Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 16 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017

Tiết 1: TIẾNG VIỆT

BÀI 16 A: TRÒ CHƠI (tiết 3)

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

3. Xếp các trò chơi sau vào ô thích hợp trong phiếu học tập: nhảy dây, ô ăn quan, lò cò, vật, cờ tướng, xếp hình, đá cầu.

Trò chơi rèn luyện sức mạnh kéo co, đấu vật.

Trò chơi rèn luyện sự khéo léo nhảy dây, lò cò, đá cầu.

Trò chơi rèn luyện trí tuệ ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình.

4. Đổi bài cho bạn để soát lỗi và sửa lỗi.

5. Chọn thành ngữ, tục ngữ phù hợp với nghĩa đã cho :

 Thành ngữ, tục ngữ

 Nghĩa Chơi với lửa Ở chọn nơi, chơi chọn bạn. Chơi diều đứt dây Chơi dao có ngày đứt tay

Làm một việc nguy hiểm +

Mất trắng tay +

Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ +

Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống. +

6. Thay nhau nêu tình huống và chọn thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn cho thích hợp.

VD

a, Em sẽ nói với bạn: “ở chọn nơi, chơi chọn bạn”. Cậu nên chọn bạn mà chơi.

b, Em sẽ nói: “Cậu xuống ngay đi đừng có chơi với lửa như thế.”

- Em bảo bạn: “Chơi dao có ngày đứt tay” đấy. Cậu xuống đi.

 

doc 10 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 16 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16:
 Ngày soạn: 03/12/2016
Thứ hai ngày 05 tháng 12 năm 2016
Tiết 2+3: TIẾNG VIỆT
BÀI 16A: TRÒ CHƠI ( TIẾT 1+2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát những bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Mọi người trong bức tranh đang chơi trò chơi gì? ( Đánh đu; kéo co, đá cầu, chơi chuyền)
- Em thường thấy những trò chơi đó ở đâu? Ở các lễ hội hoặc em chơi hàng ngày.
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
- 1 học sinh khá đọc.
3. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
4. Cùng luyện đọc
5. Thảo luận để trả lời câu hỏi
 1) Đoạn 1 cho em biết cách chơi kéo co như thế nào?
+ Kéo co phải có hai đội, số người ở hai đội bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt vào lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây dài. Kéo co phải đủ 3 keo. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về phía sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội. Đội nào kéo được đội kia ngã sang vùng đất của đội mình hai keo trở lên là thắng.
2) Dựa vào đoạn 2 hãy giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp?
+ Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thức thi thông thường, ở đây cuộc thi kéo co giữa bên nam và bên nữ. Nam khoẻ hơn nữ rất nhiều, thế mà có năm bên nữ thắng được bên nam.
3) Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?
+ Vì kéo co là trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. Vui ở sự ganh đua, vui vì tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội....
4) Đoạn 3 cho em biết cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
+ Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng, số lượng mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
5) Vì sao trò chơi kéo co vui và được nhiều người yêu thích?
b. Vì có rất đông người tham gia; c. Vì không khí ganh đua rất sôi nổi; d. Vì những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem; e. Vì trò chơi thể hiện được sự khéo léo, khoẻ mạnh, ý chí và tinh thần đoàn kết của người chơi.
6) Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?
- Hs kể.
******
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. a, Nghe thầy cô đọc, viết vào vở đoạn văn Kéo co (từ Hội làng Hữu Trấp đến chuyển bại thành thắng).
 b, Đổi vở cho bạn để soát và sửa lỗi cho nhau.
2. Thi tìm nhanh và viết đúng các từ ngữ.
Bảng A
Nghĩa của từ
Từ ngữ chứa tiếng có các âm đầu r, d, gi
- Trò chơi quay dây qua đầu, mỗi lần dây chạm đất thì nhảy lên cho dây luồn qua dưới chân.
Nhảy dây, 
- Môn nghệ thuật sân khấu biểu diễn bằng cách điều khiển các hình mẫu giống như người, vật.
Múa rối, 
- Phát bóng sang phía đối thủ để mở đầu hiệp đấu hoặc lượt đấu.
Giao bóng (bóng bàn, bóng chuyền)
Bảng B
Nghĩa của từ
Từ ngữ chứa tiếng có vần ất, ấc
- Ôm lấy nhau và cố sức làm cho đối phương ngã.
Đấu vật
- Nâng lên cao một chút.
Nhấc
- Búp bê nhựa hình người, bụng tròn, hễ đặt nằm là bật dậy.
Lật đật
Tiết 4: TOÁN
BÀI 50: THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0 ( TIẾT 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1. Chơi trò chơi “Ghép thẻ”:
- Hs chơi theo nhóm.
 4592 : 28
 5643 : 19
 4752 : 12
 297
 396
 164
2. Đọc và làm theo từng bước để thực hiện phép tính:
- HS đọc cách tính.
- Gv yêu cầu học sinh nêu miệng cách tính và HD trên bảng lớp.
3. Đặt tính rồi tính:
a) 8750 : 35 = 250 b) 3654 : 18 = 203
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Đặt tính rồi tính:
a) 
Ngày soạn: 05/12/2016
Thứ ba ngày 06 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
BÀI 16 A: TRÒ CHƠI (tiết 3)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
3. Xếp các trò chơi sau vào ô thích hợp trong phiếu học tập: nhảy dây, ô ăn quan, lò cò, vật, cờ tướng, xếp hình, đá cầu.
Trò chơi rèn luyện sức mạnh
kéo co, đấu vật.
Trò chơi rèn luyện sự khéo léo
nhảy dây, lò cò, đá cầu.
Trò chơi rèn luyện trí tuệ
ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình.
4. Đổi bài cho bạn để soát lỗi và sửa lỗi.
5. Chọn thành ngữ, tục ngữ phù hợp với nghĩa đã cho :
 Thành ngữ, tục ngữ
 Nghĩa
Chơi với lửa
Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
Chơi diều đứt dây
Chơi dao có ngày đứt tay
Làm một việc nguy hiểm
+
Mất trắng tay
+
Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ
+
Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống.
+
6. Thay nhau nêu tình huống và chọn thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn cho thích hợp.
VD
a, Em sẽ nói với bạn: “ở chọn nơi, chơi chọn bạn”. Cậu nên chọn bạn mà chơi.
b, Em sẽ nói: “Cậu xuống ngay đi đừng có chơi với lửa như thế.”
- Em bảo bạn: “Chơi dao có ngày đứt tay” đấy. Cậu xuống đi.
Tiết 2: TOÁN
BÀI 50: THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0 ( TIẾT 2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
b) 
2. Sai ở đâu?
- Sai ở 3 chia cho 39 được 0, lại quên không viết 0 vào thương.
- Sai ở 564 chia cho 67 dư 95( Số dư lớn hơn số chia, rồi lại lấy số dư chia tiếp được 1).
3. Bài giải
 Đi 60 km hết số lít xăng là:
60 : 15 = 4 (l)
Số tiền phải mua xăng để ôtô đó đi được quãng đường 60 km là:
22000 x 4 = 88000( đồng)
 Đáp sô: 88000 đồng
Tiết 3: KHOA HỌC
BÀI 18: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?
CHÚNG CÓ VAI TRÒ GÌ ĐỐI VỚI SỰ CHÁY VÀ SỰ SỐNG? (tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Làm thí nghiệm
c) Dự đoán trước khi làm thí nghiệm: HS dự đoán
d) Thảo luận sau thí nghiệm:
- Vai trò của không khí với sự cháy: Không khí duy trì sự cháy, nếu không có không khí thì lửa sẽ không cháy
3. Quan sát và thảo luận
c) - Trong thí nghiệm 1 nến bị tắt vì không đủ không khí để duy trì sự cháy, khi nến cháy khí ô-xi trong lọ bị mất đi và không được cung cấp khí từ bên ngoài nên nến tắt.
- Trong thí nghiệm 2 nến không bị tắt vì được cung cấp khí ô –xi.
- Để sự cháy diễn ra liên tục cần phải được cung cấp ô- xi đầy đủ.
Tiết 4: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Đ/C Nguyễn Quỳnh Trang dạy
Ngày soạn: 05/12/2016
Thứ tư ngày 07 tháng 12 năm 2016
Tiết 1 + 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 16B: TRÒ CHƠI, LỄ HỘI Ở QUÊ HƯƠNG (TIẾT 1 + 2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
5. Thảo luận để trả lời câu hỏi:
1) Bu-ra-ti-nô tìm cách moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba?
+ Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu.
2) Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật?
+ Bu- ra-ti-nô chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn, đợi Ba- ra- ba uống say, từ trong bình thét lên: “Kho báu ở đâu, nói ngay!” khiến 2 tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ nên đã nói ra điều bí mật.
3) Bu- ra-ti-nô gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào?
+ Cáo A- li- xa và mèo A- di- li- ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất đã báo với Ba- ra- ba để kiếm tiền. Ba- ra- ba ném cái bình xuống sàn vỡ tan. Bu- ra- ti- nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp bọn ác đáng há hốc mồm ngạc nhiên, chú bé lao ra ngoài thoát thân.
4) Em thích hình ảnh, chi tiết nào trong bài văn trên?
VD:
+ Chi tiết Bu- ra- ti- nô chui vào chiếc bình bằng đất ngồi im thin thít.
+ Hình ảnh lão Ba- ra- ba uống rưọu say ngồi hơ bộ râu dài.
+ Hình ảnh mọi người há hốc mồm nhìn Bu- ra- ti- nô lao ra ngoài.
********
Tiết 3: TOÁN
BÀI 51: CHIA CHO SỐ CÓ BACHỮ SỐ
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Chơi trò chơi "Hái hoa toán học": Ôn lại cách thực hiện chia cho số có một chữ số, chia cho số có hai chữ số đã học.
- HS chơi trong nhóm.
- Nhận xét biểu dương nhóm hoàn thành tốt.
2. Nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn cách đặt tính và tính:
- GV hướng dẫn học sinh trên bảng lớp.
3. Đặt tính rồi tính
a) 708 : 354 = 2 b) 6420 : 321 = 20
a) 
b) 
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Đặt tính rồi tính
2. Tính rồi viết theo mẫu
704: 234 = 3 ( dư 2)
1935 : 354 = 5 ( dư 165)
4597: 165 = 27 ( dư 142)
8770 : 365 = 24 ( dư 10)
3. Giải bài toán
Bài giải
Để xếp hết 8750 quyển sách thì cần số giá sách là:
8750 : 250 = 35(giá)
 Đáp số: 35 giá sách
Tiết 4: LỊCH SỬ 
BÀI 5: NƯỚC DẠI VIỆT THỜI TRẦN (T2)
A. HOẠT DỘNG CƠ BẢN:
4. Tìm hiểu tinh thần kháng chiến của quân dân nhà Trần
b) Trao đổi và đi đến thống nhất:
- Mô tả bức tranh cảnh các bô lão trong hội nghị Diên Hồng: Điện Diên Hồng rất náo nhiệt, bừng sáng và hừng hực khí thế với quyết tâm chống giặc cao. Trong điện có các bô lão cả nước. Mọi người trong điện khi được hỏi: “Nên đánh hay nên hòa?” Tất cả đều hô vang đồng thanh “Đánh!”. 
- Những chi tiết nói lên tinh thần quyết chiến đấu với quân Mông-Nguyên: Mọi người đều có quyết tâm đánh giặc. Trần Hưng Đạo, người chỉ huy tối cao đã viết Hịch tướng sĩ, lời hịch đã khích lệ mọi người. Các binh sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ). Trần Quốc Toản vì nhỏ tuổi, không được vào hội nghị Bình Than bàn việc nước. Tức giận trước quân xâm lược, bóp nát quả cam vua ban lúc nào không hay.
5. Tìm hiểu tổ chức kháng chiến của quân dân nhà Trần và kết cục của cuộc kháng chiến
- Cách đánh giặc của quân dân nhà Trần: ý 2 và ý 6 trong đoạn hội thoại.
- Sự tài giỏi trong cách đánh giặc được thể hiện: Có kế sách hay, quân và dân đồng lòng.
- Những chi tiết nói đến kết quả của cuộc kháng chiến: ý 8 trong đoạn hội thoại.
6. Đọc và ghi vào vở
Ngày soạn: 06/12/2016
Thứ năm ngày 08 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
BÀI 16 B: TRÒ CHƠI, LỄ HỘI Ở QUÊ HƯƠNG (TIẾT 3)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
4. Đọc bài Kéo co và trả lời câu hỏi:
- Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
+ Bài giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thuật lại trò chơi Kéo co đã được giới thiệu.
+ HS dựa vào bài Kéo co thuật lại trò chơi kéo co ở các địa phương.
5. Giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em.
- Trò chơi hay lễ hội đựơc vẽ trong tranh có tên là gì?
+ Trò chơi: thả chim bồ câu, đu bay, ném còn.
+ Lễ hội: hội bơi trải, hội cồng chiêng, hội hát quan họ.
- Quê em có những trò chơi hay lễ hội nào giống trong tranh không?
+ Trò chơi ném còn.
6. Lần lượt từng bạn giới thiệu về trò chơi hoặc lễ hội ở quê mình.
- HS giới thiệu dựa vào gợi ý SGK.
- Nhận xét- khen ngợi.
Tiết 2: TOÁN
BÀI 52: LUYỆN TẬP
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2. Đặt tính rồi tính:
a) 
b) 
3. Tính giá trị của biểu thức:
 3602 x 27 - 9060 : 453 = 97254 - 20
 = 97234
4. Giải bài toán:
Bài giải
Chiều rộng của sân bóng đá là:
7140 : 105 = 68 ( m)
Chu vi của sân bóng là:
( 105 + 68 ) x 2 = 346( m)
 Đáp số: a. Chiều rộng: 68m
 b. Chu vi : 346m
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Đ/C Hoàng Thanh Hải dạy
Tiết 4: ĐỊA LÍ 
BÀI 6: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
Ở ĐỒNG BẰNG BÁC BỘ (T2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Làm bài tập
 a) Câu đúng: a1, a3, a4,
 Câu sai: a2, a5
2. Liên hệ thực tế
a) Các nghề thủ công truyền thống ở địa phương em: dệt vải, làm gốm, làm mộc
b) Các sản phẩm thủ công truyền thống nhà em đang dùng: Bát, đĩa, bàn ghế, 
3. Chơi trò chơi: “Ai nhanh ai đúng”
c) Quy trình sản xuất lúa gạo:
Làm đất -> gieo mạ -> nhổ mạ -> cấy lúa -> chăm sóc lúa -> gặt lúa -> tuốt lúa -> phơi thóc.
Ngày soạn: 07/12/2016
Thứ sáu ngày 09 tháng 12 năm 2016
Tiết 1+ 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 16 C: ĐỒ CHƠI CỦA EM (tiết 1 + 2 )
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
2. Tìm hiểu về câu kể.
+ Những câu in đậm trong hai đoạn văn được dùng để làm gì? Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Những câu in đậm trong hai đoạn văn được dùng để :
+ Đoạn 1: Giới thiệu về Bu- ra- ti- nô; Miêu tả Bu- ra- ti- nô.
+ Đoạn 2: Nói lên tâm tư tình cảm của Lương đối với Hồng.
+ Cuối mỗi câu có dấu chấm.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Mỗi câu kể trong đoạn văn sau dùng để làm gì?
Câu kể
Tác dụng
M. 1. Chiều chiều, trên bài thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.
Kể về niềm vui của trẻ mục đồng.
2. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
tả cánh diều.
3. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
Kể sự việc và nói lên tình cảm.
4. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
Tả tiếng sáo diều.
5. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Nêu ý kiến, nhận định.
2. Đặt một vài câu kể để:
a) Kể các việc em làm hằng ngày sau khi đi học về:
VD: Hàng ngày em đi học về, em giúp mẹ dọn cơm. Cả nhà ăn cơm xong em giúp mẹ rửa bát, 
b) Tả chiếc bút em đang dùng:
VD: Em có một chiếc bút rất đẹp. Chiếc bút dài khoảng một gang tay, màu xanh biếc...
d) Nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt:
VD: Hôm nay em rất vui vì lần đầu tiên bài tập làm văn của em được cô giáo tuyên dương và đọc cho cả lớp nghe.....
3. Chọn mọt tình huống ở trên, viết vào vở 1-3 câu kể về tình huống em chọn.
- HS viết bài cá nhân.
4. Thay nhau đọc kết quả bài làm của em cho các bạn trong nhóm nghe.
- Đọc trong nhóm.
- Góp ý, sửa chữa bài làm của nhau.
*********
5. Viết bài văn tả một đồ chơi mà em thích.
- Học sinh dựa vào dàn ý, viết bài văn vào vở.
- Cả lớp nhận xét sửa chữa.
- Nhận xét biểu dương những bài văn hay.
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MĨ THUẬT
Đ/C Lê Thị Thương dạy
Tiết 4: TOÁN
BÀI 53: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC ( TIẾT 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
2. Đặt tính rồi tính
a) 38376 : 321 = 123
 50399 : 57 = 884 (dư 11)
b) 87290 : 406 = 215
 57540 : 548 = 105
3. Viết số thích hợp vào chỗ trống:
Số bị chia
40775
20379
16 258
Số chia
233
152
125
Thương
175
134
130
Số dư
0
11
8
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Hết
Thứ ba ngày 01 tháng 12 năm 2015
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
BÀI 16 A: TRÒ CHƠI (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
	- Nghe – viết đúng đoạn văn bài Kéo co; viết đúng các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi, có vần ất, ấc.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 16...doc