Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 4 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017

Tiết 1+2: TIẾNG VIỆT

BÀI 4B: CON NGƯỜI VIỆT NAM ( TIẾT 1+2)

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Giới thiệu một số tư liệu về tre đã chuẩn bị sẵn.

- HS giới thiệu 1 số vật dụng bằng tre, tranh ảnh cây tre, bài thơ, bài hát.

2. Nghe thầy cô hoặc bạn đọc bài thơ.

- Học sinh khá, giỏi đọc.

3. Đọc từ và lời giải nghĩa:

- Học sinh đọc.

4. Cùng luyện đọc.

- Học sinh luyện đọc theo yêu cầu.

5. Trả lời câu hỏi.

1. Học sinh nối: ý a với 2; ý b với 3; ý c với 1.

2. Điệp ngữ trong khổ thơ cuối khẳng định những điều gì? ( ý b và c)

3. Em thích hình ảnh nào nhất về cây tre và búp măng non? Hình ảnh đó cho em biết điều gì?

VD: em thích hình ảnh cây tre vươn mình trong gió, dù gian khổ vẫn hát ru lá cành. Hình ảnh này ca ngợi sức sống mạnh mẽ của cây tre.

6. Học thuộc lòng khổ thơ mà em thích.

- Học sinh học thuộc lòng 1 khổ thơ em thích và đọc trước lớp.

********

7. Tìm hiểu về cốt truyện.

- Học sinh gắn các thẻ ghi những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu vào từng chỗ cho đúng thứ tự:

- Sự việc 1: b) Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.

- Sự việc 2: c) Dế Mèn gạn hỏi và nghe Nhà Trò kể tình cảnh khốn khổ của mình.

- Sự việc 3: a) Dế Mèn phẫn nộ, an ủi và cùng Nhà Trò đến chỗ bọn nhện.

- Sự việc 4: e) Dế Mèn ra oai, lên án và bắt bọn nhện phải phá vòng vây hãm.

- Sự việc 5: d) Bọn nhện sợ hãi phải nghe lời Dế Mèn; Nhà Trò được tự do.

* Học sinh rút ra ghi nhớ và đọc ghi nhớ.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

1. Xếp các sự việc trong truyện Cây khế sau đây thành cốt truyện.

 Trật tự các sự việc là: 1- b; 2- d; 3- a; 4- c; 5-e; 6- g.

2. Dựa theo cốt truyện ở hoạt động 1 , kể tóm tắt chuyện Cây khế.

- Học sinh kể.

 

doc 10 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 4 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4:
Ngày soạn: 10/9/2016
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2016
Tiết 1: CHÀO CỜ
- Lớp trực tuần nhận xét
Tiết 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 4A: LÀM NGƯỜI CHÍNH TRỰC ( Tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
a) Bức tranh vẽ cảnh gì? ( Tranh vẽ cảnh đội danh dự đang thực hiện nghi lễ trong buổi chào cờ...)
b) Hình ảnh búp măng trên lá cờ đội có ý nghĩa gì? ( Các em Đội viên Đội TNTP HCM như những búp măng non mới mọc, đầy sức sống, trung thực, ngay thẳng ...)
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
- 1 học sinh khá, giỏi đọc.
3. Trò chơi : “ Thi tìm từ nhanh”
 - Học sinh ghép các ý: c với 1; d với 2; b với 3; a với 4; g với 5; e với 6; i với 7; h với 8.
4. Cùng luyện đọc.
- Học sinh luyện đọc theo yêu cầu.
5. Thảo luận để trả lời câu hỏi ( chọn ý đúng để trả lời) :
1. Sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào trong việc lập ngôi vua? 
a. Không nhận đút lót để lập Long Xưởng làm vua mà theo di chiếu, lập Thái tử Long Cán làm vua.
2. Sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện ntn trong việc tìm người giúp nước? 
c. Tiến cử người tài giỏi.
3. Những dòng nào nêu đúng lí do nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành? ( Dòng a và dòng b).
.................................................................................................................................
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
BÀI 4: HỌC HÁT BÀI BẠN ƠI LẮNG NGHE
(Đồng chí Quỳnh Trang dạy)
Tiết 4: TOÁN
BÀI 9: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN 
(TIẾT 2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
1.
.>
 <
 =
 8574 < 85 740
	 ? 123 465 >123 456
 745 196 = 745 196
 434 876 < 434 878
	71 326 < 713 260
 586 406 > 568 406
2. Tìm số lớn nhât: số 423 607
3. xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 467 213; 467 312; 467 321; 549 015.
4. Tìm số tự nhiên x, biết:
a) x < 4 ( x là các số 0; 1; 2; 3)
b) x < 6 ( x là các số 0; 1; 2; 3; 4; 5)
c) 3 < x < 7 ( x là các số 4; 5; 6)
5. Tìm số tròn chục x, biết:
 25 < x < 58 ( x là các số 30; 40; 50).
................................................................................................................................
Ngày soạn: 11/9/2016
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2016
Tiết 1+2: TIẾNG VIỆT
BÀI 4A: LÀM NGƯỜI CHÍNH TRỰC (Tiết 2+3)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
6. Tìm từ ghép và từ láy.
 + Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành? (truyện cổ; lặng im; ông cha).
 + Từ phức nào do những tiếng có âm đầu hoặc vần lặp lại nhau tạo thành (chầm chậm; cheo leo; se sẽ; thầm thì),
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Xếp các từ phức được in nghiêng thành hai loại từ ghép và từ láy.
Từ ghép
Từ láy
mùa xuân; hạt mưa; bé nhỏ.
 ghi nhớ; đền thờ; bờ bãi. 
xôn xao; phơi phới; mềm mại; nhảy nhót.
 nô nức.
2. Thi tìm nhanh từ ghép, từ láy chứa những tiếng sau đây:
Từ ghép
Từ láy
a) ngay: ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ...
b) thẳng: thẳng cánh, thẳng cẳng, thẳng đứng; thẳng tuột....
c) thật : chân thật, thành thật, thật lòng, thật tâm, thật tình, ...
a) ngay ngắn.
b) thẳng thắn, thẳng thớm.
c) thật thà
******
3. Nhớ viết:
- Học sinh viết bài theo yêu cầu.
4. Điền vào chỗ trống
a) Thứ tự các từ cần điền: gió; Gió; diều
b) Thứ tự các từ cần điền: Dân; dâng; vầng; sân.
.................................................................................................................................
Tiết 3: TOÁN
BÀI 10: YẾN, TẠ, TẤN
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1. Chơi trò chơi đố bạn:
- Học sinh chơi.
2. Đọc kĩ nội dung:
- Học sinh đọc- GV hướng dẫn.
3. Viết vào chỗ chấm cho phù hợp.
 Con bò cân nặng 2 tạ; Con voi cân nặng 2 tấn; Con chó cân nặng 2 yến.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
1. Tìm số thích hợp để điền vào chỗ chấm:
a) 1 yến = 10 kg
10kg = 1 yến
b) 1tạ = 10 yến
10 yến = 1 tạ
c) 1 tấn = 10 tạ
10 tạ = 1 tấn
3 yến = 30 kg
7 yến = 70 kg
1 tạ = 100kg
100kg = 1 tạ.
1 tấn = 1000 kg
5 tấn = 50tạ
2. Tính:
a) 17 yến + 36 yến = 53 yến b) 125 tạ x 5= 625 tạ
c) 563 tạ - 85 tạ =478 tạ d) 512 tấn : 8 = 64 tấn
3. Giải bài toán:
 Bài giải
 Đổi 2 tấn = 20 tạ
 Chuyến sau chở được số gạo là:
 20 + 5 = 25 ( tạ)
 Cả hai chuyến chở được số gạo là:
 20 + 25 = 45 ( tạ)
	 Đáp số: 45 tạ gạo
Tiết 4: KHOA HỌC
BÀI 4: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ VAI TRÒ GÌ? (T3)
Ngày soạn: 12/9/2016
Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2016
Tiết 1+2: TIẾNG VIỆT
BÀI 4B: CON NGƯỜI VIỆT NAM ( TIẾT 1+2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu một số tư liệu về tre đã chuẩn bị sẵn.
- HS giới thiệu 1 số vật dụng bằng tre, tranh ảnh cây tre, bài thơ, bài hát....
2. Nghe thầy cô hoặc bạn đọc bài thơ.
- Học sinh khá, giỏi đọc.
3. Đọc từ và lời giải nghĩa:
- Học sinh đọc.
4. Cùng luyện đọc.
- Học sinh luyện đọc theo yêu cầu.
5. Trả lời câu hỏi.
1. Học sinh nối: ý a với 2; ý b với 3; ý c với 1.
2. Điệp ngữ trong khổ thơ cuối khẳng định những điều gì? ( ý b và c)
3. Em thích hình ảnh nào nhất về cây tre và búp măng non? Hình ảnh đó cho em biết điều gì?
VD: em thích hình ảnh cây tre vươn mình trong gió, dù gian khổ vẫn hát ru lá cành. Hình ảnh này ca ngợi sức sống mạnh mẽ của cây tre.
6. Học thuộc lòng khổ thơ mà em thích.
- Học sinh học thuộc lòng 1 khổ thơ em thích và đọc trước lớp.
********
7. Tìm hiểu về cốt truyện.
- Học sinh gắn các thẻ ghi những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu vào từng chỗ cho đúng thứ tự:
- Sự việc 1: b) Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.
- Sự việc 2: c) Dế Mèn gạn hỏi và nghe Nhà Trò kể tình cảnh khốn khổ của mình.
- Sự việc 3: a) Dế Mèn phẫn nộ, an ủi và cùng Nhà Trò đến chỗ bọn nhện.
- Sự việc 4: e) Dế Mèn ra oai, lên án và bắt bọn nhện phải phá vòng vây hãm.
- Sự việc 5: d) Bọn nhện sợ hãi phải nghe lời Dế Mèn; Nhà Trò được tự do.
* Học sinh rút ra ghi nhớ và đọc ghi nhớ.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
1. Xếp các sự việc trong truyện Cây khế sau đây thành cốt truyện.
 Trật tự các sự việc là: 1- b; 2- d; 3- a; 4- c; 5-e; 6- g.
2. Dựa theo cốt truyện ở hoạt động 1 , kể tóm tắt chuyện Cây khế.
- Học sinh kể.
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
BÀI 7: ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI. TRÒ CHƠI “CHẠY DỔI CHỖ”
Tiết 4: TOÁN
BÀI 11: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1. Chơi trò chơi ” Nhóm nào về đích sớm”
1kg = 1000g
4kg = 4000g
3 yến = 30kg
20tạ = 2tân
3000kg = 3tấn
60kg = 6 yến
3tạ = 300kg
60yến = 6tạ
5tấn = 50tạ
2. Đọc kĩ các nội dung sau và nghe thầy cô hướng dẫn:
a) Học sinh đọc.
b) Bảng đơn vị đo khối lượng :
Điền số thích hợp vào chỗ chấm :
Lớn hơn ki-lô-gam
Ki-lô-gam
Bé hơn ki-lô-gam
Tấn
Tạ
Yến
kg
hg
dag
g
1 tấn
= 10tạ
 = 1000kg
1 tạ
= 10yến
 = 100 kg
1 yến
= 10kg
1kg
= 10hg
 = 1000g
1hg
=10dag
 =100g
1dag
=10g
1g
3. Đọc tên các đơn vị đo khối lượng trong bảng theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại.
- Học sinh đọc thuộc.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 1dag = 10g	1hg = 10dag
 10g = 1dag	10dag = 1hg
b) 3dag = 30g	5kg = 50hg	2kg 300g = 2300g
 6hg = 60dag	4kg = 4000g	2kg 30g = 2030g
2. Tính :
 470g + 285g = 755g 	 352hg x 3 = 1056hg
 658dag – 375dag = 283g 678hg : 6 = 113hg
>
<
=
 3. 
 5dag = 50g
 ? 7 tấn < 7100kg	
 2 tạ 50kg > 2 tạ 5 kg
 3 tấn 500kg = 3500kg
4. Giải bài toán:
Bài giải
Cả bánh và kẹo nặng số ki-lô-gam là:
( 200 3) + ( 100 4) = 1000g = 1kg
	Đáp số: 1 ki-lô-gam
Ngày soạn: 13/9/2016
Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2016
BÀI 4B: CON NGƯỜI VIỆT NAM ( TIẾT 3)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
3. Nghe thầy/ cô kể chuyện Một nhà thơ chân chính.
- GV dựa vào tranh minh hoạ và kể chuyện.
4. Dựa vào câu chuyện đã được nghe thầy cô kể, trả lời câu hỏi:
1. Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào? 
- Dân chúng phản ứng bằng cách truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của dân chúng.
2. Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình? 
- Nhà vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài hát, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
3. Trước sự đe doạ của vua, thái độ của mọi người như thế nào? 
- Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng).
4. Vì sao vua phải thay đổi thái độ? 
- Nhà vua phải thay đổi thái độ vì thực sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật.
5. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Học sinh kể theo yêu cầu.
6. Trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
* Ý nghia của câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
Tiết 2: TOÁN
BÀI 12: GIÂY, THẾ KỈ ( TIẾT 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Chơi trò chơi “ Ai đọc giờ chính xác” :
 a) 7 giờ đúng. c) 5 giờ kém 20 phút.
b) 10 giờ 10 phút. d) 10 giờ 7 phút.
2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm :
1 ngày = 24giờ
1 giờ = 60phút
3. Quan sát mặt đồng hồ và nghe thầy cô hướng dẫn:
- GV hướng dẫn học sinh.
4. Chơi trò chơi “ Đố bạn”.	
- Học sinh chơi: Ví dụ Một bạn nêu năm 1206 đố bạn biết năm đó thuộc thế kỉ bao nhiêu ( năm đó thuộc thế kỉ 13)
................................................................................................................................
 Tiết 3: KHOA HỌC
BÀI 5: BẠN ĂN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐỦ CHẤT DINH DƯỠNG CHO CƠ THỂ? (Tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Liên hệ thực tế và trả lời
- HS thực hiện ý a, b
2. Đọc và trả lời
a) HS đọc thông tin các bữa ăn trong 3 ngày của bạn Tri
b) Các bữa ăn trong 3 ngày của bạn Tri đã đủ chất dinh dưỡng. Vì thực đơn bạn Tri có đủ các loại thức ăn theo bốn nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
3. Quan sát và trình bày
a) Quan sát tháp dinh dưỡng
b) Dựa vào tháp dinh dưỡng và giới thiệu:
- Những loại thức ăn cần ăn đủ: Các loại quả chín, các loại rau, lương thực...
- Những loại thức ăn cần ăn vừa phải: cá, tôm, cua, đậu, đỗ, thịt..
......
4. Đọc và trả lời
a) HS đọc nội dung trong SHD trang 28
b) Trả lời:
- Cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn vì không có một loại thức ăn, đồ uống nào có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, thường xuyên thay đổi món ăn và phải uống đủ nước.
................................................................................................................................
Tiết 4: LỊCH SỬ
BÀI 1: BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
( Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN) (Tiết 2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
4. Tìm hiểu về cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc chống quân xâm lược Triệu Đà
a) Đọc kĩ đoạn hội thoại trong sách HD
b) Hỏi bạn và cô giáo về những điều em chưa hiểu.
c) Kể cho bạn nghe về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà
 Triệu Đà là vua của nước Nam Việt (Trung Quốc ngày nay) nhiều lần đem quân sang xâm lược nước ta. Vì người dân Âu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc, lại có tướng giỏi, vũ khí tốt nên nhiều lần đánh lui được quân giặc. Đến năm 179 nước Âu Lạc đã bị thất bại vì Triệu Đà dùng kế hoãn binh cho con trai là Trọng Thủy sang làm con rể An Dương Vương, rồi tìm cách bố trí lực lượng, chia rẽ nội bộ những người đứng đầu nhà nước Âu Lạc. An Dương Vương lại chủ quan nên đã thất bại.
5. Đọc kĩ và ghi vào vở đoạn văn sau:
- HS đọc và thực hiện
..
Ngày soạn: 14/9/2016
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2016
Tiết 1: TOÁN
BÀI 12: GIÂY, THẾ KỈ ( Tiết 2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a) 1 phút = 60giây 
 3 phút = 180giây
 60 giây = 1phút 
 5 phút = 300giây
 phút = 12giây 
 1phút 12 giây = 72giây
c) 2 ngày = 48giờ
 4giờ = 240phút
 3giờ 10 phút = 190phút
 2 phút 15 giây = 135giây
 b) 1 thế kỉ =100năm
 100 năm = 1thế kỉ
 4 thế kỉ = 400năm
 9 thế kỉ = 900năm
 thế kỉ = 25năm
 thế kỉ = 20 năm
 ngày = 6 giờ
 giờ = 12phút
2. Ghi các câu trả lời vào vở:
a) Bà Triệu Thi Trinh sinh năm 226 vậy bà sinh vào thế kỉ thứ III. Bà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô năm 248 lúc đó bà 22 tuổi.
b) Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm 1980. Như vậy Nguyễn Trãi sinh vào năm 1880; năm đó thuộc thế kỉ thứ XIX.
c) Bác Hồ sinh năm 1890. Như vậy Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX.
3. Kể tên các tháng :
a) Các tháng có 30 ngày: tháng 4, 6, 7,9, 11.
- Các tháng có 31 ngày: tháng 1, 3, 5, 8, 10, 12
- Tháng có 28 hoặc 29 ngày: tháng 2.
b) Năm nhuận có 366 ngày; năm không nhuận có 365 ngày.
c) Các năm nhuận từ năm 2001 đến nay là: 2004; 2008; 2012;
4. Giải bài toán
 Bài giải
	 phút = 12 giây; phút =15 giây
 Vậy vận động viên chạy phút nhanh hơn vận động viên chạy phút; và nhanh hơn 3 giây.
Tiết 2 +3: TIẾNG VIỆT
BÀI 4C: NGƯỜI CON HIẾU THẢO ( TIẾT 1+2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Trò chơi thi tìm nhanh từ ghép, từ láy có tiếng cho trước.
- Gv hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi.
Tiếng
 Từ ghép
 Từ láy
M: xinh
 thật
xinh đẹp, xinh tươi....
thành thật, thật tâm, thật tình; ...
xinh xắn, xinh xinh...
thật thà
2. Nhận xét về các kiểu từ ghép.
1) Từ ghép: bánh trái ( chỉ chung các loại bánh) có nghĩa tổng hợp.
2) Từ ghép: bánh rán ( chỉ một loại bánh nặn bằng bột gạo nếp, thường có nhân, rán chín giòn) có nghĩa phân loại.
3. Tìm 3 từ ghép tổng hợp; 3 từ ghép phân loại trong các từ ghép ( được in đậm) và xếp vào ô thích hợp.
Từ ghép tổng hợp.
M: ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.
Từ ghép phân loại
M: đường ray, xe đạp, tàu hoả, xe điện, máy bay.
4. Tìm và xếp từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:
a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: sợ sệt
b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: lạt xạt, lao xao.
b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần: rào rào, he hé.
*********
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Cho 3 nhân vật : người mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên. Hãy tưởng tượng và xây dựng một cốt truyện về lòng hiếu thảo.
- Học sinh xây dựng cốt truyện với các sự việc theo gợi ý Tài liệu HD học.
2. Viết lại cốt truyện trên vào vở.
Ví dụ: Ngày xưa có hai mẹ con bà goá nghèo sống ở một làng nhỏ ven rừng. Hàng ngày họ kiếm sống bằng nghề cày thuê, cuốc mướn. Một ngày nọ, bỗng người mẹ không may mắc phải căn bệnh ung thư quái ác, ............Có người nói rằng muốn chữa khỏi bệnh phải đi tìm một bông hoa lạ mọc tận rừng sâu, nơi không có người qua lại vì có rất nhiều rắn rết, hổ báo. Nghe vậy, cậu bé quyết đi tìm bông hoa thuốc quý. Cậu trải qua rất nhiều khó khăn nhưng không nản chí. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cậu, bà tiên xuất hiện, tặng cậu bông hoa quý đó. Có hoa, cậu bé chữa khỏi bệnh cho mẹ. Hai mẹ con mừng rỡ cảm ơn bà tiên và từ đó họ sống rất hạnh phúc bên nhau.
.................................................................................................................................
Tiết 4: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
BÀI 8: ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI. TRÒ CHƠI “BỎ KHĂN”
(Đồng chí Long dạy)
Ví dụ: 
 Ngày xưa có hai mẹ con bà goá nghèo sống ở một làng nhỏ ven rừng. Hàng ngày họ kiếm sống bằng nghề cày thuê, cuốc mướn. Một ngày nọ, bỗng người mẹ không may mắc phải căn bệnh ung thư quái ác, bà không thể đi lại được, đứa con nhỏ bé của bà mới lên 10 tuổi đã phải thay bà làm thuê để lấy tiền thuốc thang và rau cháo đỡ đần mẹ qua ngày. Hằng ngày em phải dậy từ rất sớm sắc thuốc, nấu cháo cho mẹ ăn rồi mới ra đồng làm thuê. Tối đến, sau khi cơm nước cho mẹ xong, hôm nào cũng vậy em thương ngồi bên cạnh giường xoa bóp khắp người để giúp mẹ giảm bớt những cơn đau đang hành hạ mẹ. Vậy mà bệnh tình của mẹ mãi chẳng thuyên giảm. Có người nói rằng muốn chữa khỏi bệnh phải đi tìm một bông hoa lạ mọc tận rừng sâu, nơi không có người qua lại vì có rất nhiều rắn rết, hổ báo. Nghe vậy, cậu bé quyết đi tìm bông hoa thuốc quý. Cậu trải qua rất nhiều khó khăn nhưng không nản chí. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cậu, bà tiên xuất hiện, tặng cậu bông hoa quý đó. Có hoa, cậu bé chữa khỏi bệnh cho mẹ. Hai mẹ con mừng rỡ cảm ơn bà tiên và từ đó họ sống rất hạnh phúc bên nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 4.doc