Giáo án Lớp 5 - Tuần 1

I. Mục tiêu

- Biết: Học sinh lớp 5 là học của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.

- Có ý thức học rèn luyện.

- Vui và tự hào là sinh lớp 5

II.Đồ dùng dạy- học:

- Tranh vẽ các tình huống SGK phóng to.

- Phiếu bài tập cho mỗi nhóm.

- HS chuẩn bị tranh vẽ theo chủ đề trường, lớp em.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 37 trang Người đăng honganh Lượt xem 1488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mơn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 1: TỪ ĐỒNG NGHĨA
I-Mục tiêu 
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn(nội dung ghi nhớ)
- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ); đặt được câu với cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu BT3.
II-Đồ dùng dạy - học 
- VBT Tiếng Việt 5, tập một.
- Bảng viết sẵn các từ in đậm ở BT1a và 1b (phần nhận xét): xây dựng – kiến thiết; vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm.
- Một sồ tờ giấy khổ A4 để một vài hs làm BT 2,3 (phần Luyện tập).
III-Các hoạt động dạy – học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định: Chuyển tiết
2. Bài cũ: Kiểm tra sách vở của học sinh.
3.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài 
b. Phần nhận xét :
Bài tập 1: So sánh nghĩa các từ in đậm trong đoạn văn a, đoạn văn b (xem chúng giống nhau hay khác nhau).
Chốt lại : Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa.
Bài tập 2 :
-Chốt lại :
-Hs đọc trước lớp yêu cầu BT 1 (đọc toàn bộ nội dung). Cả lớp theo dõi SGK.
-1 hs đọc các từ in đậm đã được thầy viết sẵn trên bảng lớp.
a) xây dựng – kiến thiết
b) Vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm.
-Nghĩa của các từ này giống nhau (cùng chỉ 1 hoạt động , 1 màu)
-Đọc yêu cầu BT.
-Làm việc cá nhân.
-Phát biểu ý kiến.
-Cả lớp nhận xét 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
+Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế được cho nhau vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn ( làm nên một công trình kiến trúc , hình thành một tổ chức hay một chế độ chính trị , xã hội , kinh tế )
+Vàng xuộm , vàng hoe , vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn . Vàng xuộm chỉ màu vàng đậm của lúa đã chín . Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt , tươi , ánh lên . Vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín , gợi cảm giác rất ngọt .
c. Phần ghi nhớ :
-Yêu cầu hs đọc thuộc ghi nhớ.
-2, 3 hs đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại.
4. Luyện tập :
Bài tập 1 :
-Nhận xét, chốt lại :
+nước nhà – nước – non sông.
+hoàn cầu – năm châu 
Bài tập 2 :
-Phát giấy A4 cho hs, khuyến khích hs tìm được nhiều từ đồng nghĩa với mỗi từ đã cho.
-Giữ lại bài làm tìm được nhiều từ đồng nghĩa nhất, bổ sung ý kiến của hs, làm phong phú thêm từ đồng nghĩa đã tìm được. VD:
+Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp; xinh, xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, mĩ lệ ...
+To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ ...
+Học tập: học, học hành, học hỏi ...
Bài tập 3: 
Chú ý: mỗi em phải đặït 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ trong cặp từ đồng nghĩa. Nếu em nào đặt 1 câu có chứa đồng thời cả 2 từ đồng nghĩa thì càng đáng khen. VD: Cô bé ấy rất xinh, ôm trong tay một con búp bê rất đẹp.
-1 hs đọc yêu cầu của bài 
-Đọc những từ in đậm có trong đoạn văn: nước nhà – nước – hoàn cầu – non sông – năm châu.
-Cả lớp phát biểu ý kiến.
-Đọc yêu cầu BT.
-Làm việc cá nhân.
-Làm vào VBT.
-Đọc kết quả bài làm 
-Những hs làm bài trên phiêú dán bài trên bảng lớp, đọc kết quả.
-Nêu yêu cầu của BT .
-Làm bài cá nhân .
Hs nối tiếp nhau những câu văn các em đã đặt . Cả lớp nhâïn xét.
-Viết vào vở 2 câu văn đã đặt đúng với 1 cặp từ đồng nghĩa.
VD :
+Quang cảnh nơi đây thật mĩ lệ, tươi đẹp : Dòng sông chảy hiền hòa, thơ mộng giữa hai bên bờ cây cối xanh tươi.
+Em bắt được một chú cua càng to kềnh. Còm Nam bắt được một chú ếch to sụ.
+Chúng em rất chăm học hành. Ai cũng thích học hỏi những điều hay từ bạn bè.
5. Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học, biểu dương những hs tốt.
-Yêu cầu hs về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
____________________________________
Mơn: ANH VĂN
____________________________________
Mơn: KHOA HỌC
Tiết 1: SỰ SINH SẢN
Mục tiêu: 
- Nhận biết mọi người điều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
Đồ dùng dạy – học:
- Các hình minh họa trang 4- 5 (SGK)
- Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi “Bé là con ai?” 
Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động : Khởi động
- Giới thiệu chương trình học.
- Giới thiệu bài: Bài học đầu tiên các em học có tên là “Sự sinh sản”.
Hoạt động 1: Trò chơi “Bé là con ai?”
- GV nêu tên trò chơi; giơ các hình vẽ (tranh ảnh) và phổ biến cách chơi.
- Chia lớp làm 4 nhóm, phát đồ dùng phục vụ trò chơi cho từng nhóm, hướng dẫn- giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi đại diện 2 nhóm dán phiếu lên bảng.
- Yêu cầu đại diện của nhóm khác lên kiểm tra và hỏi bạn: Tại sao bạn lại cho đây là hai bố con (mẹ con)?
- Nhận xét, tuyên dương, nhắc nhóm làm sai ghép lại cho đúng.
- GV hỏi và tổng kết trò chơi:
+ Nhờ đâu các em tìm được bố (mẹ) cho từng em bé?
+ Qua trò chơi, em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
* Kết luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
Hoạt động 2: Ý nghĩa của sự sinh sản ở người
- GV yêu cầu HS quan sát các hình minh họa trang 4, 5 SGK và hoạt động theo cặp:
- Treo các trách nhiệm minh họa. Yêu cầu HS giới thiệu về các thành viên trong gia đình bạn Liên.
- Nhận xét, tuyên dương.
+ Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ?
+ Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình?
* Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ được duy trì kế tiếp nhau....
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế: Gia đình của em
- Yêu cầu HS vẽ một bức tranh về gia đình của mình và giới thiệu với mọi người.
- Nhận xét, khen ngợi những HS vẽ đẹp và có lời giới thiệu hay.
Hoạt động : Kết thúc
- Yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi củng cố bài và kết luận.
- Nhận xét, tuyên dương lớp.
- Dặn về nhà ghi vào vở, học thuộc mục Bạn cần biết; vẽ 1 bức tranh có 1 bạn trai và 1 bạn gái vào cùng 1 tờ giấy A4.
- HS nhắc lại, ghi tựa.
- Lắng nghe.
- Nhận ĐDHT và thảo luận nhóm. HS thảo luận, tìm bố mẹ của từng em bé và dán ảnh vào phiếu sao cho ảnh của bố mẹ cùng hàng với ảnh của em bé.
- Đại diện 2 nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- HS chất vấn lẫn nhau
- Trao đổi theo cặp và trả lời.
+ Nhờ em bé có đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
+ Trẻ em đều do bố mẹ sinh ra. Trẻ em có những đặc điểm giống với bố mẹ cuả mình.
- Lắng nghe.
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát
+ HS 1 đọc từng câu hỏi về nội dung tranh cho HS 2 trả lời.
+ Khi HS 2 trả lời HS 1 khẳng định bạn nêu đúng hay sai.
- 2 HS nối tiếp nhau giới thiệu.
+ Gia đình bạn Liên có hai thế hệ: bố mẹ bạn Liên và bạn Liên.
+ Nhờ có sự sinh sản mà có các thế hệ trong mỗi gia đình.
- Lắng nghe.
- Vẽ vào giấy khổ A4.
 3 – 5 HS dán hình minh họa về gia đình của mình.
- HS đọc mục Bạn cần biết.
Thứ Tư, ngày 11 tháng 08 năm 2010
Mơn: TỐN 
Tiết 3: ÔN TẬP : SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
I-Mục tiêu
- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. Biết cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự.
II-Đồ dùng dạy học 
Các tấm bìa (giấy) cắt vẽ hình như phần bài học SGK để thể hiện các phân số 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên làm bài tập.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Ôn tập cách so sánh hai phân số:
-GV ghi ví dụ lên bảng yêu cầu HS thực hiện:
 Hãy so sánh các phân số sau: và ; và 
- GV nhận xét bài HS và chốt lại cách làm: < ( vì 2 < 5)
 *Hai phân số cùng mẫu số phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
 và ; = = 
Vì nên 
* Hai phân số khác mẫu số ta phải quy đồng mẫu số, sau đó so sánh như hai phân số cùng mẫu số.
3. Luyện tập – thực hành:
-Yêu cầu HS đọc bài tập sgk, nêu yêu cầu và làm bài.
- GV chốt cách làm bài HS và ghi điểm.
Bài 1: ; =
Bài 2: viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
-Muốn xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn , trước kết chúng ta phải làm gì?
- Gv nhận xét và ghi điểm.
4. Củng cố - dặn dị:
-Gv tổng kết tiết học.
-Dặn hs về nhà làm BT hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 hs lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét
- HS đọc ví vụ và thực hiện so sánh vào giấy nháp, một em lên bảng làm.
-HS nhận xét bài bạn trên bảng và nêu lại cách so sánh phân số cùng mẫu số, phân số khác mẫu số.
- HS lắng nghe.
-HS nhắc lại cách so sánh hai phân số.
-HS đọc bài tập sgk, nêu yêu cầu và làm bài.
-Bài 1, hai HS thứ tự lên bảng làm, lớp làm vào vở.
 ; 
= = và = = mà < vậy < 
-Bài 2, hai HS thứ tự lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-Cần so sánh các phân số với nhau .
a) Quy đồng mẫu số các phân số ta được 
Giữ nguyên ta có 
Vậy 
b) Quy đồng mẫu số các phân số ta được 
 .Giữ nguyên 
Vì 4 < 5 < 6 nên Vậy: 
_______________________________________
Mơn: ÂM NHẠC
_______________________________________
Mơn: MĨ THUẬT
_______________________________________
Mơn: TẬP ĐỌC
Tiết 2: QUANH CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I-Mục tiêu
- Biết đọc diễn một đoạn văn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật.
- Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp.
- Qua đó giúp học sinh hieeurbieets thêm về môi trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê việt Nam.
II-Đồ dùng dạy - học 
- Tranh minh họa bài đọc SGK .
- Sưu tầm thêm những bức ảnh có màu sắc về quang cảnh và sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa.
III-Các hoạt động dạy – học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-2,3 hs đọc bài “Thư gửi các học sinh”
-Hỏi đáp về nội dung lá thư .
B-DẠY BÀI MỚI :
1-Giới thiệu bài : Giới thiệu với các em về vẻ đẹp của làng quê Việt Nam ngày mùa . Đây là một bức tranh quê đuợc vẽ bằng lời tả rất đặc sắc của nhà văn Tô Hoài .
- HS lắng nghe.
- Hs ghi tựa bài
2-Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
-Gọi 1 HS khá (hoặc giỏi) đọc cả bài trước lớp.
+Lượt đọc thứ nhất . Đọc nối tiếp nhau trước lớp GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm) 
Ta chia bài thành các phần như sau :
-Phần 1 : câu mở đâù (giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng).
-Phần 2 : tiết theo , đến như những chuỗi hạt tràng treo lơ lửng .
-Phần 3 : tiếp theo , đến Qua khe giậu , ló ra mấy quả ớt đỏ chói .
-Phần 4 : những câu còn lại .
Khi hs đọc , gv kết hợp :
+Khen những em đọc đúng, kết hợp sửa lỗi nếu có em phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, hoặc giọng đọc không phù hợp .
+Lượt đọc thứ hai , giúp hs hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài, hiễu nghĩa các từ: lụi, kéo đá.
-Đọc diễn cảm toàn bài giọng chậm rãi , dàn trải , dịu dàng .
-1 hs khá giỏi đọc toàn bài 
-Quan sát tranh minh họa bài văn .
-Nhiều hs đọc nối tiếp nhau .
- HS thực hiện đọc nối tiếp, phát âm từ đọc sai
- HS thực hiện đọc nối tiếp, tìm từ trong bài
-Hs luyện đọc theo cặp .
-1, 2hs đọc toàn bài 
b)Tìm hiểu bài 
Gv hướng dẫn hs đọc .
Câu 1 : Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng .
Câu 2 : Mỗi hs chọn 1 từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì ?
Câu 3 : Những chi tiết nào nói về thời tiết làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động ?
-Những chi tiết nào về con người làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động ?
-Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương ?
c)Đọc diễn cảm 
-Đọc diễn cảm .
-Thảo luận .
-Luá – vàng xuộm ; nắng – vàng hoe ; 
Xoan – vàng lịm ; tàu lá chuối – vàng ối 
Bụi mía – vàng xọng ; rơm , thóc – vàng giòn ; lá mía – vàng ối ; tàu đu đủ , lá sắn héo – vàng tươi ; quả chuối – chín vàng ; gà , chó – vàng mượt ; mái nhà rơm – vàng mới ; tất cả – một màu vàng trù phú, đầm ấm .
-Gợi ý phần tham khảo .
-Quanh cảnh không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm tho nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa .
Thời tiết của một ngày được miêu tả rất đẹp.
-Không ai tưởng đến ngày hay đêm mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đĩa là đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay. Con người chăm chỉ, mải miết, say mê với công ciệc . Hoạt động của con người làm bức tranh quê không phải là bức tranh tĩnh mà là một bức tranh động .
-Phải rất yêu quê hương mới viết được bài văn tả cảnh ngày mùa trên quê hương hay như thế . Cảnh ngày mùa được tả rất đẹp thể hiện tình yêu của người viết đi vơi cảnh tượng đó , đối với quê hương .
-4 hs đọc nối tiếp nhau .
-Hs luyện đọc diễn cảm .
-Một vài hs thi đọc diễn cảm trươc lớp .
3-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học . Khen những hs học tốt. 
-Yêu cầu hs về nhà tiếp tục luyện đọc ; chuẩn bị bài sau .
______________________________________
Mơn: ĐỊA LÝ
Tiết 1: VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I-Mục tiêu :
- Mô tả tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam.
+ Trên báo đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển , đảo và quần đảo.
+ Những nước giáp gần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
-Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: khỏng 330.000 km2.
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ(lược đồ)
II-Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ địa lí Việt Nam.
- Quả Địa cầu .
- 2 lược đồ trống tương tự như hình 1 SGK, 2 bộ bìa nhỏ. Mỗi bộ gồm 7 tấm bìa ghi các chữ : Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
 1. Giới thiệu bài :
 2.Nội dung :
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí và giới hạn nước ta 
Bước 1 :
-Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 1 trong SGK, rồi trả lời các câu hỏi :
+Đất nước Việt Nam gồm những bộ phận nào? 
+Chỉ phần vị trí của nước ta trên lược đồ.
+Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta ? Tên biển là gì ? 
+Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta ? 
Bước 2 :
- Gv sửa chữa và giúp hs hoàn thiện câu trả lời. 
Bước 3 :
-Gv gọi 1 số hs lên bảng chỉ vị trí của nước ta trên quả Địa cầu.
-Gv hỏi : Vị trí nước ta có thuận lợi gì với các nước khác ?
*Kết luận : Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Nước ta là môt bộ phận của châu Á, có vùng biển thông với đại dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.
-Kiểm tra đồ dùng học tập.
-Đất liền, biển, đảo và quần đảo 
-Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia;
đông, nam và tây nam; Biển Đông.
-Đảo : Cát Ba, Bạch Long Vĩ , Côn Đảo, Phú Quốc ...; quần đảo : Hoàng Sa, Trường Sa .
-Hs lên bảng chỉ vị trí của nước ta trên bản đồ và trình bày kết quả làm việc trên lớp .
- HS: có vùng biển thông với đại dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.
- HS lắng nghe
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về: Hình dạng và diện tích nước ta.
Bước 1
+Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì ? 
+Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km ? 
+Từ Đông sang Tây, nơi hẹp nhất là bao nhiêu km?
+Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2?
+So sánh diện tích nước ta với một số nước có trong bảng số liệu ?
Bước 2 : 
-Gv sửa chữa giúp hs hoàn thiện câu trả lời .
*Kết luận : Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc Nam với đường bờ biển cong như hình chữ S. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km và chiều rộng từ Tây sang Đông nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km.
-Hs trong nhóm đọc SGK, quan sát hình 2 và bảng số liệu, rồi thảo luận trong nhóm theo các gợi ý sau :
+ Hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển cong như hình chữ S.
-Đại diện các nhóm hs trả lời câu hỏi 
-Hs khác bổ sung .
*Hoạt động 3 : Tổ chức trò chơi “ Tiếp sức”
Bước 1 :
Gv treo 2 lược đồ trống lên bảng.
Bước 2 : Khi gv hô : “ bắt đầu” , lần lượt từng hs lên dán tấm bìa vào lược đồ trống 
Bước 3 :
-Gv khen thưởng đội thắng cuộc.
-2 nhóm hs tham gia trò chơi lên đứng xếp thành 2 hàng dọc phía trước bảng 
-Mỗi nhóm được phát 7 tấm bìa (mỗi hs được phát 1 tấm bìa)
-Hs đánh giá và nhận xét từng đội chơi 
-Đội nào dán trước và xong là đội đó thắng
3. Nhận xét – Dặn dò :
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ ở SGK. GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
Thứ năm, ngày 12 tháng 8 năm 2010
Mơn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 1: CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
- Nắm được cấu tạo ba phần của văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài (ND Ghi nhớ)
- Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa (mục III)
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên: Bảng phụ ghi phần ghi nhớ cấu tạo của bài văn “Nắng trưa” 
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra sách vở.
- Yêu cầu HS nhớ và nhắc lại: Thế nào là văn miêu tả? Nêu cấu tạo ba phần của bài văn tả cây cối? – GV nhận xét bổ sung.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi đề lên bảng.
b. Hướng dẫn thực hiện phần nhận xét và rút ghi nhớ.
Bài tập 1:
-Yêu cầu HS đọc hết mục 1 SGK (đọc yêu cầu đề bài, bài Hoàng hôn trên sông Hương, đọc thầm phần giải nghĩa từ)
-GV giao nhiệm vụ cho nhóm 2 em:
 + Chia đoạn bài văn, nêu nội dung từng đoạn.
 +Dựa vào cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả và nội dung từng đoạn xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét – GV giúp HS sửa chữa, chốt lại lời giải đúng.
 * Bài văn chia 4 đoạn (theo dấu hiệu đoạn văn học ở lớp 4)
 * Cấu tạo bài văn tả cảnh: Hoàng hôn trên sông Hương.
Bài tập 2: 
-GV nêu yêu cầu của bài tập 2 – gọi 1 HS đọc lại.
-GV giao nhiệm vụ cho nhóm bàn:
+Đọc bài văn: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (đọc kĩ đoạn 2; 3)
 Tìm ra sự giống và khác nhau về thứ tự miêu tả của 2 bài văn.
 +Rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.
-Nếu HS lúng túng GV hướng dẫn thêm: Đoạn 2 và 3 bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả những sự vật nào? (tả sự vật và màu vàng của chúng). Tác giả tả gì? (tả thời tiết tả con người). Vậy tác giả tả thứ tự từng phần của cảnh. Bài văn: Hoàng hôn trên sông Hương thứ tự miêu tả có gì khác? (tả sự thay đổi màu sắc sông Hương theo thời gian). Vậy tác giả tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét – GV giúp HS sửa chữa, chốt lại lời giải đúng:
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 và bài Nắng trưa.
-Yêu cầu HS làm bài vào nháp – GV theo dõi nhắc nhở cách làm tương tự bài:Hoàng hôn trên sông Hương) 
-Yêu cầu HS trình bày kết quả, lớp nhận xét – GV chốt lại lời giải đúng và dán lên bảng tờ giấy có nội dung sau:
4. Củng cố - dặn dị:
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh
- Nhận xét tiết học
- HS thực hiện yêu cầu
-1 HS đọc bài 1 cả phần chú giải, HS khác đọc thầm.
-Nhóm 2 em hoàn thành nội dung GV giao.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
Mở bài (đoạn 1): Giới thiệu đặc điểm của Huế lúc hoàng hôn.
Thân bài ( đoạn 2 và 3)
 Đoạn 2: Sự đổi thay sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc thành phố tối hẳn.
 Đoạn 3: Hoạt động của con người từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
Kết bài (đoạn 4): Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
- 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm yêu cầu. Cả lớp đọc lướt bài văn
 -Theo nhóm bàn trả lời yêu cầu của GV.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
Khác nhau:
 +Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa thứ tự tả từng bộ phận của cảnh:
 + Bài Hoàng hôn trên sông Hương thứ tự tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
 Cấu tạo bài văn tả cảnh có 3 phần:
 Mở b

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 1(1).doc