Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 17 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017

Tiết 4: TOÁN

BÀI 53: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 2)

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

4. Giải bài toán:

Bài giải

Trung bình mỗi người của đội làm được số sản phẩm là:

(855 + 920 + 1350) : 25 = 125 (sản phẩm)

 Đáp số: 125 sản phẩm.

5. Biểu đồ dưới đây nói về số giờ nắng trong tháng 6 năm 2008 ở một số địa phương:

Dựa vào biểu đồ trên hãy viết tiếp vào chỗ chấm:

a) Tháng 6 ở Hà Nội có 116 giờ nắng.

b) Tháng 6 ở Nha Trang có nhiều giờ nắng nhất.

c) Tháng 6 ở Lai Châu có ít giờ nắng nhất.

d) Số giờ nắng trong tháng 6 ở Plâyku nhiều hơn ở Cà Mau là 73 giờ.

 

doc 12 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 17 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17:
 Ngày soạn: 011/12/2016
Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2016
Tiết 2+3: TIẾNG VIỆT
BÀI 17A: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (Tiết 1+2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát bức tranh sau đây và nhận xét:
- Bức tranh vẽ cảnh gì? 
+ Bức tranh vẽ cảnh một nàng công chúa và những người tí hon ở trong khu rừng.
- Cảnh và người trong tranh gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào nói về nàng công chúa?
+ Đó là câu chuyện nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn.
- Em thường hình dung về nàng công chúa như thế nào?
+ HS tự nêu.
5. Thảo luận để trả lời câu hỏi
1) Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
- Công chúa mong muốn có mặt trăng và nói cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
2) Các vị thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
- Họ nói rằng đòi hỏi của công chúa là không thể thực hiện được.
3) Vì sao họ cho rằng đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được?
- Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
4) Chú hề đã làm cách nào để vui lòng công chúa?
c) Chú hề tìm hiểu ý nghĩ của công chúa về mặt trăng rồi làm một mặt trăng như trong ý nghĩ của công chúa.
6. Cách nghĩ của công chúa về vị trí và kích thước của mặt trăng khác với các nhà khoa học và các đại thần như thế nào? Chọn ô ở giữa phù hợp với từng ô ở cột trái, phải để trả lời:
Vị trí của mặt trăng
 1) Công chúa nhỏ 
Kích thước của mặt trăng
a) Ở rất xa
c) To hơn móng tay
b) Ở trên ngọn cây ngoài cửa sổ
 2) Các đại thần
 và các nhà khoa học 
d) To gấp nhiều lần đất nước của nhà vua
*********
7. Tìm hiểu các bộ phận trong câu kể Ai làm gì?.
1) Đọc đoạn văn sau:
2) Nhận xét:
- Các câu văn trong đoạn trên thuộc kiểu câu gì?
- Các câu văn rong đoạn trên thuộc kiểu câu Ai làm gì.
- Tìm và ghi lại mỗi câu trên các từ ngữ chỉ hoạt động và chỉ người hoặc vật hoạt động. Ghi lại kết quả trên phiếu vào bảng nhóm.
Câu
Từ ngữ chỉ hoạt động
Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động
M: Người lớn đánh trâu ra cày.
đánh trâu ra cày
Người lớn
Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
nhặt cỏ, đốt lá
Các cụ già
Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.
bắc bếp thổi cơm
Mấy chú bé
Các bà mẹ tra ngô.
tra ngô
Các bà mẹ
Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.
ngủ khì trên lưng mẹ
Các em bé
Lũ chó sủa om sòm.
sủa om sòm
Lũ chó
- Đặt câu hỏi:
+ Cho từ ngữ chỉ hoạt động
+ Cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động
Câu 2: Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
- Các cụ già làm gì? ; - Ai nhặt cỏ, đốt lá?
Câu 3: Các bà mẹ tra ngô.
- Các bà mẹ làm gì? ; - Ai tra ngô?
Câu 4: Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.
- Các em bé làm gì? ; - Ai ngủ khì trên lưng mẹ?
Câu 5: Lũ chó sủa om sòm.
- Con gì sủa om sòm? ; - Lũ chó làm gì?
3) Câu kể Ai làm gì? có mấy bộ phận? Mỗi bộ phận trả lời cho câu hỏi nào?
- Câu kể Ai làm gì? có hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi Ai (con gì, cái gì)?, bộ phận thứ hai trả lời cho câu hỏi Làm gì?.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Đọc đoạn văn sau thay nhau hỏi và trả lời:
a) Đoạn văn có mấy câu kể Ai làm gì? Đó là những câu nào?
- Đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì?. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
b) Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.
Câu 1: Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
 CN VN
Câu 2: Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
 CN VN
Câu 3: Chị tôi đan lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
 CN VN
2. Viết vào vở đoạn văn kể về các công việc trong buổi sáng của mọi người trong gia đình em.
VD: Vào mỗi buổi sáng gia đình em ai cũng bận rộn để chuẩn bị cho công việc của mình. Mẹ nấu cơm để cho cả nhà cùng ăn. Bố em chuẩn bị vật dụng để ra đồng. Em đánh răng, rửa mặt và cùng mẹ chuẩn bị cho bữa cơm. Ăn cơm xong em cùng em gái đến trường.
Tiết 4: TOÁN
BÀI 53: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 2)
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
4. Giải bài toán:
Bài giải
Trung bình mỗi người của đội làm được số sản phẩm là:
(855 + 920 + 1350) : 25 = 125 (sản phẩm)
 Đáp số: 125 sản phẩm.
5. Biểu đồ dưới đây nói về số giờ nắng trong tháng 6 năm 2008 ở một số địa phương:
Dựa vào biểu đồ trên hãy viết tiếp vào chỗ chấm:
a) Tháng 6 ở Hà Nội có 116 giờ nắng.
b) Tháng 6 ở Nha Trang có nhiều giờ nắng nhất.
c) Tháng 6 ở Lai Châu có ít giờ nắng nhất.
d) Số giờ nắng trong tháng 6 ở Plâyku nhiều hơn ở Cà Mau là 73 giờ.
Sáng,Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2016
Đi coi thi cuối học kì I lớp 2ª6
Ngày soạn: 12/12/2016
Chiều, Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2016
(Học bài sáng thứ ba)
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
BÀI 17A: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (Tiết 3)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
5. Điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b).
b) Tiếng có vần ât hoặc âc?
 Khúc nhạc đưa mọi người vào giấc ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng trang nghiêm và linh thiêng như tiếng đất trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan vất vả đời thường.
6. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn sau:
 Chàng hiệp sĩ đang ôm giấc mộng làm người, bỗng thấy xuất hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che nửa mặt lấc láo đảo mắt nhìn quanh, rồi cất tiếng khàn khàn hỏi:
 - Còn ai thức không đấy?
 - Có tôi đây! - Chàng hiệp sĩ lên tiếng:
 Thế là bà già nhấc chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống đất. Chàng lảo đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng thật dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già nắm tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.
Tiết 2: TOÁN
BÀI 54: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2. 
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 (tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
2. Thực hiện các hoạt động sau:
a) Tính:
10 : 2 = 5
32 : 2 = 16
14 : 2 = 7
36 : 2 = 18
28 : 2 = 14
11 : 2 = 5 (dư 1)
33 : 2 = 16 (dư 1)
15 : 2 = 7 (dư 1)
37 : 2 = 18 (dư 1)
29 : 2 = 14 (dư 1)
b) Em hãy đọc các số chia hết cho 2 và đọc các chữ số tận cùng của các số chia hết cho 2.
3. Thực hiện các hoạt động sau:
a) Tính:
20 : 5 = 4
30 : 5 = 6
40 : 5 = 8
25 : 5 = 5
35 : 5 = 7
41 : 5 = 8 (dư 1)
32 : 5 = 6 (dư 2)
53 : 5 = 10 (dư 3)
44 : 5 = 8 (dư 4)
46 : 5= 8 (dư 6)
37 : 5 = 7 (dư 2)
58 : 5 = 11 (dư 3)
19 : 5 = 3 (dư 4)
4. Trong các số 35; 89; 326; 1000; 767; 7536; 8401; 84683, em hãy viết vào vở:
a) Các số chia hết cho 2: 326; 1000; 7536
b) Các số không chia hết cho 2: 35; 89; 767; 8401; 84683
5. Trong các số 35; 8; 57; 660; 4674; 3000; 945; 5353, em hãy viết vào vở:
a) Các số chia hết cho 5: 35; 660; 3000; 945;
b) Các số không chia hết cho 5: 8; 57; 4674; 5353
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Đ/C Nguyễn Quỳnh Trang dạy
Ngày soạn: 12/12/2016
Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2016
Tiết 1 + 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 17B: MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ (Tiết 1 + 2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát và nói về nội dung bức tranh sau:
- Tranh vẽ cảnh gì?
- Tranh vẽ cảnh công chúa và chú hề.
- Công chúa làm gì? Chú hề làm gì?
- Công chúa đang nằm trên giường tay cầm mặt trăng nhỏ. Chú hề đang nói chuyện cùng công chúa.
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
- Một HS khá, giỏi đọc.
3. Cùng luyện đọc.
- HS đọc theo yêu cầu
4. Thảo luận để trả lời câu hỏi
1) Nhà vua lo lắng điều gì? 
- Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả.
2) Vì sao các vị đại thần và nhà khoa học, một lần nữa lại không giúp được nhà vua? 
c) Vì cả hai điều trên.
3) Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì? 
- Chú hề đặt câu hỏi như vậy để dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời và một mặt trăng đang nằm trên cổ.
4) Công chúa đã trả lời như thế nào? 
- Khi ta mất một chiếc răng, chiếc răng mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy. Khi ta cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên... Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy.
5) Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì?
c) Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.
Tiết 2
5. Tìm hiểu đoạn văn miêu tả đồ vật.
1) Đọc bài văn sau:
2) Xác định các đoạn văn trong bài.
Các đoạn văn
Nội dung của đoạn văn
Đoạn 1: từ Hồi học đến một cây bút máy bằng nhựa.
- Giới thiệu về cây bút máy.
Đoạn 2: từ Cây bút dài đến bóng loáng.
- Tả hình dáng của cây bút.
Đoạn 3: từ Mở nắp ra đến cất vào cặp.
- Tả cái ngòi bút.
Đoạn 4: từ Mấy tháng đến hết.
- Nêu tình cảm của người viết.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. a) Viết vào vở đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
VD: Chiếc bút chì của em sáng bóng. Nó dài gần một gang tay, thân bút tròn và to hơn chiếc đũa. Đầu bút chì được vót nhọn trông như tên lửa.
 b) một số em đọc bài viết, nghe thầy cô và các bạn khác nhận xét.
2. Nêu nhận xét của em sau khi quan sát từng bức tranh.
- Tranh 2: Sét có thể gây ra cháy nhà.
- Tranh 3: Mặt hồ như một chiếc gương khổng lồ.
- Tranh 4: Cơn giông sẽ gây ra trận mưa lớn.
 Tiết 3: TOÁN
BÀI 54: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2. 
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 (tiết 2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Em hãy viết vào vở:
a) Bốn số có hai chữ số, các số đó đều chia hết cho 2: 24; 36; 42; 58
b) Hai số có ba chữ số, các số đó đều không chia hết cho 2: 255; 789
c) Bốn số có ba chữ số, các số đó đều chia hết cho 5: 245; 730; 400; 585
2. Trong các số sau: 37; 45; 100; 70; 48; 215
Tìm và viết vào vở:
a) Các số chia hết cho 2: 100; 48; 70
b) Các số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2: 45; 215
c) Các số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5: 100; 70
3. Với ba chữ số 0; 6; 5 em hãy viết vào vở:
a) Ba số có ba chữ số khác nhau là số chẵn: 560; 650; 506
b) Ba số có ba chữ khác nhau chia hết cho 5: 605; 560; 650
c) Hai số có ba chữ số chia hết cho 10: 560; 650
4. Trong các số từ 1 đến 20, em hãy viết vào vở:
a) Các số chia hết cho 5 là: 5; 10; 15; 20
b) Các số chia hết cho 2 là: 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18; 20
c) Các số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 là: 10; 20
Tiết 4: KHOA HỌC
BÀI 18: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO? (tiết 3)
Thứ năm ngày 15 tháng12 năm 2016
Kiểm tra cuối HK I môn Tiếng Việt
 Ngày soạn: 13/12/2016
Chiều, Thứ năm ngày 15 tháng12 năm 2016
Tiết 1: LỊCH SỬ
BÀI 5: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (T3)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Hãy điền dấu x vào ô trống trước ý đúng:
- Đánh dấu vào ý các bô lão.
2. Nối các ý ở cột A với cột B cho phù hợp.
A
B
1. Bô lão
a) Thích vào tay hai chữ “Sát Thát”
2. Trần Hưng Đạo
b) Viết “Hịch tướng sĩ”
3. Binh sĩ
c) Họp ở điện Diên Hồng.
3. Cùng nhau hoàn thành bảng:
Ba lần kháng chiến
Kết cục của quân Mông- Nguyên
Lần thứ nhất
 Chúng cắm cổ rút chạy không còn hung hăng cướp phá như khi mới vào xâm lược.
Lần thứ hai
Lần thứ hai tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn thoát.
Lần thứ ba
Quân ta chặn đường rút lui của giặc dùng kế cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt chúng.
Tiết 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Đ/C Nguyễn Xuân Tới dạy
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ THUẬT
BÀI 8: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( Tiết 4 )
I. MỤC TIÊU
	- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ thuật cắt, khâu thêu đã học.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
	Giáo viên:
	- SGK, SGV
	- Mẫu các sản phẩm đã học.
	- Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu
	Học sinh:
	- Bộ đồ dùng, SGK...
III. TIẾN TRÌNH
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
1. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành làm các sản phẩm tự chọn 
- GV cho HS tiến hành làm các sản phẩm tự chọn theo ý thích
- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng để các em hoàn thiện sản phẩm của mình.
2. Nhận xét, đánh giá
- Tiến hành nhận xét đánh giá các sản phẩm đã hoàn thiện
- HS tự nhận xét đánh giá, chọn ra các sản phẩm đẹp và trưng bày
- GV nhận xét, đánh giá
	2. Hoạt động ứng dụng:
- Trưng bày sản phẩm tại góc học tập hoặc dùng làm đồ chơi.
- Làm một sản phẩm cắt khâu thêu khác theo ý thích.
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2016
Kiểm tra cuối HKI môn Toán
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
BÀI 17B: MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ (Tiết 3)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
4. Dựa vào các tranh dưới đây, kể lại câu chuyện Một phát minh nho nhỏ.
a) Dựa vào lời thầy kể của thầy cô, tìm lời thuyết minh cho mỗi bức tranh.
- Tranh 1: Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.
- Tranh 2: Ma-ri-a tò mò, lẻn ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.
- Tranh 3: Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma-ri-a xuất hiện và trêu em.
- Tranh 4: Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện.
- Tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích cho hai em.
b) Dựa vào tranh và lời thuyết minh, kể từng đoạn câu chuyện.
c) Kể toàn bộ câu chuyện.
Tiết 2: TOÁN
BÀI 55: LUYỆN TẬP
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Chơi trò chơi "Tiếp sức":
2. Trong các số: 3457; 4568; 66814; 2050; 2229; 3576; 900; 2355, em hãy viết vào vở:
a) Các số chẵn: 4568; 66814; 2050; 3576; 900
b) Các số lẻ: 3457; 2229; 2355
c) Các số chia hết cho 5: 2050; 900; 2355
3. Em hãy viết vào vở:
a) Bốn số có ba chữ số và chia hết cho 2: 236; 478; 594; 862
b) Bốn số có bốn chữ số và chia hết cho 5: 1000; 5065; 8690; 9875
4. Trong các số: 345; 480; 296; 341; 2000; 3995; 9010; 325, em hãy viết vào vở:
a) Các số chia hết cho 2: 480; 296; 2000; 9010
b) Các số chia hết cho 5: 345; 480; 2000; 3995; 9010; 325
c) Các số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5: 480; 2000; 9010 
5. Với các chữ số: 8; 0; 5, em hãy viết vào vở:
a) Các số có ba chữ số khác nhau chia hết cho 2: 508; 850; 580
b) Các số có ba chữ số khác nhau chia hết cho 5: 805; 580; 850
c) Các số có ba chữ số khác nhau, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết 5: 580; 850
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
 Đồng chí Hoàng Hải dạy 
Tiết 4: ĐỊA LÍ
PHIẾU KIỂM TRA 1
1. Điền vào lược đồ dưới đây:
2. Chọn và viết các ý dưới đây vào 3 cột trong bảng cho thích hợp.
 - Vị trí: (a) giữa sông Hồng và sông Đà; (b) nằm ở phía nam nước ta, không giáp biển; (c) giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ.
 - Địa hình: (d) Vùng đất cao, rộng gồm nhiều cao nguyên xếp tầng ; (e) vùng đồi núi với các đỉnh tròn, sườn thoải; (f) dạy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam.
- Hoạt động sản xuất tiêu biểu: (h) Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang; (k) trồng cây công nghiệp trên đất ba dan; (l) Trồng chè và cây ăn quả. 
Dãy HLS
Trung du BB
Tây Nguyên
Vị trí
Giữa sông Hồng và sông Đà
Giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ
Nằm ở phía Nam nước ta, không giáp biển
Địa hình
Dãy núi cao đồ sộ nhất Việt Nam
Vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải
Vùng đất cao rộng lớn , gồm các cao nguyên xếp tầng
HĐ sản xuất
Trồng lúa trên ruộng bậc thang
Trồng chè và cây ăn quả
Trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất ba dan.
3. Viết tên một số dân tộc sống ở:
- Hoàng Liên Sơn: Thái, Dao, Mông,...
- Tây Nguyên:Gia-rai; Ê-đê; Ba-na; Xơ-đăng,....
4.Gạch bỏ những khung chữ không thể hiện về thành phố Đà Lạt trong bảng:
Gạch các khung chữ: Di Linh; Đồng Nai; 1000m; nóng quanh năm; rừng rậm nhiệt đới.
 Ngày soạn: 14/12/2016
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2016
Tiết 1 + 2: TIẾNG VIỆT
Bài 17C: AI LÀM GÌ? (Tiết 1 + 2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
2. Tìm hiểu vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
1) Trong đoạn văn trên có những câu nào là câu kể Ai làm gì?
1. Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
2. Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
3. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.
2) Bộ phận nào là vị ngữ của mỗi câu vừa tìm được?
1. Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
 VN
2. Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
 VN
3. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.
 VN
3) Vị ngữ có ý nghĩa gì?
- Nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa).
Mỗi bạn tìm một câu Ai làm gì?, trả lời câu hỏi rồi viết vào bảng nhóm:
Câu Ai làm gì?
Vị ngữ trong câu
Ý nghĩa của vị ngữ
1. Bà em đang quét sân.
 đang quét sân
- Nêu hoạt động của con người.
2. Cả lớp em đang làm bài tập toán.
đang làm bài tập toán
- Nêu hoạt động của con người.
3. Con mèo đang nằm dài sưởi nắng.
đang nằm dài sưởi nắng
- Nêu hoạt động của con vật.
+ Ghi nhớ:
- HS đọc phần ghi nhớ.
3. Tìm câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn sau và chỉ ra bộ phận vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.
- Thanh niên đeo gùi vào rừng.
 VN
- Phụ nữ giặt giũ bên giếng nước.
 VN
- Em nhỏ vui đùa trước sân.
 VN
- Các cụ già chụm đầu bên ché rượu.
 VN
- Các bà, các chị sửa soạn bên khung cửi.
 VN
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Ghép các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì?
A
B
a) Đàn cò trắng
1) kể chuyện cổ tích
b) Bà em
2) giúp dân gặt lúa
c) Bộ đội
3) bay lượn trên cánh đồng
2. Quan sát tranh vẽ dưới đây, mỗi em nói từ 3 đến 5 câu kể Ai làm gì? miêu tả hoạt động của các nhân vật trong tranh.
a) Dưới bóng cây, mấy bạn túm tụm đọc truyện.
b) Các bạn nam đang đá cầu.
c) Mấy bạn nữ đang nhảy dây.
**********
3. Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?
- Các đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
b) Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn.
Đoạn văn
Nội dung miêu tả của đoạn văn
Đoạn 1:
- Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp.
Đoạn 2:
- Tả dây cặp và quai đeo.
Đoạn 3:
- Tả cấu tạo bên trong của cặp.
4. Hãy quan sát kĩ chiếc cặp của em hoặc bạn em và viết vào vở một đoạn văn miêu tả đặc điểm bên ngoài chiếc cặp đó.
 Chiếc cặp của em được làm bằng vải nhựa cứng. Hình chữ nhật nằm nó to gấp hơn 2 lần chiếc bảng con. Toàn bộ chiếc cặp có màu hồng nổi bật nhất ở mặt trước là hình cô búp bê xinh xắn.
5. Viết vào vở đoạn văn miêu tả đặc điểm bên trong chiếc cặp của em theo gợi ý sau:
 Mở chiếc cặp ra bên trong có ba ngăn. Giữa các vách ngăn được làm bằng tấm nhựa có vải bọc ngoài màu đen. Ngăn to nhất em đựng toàn bộ vở viết. Ngăn tiếp theo em để sách giáo khoa và vở bài tập. Ngăn nhỏ nhất em đựng toàn bộ đồ dùng học tập.
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MĨ THUẬT
 Đồng chí Lê Thương dạy 
Tiết 4: TOÁN
BÀI 56: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9.
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 (Tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Chơi trò chơi “Tính nhanh”:
 72 : 9 = 8 657 : 9 = 73 182 : 9 = 20 (dư 2) 451 : 9 = 50 (dư 1)
 Tổng các chữ số của số bị chia có Tổng các chữ số của số bị chia không 
 chia hết cho 9. chia hết cho 9.
2. Đọc kĩ nội dung sau:
a) Ví dụ
b) Dấu hiệu chia hết cho 9
c) Trong các số sau: 99; 1999; 108; 5643; 29385, em hãy viết vào vở:
- Các số chia hết cho 9: 99; 108; 5643; 29385
- Các số không chia hết cho 9: 1999
3. Em hãy đọc kĩ:
a) Ví dụ
b) Dấu hiệu chia hết cho 3
c) Trong các số sau em hãy viết các số chia hết cho 3: 213; 109; 1872; 8225
- Các số chia hết cho 3: 213; 1872
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Ngày soạn: 08/12/2016
Thứ ba ngày 09 tháng12 năm 2016
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
BÀI 17A: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
	- Nhận biết được chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Tiết4: Khoa học

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 17.doc