Giáo án lớp 4 - Tuần 7 năm 2010

I. Mục tiêu :

 - Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước (trả lời được cc CH trong SGK).

 - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi .

 - Tự hào được hưởng một nền độc lập, hòa bình .

II. Đồ dùng dạy học :

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

 - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .

 - Tranh , ảnh về một số thành tựu kinh tế xã hội của nước ta trong những năm gần nay.

III. Hoạt động dạy học :

 

doc 34 trang Người đăng hong87 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 7 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a bài .
- Làm bài rồi chữa bài để chuẩn bị cho bài sau .
Ghi chú :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (TIẾT 13)
 BÀI : CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI , TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. Mục tiêu :
 Nắm quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí VN .
 Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí VN để viết đúng một số tên riêng VN .
 Giáo dục HS có ý thức viết hoa đúng các danh từ riêng .
II. Đồ dùng dạy học :
	- Một tờ phiếu khổ to ghi sẵn bảng sơ đồ họ , tên riêng , tên đệm của người .
	- Một số tờ phiếu để HS làm BT3 ( phần Luyện tập ) .
	- Bản đồ tên các quận ,huyện , thị xã , các danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em .
III. Hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
- Nói : Đó là quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí VN . Một vài tiết sau , chúng ta sẽ học cách viết tên người , tên địa lí nước ngoài .
- Nói thêm : Với HS các dân tộc Tây Nguyên, cách viết một số tên người, tên đất có cấu tạo phức tạp hơn , ta sẽ học sau . Tên người VN thường gồm họ, tên đệm , tên riêng .
Hoạt động lớp .
- 2 , 3 em đọc ghi nhớ SGK , cả lớp đọc thầm lại .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Nêu yêu cầu BT .
+ Kiểm tra , nhận xét .
- Bài 2 : Thực hiện tương tự BT1 .
- Bài 3 : 
+ Phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm .
4. Củng cố : 
- Giáo dục HS có ý thức viết hoa đúng các danh từ riêng VN .
 5. Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ . Chuẩn bị bản đồ VN để làm BT ở tiết học sau .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Mỗi em viết tên mình và địa chỉ gia đình .
- Vài em viết bài trên bảng lớp .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp viết tên các quận , huyện , thị xã , danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của mình . Sau đó , tìm các địa danh đó trên bản đồ .
- Đại diện các nhóm dán bài làm ở bảng lớp , đọc kết quả .
- Nhận xét .
Ghi chú :
Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2010
KỂ CHUYỆN (TIẾT 7)
 BÀI : LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I. Mục tiêu :
- Hiểu truyện , trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện : Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui , hạnh phúc cho mọi người . 
- Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh họa để kể lại được câu chuyện Lời ước dưới trăng , phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt . Chăm chú lắng nghe thầy cô kể chuyện , nhớ chuyện . Theo dõi bạn kể chuyện , nhận xét đúng lời kể của bạn , kể tiếp được lời bạn .
- Có ước mơ cao đẹp mang lại niềm vui , hạnh phúc cho mọi người .
II. Đồ dùng dạy học :
	- Tranh minh họa truyện SGK phóng to .
III. Hoạt động dạy học : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
- Kiểm tra 2 em kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe , được đọc .
 3. Bài mới : Lời ước dưới trăng .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Trong tiết kể chuyện hôm nay , các em sẽ được nghe câu chuyện Lời ước dưới trăng . Câu chuyện kể về lời ước dưới ánh trăng của một cô gái mù Cô gái đã ước gì ? Các em nghe câu chuyện sẽ rõ .
	- Trước khi nghe kể chuyện , các em hãy quan sát tranh minh họa , đọc thầm nhiệm vụ của bài KC trong SGK .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
MT : Giúp HS kể được truyện , nêu được ý nghĩa truyện .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
a) Kể trong nhóm :
b) Thi kể chuyện trước lớp :
4. Củng cố : 
- Hỏi : Qua câu chuyện , em hiểu điều gì ? ( Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui , niềm hạnh phúc cho người nói điều ước , cho tất cả mọi người )
 5. Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học . 
- Dặn HS đọc trước yêu cầu và gợi ý của BT kể chuyện SGK tuần sau .
HS chú ý nghe
Hoạt động lớp , nhóm .
- Tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của BT .
- Kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm 2 hoặc 4 , sau đó kể toàn truyện . Kể xong , trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 SGK
- Hai , ba tốp ( mỗi tốp 4 em ) tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện .
- Vài em thi kể toàn bộ truyện , trả lời các câu hỏi a , b , c của yêu cầu 3 .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn nhóm , cá nhân kể hay nhất , hiểu truyện nhất , có dự đoán về kết cục vui của câu chuyện hợp lí , thú vị .
Ghi chú :
TẬP ĐỌC (TIẾT 14)
 BÀI : Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI 
I. Mục tiêu :
- Hiểu ý nghĩa của màn kịch : Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc . Ở đó , trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo , góp sức mình phục vụ cuộc sống (trả lời được các CH trong SGK).
- Biết đọc rành mạch một đoạn kịch, bước đầu biết đọclời nhân vật với giọng hồn nhiên . 
	- Giáo dục HS có những ước mơ cao đẹp .
II. Đồ dùng dạy học :
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK . 
	- Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần hướng dẫn luyện đọc .
	- Kịch bản Con chim xanh của tác giả Mát-téc-lích đã được dịch ra tiếng Việt .
III. Hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Trung thu độc lập .
	- Kiểm tra 2 em nối tiếp nhau đọc bài Trung thu độc lập , trả lời câu hỏi 3 , 4 SGK .
 3. Bài mới : Ở vương quốc Tương Lai .
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động
Hoạt động 1 : Luyện đọc và tìm hiểu màn 1 : “Trong công xưởng xanh”
MT : Giúp HS đọc đúng , cảm thụ màn 1 của vở kịch .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Đọc mẫu màn kịch .
- Chia màn 1 thành 3 đoạn nhỏ :
+ Đoạn 1 : 5 dòng đầu .
+ Đoạn 2 : 8 dòng tiếp theo .
+ Đoạn 3 : 7 dòng còn lại .
- Giúp HS hiểu các từ khó trong màn 1.
- Tổ chức cho HS đối thoại , tìm hiểu nội dung màn kịch , trả lời các câu hỏi sau : 
+ Tin-tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai ?
+ Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai ?
+ Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì ?
+ Các phát minh ấy thể hiện những mơ ước gì của con người ?
- Hướng dẫn đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai : 7 em đọc màn kịch theo các vai , em thứ 8 trong vai người dẫn chuyện .
+ Đọc mẫu lời thoại của Tin-tin với em bé thứ nhất .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Quan sát tranh minh họa màn 1 , nhận biết hai nhân vật và 5 em bé .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn , đọc 2 lượt .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả màn kịch .
+ Đến Vương quốc Tương Lai trò chuyện với những người bạn sắp ra đời .
+ Vì những người sống trong vương quốc này hiện nay vẫn chưa ra đời , chưa được sinh ra trong thế giới hiện tại của chúng ta  
+ Vật làm cho con người hạnh phúc ; ba mươi vị thuốc trường sinh ; một loại ánh sáng kì lạ ; một cái máy biết bay trên không như một con chim ; một cái máy biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng .
+ Được sống hạnh phúc , sống lâu , sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng , chinh phục được vũ trụ .
+ Một tốp 8 em đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai .
+ Hai tốp thi đọc .
Hoạt động 2 : Luyện đọc và tìm hiểu màn 2 : “Trong khu vườn kì diệu” .
MT : Giúp HS đọc đúng , cảm thụ màn 2 của vở kịch .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Đọc mẫu màn kịch .
- Chia màn 2 thành 3 đoạn nhỏ :
+ Đoạn 1 : 6 dòng đầu .
+ Đoạn 2 : 6 dòng tiếp theo .
+ Đoạn 3 : 5 dòng còn lại .
- Hướng dẫn HS đọc đúng những câu hỏi , câu cảm , ngắt giọng rõ ràng , đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật ấy .
- Hướng dẫn tìm hiểu nội dung màn kịch :
+ Những trái cây mà Tin-tin và Mi-tin thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường ?
+ Em thích những gì ở Vương quốc Tương Lai ?
- Nói thêm : Con người ngày nay đã chinh phục được vũ trụ , lên tới mặt trăng , tạo ra được những điều kì diệu , cải tạo giống để cho ra đời những thứ hoa quả to hơn thời xưa .
- Hướng dẫn luyện đọc và thi đọc diễn cảm màn kịch theo lối phân vai : 5 em đọc 5 vai , em thứ 6 đóng vai người dẫn chuyện .
 4. Củng cố : 
- Hỏi : Vở kịch nói lên điều gì ? 
(Thể hiện ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc ; ở đó , trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo , góp sức mình phục vụ cuộc sống )
 5. Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Khuyến khích HS luyện đọc vở kịch theo cách phân vai , có thể dựng thành hoạt cảnh .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Quan sát tranh minh họa để nhận ra 2 nhân vật và 3 em bé ; nhận thấy những hoa quả trong tranh đều to lạ thường .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn màn 2 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả màn kịch .
+ Chùm nho có quả to đến nỗi Tin-tin tưởng đó là chùm lê ; những quả táo đỏ to đến nỗi Mi-tin tưởng đó là những quả dưa đỏ ; những quả dưa to đến nỗi Tin-tin tưởng nhầm đó là những quả bí đỏ .
+ Em thích tất cả mọi thứ ở đây , vì cái gì cũng kì diệu , cũng khác lạ với thế giới chúng ta  
+ Một tốp 6 em đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai .
+ Hai tốp thi đọc .
Ghi chú :
TOÁN (TIẾT 33)
 BÀI : TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG 
I. Mục tiêu :
	- Giúp HS chính thức nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
	- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong một số trường hợp đơn giản .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập 1, 2 .
II. Đồ dùng dạy học :
	- Phấn màu .
III. Hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Biểu thức có chứa hai chữ .
- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : Tính chất giao hoán của phép cộng .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng .
MT : Giúp HS nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Kẻ sẵn bảng như SGK , các cột 2 , 3 , 4 chưa viết số , mỗi lần cho a và b nhận giá trị số thì lại yêu cầu HS tính giá trị của a + b và b + a rồi so sánh 2 tổng này .
- Giới thiệu : Câu vừa nêu chỉ tính chất giao hoán của phép cộng . 
Hoạt động lớp .
- Nêu nhận xét để thấy giá trị của a + b và của b + a luôn luôn bằng nhau rồi viết lên bảng : a + b = b + a .
- Thể hiện bằng lời : Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : ( nếu còn thời gian mới làm)
4. Củng cố : 
	- Nêu lại tính chất giao hoán của phép cộng .
 5. Dặn dò : 
Hoạt động lớp .
- Nêu yêu cầu BT rồi căn cứ vào phép cộng ở dòng trên để nêu kết quả ở dòng dưới .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- Tự làm bài rồi chữa bài , giải thích vì sao viết dấu > hoặc < hoặc = 
Ghi chú :
LỊCH SỬ (TIẾT 7)
 BÀI : CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG 
DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO
I. Mục tiêu : 
 - HS biết : Vì sao có trận Bạch Đằng .
 - Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938 :
+ Đôi nét về người lảnh đạo trận Bạch Đằng : Ngô Quyền quê ở xã Đướng Lâm, con rễ của Dương Đình Nghệ.
+ Nguyên nhân trận Bạch Đằng.
+ Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng.
+ Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằngkết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
 - Tự hào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta .
II. Đồ dùng dạy học :
	- Hình SGK phóng to .
	- Phiếu học tập .
	- Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng .
III. Hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( Năm 40 ) .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng .
PP : Thực hành , đàm thoại , giảng giải .
- Yêu cầu HS đọc SGK đoạn “ Sang đánh nước ta  hoàn toàn thất bại ” để trả lời các câu hỏi sau :
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào ?
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thủy triều để làm gì ?
+ Trân đánh đã diễn ra như thế nào ?
+ Kết quả trận đánh ra sao ?
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Vài em dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng .
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS nêu được ý nghĩa của trận Bạch Đằng .
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
- Nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận : Sau khi đánh tan quân Nam Hán , Ngô Quyền đã làm gì ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào ?
- Tổ chức cho HS trao đổi để đi đến kết luận : Mùa xuân năm 939 , Ngô Quyền xưng vương , đóng đô ở Cổ Loa . Đất nước được độc lập sau hơn 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ .
 4. Củng cố : 
	- Giáo dục HS tự hào truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc .
 5. Dặn dò : 
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Hoạt động lớp .
Ghi chú :
KĨ THUẬT (TIẾT 8)
 BÀI : KHÂU ĐỘT THƯA ( T1 )
I. Mục tiêu :
 - Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa .
 - Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu .
 - Hình thành thói quen làm việc kiên trì , cẩn thận .
II. Đồ dùng dạy học :
	- Tranh quy trình khâu mũi đột thưa .
	- Mẫu đường khâu đột thưa bằng len hoặc sợi trên bìa , vải khác màu .
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết : 
	+ Một mảnh vải trắng hoặc màu , kích thước 20 x 30 cm .
	+ Len hoặc sợi khác màu vải .
	+ Kim khâu len , kim khâu chỉ , kéo , thước , phấn vạch .
III. Hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (tt) .
- Kiểm tra việc chuẩn bị của cả lớp .
 3. Bài mới : Khâu đột thưa .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Nêu mục đích bài học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu .
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm của mẫu khâu mũi đột thưa .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải 
- Giới thiệu mẫu , hướng dẫn quan sát để nêu nhận xét .
- Giải thích thêm : Khi khâu đột thưa phải khâu từng mũi một , không khâu được nhiều mũi mới rút chỉ được 1 lần như khâu thường .
- Gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa .
Hoạt động lớp .
- Mặt phải đường khâu có các mũi khâu cách đều nhau giống như mũi khâu thường . Mặt trái đường khâu có mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề .
- Nêu ghi nhớ SGK .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật .
MT : Giúp HS nắm cách thực hiện kĩ thuật mũi khâu đột thưa .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại 
- Treo tranh quy trình ở bảng .
- Hướng dẫn thao tác khâu mũi thứ nhất , thứ hai bằng kim khâu len .
- Nhận xét và hướng dẫn cách kết thúc đường khâu đột thưa .
- Lưu ý :
+ Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái .
+ Thực hiện mũi khâu theo quy tắc “lùi 1 , tiến 3” .
+ Không rút chỉ quá chặt hoặc quá lỏng .
+ Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như khâu thường .
4. Củng cố : 
	- Giáo dục HS hình thành thói quen làm việc kiên trì , cẩn thận .
 5. Dặn dò : 
	- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập của HS .
	- Dặn về nhà thực hành khâu mũi đột thưa trên giấy bìa
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Quan sát hình 2 , 3 , 4 để nêu các bước khâu đột thưa .
- Đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 3 để trả lời các câu hỏi .
- 1 , 2 em thực hiện các mũi tiếp theo 
- Nêu cách kết thúc đường khâu đột thưa và lên thực hiện thao tác khâu lại mũi , nút chỉ cuối đườngkhâu .
- Đọc mục 2 của ghi nhớ SGK .
Ghi chú :
 Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2010
TẬP LÀM VĂN (TIẾT 13)
 BÀI : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu :
 - Dựa trên hiểu biết về đoạn văn , HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn đã cho sẵn cốt truyện .
 - Dựng được các đoạn văn kể chuyện từ cốt truyện cho sẵn .
 - Yêu thích xây dựng đoạn văn kể chuyện .
II. Đồ dùng dạy học :
 - Tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu .
 - 4 tờ phiếu khổ to,mỗi tờ viết nội dung chưa hoàn chỉnh của một đoạn văn , có chỗ trống ở những đoạn chưa hoàn chỉnh để HS làm bài .
III. Hoạt động dạy học : 
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện .
	- Kiểm tra 2 em , mỗi em nhìn 1 tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu của tiết trước phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn hoàn chỉnh .
 3. Bài mới : Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện .
 a) Giới thiệu bài :
	Trong tiết học này , các em sẽ tiếp tục luyện tập xây dựng các đoạn văn hoàn chỉnh của một câu chuyện đã cho sẵn cốt truyện .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS nắm được cốt truyện .
PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại .
- Bài 1 : 
- Giới thiệu tranh minh họa truyện .
- Yêu cầu HS nêu các sự việc chính trong cốt truyện trên .
- Chốt lại : Trong cốt truyện trên , mỗi lần xuống dòng đánh dấu một sự việc :
+ Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn .
+ Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa 
+ Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn .
+ Sau này , Va-li-a trở thành một diễn viên giỏi như em hằng mơ ước .
- Hoạt động lớp .
- 1 em đọc cốt truyện Vào nghề . Cả lớp theo dõi .
- Phát biểu .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn kể chuyện từ cốt truyện .
PP : Thực hành , trực quan , đàm thoại .
- Bài 2 : 
+ Nêu yêu cầu của bài .
+ Phát riêng phiếu cho 4 em , mỗi em 1 phiếu ứng với 1 đoạn .
+ Nhắc HS : Chọn viết đoạn nào , em phải xem kĩ cốt truyện của đoạn đó để hoàn chỉnh đoạn đúng với cốt truyện cho sẵn .
- Kết luận những em hoàn chỉnh đoạn văn hay nhất .
 4. Củng cố 
	- Giáo dục HS yêu thích xây dựng đoạn văn kể chuyện .
 5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu mỗi em về nhà xem lại đoạn văn đã viết trong vở , hoàn chỉnh thêm 1 đoạn nữa .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề .
- Cả lớp đọc thầm lại 4 đoạn văn , tự lựa chọn để hoàn chỉnh 1 đoạn viết vào vở .
- Những em làm bài trên phiếu dán bài ở bảng lớp , tiếp nối nhau trình bày kết quả theo thứ tự từ đoạn 1 đến 4 .
- Lớp nhận xét .
- Những em khác đọc kết quả bài làm 
Ghi chú :
TOÁN (TIẾT 34)
 BÀI : BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
I. Mục tiêu :
 - Giúp HS nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ .
 - Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ .
 - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập 1, 2 .
II. Đồ dùng dạy học :
	- Bảng phụ viết sẵn ví dụ SGK và kẻ một bảng theo mẫu SGK .
III. Hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Tính chất giao hoán của phép cộng .
 - Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : Biểu thức có chứa ba chữ .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
+ Giới thiệu a x b x c là biểu thức có chứa ba chữ rồi cho HS tính giá trị của biểu thức này với a= 4,b= 3,c= 5
- Bài 3 : ( nếu còn thời gian mới làm)
- Bài 4 :( nếu còn thời gian mới làm)
 4. Củng cố : 
- Nêu lại nội dung vừa học .
 5. Dặn dò : 
- Làm các bài tập tiết 34 sách BT .
Hoạt động lớp .
- Làm bài rồi chữa bài . Khi chữa bài cần nêu như sau : Nếu a = 5 , b = 7 , c = 10 thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22 
- Tiếp tục tính phần a và b rồi chữa bài . Khi chữa bài cần nêu như bài 1 .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- Nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài .
Ghi chú :
Luyện từ và câu (tiết 14)
LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI , TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. Mục tiêu :
- Nắm vững cách viết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan7lop4.doc