Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Ngọc Hùng Thắng

I. Mục dích, yêu cầu.

 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới trong bài và hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

 2. Kĩ năng: Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

 3. Thái độ: HS tự giác và luôn luôn trung thực.

II. Đồ dùng dạy – học :

 - GV : SGK, bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn HS.

 - HS : sách vở .

III. Các hoạt động dạy – học :

 

doc 34 trang Người đăng honganh Lượt xem 4045Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Ngọc Hùng Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bị bài sau .
- HS làm vào bảng con
a. Viết số bé nhất :
+ Có một chữ số : 0
+ Có hai chữ số : 10
+ Có ba chữ số : 100
b. Viết số lớn nhất :
+ Có một chữ số : 9
+ Có hai chữ số : 99
+ Có ba chữ số : 999
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào phiếu theo nhóm đôi. Nhóm làm bài vào phiếu to dán bài lên bảng.
a. 859 067 < 859 167 c. 609 608 < 609 609
b. 492 037 > 482 037 d. 264 309 = 264 309
- HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
a. x < 5
- Các số tự nhiên bé hơn 5 là : 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4.
Vậy x là : 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4
b. 2 < x < 5
- Các số tự nhiên lớn hơn 2 và bé hơn 5 là: 3 ; 4. Vậy x là : 3 ; 4.
Tiết 3 : Tiếng anh
 (GV bộ môn dạy )
Tiết 4 : Kể chuyện
 Một nhà thơ chân chính.
I. Mục đích, yêu cầu :
 1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền.
 2. Kĩ năng: Nghe - kể lại từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý. Kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính.
 3. Thái độ: HS luôn luôn phải sống trung thực.
II. Đồ dùng dạy- học :
 - GV : SGK, tranh minh hoạ truyện.
 - HS : Thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy- học :
 1. ổn định tổ chức:
 2. Bài cũ :
+ Kiểm tra 1 HS kể về một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu giữa mọi người.
- GV nhận xét.
 3. Bài mới :
- Giới thiệu câu chuyện
- GV kể lần 1 kết hợp giải nghĩa một số từ khó.
- GV kể lần 2 kết hợp giới thiệu tranh minh hoạ.
- Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Gọi HS đọc các câu hỏi – SGK.
+ Cho HS kể chuyện trong nhóm.
+ Cho HS thi kể chuyện.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm (bạn) kể chuyện hay nhất.
 4. Củng cố:
- Nhắc lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét tiết học, biểu dương những HS tích cực trong giờ học .
 5. Dặn dò: Dặn về chuẩn bị bài giờ sau
- 1 HS trả lời
- HS lắng nghe.
- HS nghe kết hợp theo dõi tranh minh hoạ.
- 1 HS đọc các câu hỏi a, b, c, d.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- HS kể truyện trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể câu chuyện giữa các nhóm.
- Một số HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Một số HS nhắc lại.
Tiết 5 : Đạo đức
 Vượt khó trong học tập ( Tiết 2).
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.
 2. Kĩ năng: Nêu được ví dụ về vượt khó trong học tập.
 3. Thái độ: Có ý thức vượt khó trong học tập. Yêu mến noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Ghi sẵn 5 tình huống, Giấy màu xanh, đỏ.
 - HS: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
 1. ổn định tổ chức:
 2. Bài cũ: 
-1 HS nhắc lại ghi nhớ của bài.
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Gương sáng vượt khó.
Mục tiêu: HS kể được một số tấm gương vượt khó trong học tập.
- Kể 1 số tấm gương vượt khó học tập ở xung quanh hoặc kể những câu chuyện về gương sáng học tập mà em biết.
- 1 HS nhắc lại.
- HS kể những gương vượt khó mà em biết.
- Lớp nghe nhận xét - bổ sung.
- Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đã làm gì?
- Các bạn đã khắc phục khó khăn tiếp tục học tập.
- Thế nào là vượt khó trong học tập?
- Là biết khắc phục khó khăn tiếp tục học tập và phấn đấu đạt kết quả tốt.
- Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
- Giúp ta tự tin hơn trong học tập, tiếp tục học tập, được mọi người yêu quý.
- GV kể tên cho HS nghe câu chuyện vượt khó của bạn Lan.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống: 
Mục tiêu: Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập. 
- GV phát phiếu ghi 5 câu hỏi thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận: Với mỗi khó khăn các em có những cách khắc phục khác nhau nhưng tất cả đều cố gắng để học tập được duy trì và đạt kết quả tốt, điều đó rất đáng hoan nghênh. 
Hoạt động 3: Trò chơi "Đúng- sai"
Mục tiêu: HS biết được vượt khó trong học tập là đức tính quý báu.
- GV phát cho HS mỗi em 2 tấm giấy xanh, đỏ.
- GV đọc tình huống và yêu cầu HS trả lời bằng việc giơ thẻ : Đúng thì giơ miếng đỏ. Sai thì giơ tấm xanh.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao? * GV kết luận: Vượt khó trong học tập là đức tính rất quý. Mong các em sẽ khắc phục được mọi khó khăn để học tập tốt hơn.
Hoạt động 4: Thực hành.
- GV nêu tình huống: Bạn Nam, bạn có thể phải nghỉ học, chúng ta cần giúp bạn như thế nào?
- GV nhận xét. 
* KL: Trước khó khăn của bạn Nam, bạn có thể phải nghỉ học, chúng ta cần giúp bạn bằng nhiều cách khác nhau.
4. Củng cố:
	- Gọi 1 HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS thảo luận N2
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
- Lớp nhận xét - bổ sung.
- HS hoạt động theo lớp.
- Đúng thì giơ miếng đỏ.
- Sai thì giơ tấm xanh.
- HS giải thích.
- Lớp lên kế hoạch để giúp đỡ.
- HS nêu các kế hoạch.
- 1 HS nhắc lại.
Ngày soạn :12/09/2011.
Ngày giảng : 14/09/2011.
 Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2011.
Tiết 1: Tập đọc
 Tre Việt Nam.
I. Mục đích, yêu cầu :
 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa của các từ mới và hiểu nội dung bài thơ : Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
 2. Kĩ năng : Đọc lưu loát toàn bài, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm. Học thuộc lòng khoảng 8 dòng thơ.
 3. Thái độ: HS có lòng yêu quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học :
 - GV : SGK, bảng phụ
 - HS : sách vở, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học :
 1. ổn định tổ chức : 
 - KTSS
 2. Bài cũ :
+ Kiểm tra 2 HS đọc bài Một người chính trực, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét.
 3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Luyện đọc:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Bài văn được chia thành mấy đoạn?
- GV kết hợp luyện phát âm cho học sinh.
- GV kết hợp giảng từ mới: 
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm
- GV nhận xét - tuyên dương.
- GV đọc mẫu toàn bài. Hướng dẫn cách đọc bài.
3.3. Tìm hiểu bài :
- Hát
- 2 HS đọc bài
- Một học sinh khá(giỏi) đọc toàn bài.
- Chia thành ba đoạn.
- Học sinh đọc tiếp nối đoạn lần 1.
- Học sinh đọc tiếp nối đoạn lần 2.
+ Từ mới : chú giải (SGK)
- HS luyện đọc nhóm đôi
- 1 HS đọc toàn bài
- HS lắng nghe.
- Tìm hiểu những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam?
- Những hình ảnh nào của cây tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam:
- HS đọc thầm để trả lời câu hỏi.
+ Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
+ Tượng trưng cho tính cần cù?
+ ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
 Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu dễ bấy nhiêu cần cù.
+ Gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam?
+ Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
 Thương nhau tre chẳng ở riêng
+ Biết thương yêu, nhường nhịn, đùm bọc, tre chở cho nhau? 
+ Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
+ Tượng trưng cho tính ngay thẳng?
* Tre được tả có tính cách như người ngay thẳng, bất khuất.
+ Nòi tre đâu chịu mọc cong
Búp măng non... thân tròn của tre
- Tìm những hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích?
VD: Có manh áo cộc tre nhường cho con
 Nòi tre đâu chịu mọc cong.
- 4 dòng thơ cuối bài có ý nghĩa gì?
* Bài thơ cho ta biết điều gì?
3.4. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- GV đọc mẫu đoạn 4
- Hướng dẫn cách đọc.
- Tổ chức thi đọc
- GV cùng HS nhận xét, bình điểm.
- Cho HS học thuộc lòng bài thơ.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng
- GV cùng HS nhận xét, bình điểm.
 4. Củng cố:
- Bài thơ cho em biết điều gì?
- Liên hệ, giáo dục. Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: Về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
- Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ (mai sau, xanh) thể hiện rất đẹp sự kế tiếp liên tục của các thế hệ: Tre già măng mọc.
* Nội dung: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: Giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
- HS đọc nối tiếp đoạn - nêu cách đọc.
- HS lắng nghe.
+ HS đọc theo cặp.
- Một số HS thi đọc.
+ HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng khổ thơ - bài thơ.
- HS nêu.
+ 2 HS đọc lại nội dung bài.
Tiết 2: Toán
 Yến, tạ , tấn.
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức: Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn ; mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và ki- lô- gam. Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
 2. Kĩ năng: Thực hiện chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn. Làm được bài tập 1,2,3.
 3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học :
 - GV :SGK, phiếu bài tập bài 2 (23).
 - HS :sách vở, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy – học :
 1. ổn định tổ chức :
 2. Bài cũ : 
- Kiểm tra 1 HS lên bảng làm bài tập 5, 1 HS nêu miệng bài 2.(T 22)
- GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới :
- Giới thiệu bài
3.1. Giới thiệu đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn.
- GV giới thiệu đơn vị đo khối lượng.
- Yêu cầu HS nhắc lại
3.2. Thực hành :
Bài 1 (23)
- Gọi HS nêu miệng.
Bài 2(23) : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Nhận xét - tuyên dương.
Bài 3(23) : Tính 
- Cho HS làm vào vở 
- GV chấm, chữa bài.
 4. Củng cố :
- Nhắc lại các đơn vị đo khối lượng đã học?
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò: 
-Về làm bài 4, chuẩn bị bài sau.
- 1HS lên bảng làm bài, 1HS nêu.
- HS theo dõi
1 yến = 10 kg 1 tấn = 10 tạ
1 tạ = 10 yến 1 tấn = 1000 kg
1 tạ = 100 kg
- 3 HS nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu và nêu miệng
Lời giải:
a. Con bò cân nặng : 2 tạ
b. Con gà cân nặng : 2 kg
c. Con voi cân nặng : 2 tấn
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào phiếu theo nhóm.
- Đại diện dán phiếu lên bảng - nhận xét.
a.1 yến = 10 kg
8 yến = 80 kg
 10kg = 1 yến
1 yến 7 kg = 17 kg
 5 yến = 50 kg
5 yến 3 kg = 53 kg
b.1tạ = 10 yến
4 tạ = 40 yến
 10 yến = 1 tạ
2 tạ = 200 kg
 1 tạ = 100 kg
9 tạ = 900 kg 
 100 kg = 1 tạ
4 tạ 60 kg = 460 kg
c. 1 tấn = 10 tạ
1 tấn = 1000 kg
 10 tạ = 1 tấn
 1000 kg = 1 tấn
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
 18 yến + 26 yến = 44 yến
 648 tạ - 75 tạ = 573 tạ
 135 tạ x 4 = 540 tạ
 512 tấn : 8 = 64 tấn
- HS nhắc lại.
Tiết3: Tập làm văn
 Cốt truyện.
I. Mục đích, yêu cầu :
 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là một cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
 2. Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp lại các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó.
 3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy – học :
 - GV : bảng phụ viết sẵn nội dung của bài tập 1- phần nhận xét.
 - HS : Thước ke, bút chì.
III. Các hoạt động dạy – học :
 1. ổn định tổ chức :
 2. Bài cũ :
- Một bức thư gồm những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?
- GV nhạn xét.
 3. Bài mới :
- Giới thiệu bài
3.1. Nhận xét.
Bài tập 1 – 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS thảo luận theo cặp.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, rút ra kết luận.
Bài tập 3 :
- Cốt truyện thường gồm mấy phần ?
3.2. Ghi nhớ :
- Rút ra ghi nhớ.
3.3. Luyện tập:
Bài tập 1 (43) 
- Gọi HS đọc yêu cầu, cho thảo luận theo cặp.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2 (43)
- Cho HS kể lại câu chuyện.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
 4. Củng cố:
- GV nhắc lại nội dung chính .
- Liên hệ, giáo dục. Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: Về kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nêu.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS giở lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và trao đổi theo cặp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Kết luận : Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
- HS đọc yêu cầu của bài.
+ Cốt truyện thường gồm 3 phần : Mở đầu, diễn biến và kết thúc.
- HS đọc nội dung ghi nhớ – SGK
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS trao đổi theo cặp.
- 2 HS trình bày bài trên bảng lớp.
+ Thứ tự đúng của truyện phải là :
b- d - a - c - e - g .
- HS chữa bài vào vở bài tập.
- HS đọc yêu cầu của bài, dựa vào 6 sự việc đã được sắp xếp lại ở bài tập 1, kể lại câu chuyện.
- 2 HS kể câu chuyện
Tiết 4: Khoa học
 Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn.
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng. Biết được để có sức khoẻ tốt cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
 2. Kĩ năng: Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói : Cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi- ta- min và chất khoáng, ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm, ăn có mức độ chất béo, ăn ít đường và ăn hạn chế muối.
 3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập và trong sinh hoạt.
II. Đồ dùng dạy - học.
 - GV : Tranh ảnh và các loại thức ăn.
 - HS : Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức :
2. Bài cũ: 
- Nêu vai trò của các Vi-ta-min, chất khoáng và chất béo?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
* Mục tiêu: Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
	* Cách tiến hành:
- Nêu tên một số thức ăn mà em thường ăn 
- 1 HS nêu.
- HS tự kể.
- Nếu ngày nào cũng ăn một vài món ăn cố định các em sẽ thấy như thế nào?
- Sẽ thấy chán, không muốn ăn.
- Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng không?
- Không, 1 loại thức ăn nào dù chứa nhiều chất dinh dưỡng đến đâu cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn cơm với thịt cá mà không ăn rau, quả?
- Cơ thể không đủ chất dinh dưỡng và quá trình tiêu hoá không tốt.
* KL: Tại sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
- Vài HS nhắc lại
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cân đối.
* Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đầy đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế. 
* Cách tiến hành:
- GV đặt câu hỏi:
+ Những thức ăn nào cần được ăn đầy đủ, ăn vừa phải, có mức độ, ăn ít và hạn chế?
- HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện trả lời : Cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi- ta- min và chất khoáng, ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm, ăn có mức độ chất béo, ăn ít đường và ăn hạn chế muối.
*GV nhận xét, kết luận.
 Hoạt động 3: Trò chơi "Đi chợ"
* Mục tiêu: Biết lựa chọn thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.
* Cách tiến hành:
- Cho HS viết tên các thức ăn, đồ uống hàng ngày.
- GV nhận xét - tuyên dương. 4. 4.Củng cố: 
- Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà thực hiện tốt việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
- Nói với bố mẹ về tháp dinh dưỡng.
- HS chơi theo nhóm đ giới thiệu trước lớp thức ăn, đồ uống lựa chọn cho từng bữa.
- Các nhóm khác nhận xét - bình chọn.
Tiết 5 : Mĩ Thuật
 ( GV bộ môn dạy )
Tiết6: Kĩ thuật
 Khâu thƯờng.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu.
 2. Kĩ năng: Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị rúm. HS khéo tay: Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị rúm.
 3. Thái độ: HS kiên trì, khéo léo và yêu thích sản phẩm của mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Mẫu khâu thường. Tranh quy trình khâu thường. Bộ đồ dùng cắt khâu.
 - HS: Bộ đồ dùng cắt, khâu.
III. Các hoạt động dạy - học.
 1. ổn định tổ chức :
 2. Bài cũ: 
- Nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu?
- GV nhận xét.
 3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- Cho HS quan sát vật mẫu.
- 1 HS nêu
- HS quan sát mặt phải và mặt trái mẫu
- Nêu những đặc điểm của mũi khâu thường?
- Đường khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau.
- Mũi khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau.
- Vậy thế nào là khâu thường?
- Là cách khâu để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở 2 mặt vải, khi khâu mũi thường có thể khâu liền nhiều mũi mới rút chỉ 1 lần.
- Cho HS nhắc lại.
- 3 HS nhắc lại
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
* Hướng dẫn một số thao tác khâu cơ bản.
- GV cho HS quan sát H.1
- Hãy nêu cách cầm vải?
- HS quan sát H.1 (T.11) và nêu cách cầm vải.
- Tay trái cầm vải, ngón cái và ngón trỏ cầm vào đường vạch dấu cách vị trí khâu 1cm, tay phải cầm kim. 
- Cho HS quan sát H.2a, 2b và nêu cách lên kim, xuống kim.
- HS nêu và lên làm thử.
* Hướng dẫn thao tác kỹ thuật khâu thường.
- GV treo tranh quy trình.
- Cho HS nêu các bước.
- GV làm mẫu lần 1 kết hợp giải thích.
- HS quan sát H.4
- HS nêu các bước:
- Vạch dấu đường khâu:
+ Vạch bằng thước.
+ Kim gẩy 1 sợi vải.
- Lần 2 làm lại các thao tác.
- Khâu đến cuối đường vạch dấu ta phải làm gì?
- Cho HS đọc ghi nhớ cuối SGK.
 4. Củng cố: 
-Nhắc lại ý chính của bài và nhận xét giờ học. 
 5. Dặn dò: 
- Về xem lại bài và chuẩn bị vật liệu giờ sau thực hành.
- HS quan sát GV làm mẫu.
- Khâu lại mũi để kết thúc đường khâu.
- 2 HS đọc.
- Lớp đọc thầm.
- 1 HS nhắc lại.
Ngày soạn: 13/09/2011.
Ngày giảng : 15/09/2011.
 Thứ năm ngày 15 tháng 09 năm 2011.
Tiết 1 : Luyện từ và câu
 Luyện tập về từ ghép và từ láy.
I. Mục đích, yêu cầu :
 1. Kiến thức: Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu, trong bài.
 2. Kĩ năng: HS làm được các bài tập 1,2,3.
 3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập
II. Đồ dùng dạy- học :
 - GV : SGK, bảng phụ viết 2 bảng phân loại của bài tập 2, 3.
 - HS : Vở bài tập Tiếng Việt 4.
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định tổ chức :
- KTSS
2. Bài cũ :
+ Thế nào là từ ghép ? Cho ví dụ.
+ Thế nào là từ láy ? Cho ví dụ.
- GV nhận xét.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài 
Bài tập 1 (43)
- Gọi HS nêu miệng.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài tập 2 (44)
- Cho HS làm bài theo cặp.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3 (44)
- Cho HS làm vào vở, gọi 1 HS lên chữa bài.
- Chấm, chữa bài của HS.
4. Củng cố:
- GV nhắc lại nội dung chính .
- Liên hệ, giáo dục. Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: Về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 1 HS trả lời.
- 1HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm, phát biểu ý kiến.
a. Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp.
b. Từ bánh rán có nghĩa phân loại.
- HS đọc nội dung bài tập.
- Trao đổi theo cặp và làm vào VBT.
- Đại diện nhóm lên chữa bài.
Lời giải
a. Từ ghép có nghĩa phân loại : xe điện, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay.
b. Từ ghép có nghĩa tổng hợp : ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.
- 1 HS đọc nội dung bài tập.
- HS làm vào vở sau đó lên chữa bài.
Lời giải
+ Láy âm đầu : nhút nhát.
+ Láy vần : lạt xạt, lao xao.
+ Láy cả âm và vần : rào rào.
Tiết 2 : Thể dục
 ( GV bộ môn dạy )
Tiết 3: Toán
 Bảng đơn vị đo khối lượng.
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức: Nhận biết được tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đề - ca -gam, héc- tô - gam, quan hệ giữa đề- ca- gam, héc- tô- gam và gam.
 2. Kĩ năng: Chuyển đổi đơn vị đo khối lượng và thực hiện phép tính với số đo khối lượng. Làm được bài 1,2.
 3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học :
 - GV: SGK, bảng phụ kẻ sẵn bảng đơn vị đo khối lượng. 
 - HS : Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy – học :
 1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ : 
- Kiểm tra 1 HS lên bảng làm bài tập 4.
- GV nhận xét.
 3. Bài mới :
- Giới thiệu bài
 3.1. Giới thiệu đề- ca- gam và héc- tô - gam .
- GV giới thiệu đơn vị đề- ca- gam và héc- tô - gam.
3.2. Bảng đơn vị đo khối lượng.
- GV giới thiệu cho HS bảng đơn vị đo khối lượng.
- Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
3.3. Thực hành :
Bài 1(24) : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Cho HS làm vào bảng con.
- Nhận xét bảng của HS.
Bài 2 (24) : Tính
- Hướng dẫn và gọi HS lên chữa bài.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 4 (24) :
- Gọi HS đọc bài toán.
- Cho HS làm vào vở, 1 HS lên chữa bài trên bảng.
- GV chấm, chữa bài.
 4. Củng cố:
- Nhắc lại các đơn vị đo khối lượng đã học.
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò: 
- Về làm bài 3, chuẩn bị bài sau .
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm gam, người ta thường dùng những đơn vị : đề- ca - gam, héc- tô -gam.
+ Đề- ca - gam viết tắt là : dag
+ Héc- tô -gam viết tắt là : hg
 1 dag = 10g 1 hg = 10 dag
 1 hg = 100 g
- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng: Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn, liền nó.
Lớn hơn kg
Kg
Bé hơn kg
Tấn
tạ
yến
kg
hg
dag
g
1 tấn
1 tạ
1 yến
1 kg
1 hg
1 dag
1 g
= 10tạ
= 10 yến
= 10kg
= 10 hg
=10 dag
= 10g
= 1000 kg
= 100 kg
= 1000g
= 100g
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào bảng con
a. 1 dag = 10 g
 1hg = 10 dag
 10 g = 1 dag
 10 dag = 1 hg
b. 4 dag = 40 g
 3 kg = 30 hg
 8 hg = 80 dag
 7 kg = 7000 g
- HS đọc yêu cầu và lên bảng làm bài. Lớp làm vào nháp. 
 380 g + 195 g = 575 g
 928 dag – 274 dag = 654 dag
 452 hg x 3 = 1356 hg
 768 hg : 6 = 128 hg
- HS đọc bài toán.
- Cho HS làm vào vở, 1 HS làm bài trên bảng.
Bài giải
Bốn gói bánh cân nặng là :
 150 x 40 = 600 (g)
 Hai gói kẹo cân nặng là :
200 x 2 = 400 (g)
 Cả bánh và kẹo cân nặng là :
 600 + 400 = 1 000 (g)
1000 g = 1 kg
 Đáp số : 1 kg
- 1 HS nhắc lại.
Tiết 4 : Chính tả
 Truyện cổ nước mình.
I. Mục đích, yêu cầu :
 1. Kiến thức: Biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, trình bày bài sạch đẹp.
 2. Kĩ năng: Nhớ - viết lại đúng chính tả Truyện cổ nước mình. Làm đúng các bài tập có các âm đầu r/d/gi.
 3. Thái độ: HS ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy – học :
 - GV : SGK, bảng phụ viết nội dung bài 2a.
 - HS : Bảng con, bút chì.
III. Các hoạt động dạy – học :
 1. ổn định tổ chức :
 2. Bài cũ :
- Kiểm tra 2 HS thi viết đúng, viết nhanh tên các con vật bắt đầu bằng tr/ch.
- GV nhận xét.
 3. Bài mới :	
- Giới thiệu bài
+Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
- GV nhắc HS cách trình bày bài.
- Cho HS nhớ viết vào vở.
- Đọc soát lỗi.
- GV thu 5 bài chấm - nhận xét.
Bài tập 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4.doc