Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 6 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017

Tiết 4: TOÁN

BÀI 16: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (tiết 1)

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. a) Viết số tự nhiên liền sau của số 3 980 428;

- Số tự nhiên liền sau của số 3 980 428 là 3 980 429.

 b) Viết số tự nhiên liền trước của số 3 980 428;

- Số tự nhiên liền trước của số 3 980 428 là 3 980 427.

 c) Đọc số rồi nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số sau:

+ 35 609 349: ba mươi lăm triệu sáu trăm linh chín nghìn ba trăm bốn mươi chín.

- Chữ số 5 có giá trị là 5 000 000.

+ 6 705 001: sáu triệu bảy trăm linh năm nghìn không trăm linh một.

- Chữ số 5 có giá trị là 5 000.

+ 4 567 890: bốn triệu năm trăm sáu mươi bảy nghìn tám trăm chín mươi.

- Chữ số 5 có giá trị là 500 000.

2. Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 7 879 012; 7 978 012; 7 789 012;

8 007 232.

- 7 789 012; 7 879 012; 7 978 012; 8 007 232.

3. Dưới đây là biểu đồ về số cà phê xuất khẩu của công ti Yến Mai:

Dựa vào biểu đồ hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Số cà phê xuất khẩu của công ti Yến Mai trong năm 2012 nhiều hơn năm 2009 bao nhiêu tấn?

- Số cà phê xuất khẩu của công ti Yến Mai trong năm 2012 nhiều hơn năm 2009 là 330 tấn.

b) Năm nào công ti Yến Mai xuất khẩu được nhiều cà phê nhất? Năm nào xuất khẩu được ít cà phê nhất?

- Năm 2012 công ti Yến Mai xuất khẩu được nhiều cà phê nhất. Năm 500 xuất khẩu được ít cà phê nhất.

c) Trung bình mỗi năm trên, công ti Yến Mai xuất khẩu được bao nhiêu cà phê?

 ( 500 + 630 + 600 + 830) : 4 = 640 (tấn).

 

doc 11 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 6 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6:
 Ngày soạn: 24/9/2016
Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2016
Tiết 1: CHÀO CỜ
Lớp trực tuần nhận xét
Đưa ra phương hướng tuần tới.
.....................................................................................................................................
Tiết 2+3: TIẾNG VIỆT
BÀI 6A: DŨNG CẢM NHẬN LỖI (tiết 1+2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Cùng nhau trao đổi xem các bạn trong tranh đang làm gì.
- Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang ngồi khóc bên gốc cây. Trong đầu cậu đang nghĩ về trận bóng đá mà cậu đã tham gia.
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
- Một HS khá, giỏi đọc.
3. Thay nhau đọc từ và lời giải nghĩa từ đã tìm được.
4. Cùng luyện đọc:
- Học sinh luyện đọc theo yêu cầu.
5. Thảo luận để trả lời câu hỏi:
1) An - đrây - ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
b. Cậu chơi bóng đá cùng các bạn.
2) Chuyện gì xảy ra khi An - đrây - ca mang thuốc về nhà?
b. Mẹ đã khóc nấc lên vì ông đã qua đời.
3) Vì sao An - đrây - ca tự dằn vặt mình?
c. Em nghĩ rằng ông mất là do mình mải chơi nên mua thuốc về nhà chậm.
4) Dòng nào dưới đây nêu đúng đức tính đáng quý của An - đrây - ca?
b. Biết thương ông, trung thực và biết hối hận về lỗi lầm của mình.
*********
6. Tìm danh từ chung, danh từ riêng.
1) Tìm danh từ phù hợp với lời giải nghĩa:
a) Sông là dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
b) Cửu Long là dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.
c) Vua là người đứng đầu nhà nước phong kiến.
d) Lê Lợi là vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.
2. So sánh nghĩa của các cặp từ tìm được:
- So sánh a với b.
+ Sông: tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
+ Cửu Long: tên riêng của một dòng sông có chín nhánh ở đồng bằng sông Cửu Long.
- So sánh c với d.
+ Vua: tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến.
+ Lê Lợi: tên riêng của vị vua mở đầu nhà Hậu Lê.
3. Cách viết các cặp từ trên có gì khác nhau?
- So sánh a với b.
+ Tên chung để chỉ dòng nước chảy tương đối lớn: sông không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể Cửu Long viết hoa.
- So sánh c với d.
+ Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến: vua không viết hoa. Tên riêng chỉ một vị vua cụ thể Lê Lợi viết hoa.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Tìm và viết các danh từ riêng có trong đoạn văn sau:
- Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ.
.....................................................................................................................................
Tiết 4: TOÁN
BÀI 16: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. a) Viết số tự nhiên liền sau của số 3 980 428;
- Số tự nhiên liền sau của số 3 980 428 là 3 980 429.
 b) Viết số tự nhiên liền trước của số 3 980 428;
- Số tự nhiên liền trước của số 3 980 428 là 3 980 427.
 c) Đọc số rồi nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số sau:
+ 35 609 349: ba mươi lăm triệu sáu trăm linh chín nghìn ba trăm bốn mươi chín.
- Chữ số 5 có giá trị là 5 000 000.
+ 6 705 001: sáu triệu bảy trăm linh năm nghìn không trăm linh một.
- Chữ số 5 có giá trị là 5 000.
+ 4 567 890: bốn triệu năm trăm sáu mươi bảy nghìn tám trăm chín mươi.
- Chữ số 5 có giá trị là 500 000.
2. Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 7 879 012; 7 978 012; 7 789 012; 
8 007 232.
- 7 789 012; 7 879 012; 7 978 012; 8 007 232.
3. Dưới đây là biểu đồ về số cà phê xuất khẩu của công ti Yến Mai:
Dựa vào biểu đồ hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Số cà phê xuất khẩu của công ti Yến Mai trong năm 2012 nhiều hơn năm 2009 bao nhiêu tấn?
- Số cà phê xuất khẩu của công ti Yến Mai trong năm 2012 nhiều hơn năm 2009 là 330 tấn.
b) Năm nào công ti Yến Mai xuất khẩu được nhiều cà phê nhất? Năm nào xuất khẩu được ít cà phê nhất?
- Năm 2012 công ti Yến Mai xuất khẩu được nhiều cà phê nhất. Năm 500 xuất khẩu được ít cà phê nhất.
c) Trung bình mỗi năm trên, công ti Yến Mai xuất khẩu được bao nhiêu cà phê?
 ( 500 + 630 + 600 + 830) : 4 = 640 (tấn).
.....................................................................................................................................
Ngày soạn: 25/9/2016
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2016
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
BÀI 6A: DŨNG CẢM NHẬN LỖI (tiết 3)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2. Viết họ tên, địa chỉ của người gửi, người nhận vào phong bì thư để gửi cho một người thân (hoặc một người bạn) của em, chú ý viết hoa các danh từ riêng.
- Mỗi HS tự viết vào phong bì của mình.
3. a) Nghe - viết: Người viết truyện thật thà 
 b) Đọc lại bài chính tả và tự soát lỗi.
 c) Đổi vở cho bạn để soát và sửa lỗi.
4. thảo luận hoặc tra từ điển và viết các từ láy thích hợp vào bảng nhóm.
a) 
Từ láy có tiếng chứa âm s
Từ láy có tiếng chứa âm x
suôn sẻ, sung sướng, sạch sẽ, ....
xôn xao, xanh xanh, xinh xinh, ...
.....................................................................................................................................
Tiết 2: TOÁN
BÀI 16: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (tiết 2)
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
4. Trả lời các câu hỏi sau:
a) Năm 2000 thuộc thế kỉ nào? - Năm 2000 thuộc thế kỉ XX.
b) Năm 2013 thuộc thế kỉ nào? - Năm 2013 thuộc thế kỉ XXI.
c) Thế kỉ XXI kéo dài từ năm nào đến năm nào?
- Thế kỉ XXI kéo dài từ năm 2001 đến năm 2100.
5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) 4 tấn 85kg = ... kg
 Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: D. 4085
b) 2 phút 10 giây = ... giây
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: C. 130
6. Giải bài toán:
Bài giải
Ngày thứ hai của hàng bán được số hoa quả là:
120 : 2 = 60 (kg)
Ngày thứ ba cửa hàng bán được số hoa quả là:
120 2 = 240 (kg)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số hoa quả là:
(120 + 60 + 240) : 3 = 140 (kg)
 Đáp số: 140kg.
.....................................................................................................................................
Tiết 3: KHOA HỌC
BÀI 7: BẠN CÓ BIẾT CÁC BỆNH VỀ DINH DƯỠNG (tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Quan sát và trả lời
a) Quan sát các hình 1, 2,3 và nói tên các bệnh trong hình.
- H1: Bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.
- H2: Bệnh bướu cổ.
- H3: Bệnh béo phì.
b) Kể thêm các bệnh về dinh dưỡng mà em biết.
- VD: bệnh phù, bệnh chảy máu chân răng, bệnh quáng gà, bệnh khô mắt,...
2. Đọc và trả lời
a) Đọc nội dung(Trang 40)
b) Lần lượt trả lời câu hỏi của các bạn trong hình.
Đáp án:
1. Bạn bị bệnh béo phì vì ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều chất bột đường, chất béo.
2. Bệnh chảy máu chân răng.
3. Bệnh quáng gà.
4. Bệnh bướu cổ là căn bệnh cổ có bướu phình to ra.
3. Quan sát và trả lời
a) Quan sát các hình và các ô chữ.
b) Trả lời:
- Thức ăn có tác dụng phòng bệnh quáng gà là: cà rốt,...
- Thức ăn có tác dụng phòng bệnh bướu cổ là: muối, bột canh i-ốt,....
- Thức ăn có tác dụng phòng bệnh suy dinh dưỡng là: tôm, cá, thịt quay, đậu nhồi thịt, đỗ xào thịt, trứng,....
- Thức ăn có tác dụng phòng bệnh chảy máu chân răng là: rau muống, tranh, chuối,..
4. Đọc và trả lời
a) Đọc nội dung (trang 42)
b) Viết vào vở những việc em cần thực hiện để phòng bệnh suy dinh dưỡng và bệnh béo phì.
- Ăn uống đa dạng các loại các loại thức ăn để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
- Hạn chế những thức ăn cung cấp nhiều năng lượng, tránh ăn no vào buổi tối để phòng bệnh béo phì.
.....................................................................................................................................
Tiết 4: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
BÀI 6: TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC
(Đồng chí Quỳnh Trang dạy)
Ngày soạn: 22/9/2016
Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2016
Tiết 1+ 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 6B: KHÔNG NÊN NÓI DỐI (tiết 1+2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Trao đổi với bạn theo gợi ý sau:
- Mỗi bạn trong nhóm trả lời theo yêu cầu.
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
- Một HS khá, giỏi đọc.
3. Giải nghĩa từ:
a) Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A.
A
B
a) Tặc lưỡi
1) cố gắng
b) Yên vị
2) giả vờ
c) Giả bộ
3) bật lưỡi thành tiếng để tỏ ý bỏ qua, dù còn phân vân, áy náy.
d) Im như phỗng
4) ngồi yên vào chỗ.
e) Cuồng phong
5) không động cựa hoặc nói năng gì, như một bức tượng.
g) Ráng (tiếng Nam Bộ)
6) gió to, bão. Nghĩa trong bài: cơn giận.
4. Cùng luyện đọc:
- Học sinh luyện đọc theo yêu cầu.
5. Chọn đáp án đúng để trả lời thành câu:
 1) Để được đi xem phim, cô chị đã làm điều gì? c. Nói dối ba là đi học nhóm
2) Vì sao đang xem phim ở rạp, cô chị lại bỏ về?
a. Tức giận khi thấy em gái bỏ học đi xem phim
3) Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
c. Giả vờ đi tập văn nghệ để đi xem phim
4) Vì sao cách làm của cô em lại giúp được chị tỉnh ngộ?
b. Vì chị tự thấy mình làm gương xấu cho em và làm ba buồn.
******
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã nghe, đã đọc.
a) Nhớ lại, chọn một câu chuyện( có thể chọn một bài đọc trong sách) về người biết tự trọng và giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.
b) Nhớ lại và viết vắn tắt vào vở theo gợi ý:
c) Thay nhau tập kể chuyện và nhận xét bạn kể.
d) Thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện.
2. Thi kể chuyện trước lớp.
Tiết 3: TOÁN
BÀI 17: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (Tiết 1)
A. HẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Chơi trò chơi “Chuyển hàng lên tầu”:
2. Đọc và giải thích cho bạn cách thực hiện phép cộng:
- HS thảo luận và giải thích cho nhau cách thực hiện phép cộng: 367859 + 541728 = ?
3. Thảo luận cách thực hiện phép trừ
- HS thảo luận và giải thích cho nhau cách thực hiện phép trừ: 647253 - 285749 = ?
4. Tính: 666370; 251053
Tiết 4: LỊCH SỬ
Bài 2: HƠN MỘT NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP (T1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Tìm hiểu nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
a) Đọc kĩ đoạn hội thoại
c) Dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đời sống nhân dân ta cực khổ như thế nào?
- Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp cho chúng. Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải học chữ Hán và sống theo phong tục của người Hán.
2. Tìm hiểu sự phản ứng của nhân dân ta dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc
a) Đọc đoạn văn (trang 28)
b) Đáp án: 1- a, d; 2 - b, c, e.
3. Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
a) GV kể chuyện
b) Thảo luận: Vì sao Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa?
- Vì lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà Trưng.
c) Trình bày kết quả thảo luận
d) Quan sát bức tranh và lược đồ.
e) Đọc đoạn văn
g) Thảo luận, thống nhất.
- Bức tranh mô tả quân Hai Bà Trưng với khí thế hào hùng, mạnh mẽ. Quân Tô Định không dám chống cự, bỏ hết của cải, vũ khí, lo chạy thoát thân.
- Kết quả: Trong vòng không đầy một tháng, khởi nghĩa Hai Bà Trưng hoàn toàn thắng lợi.
.................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2016
(Đồng chí Thắng soạn giảng)
 Ngày soạn: 28/9/2016
Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2016
Tiết 1+2: TIẾNG VIỆT
BÀI 6C: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG (tiết 1+2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Trò chơi: Thi tìm nhanh từ có tiếng “tự”.
M: tự tin, tự kiêu, tự hào, tự ti, tự ái, tự cao, tự đại...
2. Giải nghĩa từ:
a) Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A.
A
B
a) Tự tin
1) thấy mình nhỏ bé, kém cỏi, không tin tưởng vào khả năng của mình.
b) Tự ti
2) tôn trọng bản thân, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.
c) Tự trọng
3) tin tưởng vào khả năng của bản thân mình.
d) Tự kiêu
4) quá nghĩ đến mình nên tỏ ra giận dỗi, khó chịu khi người khác không đề cao mình.
e) Tự hào
5) luôn đề cao mình.
g) Tự ái
6) lấy làm hài lòng và tỏ ra vui sướng về cái tốt đẹp mà mình có.
b) Đọc lại từ và lời giải nghĩa tìm được.
3. Xếp các từ: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái vào hai nhóm rồi viết vào vở.
a) Các từ chỉ đức tính tốt: tự tin, tự trọng, tự hào
b) Các từ chỉ đức tính xấu: tự ti, tự kiêu, tự ái
4. a) Chọn từ nào trong ngoặc đơn cho mỗi chỗ trống?
Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Cô giáo chủ nhiệm lớp em thường bảo : "Minh là một học sinh có lòng tự trọng". Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không tự kiêu.
	Minh giúp đỡ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm, tự ti nhất cũng dần dần thấy tự tin hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự ái. Lớp 4A chúng em rất tự hào về bạn Minh.
5. Viết các từ trong ngoặc đơn vào mỗi cột thích hợp trong bảng nhóm.
Từ ghép có tiếng trung có nghĩa là 
“ở giữa”
Từ ghép có tiếng trung có nghĩa là 
“một lòng một dạ”
trung thu, trung bình, trung tâm
trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên
6. Đặt câu với một từ đã cho trong hoạt động 5.
- Sắp đến Tết trung thu rồi.
- Trung thực là đức tính đáng quý của mỗi người. 
*********
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
2. Dựa vào một tranh ở hoạt động 1 và lời kể dưới tranh, mỗi em kể thành một đoạn câu chuyện; chú ý nghe và nhận xét bạn kể chuyện.
Gợi ý:
+ Kể đầy đủ diễn biến trong mỗi đoạn:
- Các nhân vật làm gì?
- Các nhân vật nói gì?
+ Kể kết hợp miêu tả:
- Ngoại hình, động tác, vẻ mặt của các nhân vật.
- Màu sắc, đặc điểm, ... của ba lưỡi rìu.
.....................................................................................................................................
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ THUẬT
BÀI 6: VẼ THEO MẪU. VẼ QUẢ DẠNG HÌNH CẦU
(Đồng chí Thương dạy)
Tiết 4: TOÁN
BÀI 18: LUYỆN TẬP
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Chơi trò chơi “Nói nhanh kết quả tính”:
2. a) Đọc và giải thích cho bạn
 b) Tính rồi thử lại
Thử lại:
Thử lại:
Thử lại:
3. a) Đọc và giải thích cho bạn
 b) Tính rồi thử lại
Thử lại:
Thử lại:
Thử lại:
4. Tìm x:
266 + x = 5674
 x = 5674 - 266
 x = 5408
 x - 619 = 2349
 x = 2349 + 619
 x = 2968
5. Giải bài toán:
Bài giải
Sông Nin ở châu Phi dài hơn sông Mê Kông ở châu Á và dài hơn số ki - lô - mét là:
6732 - 4183 = 2549 (km)
 Đáp số: 2549 km.
....................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2016
Ngày soạn: 22/9/2016
Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2016
Tiết 1: THỂ DỤC
(GV chuyên dạy)
Tiết 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 6B: KHÔNG NÊN NÓI DỐI (tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
	- Chưa được các lỗi trong bài văn viết thư của mình và học tập được cách viết hay của các bạn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
3. Cùng rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư.
- Nghe thầy cô nhận xét chung cần chú ý những ưu điểm đẻ học tập và những hạn chế cần rút kinh nghiệm.
4. Chữa lỗi trong bài tập làm văn viết thư.
- Học sinh tự sửa lỗi của mình trong bài.
- Đổi bài cho bạn để soát lỗi.
5. Học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- Nghe thầy cô đọc những đoạn văn, bài văn viết tốt.
.........................................................................................................................................
 Tiết 3: TOÁN
BÀI 17: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Em biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến sáu chữ số.
- Giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ các số có đến sáu chữ số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Tính:
2. Đặt tính rồi tính:
3. Tìm x:
 x - 254 = 3982
 x = 3982 + 254
 x = 4236
316 + x = 2924
 x = 2924 - 316
 x = 2608
4. Giải bài toán:
a) Tóm tắt:
Tỉnh Thái Bình: 391 500 tấn
Tỉnh Hưng Yên: 241 500 tấn
Cả hai tỉnh : ... tấn thóc?
Bài giải 
Cả hai tỉnh thu được số tấn thóc là:
391 500 + 241 500 = 633 000 (tấn)
 Đáp số: 633 000 tấn thóc.
b) 
Bài giải
Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP Hồ Chí Minh là:
1730 - 1315 = 415 (km)
 Đáp số: 415km.
.........................................................................................................................................
Tiết 4: HOA HỌC
BÀI 7: BẠN CÓ BIẾT CÁC BỆNH VỀ DINH DƯỠNG (tiết 2)
Tiết 4: ĐỊA LÍ
Bài 2: TRUNG DU BẮC BỘ (T1)
* CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Nói về một quả đồi em biết theo các câu hỏi gợi ý sau:
a) Nêu tên quả đồi (Nếu có). Quả đồi đó ở đâu?
b) Mô tả quả đồi đó.
- HS mô tả.
2. Đọc đoạn hội thoại và cùng trao đổi
a) Đọc kĩ đoạn hội thoại
c) Chỉ vị trí những tỉnh có vùng trung du trên bản đồ hành chính Việt Nam.
- HS chỉ.
3. Làm bài tập
a) Đọc các ý (Trang 75)
b) Viết câu trả lời vào vở.
- Vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.	
4. Thảo luận về hoạt động trồng chè và cây ăn quả.
a) Quan sát.
b) Thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- H2 và H3: là cây chè và cây vải.
- Hoạt động trồng chè và cây ăn quả
* Chè: trồng, chăm sóc, hái chè, sấy khô, đóng gói, xuất khẩu.
* Cây ăn quả(vải): trồng, chăm sóc, thu hoạch quả, xuất khấu.
5. Tìm hiểu về hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp.
a) Quan sát H4 và H5.
b) Trả lời câu hỏi:
+ Vì sao trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống đồi trọc?
- Vì người dân chặt cây lấy gỗ, đốt rừng làm nương,...
- Để khắc phục tình trạng này, người dân đã trồng những loại cây như: keo, trẩu, sở và cây ăn quả,....
6. Đọc và ghi vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 6sáng Lớp 4.doc