Tiết 4: LỊCH SỬ
BÀI 2: HƠN MỘT NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP
(Từ năm 179 TCN đến năm 938) (tiết 3)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Diễn biến và kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa tại cửa sông Hát Môn. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Từ Mê Linh chiếm xuống thành Cổ Loa; rồi từ Cổ Loa tấn công lên Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. Bị tấn công bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải vũ khí lo chạy thoát thân. Tô Định sợ hãi giả làm thường dân, cạo đầu bỏ chạy theo đám tàn quân. Không đầy một tháng khởi nghĩa Hai Bà Trưng hoàn toàn thắng lợi. Đó là lần đầu tiên nước ta giành được độc lập
2. Điền dấu x và ô trống trước ý đúng
+ Ý đúng: Lần đầu tiên nước ta giành lại được độc lập
3. Điền dấu x và ô trống trước ý đúng
+ Ý đúng: Chấm dứt hơn một nghìn năm đô hộ của quân xâm lược phương Bắc.
TUẦN 8: Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2016 (Đồng chí Hà Hạnh soạn giảng) Ngày soạn: 09/10/2016 Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: TIẾNG VIỆT BÀI 8A: BẠN SẼ LÀM GÌ NẾU CÓ PHÉP LẠ (tiết 3) B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 3. Tìm và viết vào vở các từ (chọn a hoặc b): a) Có tiếng mở đầu bằng r, d hoặc gi có nghĩa như sau: - Có giá thấp hơn bình thường: rẻ - Người nổi tiếng: danh nhân - Đồ dùng để nằm ngủ, thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải chiếu hoặc đệm: giường b) Có tiếng chứa vần iên hoặc iêng, có nghĩa như sau: - Máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác: điện thoại - Làm cho một vật nát vụn bằng cách nén mạnh và xát nhiều lần: nghiền - Nâng và chuyển vật nặng bằng sức của hai tay hay nhiều người hợp lại: khiêng Tiết 2: TOÁN BÀI 22: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ (tiết 2) B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Bài giải Số bé là: (100 - 20) : 2 = 40 Số lớn là: 40 + 20 = 60 Đáp số: Số bé: 40 Số lớn: 60 2. Bài giải Tuổi của bố là: (69 + 5) : 2 = 37 (tuổi) Tuổi của mẹ là: 37 - 5 = 32 (tuổi) Đáp số: Bố: 37 tuổi Mẹ: 32 tuổi 3. Bài giải Hằng hái được số quả cam là: (126 + 18) : 2 = 72 (quả) Hương hái được số quả là: 72 - 18 = 54 (quả) Đáp số: Hằng: 72 quả cam Hương: 54 quả cam. 4. Bài giải 1 tấn 5 tạ = 1500kg; 3 tạ = 300kg Thửa ruộng thứ hai thu được số thóc là: (1500 - 300) : 2 = 600 (kg) Thửa ruộng thứ nhất thu được số thóc là: 1500 - 600 = 900 (kg) Đáp số: Thửa ruộng thứ hai: 600kg Thửa ruộng thứ nhất: 900kg. Tiết 3: KHOA HỌC BÀI 9: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH? A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 2. Quan sát và thảo luận b) Hình thể hiện bạn Nam đang khỏe mạnh: hình 2, 4, 9 - Hình thể hiện bạn Nam đang bị bệnh: hình 3, 7, 8 - Hình thể hiện bạn Nam đang được khám bệnh: hình 1, 5, 6 c) Ba câu chuyện tương ứng với các hình đó là: + Câu chuyện 1: Hình 2-3-5: Đi tắm - bị cảm lạnh- viêm phổi + Câu chuyện 2: Hình 4-8-1: Ăn mía - đau răng - khám răng + Câu chuyện 3: Hình 9-7-6: Nhặt quả rơi dưới đất ăn - đau bụng - đi khám. 3. Đọc và trả lời b) - Khi bị bệnh cơ thể có những biểu hiện như: mệt mỏi, chán ăn, khó chịu, hắt hơi, sổ mũi, đau trong người, nôn, tiêu chảy, sốt, - Khi có những biểu hiện trên em cần phải thông báo ngay cho cha mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc người lớn khác để kịp thời phát hiện và chữa trị bệnh. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Trò chơi xử lí tình huống Cách xử lí tình huống: - Bạn Mai bị đau bụng. Nếu em là Mai, em sẽ làm gì? + Nếu đang ở trong lớp thì em sẽ trực tiếp hoặc nhờ bạn nói với cô giáo để cô biết và kịp thời đưa xuống phòng y tế của trường để nhân viên y tế chuẩn đoán kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị. - Đang ở nhà bạn Hùng thấy mệt, người rét run. Nếu em là Hùng em sẽ báo cho bố mẹ biết, nếu bố mẹ không ở nhà thì nhờ hàng xóm gọi cho bố mẹ hoặc nếu sốt cao quá có thể nhờ bác hàng xóm đưa đi trạm y tế xã. Tiết 4: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC BÀI 8: HỌC HÁT BÀI TRÊN NGỰA TA PHI NHANH Đồng chí Quỳnh Trang dạy Ngày soạn: 09/10/2016 Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2016 Tiết 1+2: TIẾNG VIỆT BÀI 8B: ƯỚC MƠ GIẢN DỊ (tiết 1+2) A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát tranh và cùng đoán xem vì sao cậu bé đeo đôi giày và những người trong tranh đều rất vui. - Vì cậu bé có được đôi giày như mình mong ước và mọi người biết ước mơ, tình cảm dành cho nhau thật yêu thương và gần gũi. 5. Thảo luận để trả lời câu hỏi: 1) Những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta? - Những câu văn: cổ giày ôm sát chân, thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân ôm sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt qua. 2) Nhân vật “tôi” (chị phụ trách) đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong buổi đầu cậu đi học? - Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp. 3) Vì sao chị phụ trách lại chọn đôi giày ba ta làm quà tặng Lái trong buổi đầu cậu đi học? - Vì biết Lái thích đôi giày ba ta và muốn đem lại niềm vui cho cậu. 4) Hai câu cuối bài nói lên điều gì? - Lái xúc động và vui sướng vì cậu đã từng mơ ước có đôi giày ba ta màu xanh. ********** B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Chuẩn bị kể chuyện về ước mơ. 1) Thi nêu đúng và nhanh tên truyện trong Hướng dẫn học Tiếng Việt 4, tập 1A nói về ước mơ của con người. - Đôi giày ba ta màu xanh, ... 2) Những câu chuyện kể lại ước mơ của con người: a) Những ước mơ đẹp: Cô bé bán diêm của An - đéc - xen; chú bé Rê - mi trong truyện Không gia đình của Ma - lô. b) Những ước mơ viển vông phi lí: Vua Mi - đát thích vàng, Ông lão đánh cá và con cá vàng, ... 2. a) Kể chuyện về ước mơ. b) Nhận xét bạn kể theo gợi ý c) Thảo luận về ý nghĩa câu chuyện. 3. Thi kể chuyện trước lớp. ..................................................................................................................................... Tiết 3: TOÁN BÀI 23: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 1) A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Tính và thử lại: a) Thử lại: Thử lại: b) Thử lại: Thử lại: 2. Tính giá trị của biểu thức: 1680 - 135 - 178 + 73 = 1545 - 178 + 73 = 1367 + 73 = 1440 564 : 6 + 82 2 = 94 + 164 = 258 183 2 : 6 7 = 366 : 6 7 = 61 7 = 427 6450 - 4000 : (610 : 5 - 114) = 6450 - 4000 : (122 - 114) = 6450 - 4000 : 8 = 6450 - 500 = 5950 ..................................................................................................................................... Tiết 4: LỊCH SỬ BÀI 2: HƠN MỘT NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP (Từ năm 179 TCN đến năm 938) (tiết 3) B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Diễn biến và kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa tại cửa sông Hát Môn. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Từ Mê Linh chiếm xuống thành Cổ Loa; rồi từ Cổ Loa tấn công lên Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. Bị tấn công bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải vũ khí lo chạy thoát thân. Tô Định sợ hãi giả làm thường dân, cạo đầu bỏ chạy theo đám tàn quân. Không đầy một tháng khởi nghĩa Hai Bà Trưng hoàn toàn thắng lợi. Đó là lần đầu tiên nước ta giành được độc lập 2. Điền dấu x và ô trống trước ý đúng + Ý đúng: Lần đầu tiên nước ta giành lại được độc lập 3. Điền dấu x và ô trống trước ý đúng + Ý đúng: Chấm dứt hơn một nghìn năm đô hộ của quân xâm lược phương Bắc. Ngày soạn: 11/10/2016 Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: TOÁN BÀI 23: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (tiết 2) A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất: a) 94 + 1 + 99 + 6 = (94 + 6) + (1 + 99) = 100 + 100 = 200 b) 235 + 128 + 265 + 872 = (235 + 265) + (128 + 872) = 500 + 1000 = 1500 46 + 57 + 54 + 43 = (46 + 54) + (57 + 43) = 100 + 100 = 200 56 + 176 + 324 + 454 = (56 + 454) + (176 + 324) = 510 + 500 = 1010 4. Tìm x: a) x 5 = 400 x = 400 : 5 x = 80 x : 214 = 3 x = 3 214 x = 642 5. Giải bài toán: Bài giải Con trâu cân nặng là: (512 + 14) : 2 = 263 (kg) Con bò cân nặng là: 512 - 263 = 249 (kg) Đáp số: Trâu: 263kg Bò: 249kg. ..................................................................................................................................... Tiết 2: TIẾNG VIỆT BÀI 8B: ƯỚC MƠ GIẢN DỊ (tiết 3) B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 4. Đọc lại bài Đôi giày ba ta màu xanh và cho biết: - Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào? - Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian (sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau). - Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy? - Các câu mở đoạn giúp nối đoạn văn sau bằng các cụm từ chỉ thời gian. 5. Kể lại một đoạn của câu chuyện em đã học, trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian. Ví dụ: Ngày xưa ở làng nọ, có bà già nghèo chuyên đi mò cua bắt ốc để kiếm sống qua ngày. Một ngày bà bắt được một con ốc xinh xinh vỏ của nó màu xanh biêng biếc. Bà rất quý con ốc không muốn bán nên bà thả vào chum nước. ..................................................................................................................................... Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT BÀI 16: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY... TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI” Đ/C Hải dạy Tiết 4: ĐỊA LÍ BÀI 3: TÂY NGUYÊN A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 2. Đọc kĩ đoạn hội thoại và cùng trao đổi c) – Tây Nguyên không giáp biển, vùng đất Tây Nguyên cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau. - Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường có mưa kéo dài liên miên. Mùa khô, trời nắng gay gắt, đất khô vụn vỡ, nứt nẻ. 4. Quan sát và thực hiện - Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến hết tháng 10. - Mùa khô diễn ra từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. 5. Tìm hiểu một số dân tộc ở Tây Nguyên b) - Một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên: Gia-rai, Ê-đê, Xơ-đăng. - Trang phục truyền thống: Nữ thường mặc váy, áo thêu hoa văn. Nam thường đóng khố. . Ngày soạn: 12/10/2016 Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2016 Tiết 1+2: TIẾNG VIỆT BÀI 8C: THỜI GIAN, KHÔNG GIAN (tiết 1+2) A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 2. Tìm hiểu về cách dùng dấu ngoặc kép. 1) Chọn đúng dấu ngoặc kép ở cột B cho mỗi ví dụ ở cột A. A B a) Tôi đã thốt lên: “Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao!” 1) Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu những từ ngữ được trích dẫn. b) Dung đang đọc truyện “Đôi giày ba ta màu xanh” 2) Dấu ngoặc kép được dùng kèm với dấu hai chấm để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. 2) Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép. 3. Tìm và viết vào vở lời nói trực tiếp của nhân vật trong đoạn văn sau: Vài tuần sau, ông trở về, bạn bè hỏi: “Đi nghỉ ở A - then, ông có gặp khó khăn về tiếng Hi Lạp không?”. Ông Lơ - vốp trả lời: “Ồ, không, tôi không gặp khó khăn gì. Nhưng người Hi Lạp thì có đấy”. 4. Chép lại các câu văn sau khi đã điền dấu câu thích hợp vào ô trống: Va - li - a thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”. Em nói với mẹ: “Mẹ ơi, con thích trở thành diễn viên xiếc”. ********* B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Xếp các từ ngữ sau vào hai nhóm: có một hôm; rồi một hôm; trong khi đó; có lần; sau đó; ít lâu sau; thời gian trôi qua; trong khi .. thì; cùng lúc đó. a) Nhóm từ ngữ cho biết câu chuyện được kể theo trình tự thời gian trước sau: sau đó; rồi một hôm; ít lâu sau; thời gian trôi qua; có một hôm; có lần b) Nhóm từ ngữ cho biết câu chuyện được kể theo trình tự thời gian đồng thời: trong khi ... thì; cùng lúc đó; trong khi đó 2. Kể lại câu chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo trình tự không gian: Trong khi Mi - tin đi thăm công xưởng xanh thì Tin - tin đi thăm khu vườn kì diệu. Ví dụ: Trong khi Mi - tin đang ở khu vương kì diệu thì Tin - tin đến công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cái máy có đôi cánh xanh, Tin - tin hỏi em đang làm gì. Em nói khi nào ra đời sẽ dùng đôi cánh này để chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. Em bé nói máy chế sắp xong rồi,... Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MĨ THUẬT BÀI 8: TẬP NẶN TẠO DÁNG. NẶN HOẶC XÉ DÁN CON VẬT QUEN THUỘC Đ/C Thương dạy Tiết 4: TOÁN BÀI 24: GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S: Trong hình vẽ trên có: - Góc vuông đỉnh K, cạnh KM, KN Đ - Góc tù đỉnh O, cạnh OP, OQ S - Góc vuông đỉnh A, cạnh AB, AC S - Góc nhọn đỉnh O, cạnh OP, OQ Đ - Góc tù đỉnh A, cạnh AB, AC Đ B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Trong các góc dưới đây, góc nào là: góc nhọn, góc tù, góc bẹt? - Góc nhọn LAK; UEV - Góc tù MBN; XOY - Góc bẹt RDS 2. Trong các hình tam giác sau: - Hình tam giác có ba góc nhọn: EDG - Hình tam giác có góc vuông: MNP - Hình tam giác có góc tù: BAC 3. Em hãy vẽ thêm một đoạn thẳng để được: A B C a) Một góc nhọn Q K P c) Một góc tù M N P b) Một góc vuông Tiết 1: TIẾNG VIỆT BÀI 8A: BẠN SẼ LÀM GÌ NẾU CÓ PHÉP LẠ (tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 6. Tìm hiểu cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài. Xếp các tên người, tên địa lí nước ngoài dưới đây vào nhóm thích hợp: Tên Phiên âm theo âm Hán Việt Phiên âm trực tiếp sang Tiếng Việt Tên gồm 1 bộ phận Tên gồm nhiều bộ phận Tên người Bạch Cư Dị, Khổng Tử, Thích Ca Mâu Ni Tin - tin, An - đrây - ca Gioóc Ê - giê, Tô - mát Ê - đi - xơn, An -be Anh - xtanh Tên địa lí Hà Lan, Thụy Điển Ác - hen - ti - na, Cô - lôm - bi - a, Bru - nây, Tô - ki - ô, A - ma - dôn, Đa - nuýp Niu Di - lân, Lốt Ăng - giơ - lét B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Viết vào vở những tên riêng sau cho đúng quy tắc: - Tên người: Khổng Tử, An - be Anh - xtanh, Crít - xti - an, I - u - ri Ga - ga - rin, Mô - rít - xơ Mát - téc - lích. - Tên địa lí: Luân Đôn, Xanh Pê - téc - bua, Tô - ki - ô, A - ma - dôn, Ni - a - ga - ra. Tiết 4: KHOA HỌC BÀI 9: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH Tiết 2: TIẾNG VIỆT BÀI 8A: BẠN SẼ LÀM GÌ NẾU CÓ PHÉP LẠ? (tiết 1) A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: a) Tranh vẽ cảnh gì? - Tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang cùng nhau múa hát. b) Các bạn nhỏ mơ ước có phép lạ để làm gì? - Các bạn nhỏ mơ ước đến những cánh chim hòa bình, trái cây thơm ngon, những chiếc kẹo ngọt ngào. 4. Tìm ý chính ở cột B cho mỗi khổ thơ ở cột A: A B a) Khổ thơ thứ nhất 1) Các bạn nhỏ mơ ước lớn nhanh để làm nhiều điều có ích. b) Khổ thơ thứ hai 2) Các bạn nhỏ mơ ước trái đất không còn chiến tranh. c) Khổ thơ thứ ba 3) Các bạn nhỏ mơ ước trái đất luôn ấm áp. d) Khổ thơ thứ tư 4) Các bạn nhỏ mơ ước cây mau lớn cho nhiều trái chín ngọt lành. 5. Việc lặp lại nhiều lần câu “Nếu chúng mình có phép lạ” trong bài thơ nói lên điều gì? - Nói lên các bạn nhỏ có rất nhiều mơ ước cháy bỏng, thiết tha. ......................................................................................................................................... Tiết 4: TOÁN BÀI 22: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ (tiết 1) I. MỤC TIÊU: Em biết : - Cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Bước đầu giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Thi vẽ sơ đồ: Mỗi nhóm được nhận một phiếu có nội dung một bài toán nào đó, yêu cầu vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán. 2. Đọc bài toán và vẽ sơ đồ tóm tắt, viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải cho thích hợp: Cách 1: Bài giải Hai lần số bé là: 90 - 20 = 70 Số bé là: 70 : 2 = 35 Số lớn là: 35 + 20 = 55 Đáp số: Số bé: 35 Số lớn: 55. Cách 2: Bài giải Hai lần số lớn là: 90 + 20 = 110 Số lớn là: 110 : 2 = 55 Số bé là: 55 - 20 = 35 Đáp số: Số lớn: 55 Số bé: 35. 3. Giải bài toán sau bằng hai cách: C1: Bài giải Hai lần số bé là: 110 - 30 = 80 Số bé là: 80 : 2 = 40 Số lớn là: 40 + 30 = 70 Đáp số: Số bé: 40 Số lớn: 70. C2: Bài giải Hai lần số lớn là: 110 + 30 = 140 Số lớn là: 140 : 2 = 70 Số bé là: 70 - 30 = 40 Đáp số: Số lớn: 70 Số bé: 40. .........................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: