Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 6 - Năm học 2017-2018

Tập đọc

NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

I. Mục tiêu: Như CKTKN

Năng lực – Phẩm chất: HS biết đọc lưu loát hợp tác, chia sẻ, tự tin phát biểu ý kiến. Chăm chỉ học tập, yêu thích môn học.

II. Đồ dung dạy học : - Tranh ảnh, Baûng phụ

III. Hoạt động dạy học :

1.Kiểm tra: 3’ Đọc TL bài thơ Gà trống và Cáo và trả lời câu hỏi SGK.

- GV nhận xét đánh giá.

2. Bài mới:

- Giới thiệu bài: 1’

Hoạt động 1: 10’ Luyện đọc:

- GV hướng dẫn HS đọc toàn bài

- 1 HS đọc.

- GV chia đoạn

- HS đọc nối tiếp lượt 1: GV sửa lỗi phát âm cho HS.

- HS đọc nối tiếp lượt 2: GV chú ý hướng dẫn HS nghỉ hơi dài sau dấu ba chấm (chấm lửng). Đọc đúng những câu có dấu chấm cảm, kết hợp giải nghĩa từ.

- Yêu cầu HS luyện đọc cặp đôi.

- Gọi 1cặp HS đọc bài.

- GV đọc diễn cảm cả bài

Hoạt động 2: 10’Tìm hiểu bài:

- Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

- HS điều khiển L tìm hiểu bài theo câu hỏi ở Sgk

- Gọi 1 HS đọc toàn bài: cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài.

*Nội dung: Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức, trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.

Hoạt động 3: 13’HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:

- Gọi 2 HS nối tiếp đọc bài, yêu cầu HS lớp tìm giọng đọc của bài.

- GV hướng dẫn HS đọc phân vai.

- Y/cầu HS luyện đọc theo cặp và đọc thi.

- GV nhận xét đánh giá.

4. Củng cố - Dặn dò: 2’

+ Nội dung bài nói gì?

+ Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn?

- GV nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài mới.

 

doc 19 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 6 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối trong gia đình bạn Hoa”
 Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa.
- HS sắm vai thể hiện nội dung, nhận xét, chia sẻ.
*GV kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các con cũng cần phải bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ.
- GV nhận xét, đánh giá.
 Hoạt động 2: 10’“Trò chơi phóng viên”.
- GV cho một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3- SGK/10.
GV kết luận: - Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng mà có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3: 5’Liên hệ bản thân.
- GV cho HS trình bày các bài viết, tranh vẽ. (Bài tập 4- SGK/10) 
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố- Dặn dò:2’
- HS nêu lại nội dung bài học.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài mới cho tiết sau. 
 ---------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. Mục tiêu: Như CKTKN
Năng lực – Phẩm chất: HS biết hợp tác chia sẻ, tự tin phát biểu ý kiến, có kỉ năng sử dụng danh từ . Chăm chỉ học tập, yêu thích môn học. 
II. Đồ dung dạy học : - Baûng phuï. Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long).
 III. Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra: 3’+ Danh từ là gì? Cho ví dụ.
- GV nhận xét đánh giá.
 2. Bài mới: - Giới thiệu bài: 1’
 Hoạt động 1: 15’ Nhận xét:
Bài 1: - Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, trình bày từ đúng.
- GV ghi nhanh kết quả ra bảng.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: - Y/cầu HS thảo luận N4 , trình bày, chia sẻ, kết luận.
- Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung.
- Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng.
Bài 3: HS làm bài tập.
- Trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung.
+ Danh từ riêng chỉ người địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa.
* Ghi nhớ: (SGK).
Hoạt động 2:28’ Luyện tập.
Bài 1: 
- Y/c HS thảo luận nhóm và làm vào phiếu.
- Y/c nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: - Gọi 3 HS làm bảng phụ, lớp tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
+ Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
- Nhắc HS luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên đệm.
 Hoạt động 3: 2’ Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 2 HS nhắc lại ND bài học.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới.
 -----------------------------------------------------------------------------------------Khoa học
MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I. Mục tiêu: Như CKTKN
Năng lực – Phẩm chất: HS biết hợp tác, chia sẻ, tự phục vụ bản thân. Chăm chỉ học tập, biết tiết kiệm đúng cách.. 
II. Đồ dung dạy học : - Baûng phụ
- Một vài loại rau thật như: Rau muống, su hào, rau cải, cá khô.
III. Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra: 3’ + Vì sao hàng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín?
- GV nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 1’ 
Hoạt động 1: 10’ Các cách bảo quản thức ăn.
- GV tiến hành chia thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK và thảo luận:
+ Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ ?
+ Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn ?
+ Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì?
- GV nhận xét đánh giá.
* Kết luận:
 Hoạt động 2:10’ Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn. 
- Giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
- GV chia lớp thành nhóm, đặt tên cho các nhóm theo thứ tự:
 + Nhóm: Phơi khô. + Nhóm: Ướp muối.
 + Nhóm: Ướp lạnh. + Nhóm: Đóng hộp.
 + Nhóm: Cô đặc với đường.
- Yêu cầu HS thảo luận và trình bày theo các câu hỏi sau vào giấy:
+ Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm?
+ Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm?
* GV kết luận:
 Hoạt động 3: 10’ Trò chơi: “Ai đảm đang nhất?”
- Mang các loại rau thật, đồ khô đã chuẩn bị và chậu nước.
- Yêu cầu mỗi tổ cử 2 bạn tham gia cuộc thi: Ai đảm đang nhất ? và 1 HS làm trọng tài.
- Trong 7 phút các HS phải thực hiện nhặt rau, rửa sạch để bảo quản hay rửa đồ khô để sử dụng.
- GV và các HS trong tổ trọng tài quan sát và kiểm tra các sản phẩm của từng tổ.
- GV nhận xét và công bố các nhóm đoạt giải.
4. Củng cố - Dặn dò: 2’ : 
- Gọi 2 HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng gây nên và chuẩn bị bài cho tiết sau. 
 ---------------------------------------------------------------------------------------
Tự học: HOÀN THÀNH BÀI TẬP
I .Mục tiêu:
- HS hoàn thành các bài tập trong ngày, có ý thức tự giác học bài
 Năng lực và phẩm chất : Tự học, tự giải quyết vấn đề.
II. Hoạt động dạy: 35’
- GV nêu một số yêu cầu tiết tự học
+N1và cả lớp hoàn thành BT phần toán bài 4 vở TH, bài tập 1,2 LTVC ở vở TH Tiếng việt.
- HS hoàn thành các bài tập ở vở bt khoa học.
- GV ra thêm bài cho các nhóm.
- N2,3: Bài 1: Trung bình cộng của 3 số là 75 , nếu thêm 0 vào bên phải số thứ 2 thì được số thứ nhất . Nếu ta gấp 4 lần ST2 thì được ST3 . Hãy tìm số thứ 2 .
Bài 1: Cho các từ ghép : trung kiên , trung hậu , trung gian , trung lập , trung thần , trung tâm , trung thu , trung trực , trung nghĩa , trung thành . Xếp các từ trên thành 2 nhóm :
 a, Tiếng trung có nghĩa là : (ở giữa )
 b, Tiếng trung có nghĩa là ( một lòng một dạ )
 - Gv bao quát, giúp đỡ hs, NX, đánh giá bài.
III. Nhận xét - Dặn dò: 2’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: VN các em ôn lại các bài đã học.
- Chuẩn bị bài học tiếp theo.
 ---------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ 3 ngày 10 tháng 10 năm 2017
 Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Như CKTKN
Năng lực – Phẩm chất: HS biết hợp tác, chia sẻ, tự tin phát biểu ý kiến. Chăm chỉ học tập, yêu thích môn học. 
II. Đồ dung dạy học : - Baûng phụ
III. Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra: 3’ - Yêu cầu HS nêu cach biểu diễn và đọc biểu đồ?.
- GV nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 1’ 
Hoạt động 1: 33’ Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1, 2, 3: Y/c hs làm bài vào vở, 3 HS làm bảng phụ.
- Trình bày bài, nx đánh giá.
- HS nêu lại cách tìm số liền trước, số liền sau của 1 số tự nhiên, quan sat và đọc biểu đồ.
Bài 4: HS làm bài N2
- 1 N làm bảng phụ, trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt ý đúng.
 Hoạt động 2: 2’ Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
 -------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả: (Nghe - viết)
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. Mục tiêu: Như CKTKN
Năng lực – Phẩm chất: HS biết hợp tác chia sẻ, tự tin phát biểu ý kiến, có kỉ năng viết đúng đúng lời đối thoại của nhân vật. Chăm chỉ học tập, yêu thích môn học. 
II. Đồ dung dạy học : - Baûng phuï. 
 III. Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra: 3’+ Gọi HS lên bảng viết: lẫn lộn, nức nở, nồng nàn, lo lắng, làm nên.
 - Nhận xét- Sửa lỗi.
 2. Bài mới: - Giới thiệu bài: 1’
 Hoạt động 1: 20’Hướng dẫn HS viết chính tả
- GV đọc đoạn viết chính tả.
- HS đọc thầm đoạn chính tả.
+ Nhà văn Ban-dắc có tài gì?
+ Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
- GV đưa các từ khi viết chính tả HS hay mắc lỗi: Ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn
- GV đọc bài- HS viết bài.
- GV đọc HS soát lỗi.
 Hoạt động2: 15’ Hướng dẫn làm BT chính tả
- Yêu cầu HS tự làm, 1HS làm bảng nhóm
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lời giải đúng: tre, chịu, trúc, cháy, tre, tre, chí, chiến, tre.
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
+ Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng em hiểu nghĩa là gì?
+ Đoạn văn muốn nói với chúng ta điều gì?
 Hoạt động 3: 2’ Củng cố- Dặn dò:
- HS viết lại các từ khi viết còn mắc lỗi trong bài.
- Tuyên dương những HS viết đẹp. Nhắc nhở những HS viết chưa đẹp cần cố gắng luyện viết thêm ở nhà và ở bài sau cần viết đẹp hơn. 
 ------------------------------------------------------------------------------------
 Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN VIÊT THƯ
I. Mục tiêu: Như CKTKN
Năng lực – Phẩm chất: HS biết hợp tác, chia sẻ, tự tin phát biểu ý kiến. Chăm chỉ học tập, yêu thích môn học. 
II. Đồ dung dạy học : - Baûng phụ
III. Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra: 3’- Yêu cầu HS đọc bài làm ở nhà.
- Nhận xét kết quả làm bài của HS. 
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 1’ 
Hoạt động 1: 15’ Trả bài viết cho HS.
- Y/c đọc lại đề, nêu lại trọng tâm y/c đề
- Nhận xét kết quả làm bài của HS.
+ Ưu điểm:
 - HS biết làm bài văn viết thư .
 - Bố cục rõ ràng. 
 - Một số HS diễn đạt tốt.
+ Hạn chế: 
 - Nội dung còn hạn chế, nhiều bức thư chưa thể hiện đúng trọng tâm đề bài.
 - Chữ viết sai nhiều lỗi.
- GV nhận xét đánh giá bài viết từng HS.
- GV trả bài.
Hoạt động 1: 15’Hướng dẫn HS chữa bài:
- GV ghi một số lỗi về dùng từ, về ý, về lỗi chính tả, mà nhiều HS mắc phải lên bảng sau đó gọi HS lên bảng chữa bài, NX bổ sung.
- GV đọc những đoạn văn hay.
- GV gọi HS đọc những đoạn văn hay của các bạn trong lớp hay những bài GV sưu tầm được của các năm trước.
- Cho HS viết lại đoạn văn hay.
- GV nhận xét đánh giá.
Hoạt động 3: 2’Củng cố- Dặn dò: 
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40)
I. Mục tiêu: Như CKTKN
Năng lực – Phẩm chất: HS biết hợp tác, chia sẻ, tự tin phát biểu ý kiến. Chăm chỉ học tập, yêu quê hương đất nước và bảo vệ đất nước. 
 II. Đồ dung dạy học : - Hình trong SGK. - Lược đồ khởi nghĩa hai Bà Trưng. 
 III. Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra:3’- Các triều đại PKPB đã làm gì khi đô hộ nước ta?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
 Hoạt động 1: 5’Nguyên nhân
 - Y/c HS đọc đoạn “Đầu thế kỉ thứ Itrả thù nhà” và trả lời câu hỏi: 
+ Nguyên nhân Hai Bà Trưng khởi nghĩa là gì?
- GV nhận xét, đánh giá. 
Hoạt động 2:20’ Diễn biến 
- GV treo lược đồ lên bảng và giải thích: Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa nổ ra trên 1 khu vực rộng, mạnh mẽ, trên lược đồ chỉ là khu vực chính của cuộc khởi nghĩa.
- Y/c hs hoạt động N2 dựa vào lược đồ và thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 
- GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động 3: 5’Ý nghĩa
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?
* Ghi nhớ: (SGK).
Hoạt động 4 :2’ Củng cố - Dặn dò:
+ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng do ai lãnh đạo?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.
 ----------------------------------------------------------------------------
 Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: Như CKTKN
Năng lực – Phẩm chất: HS biết hợp tác, chia sẻ, tự tin kể chuyện trước lớp. Chăm chỉ học tập, yêu thích môn học. 
II. Đồ dung dạy học : - Baûng phụ
III. Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra: 3’ 
- Gọi 2 HS kể chuyện đã nghe, đã đọc về tính trung thực và nói ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét đánh giá, tuyên dương.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 1’ 
Hoạt động 1:5’ Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài.
- Gọi 1 HS đọc đề, tìm hiểu y/c đề. 
- GV gạch chân một số từ quan trọng: lòng tự trọng, được nghe, được đọc.
- Gọi 1 HS đọc tiếp phần gợi ý.
+ Thế nào là lòng tự trọng?
+ Em đã đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng?
+ Em đọc câu chuyện đó ở đâu? 
- GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng. 
- GV nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2: 20’ Học sinh kể chuyện
- Y/c Hs kể N4
- HS kể theo đúng trình tự mục 3 và hỏi:
 + Trong câu chuyện mình kể bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
+ Chi tiết nào trong chuyện bạn cho là hay nhất?
+ Câu chuyện tớ kể muốn nói với mọi người điều gì?
- N kể trước lớp,chia sẻ
- GV nhận xét đánh giá. 
Hoạt động 3: 15’ Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện:
- GV tổ chức cho HS thi kể.
- GV nhận xét bình chọn HS kể truyện hay nhất.
4. Củng cố - Dặn dò:2’
- Khuyến khích HS nên đọc chuyện.
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
- Y/c về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài tiết sau.
 -------------------------------------------------------------------------- 
HĐNGLL: Chủ điểm: CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
 Tập E-Ro-bic
I.Mục tiêu: - HS hiểu được tác dụng của tập erobic đối với cơ thể và tinh thần. 
Năng lực – Phẩm chất: HS biết thể hiện đúng động tác, kĩ thuật. Phấn khởi, hào hứng khi tham gia. 
II. Đồ dùng dạy học : Sân bãi.
III. Hoạt động dạy học : 
 Hoạt động 1:3’ - Tập trung HS, giới thiệu tiết học.
- Nêu mục đích của tập erobic.
- HS xem bài tập, nêu cảm nhận của e khi xem bài tập.
 Hoạt động 2: 30’HS tập theo sự hướng dẫn của GV
- Hoàn chỉnh bài tập, chia tổ luyện tập.
- Các tổ biểu diễn thi với nhau.
- GV và lớp đánh giá. 
Hoạt động 3: 2’Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.	
- Thi đua học tập làm nhiều việc tốt (Đôi bạn tốt giúp nhau cùng tiến bộ)
 - Chuẩn bị tuần sau : Thi đua học tập làm nhiều việc tốt
 -------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ 4 ngày 11 tháng 10 năm 2017
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Như CKTKN
Năng lực – Phẩm chất: HS biết hợp tác, chia sẻ, tự tin phát biểu ý kiến. Chăm chỉ học tập, yêu thích môn học. 
II. Đồ dung dạy học : - Baûng phụ
III. Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra: 3’ - Yêu cầu HS nêu cach biểu diễn và đọc biểu đồ?.
- GV nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 1’ 
Hoạt động 1: 33’ Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1, 2, 3: Y/c hs làm bài vào vở, 3 HS làm bảng phụ.
- Trình bày bài, nx đánh giá.
- HS nêu lại cách tìm số liền trước, số liền sau của 1 số tự nhiên, quan sat và đọc biểu đồ.
Bài 4: HS làm bài N2
- 1 N làm bảng phụ, trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt ý đúng. 
Hoạt động 2: 2’Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Biểu đồ.
 -------------------------------------------------------------------------------------- Tập đọc
 CHỊ EM TÔI
I. Mục tiêu: Như CKTKN
Năng lực – Phẩm chất: HS biết đọc lưu loát hợp tác, chia sẻ, tự tin phát biểu ý kiến. Chăm chỉ học tập, yêu thích môn học. 
II. Đồ dung dạy học : - Tranh ảnh, Baûng phụ
III. Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra: 3’ HS đọc bài Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 1’ 
Hoạt động 1: 10’ Luyện đọc:
- GV hướng dẫn HS đọc toàn bài
- 1 HS đọc.
- GV chia đoạn
- HS đọc nối tiếp lượt 1: GV sửa lỗi phát âm cho HS.
- HS đọc nối tiếp lượt 2: kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS luyện đọc cặp đôi.
- Gọi 1cặp HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 2: 10’Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS điều khiển L tìm hiểu bài theo câu hỏi ở Sgk.
- GV nhận xét đánh giá.
 Hoạt động 3:13’ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS nối tiếp đọc bài, yêu cầu HS lớp tìm giọng đọc của bài.
- GV cho đọc theo nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai.
- GV nhận xét đánh giá tuyên dương HS. 
Hoạt động 4: 2’ Củng cố:
+ Vì sao chúng ta không nên nói dối?
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện theo tính cách của mỗi nhân vật.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài Trung thu độc
 ------------------------------------------------------------------------
 Khoa học
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I. Mục tiêu: Như CKTKN
Năng lực – Phẩm chất: HS biết hợp tác, chia sẻ, tự phục vụ bản thân. Chăm chỉ học tập, yêu thích môn học.
II. Đồ dung dạy học : - Tranh ảnh, Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra: 3’+ Nêu cách bảo quản thức ăn?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: 10’ Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Y/c HS quan sát H1, 2 SGK N2 mô tả các dấu hiệu bệnh còi xương suy dinh dưỡng, bướu cổ và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời
- GV kết luận: 
Hoạt động 2: 15’ Cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- HS đọc TT sgk, q/sát tranh trả lời: Ngoài các bệnh còi xương suy dinh dưỡng, bướu cổ các em còn biết bệnh nào do thiếu dinh dưỡng.
- GV kết luận.
 Hoạt động 3: 5’ Trò chơi thi kể tên một số bệnh.
- Hướng dẫn cách chơi: 1 HS đóng vai bác sĩ, 1 HS đóng vai bệnh nhân, người đóng vai bệnh nhân nêu triệu chứng bệnh, người đóng vai bác sĩ nêu tên bệnh và cách phòng, chữa.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 4: 2’ Củng cố - Dặn dò:
- Đọc lại ND bài học.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài mới. 
 --------------------------------------------------------------------------------------
GTS - KNS: Bài 5: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG HỌC TẬP
 -------------------------------------------------------------------------------------- 
 Thứ 5 ngày 12 tháng 10 năm 2017
Toán
PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu: Như CKTKN
Năng lực – Phẩm chất: HS biết hợp tác, chia sẻ, tự tin phát biểu ý kiến. Chăm chỉ học tập, yêu thích môn học. 
II. Đồ dung dạy học : - Baûng phụ
III. Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra: 3’- GV kiểm tra VBT của HS.
- GV nhận xét đánh giá. 
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 1’ 
Hoạt động 1: 10’Củng cố kĩ năng làm tính cộng.
- GV viết ví dụ phép tính lên bảng, y/c hs đặt tính và tính vào bảng con.
+ Làm thế nào để tính được kết quả phép tính?
+ Em hãy nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình?
- HS NX chia sẻ ý kiến
+ Vậy khi thực hiện phép cộng các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào? 
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: 25’’ Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1, 2: 
- 2 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS nêu kết quả bài tập trước lớp, nx bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3: HS làm N2, trình bày bài
- Nhận xét, đánh giá, chữa sai.
Hoạt động 3: 2’ Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài mới.
 -------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
I. Mục tiêu: Như CKTKN
Năng lực – Phẩm chất: HS biết sử dụng vốn từ tong làm văn, biết hợp tác, chia sẻ, tự tin phát biểu ý kiến. Chăm chỉ học tập, yêu thích môn học. 
II. Đồ dung dạy học : - Từ điển TV. - Bảng phụ viết BT 1, 2.
III. Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra: 3’- Yêu cầu HS nêu bài làm ở nhà.
- Nhận xét kết quả làm bài của HS. 
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 1’ 
Hoạt động 1: 33’ Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1, 2: Chọn từ điền vào chổ trống trong đoạn văn
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trình bày kết quả
- Nhận xét đánh giá.
Bài 3: Xếp từ thành 2 nhóm.
- Yêu cầu HS làm bài ,trình bày kết quả
- Nhận xét, chốt bài đúng.
Bài 4: Đặt câu với 1 từ trong bài tập 3.
- Y/c HS tự đạt câu vào VBT.
- HS đọc câu của mình nối tiếp.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: 2’Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà tập đặt câu với các từ còn lại và chuẩn bị bài: Cách viết tên người, tên địa lí VN.
 ------------------------------------------------------------------------------------
Kỹ thuật 
KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG
I. Mục tiêu: Như CKTKN
Năng lực – Phẩm chất: HS biết hợp tác,biết được tác dụng của vật liệu trong cắt, khâu thêu, biết chọn vật liệu. HS yêu thích môn học.
II. Đồ dung dạy học : Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu như vải, kim, chỉ, kéo, khung thêu, phấn may.
III. Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra : 3’
- KT đồ dùng học tập. 
2.Bài mới: 1’- Giới thiệu bài
Hoạt động 1 :25’ Thực hành.
- GV nêu các bước thực hiện. 
+ Vạch dấu đường khâu.
+ Khâu lược.
+ Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian, yêu cầu thực hành.
- Quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng.
- GV nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2 : 10’ Đánh giá kết quả học tập.
* GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
+ Khâu ghép được 2 mép vải theo cạnh dài của mảnh vải . Đường khâu cách đều mép vải.
+ Đường khâu ở mặt trái của 2 mảnh vải tương đối phẳng.
+ Các mũi khâu tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập.
 Hoạt động 3 :2’ Củng cố - Dặn dò:
- GD HS có ý thức rèn kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn chuẩn bị đầy đủ đồ dung học tập cho tiết sau.
 ---------------------------------------------------------------------------------------
Địa lý
TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu: Như CKTKN
Năng lực – Phẩm chất: HS biết hợp tác, chia sẻ, tự tin phát biểu ý kiến. Chăm chỉ học tập, yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dung dạy học : - Tranh ảnh, Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra: 3’Trung du bắc Bộ thích hợp trồng những loại cây nào? 
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: 15’ Tây Nguyên- xứ sở của các cao nguyên xếp tầng: 
- Y/c hs q/s và chỉ khu vực Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường. 
- GV: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
- Y/c hs chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN đọc tên các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS hoạt động N2: Dựa vào bảng số liệu ở mục 1 trong SGK, xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp tới cao .
+ Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên. 
- GV cho HS đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình kết hợp với tranh, ảnh.
- GV nhận xét và đánh giá.
Hoạt động 2:15’ Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt :mùa mưa và mùa khô:
- Y/c hs đọc TT trả lời:+ Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào?
+ Khí hậu ở Tây Nguyên như thế nào?
- Kết luận.
Hoạt động 3: 2’ Củng cố - Dặn dò::
- Cho HS đọc bài học trong SGK.
- GV nhận xét và đánh giá tiết học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở Tây Nguyên.
 ---------------------------------------------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Tuan_6_Lop_4_soan_moi.doc