Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2012-2013

Tiết 34 : Lịch sử

 ÔN TẬP HKII

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

 Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hâu Lê – thời Nguyễn theo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận .

B. CHUẨN BỊ :

 - Phiếu câu hỏi phát cho mỗi HS làm tư liệu ôn tập

 - Thăm câu hỏi cho HS bốc thăm trả lời

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 - GV tổ chức cho HS hái hoa ôn tập dưới hình thức bốc thăm trả lời câu hỏi ( Mỗi HS đều trả lời )

 - Hệ thống câu hỏi gồm có trắc nghiệm và tự luận

 I * Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống .

 1. Thời Hậu Lê , việc tổ chức quản lí đất nước rất chặt che . Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ và soạn bộ luật Hồng Đức để bảo ve chủ quyền của dân tộc và trật tự xã hội.

(TB, Yếu)

 2. Dưới thời Hậu Lê ( thế kỉ XV ) , văn học và khoa học của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nguyễn Trải và Lê Thánh Tông là những tác giả tiêu biểu trong thời kì đó.(TB, Yếu)

 3. Từ cuối thế kỉ XVI công cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong được xúc tiến mạnh mẽ.

 Ruộng đất được khai phá , xóm làng được hình thành và phát triển . Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt.((Khá, giỏi)

 4. Quân Thanh xâm lược nước ta. Chúng chiếm Thăng Long.

 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, kéo quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh. Ở Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa, ta thắng lớn. Quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn , bỏ chạy về nước.

(TB, Yếu)

 5. Kinh thành Huế là một quần the các công trình kiến trúc và nghệ thuật tuyệt đẹp. Đây là một di sản văn hoá chưng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của nhân dân ta.(Khá, giỏi)

 II * Trả lời câu hỏi :

1. Nhà Nguyễn đặt kinh đô ở đâu ? ( Phú Xuân – Huế )

2. Nhà Đinh đóng đô ở đâu ? ( Hoa lư ) (TB, Yếu)

3. Nhà Tiền Lê đóng đô ở đâu ? ( Hoa Lư )

4. Nhà Trần đóng đô ở đâu ? ( Thăng Long ) –HS(TB, Yếu)

5. Nhà Hồ đóng đô ở đâu ? ( Tây đô – Thanh Hoá ) – HS (Khá, giỏi)

6. Bắt đầu nhà Hậu Lê đóng đô ở đâu ? ( Thăng Long ) – HS(Khá, giỏi)

7. Vua nào ở triều Lê bị nhân dân mỉa mai gọi là “ vua quỷ” và “ vua lợn” ? (vua quỷ là Lê uy Mục còn vua lợn là Lê Tương Dực ) - HS (TB, Yếu)

8. Trong ba anh em họ Nguyễn , ai là người cầm quân tiến ra Thăng Long ? ( Nguyễn Huệ )

 - HS(TB, Yếu)

9. Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì ? ( Tiêu diệt chính quyền họ Trịnh )- HS(TB, Yếu)

10. Mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh sang xâm lược nước ta năm nào ? ( Năm 1788 )

(Khá, giỏi)

11. Nguyễn Huệ đã làm gì trước khi tiến quân ra Bắc ? ( Lên ngôi Hoàng Đế, hiệu là Quang Trung )- - HS(TB, Yếu)

12. Quang Trung lên ngôi Hoàng đế năm nào ? ( 1788 ) – HS(Khá, giỏi)

13. Nhà Nguyễn thành lập năm nào ? ( 1802) – HS(Khá, giỏi)

14. Triều đại nào xây dựng kinh thành Huế ? ( Triều Nguyễn ) – HS(Khá, giỏi)

15. Kinh thành Huế thuộc địa phận tỉnh nào ?( Thừa Thiên - Huế ) – HS(TB, Yếu)

16. Kinh thành Huế nằm bên con sông nào ? ( Sông Hương ) – HS(TB, Yếu)

17. UNESCO đã công nhận Huế là di sản Văn hoá thế giới năm nào?( 1993 )- HS(Khá, giỏi)

18. các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của thời Hậu Lê là ai?( Nguyễn Trải và Lê Thánh Tông

(TB, Yếu)

19 . Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào ? ( Lý Huệ Tông không có con trai .thành lập )

(Khá, giỏi)

 

doc 28 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc chủ điểm.
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài 
- GV hướng dẫn HS cách thử để biết 1 từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình.
+ Từ chỉ họat động trả lời câu hỏi làm gì?
+ Từ chỉ cảm giác trả lời câu hỏi cảm thấy thế nào?
+ Từ chỉ tính tình trả lời câu hỏi là người thế nào?
+ Từ vừa chỉ cảm giác, vừa chỉ tính tình trả lời câu hỏi cảm thấy thế nào? Là người thế nào?
- GV phát phiếu cho từng HS làm việc theo cặp.
- GV nhận xét.
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Yêu cầu HS làm bài VBT 
- Gọi HS đọc câu của mình viết.
- GV nhận xét. 
Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
GV nhắc HS : chỉ tìm các từ miêu tả tiếng cười-tả âm thanh.
- GV nhận xét, chốt lại câu hợp lý. 
- HS(Khá) đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp đọc thầm.
- HS (TB, Yếu) trả lời. 
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- HS làm bài.(Giỏi, Yếu. Khá, TB)
 - HS xếp các từ đã cho vào bảng phân loại.
- 4 HS làm bảng phụ, mỗi em viết 1 cột.
(Có TB, Yếu)
- Cả lớp nhận xét.(Khá, giỏi)
- HS nhìn bảng đọc kết quả.
Từ chỉ hoạt động
Vui chơi, mua vui, góp vui
Từ chỉ cảm giác:
vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui.
Từ chỉ tính tình
vui tính, vui nhộn, vui tươi.
Từ vừa chỉ tính tình, vừa chỉ cảm giác
 vui vẻ.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS lên bảng đặt câu. (Khá, giỏi)
 Lớp VBT
- HS lần lượt đọc câu của mình viết 
(TB, Yếu)
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- HS (Khá) đọc yêu cầu.
- HS trao đổi làm bài.
- HS phát biểu ý kiến. (Có TB, Yếu). 
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
Ví dụ: Cười ha hả: Anh ấy cười ha hả, đầy vẻ khoái chí.
 3. Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu. 
Tiết 34 : Kĩ thuật 
	 LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (TIẾT 2 )
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Chọn được các cho tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
 - Lắp ghép được một hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
 - Lắp ghép được ít nhất một mô hình tự chọn . Mô hình lắp chắc chắn, sử dụng được. ( HS khá, giỏi)
B. CHUẨN BỊ :
 SGK , bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Lắp ghép mô hình tự chọn ( Tiết 2 )
Hoạt động 1 : Chọn và kiểm tra các chi tiết 
- Gọi vài HS nêu tên sản phẩm mình đã chọn.
- HS chọn và kiểm tra các chi tiết đúng và đủ.
-Yêu cầu HS xếp các chi tiết đã chọn theo từng loại ra ngoài nắp hộp.
Hoạt động 2 : HS thực hành lắp mô hình đã chọn 
-Yêu cầu HS tự lắp theo hình mẫu hoặc tự sáng tạo 
- Thực hành theo nhóm đôi.
Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập 
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành .
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm 
+ Lắp được mô hình tự chọn 
+ Lắp đúng kĩ thuật, quy trình.
+ Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch 
- Nhận xét , đánh giá sản phẩm của HS
- Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Nêu tên sản phẩm đã chọn(Có TB, Yếu)
- Chọn và xếp chi tiết đã chọn ra ngoài nắp hộp
- Thực hành lắp ghép.
+ lắp từng bộ phận 
+ Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
- HS TB, Yếu) cho thêm 5 phút.
- Trưng bày sản phẩm trước lớp 
- Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm của bạn và của mình.
- HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp
- HS (TB, Yếu) thêm 3 phút
 2. Nhận xét, dặn dò :
 - Nhận xét và tuyên dương những sản phẩm sáng tạo , đẹp.
	- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập của HS .
	- Chuẩn bị : lắp ghép mô hình tự chọn ( tiết 3 )
---------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư, tháng năm 20 
Tiết 168: 	 Toán 
	 ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (TT)TR174
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
 - Tính được diện tích hình bình hành.
B.CHUẨN BỊ:
 Bảng con , vở 
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1.BÀI MỚI : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Trong giờ học này các em tiếp tục ôn tập một số kiến thức về hình học.
Hướng dẫn ôn tập 
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu tất cả HS quan sát vẽ và chỉ ra đoạn thẳng 
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS quan sát hình và đọc đề bài 
- Hướng dẫn HS phân tích đề toán 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu đáp án chọn.
Bài tập 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình H và hỏi : Diện tích hình H là tổng diện tích của các hình nào ?
- Vậy ta có thể tính diện tích của hình H như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài 
- Sửa chữa bài .
- HS (TB) đọc.
- HS quan sát vẽ và chỉ ra đoạn thẳng song song với AB, đoạn thẳng vuông góc với BC.
(TB, Yếu)
- HS nhận xét(Khá, giỏi)
- HS đọc đề toán (TB, Yếu)
- HS làm bài
- Chọn đáp án C.(TB, Yếu)
- HS(Khá, giỏi) nhận xét.
- HS đọc (TB, Yếu)
- Diện tích hình H là tổng diện tích hình bình hành ABCD và hình chữ nhật BEGC.
(Khá, giỏi)
- Tính diện tích hình bình hành ABCD ; 
 Tính diện tích hình chữ nhật BEGC ; 
(Khá, giỏi)
 Tính tổng diện tích hình bình hành và diện tích hình chữ nhật.(TB, yếu)
- HS làm bài vào vở , sửa bài (TB, Yếu)
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
 2. Củng cố, dặn dò :
	- Nhận xét tiết học
	- Chuẩn bị bài: Ôn tập về tìm số trung bình cộng.
Tiết 68:	Tập đọc 
	ĂN “MẦM ĐÁ”
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Bước dầu biết đọc với giọng kể vui. hóm hỉnh; đọc phân biệt được lời nhân vật và người dẫn câu chuyện.
 - Hiểu ND : Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm chúa ăn ngon miệng, vừa khéo giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống. ( trả lời được các CH trong SGK).
B. CHUẨN BỊ :
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1. Kiểm tra bài cũ : Tiếng cười là liều thuốc bổ
 Gọi 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK .
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
Trạng Quỳnh là một người rất thông minh và hài hước. Bức tranh minh hoạ cho thấy Trạng Quỳnh đang phục vụ chúa ăn . Trạng Quỳnh khôn khéo, hóm hỉnh như thế nào ? Các em cùng học bài để biết.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài
- Yêu cầu HS luyện đọc cặp
- Gọi HS đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm bài văn 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- GV chia lớp thành nhóm 4 HS 
- GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
- Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời:
* Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món mầm đá?
* Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa Trịnh như thế nào?
* Cuối cùng chúa được ăn mầm đá không? Vì sao? 
* Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: Thấy chiếc lọ .vừa miệng đâu ạ.
- Yêu cầu luyện đọc cặp
- Tổ chức thi đọc diễn cảm 
- HS tiếp nối nhau đọc bài 3 lượt(TB, Yếu)
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến ngoài để hai chữ ngoại phong.
+ Đoạn 3: tiếp theo đến . khó tiêu.
+ Đoạn 4: phần còn lại. 
- HS luyện đọc theo cặp.(Khá, TB. Giỏi, Yếu)
- Hai HS đọc bài.(Khá, giỏi)
- Các nhóm đọc thầm, các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp.
 * Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy món mầm đá là món lạ nên muốn ăn.
(TB, Yêu)
* Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ đại phong. Trạng bắt chúa phải chờ đến lúc đói mèm.(TB, Yếu)
* Chúa không được ăn món mầm đá, vì thực ra không hề có món đó.(TB, Yếu)
* Là người thông minh ..
(Khá, giỏi)
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.(Có TB, Yếu)
- Lắng nghe.
-Từng cặp HS luyện đọcKhá, TB. Giỏi, Yếu)
- Một vài HS thi đọc diễn cảm.(Khá, giỏi)
 3. Củng cố, dặn dò : 
 - Nêu nội dung của bài.(Khá, giỏi)
 - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
 - Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm và học thuộc bài thơ .
 - Chuẩn bị : Ôn tập.
 Tiết 34 : Địa lí 
	 ÔN TẬP 
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Chỉ được trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam:
 + Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên.
 + Một số thành phố lớn.
 + Biển Đông, các đảo và qầun đảo chính.
 - Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.
 - Hệ thống tên một số dân tộc ở : Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; Tây Nguyên.
 - Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo.
B. CHUẨN BỊ :
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam 
 - SGK 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : ( Soạn lại nội dung bài cho phù hợp mục tiêu )
 1. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Ôn tập 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- Gọi HS đọc nội dung yêu cầu 1 
- GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên VN lên bảng
- Gọi HS lần lượt lên chỉ bản đồ 
- Nhận xét , tuyên dương bạn chỉ đúng 
Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu 2 trong SGK
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 6.
- Mỗi nhóm 1 thành phố.
- Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của Hà Nôi, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Cá nhân.
- Gọi HS đọc yêu cầu 3, 4 SGK
- Gv gợi ý câu hỏi 3:
- GV Nhận xét.
a. Dãy núi hoàng Liên Sơn?
b. Tây Nguyên?
c. Đồng bằng Bắc Bộ?
d. Đồng bằng Nam Bộ?
đ. Các dồng bằng duyên hải Miền Trung?
- Yêu cầu 4 
- GV sửa bài giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
* Ý câu đúng: câu 1: d
 Câu 2: b
 Câu 3: b
Hoạt động 4: Theo cặp.
Gọi các em đọc yêu cầu.
- Gv hướng dẫn 
- Gv nhận xét thống nhất kết quả. 
Yêu cầu 5:1 - b; 2 – c ; 3 - a; 4 - d; 5 - e; 6 - đ 
- HS(Khá) đọc 
- HS quan sát
- HS lên chỉ các địa danh theo yêu cầu câu 1 
(Có HS TB, Yếu)
- HS( khá, giỏi) nhận xét.
- HS (TB)đọc yêu cầu 2 SGK
- Thảo luận (Giỏi, khá, TB, Yếu)
- Đại diện nhóm trình bài. ( Có TB, Yếu)
- Các nhóm khác nhận xét. ( Khá, giỏi)
- 2 HS
(Khá) đọc Yêu cầu.
- HS(TB, yếu) trả lời 
- HS ( Khá, giỏi) nhận xét. 
HS Khoanh vào vở và trả lời.(TB, Yếu)
- HS(Khá, giỏi) nhận xét.
- HS (Khá) đọc .
- HS trao làm vơ nhóm 2 (Khá, TB. Giỏi, Yếâu)û 
- HS sủa bài (TB, Yếu)
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài: Ôn tập HKII 
THAM KHẢO
 - GV tổ chức cho HS hái hoa ôn tập dưới hình thức bốc thăm trả lời câu hỏi ( Mỗi HS đều trả lời ) 
 - Hệ thống câu hỏi gồm có trắc nghiệm và tự luận 
* Trả lời câu hỏi : 
1. Kể tên các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ ? ( Kinh , Khơ – me , Chăm , Hoa ) 
2. Điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Nam Bộ thành vựa lúa , vựa trái cây lớn nhất cả nước ? ( Người dân cần cù lao động, dất đai màu mỡ, Khí hậu nóng ẩm quanh năm , đồng bằng có diện tích lớn nhất ) 
3. Trung du Bắc Bộ là một vùng đất như thế nào ? (Trung du Bắc Bộ là một vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp ) 
4. Huế là thành phố du lịch vì Có ..? ( Cảnh thiên nhiên đẹp và nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao ) 
5. Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch ? ( Vì có nhiều bãi biển đẹp, có núi Non Nước, có Bảo tàng Chăm ) 
6. Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta ? ( Phía đông, phía Nam và phía tây nam ) 
7. Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta ? ( Điều hoà khí hậu , Là kho muối vô tận , cung cấp nhiều khoáng sản, hải sản, Tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, xây dựng hải cảng ) 
8. Ở biển Đông , nước ta đang khai thác được gì ? ( Cát trắng, muối , dầu mỏ , khí đốt ) 
9. Những nơi nào đánh bắt nhiều hải sản nhất nước ta ? ( Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến kiên Giang ) 
10. Nêu những dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá , khoa học hàng đầu của nước ta? ( Hà Nội là thủ đô, là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước; Hà Nội có nhiều viện nghiên cứu , trường đại học, thư viện hàng đầu nước ta; Hà Nội có nhiều nhà máy , trungg tâm thương mại, siêu thị , hệ thống ngân hàng , bưư điện, ) 
* Điền từ vào chỗ trống cho thích hợp 
1. Đồng bằng Nam Bộ do phù sa cảu hai hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi dắp nên . Sông Mê Công chảy qua nhiều nước. Đoạn hạ lưu sông chảy trên đất Viết Nam và chia thành hai nhánh. Sông đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu long. 
2. Đồng bằng Nam Bộ thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt thuỷ sản , vì ở đây vùng biển có nhiều hải sản và mạng lưới sông ngòi dày đặc . Đồng bằng Nam bộ là vùng có sản lượng thuỷ sản lớn nhất cả nước. Thuỷ sản của đồng bằng được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và thế giới .
3. Chợ nổi thường hơp ở những đoạn sông thuận lợi cho việc gặp gỡ của xuồng ghe từ nhiều nơi đổ về. Từ sáng sớm, hoạt động mua bán đã diễn ra tấp nập ở chợi nổi. Nhiều thứ hàng hoá như rau quả, thịt , cá,  đều có thể mua bán trên xuồng ghe. 
4. Huế nằm trên vùng chuyển tiếp từ đồi thắp sang đồng bằng . Huế ở cách biển không xa và tựa lưng vào dãyTrường Sơn . Cố đô Huế nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc của các vua chúa triều Nguyễn . 
 ----------------------------------------------------------
Thứ năm, tháng năm 20 
Tiết 169 : Toán
	 ÔN TẬP VỀ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG(TR/175) 
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
 Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
B.CHUẨN BỊ:
 Vở , bảng lớp 
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giớùi thiệu bài :
 Hôm này cùng ôn tập và luyện tập tìm số trung bình cộng.
Hướng dẫn ôn tập 
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS tính theo công thức.
- Thống nhất kết quả.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn phân tích đề bài.
- Sửa chữa bài 
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài 
- Gọi HS sửa bài.
- Nhận xét , thống nhất kết quả.
Bài tập 4: ( HS khá, giỏi)
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài 
- Gọi HS sửa bài.
- Nhận xét , thống nhất kết quả.
- HS tính theo công thức.
 -2 HS (TB, yếu)lên bảng 
- HS(Khá, giỏi) nhận xét
- HS (TB) đọc 
- HS(Khá, giỏi) nêu cách làm. Các bước giải:
Tính tổng số người tăng trong năm.
Tính số người tăng trung bình mỗi năm. 
- HS(TB, Yếu) sửa bảng. 
- Hs( Khá, giỏi) nhận xét thống nhất kết quả
- HS (TB) đọc 
- HS làm bài. Các bước tính:
Tính số vở tổ Hai góp
Tính số vở tổ Ba góp
Tính số vở cả ba tổ góp
Tính số vở trung bình mỗi tổ góp. 
- HS(TB, Yếu) sửa bài.
- HS(khá) đọc 
- HS làm bài Các bước tính:
Tính số máy lần đầu chở
Tính số máy lần sau chở
Tính tổng số ô tô chở máy bơm
Tính số máy bơm trung bình mỗi ô tô chở. 
- HS sửa bài
 2. Củng cố, dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị bài: Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.
Tiết 68: 	 Luyện từ và câu 
	 	THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của các trạng ngữ trong câu (trả lời câu hỏi Bằng cái gì ? Với cái gì ? ).
 - Nhận diện được trạng ngữ trong câu( BT1, mục III) ; bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ ( BT2).
B.CHUẨN BỊ:
 - Bảng phụ ghi bài tập 1.
 - SGK, VBT.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Mở rộng vốn từ : Lạc quan – Yêu đời
 - 2 HS mỗi em tìm 2 từ có từ “lạc”, 2 từ có từ “quan”.
 - 2 HS đặt 2 câu với từ miêu tả tiếng cười.
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu. 
 Bài học hôm nay giúp các em hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng n ngữ chỉ mục đích cho câu (trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì? ).
Hoạt động 1: Phần Nhận xét(GT theo CV5842)
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập 1,2. 
- Yêu cầu làm việc theo cặp
- Gọi HS phát biểu 
- GV chốt lại lời giải đúng. 
Hoạt động 2 : Phần ghi nhớ(GT theo CV 5842)
- Trạng ngữ chỉ phương tiện bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
* Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho các câu hỏi nào?
* Mở đầu bằng những từ nào?
* Trạng ngữ chỉ sự so sánh bổ sung ý nghĩa gì cho câu.
* Trạng ngữ chỉ sự so sánh trả lời cho câu hỏi nào? Mở đầu bằng các từ ngữ nào?
- Gọi HS đọc ghi nhớ 
Họat động 3 : Phần Luyện tập
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu làm việc cá nhân : dùng bút chì gạch chân và ghi kí hiệu tắt dưới các trạng ngữ.
- GV nhận xét
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài .
- Làm việc nhóm đôi.
- Gọi HS đọc kết quả.
- GV nhận xét
- 2 HS(Khá) đọc yêu cầu. 
- 2 HS cùng bàn trao đổi(khá, TB. Giỏi, Yếu)
- HS(TB, yếu) phát biểu ý kiến
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
Ý 1: Các trạng ngữ trả lời câu hỏi Bằng cái gì? Với cái gì?
Ý 2: Cả hai trạng ngữ đều bổ sung ý nghĩa chỉ phương tiện cho câu. 
* Ý nghĩa phương tiện.(TB, Yếu)
* Bằng gì? Với cái gì?(TB, yếu)
* Bằng, với.(TB, yếu)
* Ý nghĩa so sánh.(TB, yếu)
* Như thế nào? Mở đầu bằng các từ như, tựa, giống như, tựa như.(Khá, giỏi)
- Vài HS(TB, yếu) đọc ghi nhớ.
- Đọc yêu cầu bài tập.(Khá)
- Cả lớp đọc thầmvà tự làm bài SGK 
- 1 HS(TB, yếu) làm bảng phụ
- HS( Khá, giỏi) nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài tập.(Khá)
- Cả lớp đọc thầm.
Thảo luận nhóm đôi, làm bài vào giấy nháp.
(Khá, TB. Giỏi, Yếu)
- Nhiều HS đọc kết quả( Có TB, Yếu)
 3.Củng cố, dặn dò :
	- Hãy cho biết tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu.
(TB, yếu) 
	- Nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị bài: Ôn tập cuối năm
Tiết 67:	 Khoa học 
	 ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 -Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
 - Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. 
B. CHUẨN BỊ :
 - Hình 134, 135, 136. 137 SGK.
 - Giấy A 4, bút cho cả nhóm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Bài “Chuỗi thức ăn trong tự nhiên”
 - Vẽ và trình bày mối quan hệ gữa bò và cỏ.
 - Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
 - Chuỗi thức ăn là gì?
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Ôân tập: thực vật và động vật
Thực hành vẽ sơ đồ Chuỗi thức ăn 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các hình 134, 135 SGK thông qua câu hỏi :
- Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từø sinh vật nào ? 
- Mỗi HS chỉ nói về một tranh.
- Chia nhóm 4 HS, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày.
- So sánh sơ đồ mối quan hệ thức ăn. của vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã với sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Em có nhận xét gì?
- Giảng : trong sơ đồ mối quan hệ thức ăn của vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã có nhiều mắc xích hơn :
- Cây là thức ăn của nhiều loài vật . Nhiều loài vật khác nhau cùng là thức ăn của 1 số loài vật khác.
-Trên thực tế trong tự nhiên mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật còn phức tạp hơn nhiều tạo thành lưới thức ăn.
- Quan sát SGK tiếp nối nhau trả lời câu hỏi 
* Mối quan hệ của các sinh vật được bắt đầu từ cây lúa.(TB, Yếu)
- HS lần lượt phát biểu ( Có TB, Yếu)
- HS làm việc theo nhóm, tham gia vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn. của vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã bằng chữ.
(Khá, giỏi, TB, Yếu)
 - Nhóm trưởng điều khiển bạn lần lượt giải thích sơ đồ. 
- Đại diện nhóm trình bày. (Có TB, Yếu)
- Ph

Tài liệu đính kèm:

  • docT34.doc