Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 28 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017

Tiết 3: KHOA HỌC

BÀI 27: NHỮNG VẬT NÀO DẪN NHIỆT TỐT, NHỮNG VẬT NÀO DẪN NHIỆT KÉM? (tiết 2)

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Trả lời câu hỏi:

- Chọn ý: C

2. Nhận xét cách làm thí nghiệm

- Cách làm thí nghiệm của Lan không hợp lí vì Lan cho 2 chiếc thìa vào cốc nước nóng không cùng thời điểm.

3. Chơi trò chơi:

Các vật dẫn nhiệt tốt Các vật dẫn nhiệt kém

Sắt, nồi nhôm, chảo gang, đáy bàn là,

 Bông, rơm xốp, không khí, len, tay cầm bàn là, mái nhà tranh

4. Thực hành

- HS làm thí nghiệm và kết luận: Viên đá bọc trong khăn bông tan chảy ít hơn.

 

doc 13 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 432Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 28 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28: 
Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2017
(Đồng chí Giang Oanh soạn giảng)
Ngày soạn: 26/3/2017
Thứ ba ngày 28 tháng 3 năm 2017
Tiết 1: TIẾNG VIỆT 
 BÀI 28A: ÔN TẬP 1 (Tiết 3)
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
5. Ghi lại những từ đã học theo chủ điểm :
	Người ta là hoa đất
Vẻ đẹp muôn màu
Những người quả cảm
M : tài giỏi
M : tươi đẹp
M : dũng cảm
tài hoa, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng, tài trí, tài tình
đẹp đẽ, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, sặc sỡ, huy hoàng, tuyệt diệu, tuyệt đẹp,.
gan dạ, anh hùng, can đảm, gan góc, táo bạo, gan lì, anh dũng.
6. Viết lại một thành ngữ hoặc tục ngữ đã học trong mỗi chủ điểm nói trên.
Chủ đề : Người ta là hoa đất :
Người ta là hoa đất.
 Nước lã mà vã lên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
- Chuông có đánh mới kêu. Đèn có khêu mới tỏ.Khoẻ như voi. Nhanh như cắt.
- Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.
Chủ đề : Vẻ đẹp muôn màu :
Mặt tươi như hoa. Đẹp người đẹp nết. Chữ như gà bới.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
Cái nết đánh chết cái đẹp.
Trông mặt mà bắt hình dong
Chủ đề : Những người quả cảm
- Gan vàng dạ sắt. Bền gan vững chí.
7. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm :
a) - Một người tài đức vẹn toàn
 - Nét trạm trổ tài hoa.
 - Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ.
	(tài năng, tài đức, tài hoa)
b) - Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt.
 - Một ngày đẹp trời.
 - Những kỉ niệm đẹp đẽ.
	(đẹp trời, đẹp đẽ, đẹp mắt)
c) -Một dũng sĩ diệt xe tăng
 - Có dũng khí đấu tranh
 - Dũng cảm nhận khuyết điểm
	(dũng sĩ, dũng khí, dũng cảm)
Tiết 2: TOÁN
BÀI 89: GIỚI THIỆU VỀ TỈ SỐ
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Chơi trò chơi “Xác định tỉ số”
-Học sinh chơi theo yêu cầu.
2. Đọc kĩ và giải thích cho bạn.
- Học sinh hoạt động.
- GV kiểm tra chốt kiến thức trọng tâm.
3. Viết tỉ số của a và b, biết :
a) 
a = 2
b = 5
2 : 5 hay 
b)
a = 9 
b = 7
9 : 7 hay 
c)
a = 6
b = 11
6 : 11 hay 
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Trong túi có 3 bi đỏ và 5 bi xanh.
a) Viết tỉ số của số bi đỏ và số bi xanh: 3: 5 hay 
b) Viết tỉ số của số bi xanh và số bi đỏ: 5: 3 hay 
2. Trong lớp có 15 bạn trai và 14 bạn gái
a) Viết tỉ số của số bạn trai và số bạn gái: 15: 14 hay 
b) Viết tỉ số của số bạn gái và số bạn trai: 14: 15 hay 
c) Viết tỉ số của số bạn trai và số bạn của cả lớp: 15: 29 hay 
3. Viết vào ô trống (theo mẫu) :
 x
 y
 Tỉ số của x và y
 Tỉ số của y và x
12
10
12 : 10 hay 
10 : 12 hay 
3
9
3 : 9 hay 
9 : 3 hay 
25
17
25 : 17 hay 
17 : 25 hay 
4. Giải bài toán sau :
Bài giải
Trong sân có số bạn gái là:
10 x = 5 ( bạn)
 Đáp số: 5 bạn gái
Tiết 3: KHOA HỌC
BÀI 27: NHỮNG VẬT NÀO DẪN NHIỆT TỐT, NHỮNG VẬT NÀO DẪN NHIỆT KÉM? (tiết 2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Trả lời câu hỏi: 
- Chọn ý: C
2. Nhận xét cách làm thí nghiệm
- Cách làm thí nghiệm của Lan không hợp lí vì Lan cho 2 chiếc thìa vào cốc nước nóng không cùng thời điểm.
3. Chơi trò chơi:
Các vật dẫn nhiệt tốt
Các vật dẫn nhiệt kém
Sắt, nồi nhôm, chảo gang, đáy bàn là, 
Bông, rơm xốp, không khí, len, tay cầm bàn là, mái nhà tranh
4. Thực hành
- HS làm thí nghiệm và kết luận: Viên đá bọc trong khăn bông tan chảy ít hơn.
Tiết 4: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Đ/C Quỳnh Trang dạy
Ngày soạn: 27/3/2017
Thứ tư ngày 29 tháng 3 năm 2017
Tiết 1+2: TIẾNG VIỆT 
 BÀI 28B: ÔN TẬP 2 (Tiết 1+2)
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
1. Chơi trò chơi : Giải ô chữ ở hàng dọc
a) Hàng ngang là từ còn thiếu trong các câu sau:
1/ nước. 2/ Cái. 3/ người. 4/ đánh. 5/ đẹp. 6/ đẹp
b) Ghi lại từ tạo được ở hàng dọc: Cái đẹp.
2. Luyện đọc.
- Học sinh luyện đọc lại các bài tập đọc trong chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. 
3. Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu vào bảng theo mẫu :
 Tên bài
 Nội dung chính
M: Sầu riêng
Giá trị và vẻ đặc sắc của sầu riêng - loại cây ăn quả đặc sản của miền Nam nước ta.
Chợ Tết
Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động, nói lên cuộc sống nhộn nhịp ở thôn quê vào dịp Tết.
Hoa học trò
Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, một loài hoa gắn với tuổi học trò.
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tây Nguyên cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Vẽ về cuộc sống an toàn
Kết quả cuộc thi vẽ tranh với chủ đề Em muốn sống an toàn cho thấy: Thiếu nhi Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn, biết thể hiện nhận thức bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
Đoàn thuyền đánh cá
Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp trong lao động của người dân biển.
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
4. Phân biệt 3 kiểu câu kể ( bằng cách nêu định nghĩa, ví dụ về từng loại kiểu câu, ghi lại vào phiếu học tập hoặc bảng nhóm):
 Kiểu câu
Nội dung
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Ai là gì?
Định nghĩa
Câu kể Ai làm gì? thường gồm hai bộ phận:
-Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời câu hỏi : Ai ( cái gì, con gì,)?
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
- Vị ngữ thường là động từ, cụm động từ
Câu kể Ai thế nào? thường gồm hai bộ phận:
-Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời câu hỏi : Ai ( cái gì, con gì,)?
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Thế nào?
- Vị ngữ thường là tính từ, cụm tính từ.
Câu kể Ai thế nào? thường gồm hai bộ phận:
-Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời câu hỏi : Ai ( cái gì, con gì,)?
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Là gì ( là ai, là con gì?
- Vị ngữ thường là danh từ, cụm danh từ.
Ví dụ
Chúng em đang học bài.
Cây cối xanh um.
Bạn này là Diệu Chi.
5. Mỗi câu kể trong đoạn sau thuộc kiểu câu nào? Nói rõ tác dụng của từng câu.
 Câu
 Kiểu câu
Tác dụng
M: Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười.
Ai là gì?
Giới thiệu về tuổi của nhân vật tôi.
Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một.
Ai làm gì?
Kể về hoạt động của nhân vật tôi.
Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.
Ai thế nào?
Kể về đặc điểm, trạng thái của buổi chiều ở làng ven sông.
6. Thi viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện Khuất phục tên cướp biển đã học. Trong đoạn văn có sử dụng ba kiểu câu kể.
VD: Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ và hiền hậu. Nhưng ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển.
7.a) Nghe thầy cô đọc, viết chính tả
- Học sinh nghe - viết theo yêu cầu.
b)Trao đổi bài với bạn để chữa lỗi.
Tiết 3: TOÁN 
BÀI 90: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ (Tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Đọc bài toán 1 và giải thích cho bạn :
- Học sinh đọc và giải thích theo yêu cầu.
2. Đọc bài toán 2 và viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải.
Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :
3 + 4 = 7 ( phần)
Giá trị mỗi phần là :
35 : 7 = 5
Số vở của Vũ là :
5 x 3 = 15 (quyển)
Số vở của Điền là :
 5 x 4 = 20 (quyển)
	Đáp số : Vũ : 15quyển ;
 Điền : 20 quyển 
- GV kiểm tra, chốt kiến thức về cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. 
- Gv lưu ý học sinh nên dựa vào tỉ số để tìm tổng số phần bằng nhau không nhất thiết phải vẽ sơ đồ, dựa vào sơ đồ để tìm tổng số phần bằng nhau.
3. Giải bài toán sau :
Bài giải
Số tem của Nga là:
12 : ( 1+2) = 4 (chiếc)
Số tem của Hằng là:
12 : ( 1+2) x 2 = 8(chiếc)
 Đáp số : Nga: 4 chiếc tem
 Hằng : 8 chiếc tem 
Tiết 4: LỊCH SỬ
BÀI 10: PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN 
(1771-1802) (tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Tìm hiểu mục đích tấn công ra bắc của nghĩa quân Tây Sơn năm 1786
- Mục đích tấn công ra bắc của nghĩa quân Tây Sơn năm 1786 là để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
2. Tìm hiểu diễn biến và kết quả cuộc tấn công ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn năm 1786
b) - Chiến thắng của quân Tây Sơn: ý 4 và 6 trong đoạn hội thoại sách HD.
 - Kết quả: ý 8 trong đoạn hội thoại.
3. Tìm hiểu Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789
- HS đọc và quan sát lược đồ trình bày diễn biến và kết quả trận đấu.
 Ngày soạn: 28/3/2017
Thứ năm ngày 30 tháng 3 năm 2017
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
BÀI 28C: ÔN TẬP 3 (Tiết 1)
B. HOẠT ĐỘN THỰC HÀNH
1. Chơi trò chơi Tìm nhanh mười từ có tiếng dũng
M: - mãnh (dũng mãnh)
 - anh (anh dũng)
dũng cảm; dũng sĩ; trí dũng; trung dũng; hùng dũng; dũng khí ...
2. Ôn luyện tập đọc
- Học sinh ôn lại các bài tập đọc thuộc chủ điểm Những người quả cảm. (Bà 25 - 27)
3. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Những người quả cảm :
 Tên bài
 Nội dung chính
 Nhân vật.
M: Khuất phục tên cướp biển.
Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn.
- Bác sĩ Ly
- Tên cướp biển
Ga-vrốt ngoài chiến luỹ.
Ca ngơi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
- Ga- vrốt
- Ăng-giôn-ra 
- Cuốc-phây-rắc
Dù sao trái đất vẫn quay.
Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- Cô-péc-níc
- Ga-li-lê
Con sẻ.
Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.
- Con chó
- Con sẻ mẹ, sẻ con.
- Nhân vật tôi.
4. Đọc thầm bài văn sau:
- Học sinh đọc bài Chiếc lá.
5. Dựa vào nội dung bài đọc chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây :
1. Học sinh chọn ý b. Chim sâu và chiếc lá.
2. Học sinh chọn ý a. Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc lá bình thường.
3. Học sinh chọn ý a. Hãy biết quý trọng những người bình thường.
4. Học sinh chọn ý c. Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hoá.
5. Học sinh chọn ý c. Có thể thay bằng từ nhỏ bé.
6. Học sinh chọn ý c. Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.
7. Học sinh chọn ý c. Có cả ba kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
8. Học sinh chọn ý b. Cuộc đời tôi.
Tiết 2: TOÁN 
BÀI 90: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ (Tiết 2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Giải các bài toán:
Bài giải
 Ta có sơ đồ:
 ?
 Số thứ nhất :
 100
 Số thứ hai :
 ? 
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Số thứ nhất là:
100 : 5 2 = 40
Số thứ hai là:
100 - 40 = 60
 Đáp số: Số thứ nhất: 40
 Số thứ hai: 60
2. 
Bài giải
 Ta có sơ đồ:
 ? quả
 Rổ thứ nhất:
 49 quả cam
 Rổ thứ hai:
 ? quả
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 4 = 7 (phần)
Rổ thứ nhất có số quả cam là:
49 : 7 3 = 21 (quả)
Rổ thứ hai có số quả cam là:
49 - 21 = 28 (quả)
 Đáp số: Rổ thứ nhất: 21 quả cam
 Rổ thứ hai: 28 quả cam.
3. 
Bài giải
 Ta có sơ đồ:
 ? tạ thóc
Thửa ruộng thứ nhất:
 32tạ 
 thóc
 Thửa ruộng thứ hai:
 ? tạ thóc
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 (phần)
Thửa ruộng thứ nhất có số tạ thóc là:
32 : 8 3 = 12 (tạ)
Thửa ruộng thứ hai có số tạ thóc là:
32 - 12 = 20 (tạ)
 Đáp số: Thửa ruộng thứ nhất: 12 tạ thóc
 Thửa ruộng thứ hai: 20 tạ thóc.
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
 (Đ/c Hoàng Hải dạy)
Tiết 4: ĐỊA LÍ
BÀI 11: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (tiết 2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
4. Đọc và thảo luận
a) HS đọc thông tin
b) Thảo luận trả lời câu hỏi
5. Đọc thông tin và trả lời
- Có những nhà máy sản xuất: nhà máy đường, đóng và sửa chữ tàu thuyền.
- Những điều kiện để phát triển du lịch: có nhiều bãi biển đẹp, bằng phẳng, nước biển trong xanh. Nơi đây còn có nhiều di sản văn hóa như Cố đô Huế, phố cổ Hội An...
6. Nêu thứ tự công việc sản xuất đường mía: theo mũi tên
8. HS đọc và ghi vào vở những ý chính
B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Làm bài tập
a) Các câu đúng là: a1, a2, a5
b) Viết các câu trên vào vở
2. Quan sát và phân loại
Trồng trọt và chăn nuôi
Nuôi, đánh bắt thủy sản
HĐ du lịch
Đóng, sửa chữ tàu thuyền
Hoạt động khác
Hình 9e, 9b
Hình 9a
Hình 9d
Hình 9đ
9c
3. Hoàn thành phiếu học tập
Sơ đồ 1: b,c -> a -> d
Sơ đồ 2: g -> e -> đ
Ngày soạn: 28/3/2017
Thứ sáu ngày 31 tháng 3 năm 2017
Tiết 1 + 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 28C: ÔN TẬP 3 (Tiết 2 + 3)
B. HOẠT ĐỘN THỰC HÀNH
6. a) Nhớ viết : Đoàn thuyền đánh cá (3 khổ thơ đầu)
 b) Trao đổi bài làm với bạn, chữa lỗi cho nhau.
7. Cho hai đề sau:
1. Tả một đồ vật em thích.
2. Tả một cây bóng mát, cây hoa hoặc cây ăn quả.
- Học sinh viết bài theo yêu cầu.
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MĨ THUẬT
 (Đ/c Lê Thương dạy)
Tiết 4: TOÁN
BÀI 91: LUYỆN TẬP
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Chơi trò chơi “Đặt bài toán theo sơ đồ”:
- HS chơi trò chơi theo yêu cầu 
Giải các bài toán sau:
2. 
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 (phần)
Số thứ nhất là:
200 : 8 3 = 75
Số thứ hai là:
200 - 75 = 125
 Đáp số: Số thứ nhất: 75
 Số thứ hai: 125.
3. 
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
6 + 7 = 13 (phần)
Lớp 4A trồng được số cây là:
390 : 13 6 = 180 (cây)
Lớp 4B trồng được số cây là:
390 - 180 = 210
 Đáp số: Lớp 4A: 180 cây
 Lớp 4B: 210 cây.
4. Bài giải
Nửa chu vi mảnh đất là:
182 : 2 = 91 (m)
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 4 = 7 (phần)
Chiều rộng mảnh đất là:
91 : 7 3 = 39 (m)
Chiều dài mảnh đất là:
91 - 39 = 52 (m)
 Đáp số: Chiều rộng: 39m
 Chiều dài: 52m. 
5. Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1= 4 (phần)
Đoạn dây thứ nhất dài là:
116 : 4 3 = 87 (m)
Đoạn dây thứ hai dài là:
116 - 87 = 29 (m)
 Đáp số: Đoạn thứ nhất: 87m
 Đoạn thứ hai: 29m. 
6. Nêu bài toán theo sơ đồ rồi giải bài toán đó:
	Hai bao su su đựng 360 quả. Bao 1 bằng bao 2. Hỏi mỗi bao đựng bao nhiêu quả su su?
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
 2 + 3= 5 (phần)
Bao 1 đựng số quả su su là:
360 : 5 2 = 144 (quả)
Bao 2 đựng số quả su su là:
360 - 144 = 216 (quả)
 Đáp số: Bao 1: 144 quả su su
 Bao 2: 216 quả su su. 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: TIẾNG VIỆT 
 BÀI 28A: ÔN TẬP 1 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Học thuộc lòng và ghi nhớ nội dung một số bài tập đọc thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất ( Bài 19 - 21)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
1. Thi đọc thuộc lòng ( theo phiếu):
- Thi đọc cá nhân.
- Bình chọn bạn đọc hay nhất.
2. Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc thuộc thể loại văn xuôi theo chủ điểm Người ta là hoa đất (Từ bài 19 đến bài 21) vào bảng theo mẫu :
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
M : Bốn anh tài.
Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa, trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây.
Cẩu Khây, Nắm tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò.
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của nước nhà.
Trần Đại Nghĩa.
Trống đồng Đông Sơn. 
Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo là niềm tự hào của người Việt Nam. 
Tiết 4: TIẾNG VIỆT 
 BÀI 28A: ÔN TẬP 1 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài Hoa giấy.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
3. a) Nghe - viết :
- Học sinh viết bài theo yêu cầu.
b) Trao đổi bài với bạn để chữa lỗi.
4. Nói 2- 3 câu có các nội dung sau: 
a) Kể về các hoạt động vui chơi của em và các bạn trong giờ nghỉ giữa buổi học ở trường.
M: Giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân như một đàn ong vỡ tổ. Dưới những gốc cây bàng các bạn nữ chơi chuyền rất vui vẻ. Trên sân trường các bạn nam chơi bi, đá bóng, cười nói rộn rã....
b) Nhận xét về tính tình hoặc tả dáng vẻ của các bạn trong lớp em.
M: Bạn Bình lúc nào cũng chăm chỉ còn bạn Tuấn thì rất lười. Bạn Nga hiền dịu, ít nói. Bạn Lan thì hay nói, hay cười....
c) Giới thiệu từng bạn trong nhóm em với chị phụ trách mới của liên đội.
M: Thưa chị, đây là các bạn trong tổ em. Bạn Nam là chủ tịch hội đồng tự quản. Bạn Mụi là trưởng ban văn nghệ của lớp. Bạn Mạnh là nhóm trưởng phụ trách chung về các công việc của cả nhóm....
Tiết 1: TOÁN 
BÀI 88: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Em ôn tập về:
- Một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi. 
- Cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
3. Đúng ghi Đ, sai ghi S (theo mẫu):
Trong hình thoi MNPQ 
a)
MN và PQ là cặp cạnh đối diện.
Đ
 N
 M P
 Q
b)
MP và NQ là cặp cạnh đối diện.
S
c)
MP và NQ vuông góc với nhau.
Đ
d)
MN và QP không bằng nhau.
S
e)
Các cặp cạnh đối diện song song với nhau.
Đ
g)
Bốn cạnh đều bằng nhau.
Đ
4. Khoanh tròn trước câu trả lời đúng :
 5cm
 Hình vuông
 8cm
4cm
 Hình chữ nhật
4cm
 9cm
Hình bình hành
 8cm
 6cm
 Hình thoi
Trong các hình trên, hình có diện tích lớn nhất là :
- Học sinh khoanh vào ý C. Hình bình hành.	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuấn 28. - Van.doc