Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2012-2013

Tiết 32: Đạo đức

 dành cho địa phươnG

 BÀI : BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

A.YÊU C ẦU CẦN ĐẠT :

 1. kiến thức :

 - HS biết thêm nội dung 12 biển báo hiệu giao thông phổ biến.

 - HS hiểu ý nghĩa , tác dụng , tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông.

 2. Kĩ năng :

 - HS nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở khu vực gần trường học , gần nhà hoặc thường gặp.

 3. Thái độ :

 - Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo .

 - Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo giao thông.

B. CHUẨN BỊ :

 23 biển báo hiệu ( 12 biển báo mới và 11 biển báo đã học .

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 1. Bài mới :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Giới thiệu bài :

 An toàn giao thông : Bài biển báo hiệu giao thông đường bộ.

Hoạt động 1 : Ôn tập và giới thiệu bài mới

- Để điều khiển người và các phương tiện giao thông đi trên đường an toàn , trên các` đường phố người ta đặt những cột biển báo hiệu giao thông .

- Gọi 2 HS lên bảng dán bản vẽ biển báo hiệu mà em đã nhìn thấy cho cả lớp xem , nói tên biển báo đó và em đã nhìn thấy ở đâu.

- GV nhắc lại ý nghĩa các biển báo hiệu nơi thường gặp các biển báo này , nếu nhiều em chưa biết.

Hoạt động 2 :Tìm hiểu nội dung biển báo mới.

- GV đính bảng biển báo hiệu mới : Biển số 110a, 122, hỏi : Em hãy nhận xét hình dáng , màu sắc hình vẽ của biển?

* Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào ?

- GV giới thiệu : Đây là các biển báo cấm , ý nghĩa biểu thị những điều cấm mà biển báo đã báo.

* Căn cứ hình vẽ bên trong em có thể biết nội dung cấm của biển báo là gì ?

- GV đính lên bảng 3 biển báo 208, 209, 233 * Em hãy nhận xét hình dáng, màu biển , hình vẽ.

* Căn cứ vào đặc điểm nói trên,em biết biển báo hiệu này thuộc nhóm biển báo nào ?

* Căn cứ hình vẽ bên trong em biết nội dung báo hiệu sự nguy hiểm của biển báo ?

- GV gắn 12 biển báo hiệu lên bảng ( Không theo thứ tự )

- Yêu cầu HS lên bảng xếp lại theo từng nhóm biển báo

- Vì sao em xếp như vật ? Căn cứ vào đặc điểm nào ?

- GV nhận xét, kết luận

Hoạt động 3 : Trò chơi biển báo

- GV treo 23 biển báo lện bảng

- Yêu cầu HS quan sát và nhớ biển báo nào tên là gì ?

- GV chỉ bất cứ một biển báo và mời hS đọc tên của biển báo đó, nói ý nghĩa tác dụng của biển báo đó.

- GV nhận xét , biểu dương

- 2 HS lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu GV .(TB, Yếu).

Cả lớp theo dõi và bổ sung.(Khá, giỏi)

- VD : biển cấm đi ngược chiều thường đặt ở đầu đoạn đường một chiều.(Khá, giỏi)

- HS(TB, Yếu) quan sátvà trả lời :

+ Hình tròn

+ Màu : nền trắng, viền màu đỏ.

+ Hình vẽ : Màu đen

* Biển báo cấm

* HS1 : Chỉ biển báo số 110 a. Biển báo này có đặc điểm (TB, Yếu)

 + Hình tròn

 + Màu nền trắng.

+ Hình vẽ : Chiếc xe đạp chỉ điều cấm cấm xe đạp

* HS 2 : Chỉ biển số 122 có hình 8 cạnh đều nhau , nền màu đỏ , có chữ STOP . Ý nghĩa dừng lại.(TB, Yếu)

- HS quan sát và trả lời TB, Yếu)

+ Hình tam giác

+ Màu nền màu vàng , viền màu đỏ.

+ Hình vẽ màu đen , đỏ, vàng , xanh.

* Nhóm biển báo nguy hiểm. Để báo cho người đi đường biết trước các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra để phòng ngừa tai nạn .(Khá, giỏi)

- HS Trả lời ( Có HS TB, Yếu)

* Biển báo số 208 : Báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên ( Đặc điểm biển báo này hình tam giác đầu nhọn chúc xuống )

* Biển báo số 209 : Báo hiệu nơi giao nhau có tín hiệu đèn .

* Biển báo số 301 ( a, b , d, e ) ý nghĩa là hướng đi phải theo.

* Biển báo số 303 Giao nhau chạy theo vòng xuyến

* Biển số 304 đường dành cho xe thô sơ.

* Biển số 305 Đường dành cho người đi bộ.

- HS theo dõi

- 2 HS lên bảng xếp.(TB, Yếu)

* Căn cứ vào hình vẽ bên trong của từng nhóm biển báo.(TB, Yếu)

- HS ( Khá, giỏi) nhận xét.

- HS cả lớp quan sát trong vònh 1 phút

- HS thực hiện (Có HS TB, Yếu)

– HS( Khá, giỏi) nhận xét , bổ sung

 

doc 29 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ØI GIAN CHO CÂU 
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 - Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (trả lời câu hỏi Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ?).
 - Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu ( BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ cho trước ào chỗ thích hợp trong đoạn văn a hoặc đạon văn b ở BT2
B. CHUẨN BỊ:
 - 2 Phiếu viết bài tập 1 ( Phần luyện tập ).
 - 2 phiếu viết nội dung bài 2a (Phần luyện tập )
 - SGK , VBT 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
 - 2 HS nêu tác dụng của trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. Cho ví dụ. ( Có HS TB, Yếu)
 - GV nhận xét.
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài 
 Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về trạng ngữ chỉ thời gian , ý nghĩa của trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
Hoạt động 1 : Phần nhận xét:
Bài 1, 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài 1, 2 
- Yêu cầu tìm trạng ngữ trong câu.
* Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- GV chốt ý 
Bài tập 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu HS đặt câu hỏi cho trạng ngữ trên 
- GV kết luận : Nếu đặt khi nào ở đầu câu thì có nghĩa là hớt hải về sự việc chưa diễn ra
Hoạt động 2 : Phần Ghi nhớ
- Gọi HS đọc nội dung nghi nhớ SGK
- Yêu cầu HS cho ví dụ 
Hoạt động 3 : Phần Luyện tập
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài, phát phiếu 2 HS làm bài 
- HS làm bài phiếu dán lên bảng trình bày 
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
 Buổi sáng hôm nay	
Vừa mới ngày hôm qua.
Qua 1 đêm mưa rào.
Từ ngày còn ít tuổi.
Mỗi lần đứng trước những cái tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài 2a 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
Mùa đông – đến ngày đến tháng.
Giữa lúc gió đang gào ghét ấy – có lúc
- Đọc yêu cầu bài 1, 2.(HS Khá)
- Cả lớp đọc thầm. Phát biểu 
* Trạng ngữ của câu: Đúng lúc đó. Bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.(TB, Yếu)
- Đọc yêu cầu bài tập 3(TB)
- HS đặt câu hỏi , phát biểu(Có HS TB, Yếu)
- Cả lớp nhận xét.(Khá, giỏi)
- 3 HS(TB, Yếu) đọc phần ghi nhớ.
- HS cho 1 số ví dụ về trạng ngữ chỉ thời gian.
- 1 HS(Khá) đọc 
- HS làm bài SGK, phiếu gạch dưới các trạng ngữ chỉ thời gian in trong phiếu.
- Dán phiếu lên bảng trình bày(TB, Yếu)
- Cả lớp nhận xét.(Khá, giỏi)
- Đọc yêu cầu bài tập.(TB)
- HS làm bài trong nhóm(Giỏi,khá,TB,Yếu) - - HS (TB, Yếu) trình bày
- Cả lớp nhận xét.(Khá, giỏi) 
ø - HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
 3. Củng cố, dặn dò :
	- Hãy cho biết tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu(TB, Yếu)
	- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu
Tiết32 : Kĩ thuật 
	 LẮP Ô TÔ TẢI (TIẾT 2 )
A. YÊU CẦN ĐẠT :
 - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải.
 - Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được.
 - Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.( HS khá, giỏi)
B. CHUẨN BỊ :
 - Giáo viên : Mẫu ô tô tải đã lắp sẵn . 
 - Học sinh : SGK , bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Lắp ô tô tải
 - HS1 : Nêu các bộ phận của ô tô tải. 
 - HS2 : Nêu các tác dụng của ô tô tải
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Thưcï hành lắp ô tô tải 
Hoạt động 1: HS thực hành lắp ô tô tải
* Chọn chi tiết 
- HS chọn chi tiết lắp ô tô tải 
- GV kiểm tra .
* Lắp từng bộ phận :
- Gọi một em đọc phần ghi nhớ 
-Nhắc các em lưu ý :khi lắp sàn ca bin , cần chú ý vị trí trên dưới của tấm chữ L với các thanh thẳng 7 lỗ và thanh chữ U dài ,khi lắp ca bin các em chú ý lắp tuần tự theo hình 3a, 3b, 3c,3d để đảm bảo đúng quy trình.
- GV theo dõi .
* Lắp ô tô tải:
- Nhắc HS lưu ý khi lắp các bộ phận phải chú ý:vị trí trong ngoài của các bộ phận với nhau , các mối ghép phải vặn chặt để xe không bị xộc xệch.
- GV theo dõi. 
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập:
- Tổ chức trưng bày sản phẩm 
- Nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
 * Đúng mẫu và đúng quy trình 
* Lắp chắc chắn không xộc xệch
* Ô tô tải chuyển động được.
- Gọi HS đánh giá sản phẩm của mình và bạn.
- GV nhận xét , xếp loại sản phẩm của HS .
- Nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp.
- HS thực hành theo nhóm(Khá, giỏi,TB, Yếu) 
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng vào nắp hộp.
- Đọc phần ghi nhớ(Khá)
- HS thực hành lắp ghép theo nhóm..
- HS lắp rắp theo các bước trong SGK.
-Trưng bày sản phẩm trước lớp 
- Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. ( Có HS TB, yếu)
- HS thao và xếp vào hộp 
- HS (TB, yếu) thêm 3 phút.
 3. Nhận xét , dặn dò :
	- Nhận xét tnh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép ô tô tải.
 - Chuẩn bị : Lắp ghép mô hình tự chọn 
Thứ tư, tháng năm
 Tiết 158: Toán 
	 ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: :
 Biết nhận xét một số thông tin trên biểu dồ cột.
B. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ vẽ biểu đồ trong bài 1 SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 1. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Trong giờ học này các em sẽ cùng ôn tập về đọc, phân tích và xử lí các số liệu của biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột.
Hướng dẫn ôn tập
Bài tập 2:
- HS đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ cột.
- Gọi lần lượt từng cặp đọc câu hỏi và trả lời.
- GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Chia lớp 6 nhóm, phát phiếu và giao việc cho mỗi nhóm.
+ Yêu cầu nhóm 1+3+5 : Giải câu a/
+ Yêu cầu nhóm 2+4+6 : Giải câu b/
- Gọi 2 nhóm trình bày
- Nhận xét.
- 2 HS cùng bàn lần lượt trả lời câu hỏi.
(TB, Khá. Giỏi, Yếu)
- Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
- HS trình bài(Có HS TB, Yếu)
- HS(Khá, giỏi) nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài (TB)
- Các nhóm làm việc (Giỏi, khá, TB, Yếu)
- Đại diện nhóm trình bày (Có HS TB, Yếu)
- Cả lớp xét.(Khá, giỏi)
 2. Củng cố ,d ặn dò :
 - Bài học hôm nay giúp các em ôn những gì ?(TB, Yếu)
 - Nhận xét tiết học
	- Chuẩn bị bài: Ôn tập về phân số.
Tiết 64: Tập đọc 
	 NGẮM TRĂNG. KHÔNG ĐỀ
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: :
 - Đọc trôi chảy rành mạch, diễn cảm bài thơ. Biết nhấn giọng các từ ngữ phù họp. Biết ngắt nghỉ hơi dúng dấu câu.
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp nội dung.
 - Hiểu nội dung của hai bài thơ : Nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ.( trả lời được các CH trong SGK; thuộc 1 trong hai bài thơ)
 * Giáo dục HS ý thức giữ gỉn và bảo vệ những cảh đẹp thiên nhiên của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường.
 * Bài Ngắm trăng : Giáo dục học tập tinh thần laic quan yêu đời của Bác. 
 * Không đề: Cho biết Bác Hồ là người yêu mến các cháu thiếu nhi.
B. CHUẨN BỊ :
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn hai bài thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
 1. Kiểm tra bài cũ : Vương quốc vắng nụ cười
 - Kiểm tra 4 HS đọc truyện Vương quốc vắng nụ cười theo phân vai và trả lời câu hỏi SGK . 
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : Ngắm trăng - Không đề
 Hôm nay các em sẽ học hai bài thơ của Bác Hồ : bài Ngắm trăng. Không đề – Bác viết khi bị giam trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch , bài Không đề – Bác viết nhân dịp Bác tròn tuổi 60 .
Hoạt động 1 : Bài Ngắm trăng
1. Luyện đọc 
- Gọi HS đọc bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc phần xuất xứ và chú giải 
- Hoàn cảnh của Bác trong tù : rất thiếu thốn khổ sở về vật chất , dễ mệt mỏi về tinh thần . 
- Đọc diễn cảm bài thơ : giọng ngân nga , thư thái . 
2. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ, trao đổi trả lời câu hỏi:
* Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào ? 
* Hình ảnh nào nói lên tình cảm gắn bó giữa bác Hồ với trăng ? 
* Qua bài thơ , em học được điều gì ở bác Hồ 
- Kết luận : Bài ngắm trăng nói về tình cảm yêu thiên nhiên của bác trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Bị giam cầm trong ngục tù mà Bác vẫn say mê ngắm trăng , thấy trăng như một người bạn tâm tình . Bài thơ cho thấy phẩm chất cao đẹp của bác : luôn lạc quan , yêu đời , ngay cả trong những hoàn cảnh tưởng chừng như không thể nào lạc quan được . 
3.Đọc diễn cảm : 
- GV đọc mẩu bài thơ . Giọng đọc ngân nga , ung dung tự tại . 
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
Hoạt động 2 : Bài Không đề
1. Luyện đọc : 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 
- Yêu cầu HS đọc xuất xứ, chú giải.
- Đọc diễn cảm bài thơ : giọng vui , khoẻ khoắn .
2.Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi :
* Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào ? 
* Những từ ngữ nào cho biết điều đó?
* Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác ? 
3. Đọc diễn cảm : 
- GV đọc mẩu bài thơ . Giọng đọc vui khoẻ khoắn , hài hước . Chú ý ngắt giọng , nhấn giọng của bài thơ .
- 2 HS đọc 
- 1 HS đọc xuất xứ , chú giải .
- HS đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời :
* Bác qua cửa sổ phòng giam nhà tù
* Người ngắm trăng . . . ngắm nhà thơ. 
* Qua bài thơ , em học được ở bác Hồ:
+ Tình yêu với thiên nhiên , với cuộc sống . 
+ Lòng yêu đời, lạc quan trong cả những hoàn cảnh rất khó khăn .
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài.
- HS nối tiếp nhau đọc .
- 1 HS đọc xuất xứ , chú giải 
- HS đọc thầm bài thơ.
* Ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. 
* Từ ngữ cho biết điều đó là: đường non, rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.
* Hình ảnh khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa, quân đến rừng sâu, chim rừng tung bay. Bàn xong việc quân việc nước , Bác xách hương, dắt trẻ ra vườn hái rau.
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài.
 3. Củng cố, dặn dò :
 - Nói về những điều em biết về bác Hồ ?(Khá, giỏi)
 GV: Giúp HS cảm nhận được nét đẹp trong cuộc sống gắn bó với môi trường của bác Hồ. Đồng thời giúp các em thấy được vẽ đẹp của đất nước. Từ đó giáo dục các em ý thức giữ gìn và bảo vệ những cảnh đẹp đó, góp phần bảo vệ môi trường .
 - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
 - Về nhà học thuộc hai bài thơ.
 - Chuẩn bị : Vương quốc vắng nụ cười ( Phần 2).
Tiết 32 : Địa lí 
 BIỂN , ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Nhận biết được vị trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ): vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
 - Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo.
 - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo.
 * BVMT: Giáo dục các em luôn ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường biển, ranh giới biển của nước ta.
B. CHUẨN BỊ:
 - Bản đồ tự nhiên Việt Nam
 - Hình SGK.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Kiểm tra bài cũ : Thành phố Đà Nẵng
 - Xác định vị trí của thành phố Đà Nẵng trên bản đồ Việt Nam.(khá, giỏi)
 - Giải thích vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch?
 (TB, Yếu)
 2. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài :
 Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vùng biển VN . Bài mở dầu là “ Biển, đảo và quần đảo”
Hoạt động1: Làm việc cá nhân 
 Vùng biển Việt Nam
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi :
* Chỉ vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên lược đồ.
* Vùng biển của nước ta có đặc điểm gì ?
* Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta? 
- Vùng biển nước ta có vai trò quan trọng vừa điều hòa khí hậu vừa có giá trị kinh tế ( thủy sản, khoáng sản, trồng muối) vừa điểm du lịch rất hấp dẫn. Vì thế luôn có ý thức bảo vệ vùng biển và ranh giới biển của nước ta bằng những việc làm vừa sức mình. Góp phần bảo vệ môi trường.
 - Kết luận : Nước ta có vùng biển rộng là một bộ phận của biển Đông: phía Bắc có vịnh Bắc Bộ, phía Nam có vịnh Thái Lan.
Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp
 Đảo và Quần đảo
- GV chỉ bản đồ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
* Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
* Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất?
- Kết luận : Nước ta có nhiều đảo và quần đảo.
Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm 
- Chia lớp 6 nhóm, yêu cầu thảo luận câu hỏi sau :Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN các đảo và quần đảo chính ? Hoạt động sản xuất chủ yếu ?
Nhóm 1+5 : Vịnh Bắc Bộ
Nhóm 2+4 : Biển miền Trung 
* Nhóm 3 +6 : Biển phía Nam và Tây Nam 
- Cho HS quan sát hình 2, 3 SGK 
- Kết luận : Biển , đảo và quần đảo nước ta có nhiều tài nguyên quý cần được bảo vệ và khai thác hợp lý
- HS quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi 
* 2 HS lên bảng chỉ bản đồ vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ .(khá, giỏi)
* Vùng biển nước ta có diện tích rộng và là một bộ phận của biển Đông.(TB, yếu)
* Biển Đông có vai trò điều hoà khí hậu và đem lại nhiều giá trị kinh tế cho nước ta như muối, khoáng sản.(Khá, giỏi)
- Quan sát và trả lời , dựa vào tranh ảnh, SGK thảo luận nhóm 6 các câu hỏi:
( Giỏi, khá, TB, yếu)
- HS Trình bày( Có HS TB, yếu)
* Đảo là bộ phận đất nổi nhỏ hơn lục địa xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc.
 Quần đảo là nơi tập trung nhiều đảo.
* Vùng biển của nước ta có nhiều đảo nhất.
- HS (khá, giỏi) nhận xét.
- Các nhóm thảo luận (Giỏi, khá, TB, Yếu)
- Đại diện 3 nhóm ở 3 vùng lên bảng chỉ các đảo, quần đảo của từng miền (Bắc, Trung, Nam) trên bản đồ Việt Nam .(Khá, giỏi)
* Vịnh Bắc Bộ có đảo Cái Bầu, Cát Bà, vịnh Hạ Long. Hoạt động sản xuất chính của người dân ở đây là làm nghề đánh cá và phát triển du lịch.
* Ngoài khoảng biển miền Trung quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hoạt động sản xuất chủ yếu là mang tính tự cấp, cũng làm nghề đánh cá ven biển có một số đảo nhỏ như Lí Sơn và Phú Quốc 
* Đảo Phú Quốc , Côn Đảo hoạt động sản xuất làm nước mắm và trồng hồ tiêu xuất khẩu và phát triển du lịch 
 3. Củng cố, dặn dò :
 - Qua bài học em biết những gì? (Ghi nhớ / 151 )(TB, Yếu)
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài: Khai thác khoáng sản & hải sản ở vùng biển Việt Nam.
Thứ năm, tháng năm
Tiết 159: Toán
	 ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (TR/166)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
Thực hiện được so sánh, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số.
B. CHUẨN BỊ:
 Các hình vẽ trong bài tập 1 vẽ sẵn trong bảng phụ 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : 
 Trong giờ học này chúng ta sẽ cùng ôn tập một số kiến thức đã học về phân số .
Hướng dẫn ôn tập 
Bài tập 1: ( HS yếu )
- Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ và tìm hình đã tô màu hình.
- HS đọc phân số chỉ số phần đã tô màu trong các hình còn lại
Bài tập 3( chọn 3 trong 5ý)
- Gọi HS đọc đề bài 
- Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài bảng con 
- Nhận xét sau mỗi lần HS giơ bảng 
Bài tập 4( a, b) : Vở 
- Yêu cầu HS tự làm
- Nhận xét bài sửa 
Bài tập 5: Vở 
- Yêu cầu HS tự làm
- Nhận xét bài sửa 
- HS quan sát, lựa chọn câu trả lời đúng.
- HS lần lượt đọc các phân số (TB, Yếu)
- HS(Khá, giỏi) nhận xét.
- 1 HS(TB) đọc 
- Vài HS phát biểu ( yếu – TB )
- HS làm bài bảng con 
- HS làm bài vào vở
 - 3 HS sửa bài( HS yếu làm câu a/, b/ )
- HS(Khá, giỏi) nhận xét.
- HS làm bài vào vở 
- 1 HS sửa bài; lớp nêu cách xếp theo thứ tự tăng dần.(TB, Yếu)
- HS(khá, giỏi) nhận xét.
 2. Củng cố, dặn dò :
 - HS nêu lại cách rút gọn , qui đồng phân số .(TB, Yếu)
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị bài: Ôn tập bốn phép tính về phân số.
Tiết 63 : Tập làm văn 
	 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 Nhận biết được: đoạn văn và ý chính của đoạn trong bài văn tả con vật, đặc điểm hình dáng bên ngoài và hoạt động của con vật được miêu tả trong bài văn ( BT1); bước dầu vận dụng kiến thức đã học để viết được đoạn văn tả ngoại hình ( BT2), tả hoạt động ( BT3) của một con vật em yêu thích.
B. CHUẨN BỊ :
 - Ảnh con tê tê : Thiết bị dạy học
 - VBT 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.
 2 HS đọc đoạn văn tả các bộ phận của con gà trống BT3 tiết trước 
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : 
 Tiết học này các em cùng ôn tập kiến thức về đoạn văn và thực hành viết đoạn văn miêu tả ngoại hình và hoạt động của một con vật mà em yêu thích.
Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài 
- GV treo tranh con tê tê 
- Yêu cầu tự làm bài 
- GV nhận xét và chốt lại
- Để có một bài văn miêu tả con vật sinh động hấp dẫn người đọc, chúng ta cần biết cách quan sát.
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- GV cho HS xem tranh các con vật để làm bài. 
Lưu ý HS : tả ngoại hình.
- Yêu cấu HS tự làm bài 
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét.
Bài tập 3: tương tự như BT 2 nhưng tả hoạt động. 
 - Gọi HS đọc đoạn văn vừa viết. 
- GV nhận xét, chốt lại
- 2 HS(Khá) đọc. 
 Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS quan sát tranh minh họa con tê tê.
- HS suy nghĩ , làm bài.
- HS phát biểu ý kiến.(Có HS TB, Yếu)
- HS (Khá, giỏi) nhận xét. 
Câu a: 
Đoạn 1: Mở bài – giới thiệu chung về con tê tê.
Đoạn 2: Miêu tả bộ vẩy của con tê tê.
Đoạn 3: Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của tê tê và cách tê tê săn mồi.
Đoạn 4: Miêu tả chân, bộ móng và cách tê tê đào đất.
Đoạn 5: Miêu tả nhược điểm của tê tê.
Đoạn 6: Kết bài – tê tê là con vật có ích, con người cần bào vệ nó. 
Câu b:
Bộ vẩy, miệng, hàm, lưỡi – bốn chân. 
Câu c: 
Cách tê tê bắt kiến, cách tê tê đào đất được tác giả tả tỉ mỉ. 
- HS(TB) đọc yêu cầu của bài.
- HS thực hiện làm bài.HS Yếu thêm 2 phút.
- HS đọc đoạn văn vừa viết.
( Có HS TB, Yếu)
- HS (TB) đọc yêu cầu của bài.
- HS thực hiện làm bài.
- 3 HS đọc đoạn văn của mình 
(Có HS TB, yếu)
- HS (Khá, giỏi ) nhận xét.
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Đọc lại đoạn văn hay cho cả lớp nghe.
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị: Luyện tập xây dựng Mở bài – Kết bài trong bài văn miêu tả con vật.
Tiết 64: Luyện từ và câu 
 	 THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NGUYÊN NHÂN CHO CÂU
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ trong câu (trả lời câu hỏi Vì sao ? Nhờ đâu ? Tại đâu ?).
 - Nhận diện được trạng ngữ trong câu ( BT1, mụcIII) ; bước đầu biết dùng trạng ngữ trong câu( BT2, BT3).
B. CHUẨN BỊ:
 - Bảng lớp viết : + Câu văn ờ bài tập 1 ( phần nhận xét )
 + 3 câu văn BTi ( Phần luyện tập )- viết theo từng hàng.
 - VBT 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
 - 2 HS đặt câu có dùng trạng ngữ chỉ thời gian.(TB, Yếu)
 - GV nhận xét.
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn về trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu . Biết được ý nghĩa của nó và cách thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhâ trong câu. 
Hoạt động 1: Phần nhận xét: (GT theo CV5842)
 Bài 1, 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài 1, 2.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp để trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét: “Vì vắng tiếng cười” là trạng ngữ bổ sung cho câu ý nghĩa chỉ nguyên nhân Nó dùng để giải thích

Tài liệu đính kèm:

  • docT32.doc