Tiết 2: TOÁN: TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì.
- BTCL: 1, 2.
II. CHUẨN BỊ
- Bản đồ Thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ một số tỉnh, thành phố.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra VBT.
- Nhận xét.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Giới thiệu về tỉ lệ bản đồ
- Treo bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới, bản đồ một số tỉnh thành phố và yêu cầu HS tìm, đọc các tỉ lệ bản đồ.
Kết luận: Các tỉ lệ 1: 10 000 000 ;
1: 500 000; . ghi trên các bản đồ là tỉ lệ bản đồ.
- Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần. Độ dài 1cm trên bản đồ ứng với độ dài 10 000 000cm hay 100km trên thực tế.
- Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số , tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (cm, dm, m.) và mẫu cho biết độ dài thật tương ứng là 10 000 000 đơn vị đo độ dài đó.
VD:
* Thực hành
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1000, độ dài 1mm ứng với độ dài bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1000, độ dài 1cm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1000, độ dài 1m ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
Bài 2
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài trên bảng lớp, nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, tuyên dương các HS tích cực trong giờ học, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS tìm và đọc tỉ lệ bản đồ.
- HS nghe giảng.
- 1 HS đọc trước lớp.
+ Trên bản đồ tỉ lệ: 1000, độ dài 1mm ứng với độ dài thật là 1000mm.
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1000, độ dài 1cm ứng với độ dài thật là 1000cm.
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1000, độ dài 1m ứng với độ dài thật là 1000n.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Lắng nghe
- Về nhà thực hiện.
ếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi tiết trước - Nhận xét lại, tuyên dương. 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề - Yêu cầu HS quan sát cây cà chua tr.118, tìm hiểu xem các cây ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao? - Cây cà chua nào phát triển tốt nhất, tại sao? - Cây nào phát triển kém nhất, tại sao? - Em rút ra được kết luận gì? - Nhận xét. - Kết luận: Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng cây sẽ phát triển kém, cho năng suất thấp, Ni-tơ là chất khoáng quan trọng cần cho cây. + Các loại cây khác nhau nhu cầu chất khoáng như thế nào? + Làm thế nào để cây cho năng suất cao? - Nhận xét lại. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn hs chuẩn bị bài: Nhu cầu không khí của thực vật. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Lóp nhận xét. - Quan sát tranh sgk trang 118. - Trao đổi theo từng cặp + Hình a cây phát triển tốt nhất. Vì nó được bón đầy đủ chất khoáng. + Hình b, cây thiếu ni-tơ, kém phát triển, không ra hoa, trái. + Hình c, thiếu ka-li cây phát triển kém, trái ít. + Hình d, thiếu phốt-pho, cây phát triển kém, trái ít. - Cây được cung cấp đủ chất khoáng sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao, cây thiếu ni-tơ phát triển kém, năng suất thấp. - Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV. + Các loài cây khác nhau nhu cầu chất khoáng cũng khác nhau. + Cần bón chất khoáng đầy đủ và đúng lúc cây mới phát triển tốt cho năng suất cao. - Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét. - Lắng nghe. Tiết 5: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN: SINH HOẠT DƯỚI CỜ I. MỤC TIÊU - HS biết tự giác xếp hàng nhanh trật tự. - Im lặng lắng nghe nhận xét của thầy TPT và BGH nhà trường. II. CHUẨN BỊ - Ghế học sinh III. HOẠT ĐỘNG DƯỚI CỜ - Nhắc nhở HS xếp hàng: HS xếp hàng nhanh trật tự, không xô đẩy nhau, ngồi ngay ngắn. - Nghe thầy TPT nêu kế hoạch tuần học. - Nghe đại diện BGH nhắc nhở chuẩn bị cho tuần học mới. - Nhắc tổ trực nhật thu dọn ghế. ----------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 12 tháng 04 năm 2017 Tiết 1: TOÁN: ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU - Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. - BTCL: 1, 2 (GT: BT cần làm chỉ cần tìm ra kết quả không cần trình bày). II. CHUẨN BỊ - Bản đồ bài mới, kẻ sẵn bài 1 lên bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Chấm VBT của HS. - Nhận xét, tuyên dương HS. 2. Bài mới - Giới thiệu bài mới. Ghi đề bài. * Hướng dẫn HS làm bài toán 1 + Độ dài thu nhỏ trên bản đồ (đoạn AB) dài mấy xăng-ti-mét? + Tỉ lệ bản đồ ở đây là bao nhiêu? + 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăng-ti-mét? - Giới thiệu cách ghi bài giải (như trong SGK.) * Hướng dẫn HS làm bài toán 2 - Độ dài thu nhỏ ở bài toán 2 khác 1 đơn vị đo (ở bài này là 102mm) - HD HS đơn vị đo của độ dài thật theo đơn vị đo cần thiết (như m, km) * Thực hành Bài 1 - Yêu cầu HS tính được độ dài thật theo độ dài thu nhỏ trên bản đồ và tỉ lệ bản đồ cho trước. - Ở cột một có thể tính: 2 × 500 000 = 1 000 000 (cm) - Tương tự có: 45 000dm (ở cột hai); 100000mm (ở cột ba) Bài 2 - Bài toán cho biết gì? - Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào? - Chiều dài phòng học (thu nhỏ) trên bản đồ là bao nhiêu? 3. Củng cố, dặn dò - Dựa vào tỉ lệ bản đồ ta có thể tính được độ dài thật bằng cách nào. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - HS nộp VBT. - Lắng nghe, nhắc lại. - Dài 2cm - 1 : 300 - 300cm + 2 ´ 500000 = 1000000 (cm) + 45000 dm + 100000 mm - Chiều dài trên bản đồ. Chiều dài thật của phòng học là: 4 ´ 200 = 800 (cm) 800cm = 8 m Đáp số: 8 m. - HS nêu - Lắng nghe. Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MRVT : DU LỊCH – THÁM HIỂM I. MỤC TIÊU - Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT 2); bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT 3). II. CHUẨN BỊ - Giấy khổ to và bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi tiết trước. - Nhận xét lại, tuyên dương. 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề. Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Tổ chức cho HS hoạt động trong 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một phần. - Yêu cầu các nhóm dán phiếu lên bảng, đọc các từ nhóm mình tìm được, gọi các nhóm khác bổ sung. - Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Tổ chức cho HS thi tìm từ tiếp sức theo tổ. - Nhận xét, tổng kết nhóm tìm được nhiều từ, từ đúng nội dung: - Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Gọi HS viết vào giấy khổ to, dán bài lên bảng, đọc bài của mình. GV chữa thật kỹ cho HS về cách dùng từ, đặt câu. - Nhận xét, tuyên dương HS viết tốt. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. - Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Câu cảm - HS lên bảng trả lời câu hỏi. - Lớp nhận xét. - Lắng nghe, nhắc lại. - Đọc đoạn văn. a. va li, cần câu, lều trại, giày thể thao, b. tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô, máy bay, nhà ga,... c. khách sạn, nhà nghỉ, hướng dẫn viên, d. phố cổ, bãi biển, công viên, đền, chùa, - 1 HS đọc yêu cầu. - 4 HS 1 nhóm, trao đổi, thảo luận hoàn thành bài. a. la bàn, lều, trại, quần áo, đồ ăn, b. bão, thú dữ, núi cao, mưa gió, rừng rậm, c. kiên trì, dũng cảm, bền chí, sáng tạo, - HS đọc. - HS đọc thành tiếng. - Cả lớp viết bài vào vở. - 3 HS viết vào giấy khổ to. - HS đọc đoạn văn mình viết. - Lắng nghe. Tiết 3: CHÍNH TẢ (Nhớ viết): ĐƯỜNG ĐI SA PA I. MỤC TIÊU - Nhớ viết đúng bài chính tả Đường đi Sa Pa đoạn “Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa...đất nước ta” trong bài; biết trình bày đúng đoạn văn trích. - Làm đúng bài tập CT phương ngữ (2) a/b, hoặc (3) a/b.. II. CHUẨN BỊ - Bài tập 2a phôtô ra giấy A3. - Bài tập 3a viết vào bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đọc và viết các từ cần chú ý phân biệt của tiết chính tả trước. - Nhận xét chữ viết từng HS. 2. Bài mới - Giới thiệu bài * Hướng dẫn viết chính tả - Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần nhớ viết. + Phong cảnh Sa Pa thay đổi như thế nào? + Vì sao Sa Pa được gọi là “món quà tặng kì diệu” của thiên nhiên? - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện đọc. - Nhận xét, sửa lỗi. - Nhắc nhở HS trước khi viết bài - HS viết bài. - Chấm bài, nhận xét bài viết của HS. * Hướng dẫn làm bài tập Bài 2a a. Gọi HS đọc yêu cầu và ND bài tập. - Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm. - Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc phiếu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Ghi nhanh vào phiếu. - Nhận xét, kết luận các từ đúng. 3. Củng cố, dặn dò - Nêu lại cách viết danh từ riêng? - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà đọc và ghi nhớ các câu văn ở BT3, đặt câu với các từ vừa tìm được ở BT2 vào vở. Hoàn thành bài tập. - Đọc cho HS viết các từ ngữ: Chung sức, phô trương... - Lớp nhận xét. - HS đọc thuộc lòng thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo. + Phong cảnh Sa Pa thay đổi theo thời gian trong một ngày. Ngày thay đổi mùa liên tục: mùa thu, mùa đông, mùa xuân. + Vì Sa Pa có phong cảnh rất đẹp và sự thay đổi mùa trong một ngày ở đây thật lạ lùng và hiếm có. - Luyện viết các từ ngữ: thoắt cái, lá vàng rơi, khoảng khắc, mưa tuyết... - HS viết bài - HS đọc yêu cầu của bài. - 4 HS 1 nhóm, trao đổi hoàn thành phiếu. - Đọc phiếu, nhận xét, bổ sung. - Viết vào vở. - 1 HS nhắc lại - Lắng nghe. Tiết 4: KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU - Dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm. - Hiểu được nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện). Học sinh trên chuẩn kể được câu chuyện ngoài SGK. GDBVMT: Hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống của các nước trên thế giới. II. CHUẨN BỊ - Một số truyện về du lịch hay thám hiểm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS kể chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng và nêu ý nghĩa. - Nhận xét lại, tuyên dương. 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề * Tìm hiểu yêu cầu của bài - Yêu cầu học sinh đọc đề. - Kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm. - Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng. - Gọi HS đọc gợi ý. - Yêu cầu HS nêu tên câu chuyện mình định kể (nói rõ em đã được nghe kể từ ai, đã đọc ở đâu? - Gọi 1 HS đọc dàn ý. - Dặn dò HS trước khi kể. * Kể chuyện trong nhóm - Cho HS thảo luận cặp đôi kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. * Thi kể trước lớp - Gọi HS thi kể. - Nhận xét lại, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò - Tổng kết lại nội dung toàn bài và liên hệ giáo dục các em: Ham học, ham hiểu biết, dũng cảm, biết vượt qua mọi khó khăn - Nhận xét tiết học. - Về ôn lại các bài kể chuyện đã học. - HS kể chuyện - Lớp nhận xét. - HS đọc đề. - HS đọc gợi ý. - Nối tiếp nhau nêu. - Đọc dàn ý. - Kể chuyện trong nhóm đôi. - HS nối tiếp nhau thi kể - Nhận xét bạn kể, bình chọn bạn kể hay nhất - Lắng nghe. Tiết 5: KĨ THUẬT (GV Bộ môn) ----------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 13 tháng 04 năm 2017 Tiết 1: TOÁN: ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ (tt) I. MỤC TIÊU - Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. - BTCL: 1, 2. GT: BT cần làm chỉ cần làm ra kết quả. II. CHUẨN BỊ - Kẻ sẵn bài tập 1 lên bảng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 HS lên làm bài tập, lớp làm vào nháp. - Nhận xét lại, tuyên dương. 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề. * Bài toán 1 - Yêu cầu HS đọc bài toán 1. - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán. - Yêu cầu HS trình bày lời giải. - Nhận xét bài làm của HS trên bảng. * Bài toán 2 - Gọi 1 HS đọc đề bài toán 2. - Yêu cầu HS làm bài, nhắc các em chú ý khi tính đơn vị đo của quãng đường thật và quãng đường thu nhỏ phải đồng nhất. - Nhận xét bài làm của HS. Chốt lại cách tính. Bài 1 - Yêu cầu HS đọc đề bài toán. - Gọi 3 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS làm tương tự với các trường hợp còn lại, sau đó gọi 1 HS chữa bài trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2 - Gọi 1 HS đọc đề bài, yêu cầu HS tự làm bài. - Chữa bài, củng cố. 3. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ khi biết độ dài trong thực tế và tỉ lệ bản đồ - Nhận xét tiết học. - Về nhà chuẩn bị các dụng cụ để tiết sau thực hành. - 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, lớp làm vào nháp - Lớp nhận xét. - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải 20m = 2000cm Khoảng cách giữa hai điểm A và B trên bản đồ là: 2000 : 500 = 4 (cm) Đáp số: 4 cm - 1 HS đọc trước lớp, lớp đọc đề bài. - HS tìm hiểu đề và trả lời vào nháp. - HS đọc đề bài. - 50 cm ; 5 mm ; 1dm - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập. - Lắng nghe Tiết 2: THỂ DỤC (GV Bộ môn) Tiết 3: TẬP ĐỌC: DÒNG SÔNG MẶC ÁO I. MỤC TIÊU - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm. - Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng.) II. CHUẨN BỊ - Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. - Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu 2 HS đọc tiếp nối bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét lại, tuyên dương. 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề * Luyện đọc - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài thơ. - Yêu cầu HS đọc phần chú giải. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc mẫu. * Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu”? + “Ngẩn ngơ” có nghĩa là gì? + Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự thay đổi ấy? + Cách nói “Dòng sông mặc áo” có gì hay? + Trong bài thơ có rất nhiều hình ảnh thơ đẹp. Em thích hình ảnh nào? Vì sao? + 8 dòng thơ đầu miêu tả gì? + 6 dòng thơ cuối cho em biết điều gì? + Em hãy nói lên nội dung chính của bài. - Ghi ý chính của bài. * Đọc diễn cảm và học thuộc lòng - Yêu cầu 2 HS đọc tiếp nối bài thơ, cả lớp đọc thầm tìm cách đọc hay. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm từng đoạn. - Yêu cầu HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ. - Thi đọc cả bài. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò - Bài thơ cho em biết điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ và soạn bài Ăng-co Vát. - HS thực hiện yêu cầu. - Lớp nhận xét. - 1 HS đọc - 2 HS đọc bài theo trình tự : + HS 1 : Dòng sông mới điệu...sao lên + HS 2 : Khuya rồi ... nở nhoà áo - 1 HS đọc phần chú giải. - 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ. - Theo dõi GV đọc mẫu - 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Tác gia nói dòng sông “điệu” vì dòng sông luôn thay đổi sắc màu giống như con người thay đổi màu áo. + Ngẩn ngơ: ngây người ra, không còn chú ý gì đến xung quanh. + Màu sắc của dòng sông lụa đào, áo xanh, hây hây ráng vàng, nhung tím, áo đen, áo hoa thay đổi theo thời gian: nắng lên – trưa về – chiều tối - đêm khuya – sáng sớm. + Cách nói “dòng sông mặc áo” làm cho dòng sông trở nên gần gũi, giống con người, làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, màu nắng, màu cỏ cây... - Tiếp nối nhau phát biểu + 8 dòng thơ đầu miêu tả màu áo của dòng sông vào các buổi sáng, trưa chiều, tối. + 6 dòng thơ cuối miêu tả màu áo của dòng sông lúc đêm khuya và trời sáng. - Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương và nói lên tình yêu của tác giả đối với dòng sông quê hương. - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay. - Mỗi đoạn 3 HS đọc diễn cảm. - HS nhẩm đọc thuộc lòng theo cặp. - HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng từng đoạn thơ. - HS đọc thuộc lòng bài thơ. - HS nêu nội dung. - Lắng nghe. Tiết 4: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT I. MỤC TIÊU - Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở. - Bước đầu biết cách quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó. II. CHUẨN BỊ - Tranh minh họa đàn ngan trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 HS nói lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật. - 1 HS đọc dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà. - Nhận xét lại. 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề. Bài 1 - Treo tranh minh hoạ đàn ngan và gọi HS đọc bài văn. Bài 2 + Để miêu tả đàn ngan, tác giả đã quan sát những bộ phận nào của chúng? + Những câu văn nào miêu tả đàn ngan mà em cho là hay? - Yêu cầu HS ghi lại vào vở những từ ngữ, hình ảnh miêu tả mà em thích. - Kết luận: Để miêu tả một con vật sinh động, giúp người đọc có thể hình dung ra con vật đó như thế nào, các em cần quan sát thật kỹ hình dáng, một số bộ phận nổi bật Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Khi tả ngoại hình của con chó hoặc con mèo, em cần tả những bộ phận nào. - Yêu cầu HS ghi kết quả quan sát vào vở. - Viết sẵn 1 cột các bộ phận và 2 cột chỉ từ ngữ miêu tả con chó và con mèo. - Gọi HS đọc kết quả quan sát. Ghi nhanh vào bảng viết sẵn. Bài 4 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Yêu cầu HS đọc kết quả quan sát. - Nhận xét, khen ngợi những HS biết dùng từ ngữ, hình ảnh sinh động để miêu tả hoạt động của con vật. 3. Củng cố, dặn dò - Củng cố lại cách miêu tả con vật - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà dựa vào các kết quả quan sát hoàn thành 2 đoạn văn miêu tả hình dáng và hoạt động của con chó hoặc con mèo và chuẩn bị bài sau. - HS thực hịên yêu cầu. - Lớp theo dõi nhận xét. - 2 HS đọc thành tiếng bài văn Đàn ngan mới nở. + Tác giải đã miêu tả các bộ phận: hình dáng, bộ lông, đôi mắt, cái mỏ... + Hình dáng: chỉ to hơn cái trứng một tí. + Bộ lông: vàng óng, như màu của những con tơ nõn.... + Đôi mắt: chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, long lanh đưa đi đưa lại như có nước. + Cái mỏ: Màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, ngăn ngắn. + Cái đầu: xinh xinh, vàng mượt. + Hai cái chân: lủn chủn, bé tí màu đỏ hồng. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. + Khi tả ngoại hình con chó hoặc con mèo cần chú ý tả: bộ lông, cái đầu, hai tai, đôi mắt, bộ ria... - Làm bài. - HS đọc kết quả quan sát. - Ghi những từ ngữ hay vào vở dàn bài. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Làm bài. - HS đọc bài làm của mình. - Ghi những từ ngữ hay vào vở. - HS nêu lại. - Lắng nghe. Tiết 5: LỊCH SỬ: NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG I. MỤC TIÊU Sau bài học học sinh biết: - Nêu được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước - Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển về kinh tế, "chiếu khuyến nông" đẩy mạnh phát triển thương nghiệp; các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển. - Đã có nhiều chính sách văn hoá, giáo dục; Chiếu lập học đề cao chữ nôm có tác dụng thúc đẩy văn hóa, giáo dục phát triển. - Lí giải được vì sao vua Quang Trung ban hành chính sách về kinh tế và văn hóa như chiếu khuyến nông", "chiếu lập học" đề cao chữ nôm. (Học sinh trên chuẩn ). - Tự hào với lịch sử dân tộc, giữ gìn bảo vệ những truyền thống quý báu của dân tộc. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 em lên bảng trả lời câu hỏi tiết trước. - Nhận xét lại. 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề * Quang Trung xây dựng đất nước. - Yêu cầu thảo luận cá nhân - Hoàn thành nội dung bảng thống kê - Cho HS báo cáo kết quả thảo luận. - Tổng kết * Quang Trung - ông vua luôn chú trọng bảo tồn vốn văn hoá dân tộc. - Tổ chức cho cả lớp trao đổi ý kiến. - Theo em, tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm? - Em hiểu câu “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” của vua Quang Trung như thế nào? 3. Củng cố, dặn dò - Gọi HS đọc bài học SGK - Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về nhà vua Quang Trung. - Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Lớp nhận xét. - Lắng nghe, nhắc lại. - Thảo luận cá nhân - Hoàn thành yêu cầu - HS trình bày, mỗi nhóm chỉ trình bày về 1 ý, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe - Vì chữ Nôm là chữ viết do nhân dân ta sáng tạo từ lâu, đã được các đời Lý, Trần sử dụng. Chữ Nôm dựa vào cách viết của chữ Hán nhưng đọc theo âm tiếng Việt. Đề cao chữ Nôm là đề cao vốn quý của dân tộc, thể hiện ý thức tự cường dân tộc - Vì học tập giúp con người mở mang kiến thức làm việc tốt hơn, sống tốt hơn. Công cuộc xây dựng đất nước cần người tài, chỉ học mới thành tài để giúp nước. - HS đọc ghi nhớ - Phát biểu theo suy nghĩ của mình. - Lắng nghe. ----------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 14 tháng 04 năm 2017 Tiết 1: ĐỊA LÍ: THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG I. MỤC TIÊU - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của TP Đà Nẵng: + Vị trí ven biển đồng bằng duyên hải miền Trung. + Đà Nẵng TP cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông. + Đà Nẵng trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch. - Chỉ được TP Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ). GDBVMT: Ô nhiễm không khí, nước, đất do mật độ dân số cao và phát triển sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp) GDBĐ: - Phát triển cảng biển, đẩy mạnh giao thông đường biển và du lịch biển là những thế mạnh của các thành phố ven biển. - Phát triển, khai thác các thế mạnh của biển vào phát triển kinh tế cần gắn chặt với giáo dục bảo vệ môi trường biển. II. CHUẨN BỊ - Bản đồ hành chính Việt Nam - Lược đồ của hình 1 bài 20 - Một số ảnh cảnh thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Nêu nhận xét của em về thành phố Huế. - Nhận xét lại. 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề. 1. Đà Nẵng - Thành phố cảng - Yêu cầu HS quan sát lược đồ và nêu vị trí của Đà Nẵng - Giải thích vì sao Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải Miền Trung? - HS quan sát tranh 2 và nhận xét tàu đỗ trên cảng? - Yêu cầu HS quan sát H1; nêu được các phương tiện giao thông đến Đà Nẵng 2. Đà Nẵng - Trung tâm công nghiệp - Dựa vào bảng, thống kê kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng? - Qua bảng ghi tên chuyên chở từ Đà Nẵng đi nơi khác, hãy nêu tên một số ngành sản xuất ở Đà Nẵng. - Các mặt hàng từ nơi khác đưa đến Đà Nẵng chủ yếu là sản phẩm của ngành nào? - Sản phẩm từ Đà Nẵng đi nơi khác chủ yếu là sản phẩm công nghiệp hay nguyên vật liệu? - Dựa vào tranh ảnh về các hoạt động sản xuất ở Đà Nẵng đã sưu tầm được hãy cho biết Đà Nẵng có các cơ sở sản xuất hàng gì? GDBVMT c. Đà Nẵng - địa điểm du lịch - Cho biết những nơi nào của Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch - Các địa điểm du lịch có ở đâu? - Ngoài những địa điểm trên ở Đà Nẵng còn có những điểm du lịch nào nữa? GDBVM 3. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. - Nhận xét giờ học. - Về nhà chuẩn bị tranh ảnh về biển Việt Nam. - HS nêu ghi nhớ. - Lớp nhận xét. - Lắng nghe, nhắc lại. - HS quan sát lược đồ H1 của bài 24 và nêu tên thành phố phía Nam của đèo Hải Vân - HS nêu tên thành phố Đà Nẵng - Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà - Vì Đà Nẵng có cảng Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau. Thành phố là nơi đến và xuất phát của nhiều tuyến đường giao thông: đường sắt, đường bộ - HS báo cáo kết quả. - HS nhận xét - Tàu đỗ trên cảng là loại tàu lớn, hiện đại + Tàu biển tàu sông (cảng sông Hàn,cảng biển Tiên Sa) + Ô tô (đường quốc lộ 1a đi qua thành phố) + Tàu hoả (có nhà ga xe lửa) + Máy bay(có sân bay) - HS trả lời - 1 số mặt hàng sản xuất ở Đà Nẵng + Vật liệu xây dựng (đá) + Vải may quần áo (ngành dệt) + Tôm cá đông lạnh, khô (ngành chế biến thuỷ hải sản) - Công nghiệp. - Chủ yếu là các nguyên liệu: đá, cá tôm đông lạnh - HS trả lời - Dệt, chế biến thực phẩm, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng. - Bán đảo Sơn Trà, bãi tắm Mĩ Khê chùa Non Nước. - Các địa điểm đó thường nằm ven biển - Đà nẵng hấp dẫn khách du lịch bởi những bãi biển đẹp liền kề núi Non Nước còn gọi là ngũ hành Sơn, bảo tàng Chăm. - HS đọc. - Lắng nghe. Tiết 2: TOÁN: THỰC HÀNH I. MỤC TIÊU
Tài liệu đính kèm: