh. + Thân bài: Tả sự đổi sắc của dòng sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn cho đến khi trời tối hẳn. Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến khi trời tối hẳn. + Kết bài: Nhận xét về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. Bài 2: - Y/ c HS thảo luận - GV nhận xét, kết luận ý trả lời đúng. => Chốt: ? Qua bài 1, bài 2 em thấy bài văn tả cảnh gồm những phần nào? ? Nội dung chính của từng phần trong bài văn là gì - Kết luận lời giải đúng + Giống nhau : Cùng nêu nhận xét, giới thiêu chung về cảnh. + Khác nhau: Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian. Còn bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh. * Ghi nhớ : SGK/ 12 3. Luyện tập (17- 19’ ) - Yêu cầu: + Xác định từng phần của bài + Tìm nội dung chính của từng phần . + Xác định trình tự miêu tả của bài văn => Chốt bài đúng (đưa bảng phụ) 4. Củng cố - dặn dò (2- 4’) ? Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh? - Nhận xét giờ học. H nghe. - 1 HS đọc to yêu cầu - Cả lớp đọc thầm đoạn văn cuối buổi chiều, mặt trời mới lặn ánh sáng yếu ớt và tắt dần. - Thảo luận nhóm 2: tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài và tìm nội dung chính của từng đoạn văn. - Các nhóm nối tiếp trình bày, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Mở bài : Lúc hoàng hôn, Huế dặc biệt yên tĩnh. - Thân bài: Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc hoàng hôn đến lúc lên đèn. - Kết bài: Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. Thân bài có 2 đoạn: . Đ1: tả sự đổi sắc của dòng sông Hương từ lúc bắt hoàng hôn cho đến khi tối hẳn. . Đ2: tả hoạt động của con người trên sông và bên bờ sông từ lúc hoàng hôn cho đến lúc lên đèn. - Cả lớp đọc thầm y/c bài. - 1 HS nêu y/c bài tập. - HS thảo luận nhóm - Các nhóm lần lượt trình bày bài - HS khác nhận xét. - HS nêu như phần ghi nhớ. - 2, 3 HS đọc ghi nhớ. * Đọc thầm nội dung và yêu cầu bài tập - HS làm cá nhân vào nháp - HS trao đổi bài N2. - HS trình bày bài làm, HS khác nhận xét. - HS nêu lại 3 phần. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Thứ năm ngày 18 tháng 8 năm 2016 Tiết 1: Luyện từ và câu Luyện tập về từ đồng nghĩa I. Mục đích yêu cầu: - Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho trước - Phân biệt được sự khác nhau về sắc thái biểu thị giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn để lựa chọn từ thích hợp với từng ngữ cảnh cụ thể. - Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ - Từ điển HS II. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ (2-3’) - Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ ? => GV nhận xét 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1-2’): b. Hướng dẫn thực hành : (32-34’) Bài 1: (6-8’) - Tổ chức cho HS thi tìm từ đồng nghĩa theo nhóm 4 =>Chốt đáp án đúng: Các từ đồng nghĩa chỉ: + Màu xanh: xanh biếc, xanh lè, xanh tươi, xanh mướt, xanh ngắt, xanh non, xanh lục, + Màu đỏ: đỏ tươi, đỏ bừng, đỏ ửng, đỏ ối, đỏ rực, đỏ tía, đỏ chói, đỏ chót, đỏ hoe, đỏ hỏn, + Màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng muốt, trăng phau, trắng trẻo, trắng ngần, trắng lóa, + Màu đen: đen sì, đen kịt, đen thui, đen nhẻm, đen trũi, đen giòn, đen lánh, đen ngòm,. Bài 2: (6 - 8’) - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS đọc bài làm - GV nhận xét, khen những HS có câu đặt hay. => Chốt: Các em cần hiểu được nghĩa của từ đó để đặt câu cho đúng và hay. Thể hiện sắc thái biểu cảm của câu đó. Bài 3 : (16-18’) - Gọi 2 HS đọc to yêu cầu đoạn văn - Yêu cầu: Đọc kĩ đoạn văn . Xác định nghĩa của từng từ trong ngoặc . Xác định sắc thái của câu với từng từ để chọn cho thích hợp. - Gọi HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh => GV nhận xét, chốt lời giải đúng. ? Tại sao lại dùng từ “điên cuồng” trong câu “Suốt đêm...điên cuồng”. ? Tại sao nói mặt trời “nhô” lên chứ không phải là “mọc” lên hay “ngoi” lên? ? Tại sao dòng thác “sáng rực” không phải là “sáng trưng” hay “sáng quắc” ? - Tương tự hỏi với phần còn lại => Kết luận: Chúng ta nên thận trọng khi sử dụng những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Trong mỗi ngữ cảnh cụ thể sắc thái biểu cảm của từ sẽ thay đổi. 3. Củng cố - dặn dò: (2- 4’) ? Thế nào là từ đồng nghĩa? - Nhận xét giờ học. - HS trả lời theo dãy. - Đọc thầm và xác định y/c bài tập - 1 HS nêu yêu cầu - H trao đổi nhóm để tìm từ đồng nghĩa viết vào giấy. - Đại diện các nhóm trình bày. - HS viết bảng lớp (mỗi từ đã cho tìm khoảng 4-5 từ đồng nghĩa) - HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm vở, đổi bài - HS nối tiếp đọc câu mình đặt - HS nhận xét câu bạn đặt - Cả lớp đọc thầm yêu cầu - HS làm bài cá nhân - HS thảo luận nhóm 2 - 4-5 HS đọc bài làm - HS nhận xét bài của bạn Vì từ “điên cuồng” => mất phương hướng - HS tự giải thích. - 1 HS đọc lại toàn bài điền hoàn chỉnh - H trả lời Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 2: Toán Ôn tập so sánh 2 phân số (Tiếp theo) I. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập, củng cố về : + So sánh phân số với đơn vị + So sánh 2 phân số có cùng tử số - Rèn kĩ năng so sánh phân số. * Mở rộng: Giải toán liên quan đến làm tính và so sánh hai phân số (Bài 4) II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ ( 3 - 5’) So sánh các phân số sau : ..1 ; 1 ; ? Muốn so sánh một phân số với 1 làm thế nào? ? Muốn so sánh 2 phân số cùng mẫu số làm thế nào ? 2. HĐ2: Bài mới * HĐ2.1: Giới thiệu bài (1-2’) * HĐ2.2: Hướng dẫn ôn tập (32-34’) Bài 1 /SGK (6-8’) + KT: So sánh và điền dấu - Gọi HS nhận xét chữa bài bảng phụ ? Nêu đặc điểm của phân số lớn hơn 1, bé hơn 1, bằng 1? =>Chốt: Cách so sánh phân số với Bài 2/ M (6-8’) + KT: So sánh hai phân số cùng tử số - GV ghi bảng kết quả : > => Chốt: Cách so sánh 2 phân số cùng tử số ? Bài 3 /Nháp (6-8’) + KT: So sánh 2 phân số khác mẫu số - Chấm, chữa bài. => Chốt : Có 3 cách làm + So sánh với đơn vị + Quy đồng mẫu số rồi so sánh + Quy đồng tử số rồi so sánh Bài 4 / Vở (10-12’) + KT: Giải toán liên quan đến so sánh hai phân số - Chấm, chữa bài. => Chốt: Để giải được bài toán cần phải so sánh hai phân số đó. 3. HĐ3 : Củng cố - dặn dò (2-3’) ? Nêu các cách so sánh hai phân số? - HS làm bảng con - Nêu cách làm - Vài HS nêu - HS tự làm cá nhân - 1 HS làm bảng phụ - HS đọc y/c, tự so sánh - HS nêu kết quả, cách so sánh - HS nêu theo dãy - Đọc y/c, tự làm bài - 1 HS làm bảng phụ - HS nhận xét - Đọc thầm, tìm hiểu đề toán. - Lớp nhận xét, chữa bài Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ........................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: