Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2016-2017 - Lương Thị Kim Yến

Khoa học

ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

I. Mục tiêu:

+ Ơn tập về:

- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.

- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.

II. Đồ dùng dạy học:

- Một số đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi-lanh, đèn, nhiệt kế.

- Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ơn Bài cũ: “Nhiệt cần cho sự sống”

- Nêu vai trò của nhiệt đối với động vật, thực vật?

- Nếu trái đất không có ánh sáng mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra?

- Nhận xét.

2. Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ ôn lại những kiến thức cơ bản đã học ở phần Vật chất và năng lượng.

* Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi ôn tập.

+ Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về phần “Vật chất và năng lượng”.

- Treo bảng phụ viết nội dung câu hỏi 1,2.

- Y/c HS tự làm bài vào SGK.

- Gọi HS lần lượt lên bảng thực hiện trả lời và điền vào ô trống.

- Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.

2) GV gọi 2 HS lên bảng thi điền từ đúng.

- Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.

3) Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ.

- Cùng HS nhận xét, kết luận câu trả lời đúng

- Gọi HS đọc câu hỏi 4,5,6.

4) Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt?

5) Giải thích tại sao bạn trong hình 2 lại có thể nhìn thấy quyển sách.

6) Gọi HS đọc câu hỏi, sau đó yc hs suy nghĩ trả lời:

* Hoạt động 2:Trò chơi đố bạn chứng minh được

+ Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.

+ Cách tiến hành: Chuẩn bị sẵn các phiếu ghi yêu cầu đủ với 6 nhóm.

- Trên phiếu cơ có ghi câu hỏi, đại diện nhóm lên bốc thăm sau đó về thảo luận, thực hiện thí nghiệm trong nhóm 6, sau 3 phút sẽ lên trình bày trước lớp. Cơ cùng cả lớp nhận xét. Nhóm nào thực hiện đúng, kết luận chính xác (từ 9-10 điểm) sẽ đạt danh hiệu: Nhà khoa học trẻ.

- Cùng HS nhận xét, công bố kết quả.

3. Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài vừa học.

- Về nhà xem lại các bài đã ôn tập.

- Chuẩn bị bài sau: “Ôn tập (tt)” - 2 HS trả lời:

- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật. Mỗi loại động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp.

- Nếu Trái Đất không được mặt trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá. Khi đó, nước trên trái đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc to trước lớp.

- Tự làm bài.

- Lần lượt lên thực hiện.

- Nhận xét.

- 2 HS lên bảng thực hiện sau đó trình bày.

 Nước ở thể rắn

Nước ở thể lỏng Nước ở thể lỏng

 Hơi nước

* Nước ở thể lỏng đông đặc biến thành nước ở thể rắn, nước ở thể rắn nóng chảy sẽ thành nước ở thể lỏng - bay hơi biến thành hơi nước - ngưng tụ lại thành thể lỏng.

+ Khi gõ tay xuống bàn ta nghe thấy tiếng gõ là do có sự lan truyền âm thanh qua mặt bàn. Khi gõ, mât bàn rung động. Rung động này truyền qua mặt bàn, truyền tới tai ta làm màng nhĩ rung động nên ta nghe được âm thanh.

- 1 HS đọc to trước lớp.

4) Vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt: mặt trời, lò lửa, bếp điện, ngọn đèn điện khi có nguồn điện chạy qua.

5) Ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. Ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách.

6) Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên sẽ giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia.

- Đại diện nhóm lên bốc thăm, chia nhóm thực hành thí nghiệm

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

* Nội dung các phiếu:

 Hãy nêu TN để chứng tỏ:

1) Nước ở thể lỏng, khí không có hình dạng nhất định.

2) Nước ở thể rắn có hình dạng xác định.

3) Không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.

4) Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.

5) Sự lan truyền âm thanh.

6) Nước và các chất lỏng khác nở ra khi. nóng lên và co lại khi lạnh đi.

- 2 HS nhắc lại.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

doc 36 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2016-2017 - Lương Thị Kim Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dân khiến cho đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ. Căm phẫn với ách thống trị bạo ngược của các tập đoàn PK, năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ đã phất cờ khởi nghĩa. Đến năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn đã làm chủ toàn bộ vùng đất Đàng Trong. Thừa thắng, nghĩa quân tiếp tục vượt sông Gianh tiến ra Bắc, lật đổ họ Trịnh. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về cuộc tiến quân này.
* Hoạt động 1: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh.
- Gọi HS đọc SGK/59. 
- Các em dựa vào các thông tin trong SGK, thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:
1) Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc vào năm nào? Ai là người chỉ huy? Mục đích của cuộc tiến quân là gì?
2) Chúa Trịnh và bầy tôi khi được tin nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc đã có thái độ như thế nào?
3) Những sự việc nào cho thấy chúa Trịnh và bầy tôi rất chủ quan, coi thường lực lượng của nghĩa quân?
4) Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, quân Trịnh chống đỡ như thế nào? 
5) Nêu kết quả của cuộc tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ? 
- Dựa vào kết quả trên hãy kể lại chiến thắng của Nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh? 
- Gọi các nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 câu) 
- Bây giờ các em hãy làm việc nhóm 6, phân công đóng vai theo nội dung SGK từ đầu ...quân Tây Sơn để hoàn thành tiểu phẩm. Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. 
- Cùng HS nhận xét, khen ngợi nhóm diễn hay nhất.
* Hoạt động 2: Ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
- Em hãy trình bày ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long? 
+ Kết luận: Bài học SGK/60. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc năm nào? Ai là người chỉ huy? Mục đích của cuộc tiến quân là gì? 
- Về nhà xem lại bài, trả lời 3 câu hỏi SGK và chuẩn bị bài sau: “Quang Trung đại phá quân Thanh”. 
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS trả lời:
- Thăng Long, Phố Hiến, Hội An là những thành thị nổi tiếng TK XVI-XVII. Cuộc sống ở các thành thị trên rất sôi động, Thăng Long lớn bằng thị trấn ở một số nước Châu Á, Phố Hiến thì lại có trên 2000 nóc nhà, còn Hội An là phố cảng đẹp nhất, lớn nhất ở Đàng Trong.
- Hoạt động buôn bán ở các thành thị nói lên ngành công nghiệp phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm để trao đổi, buôn bán. 
- Lắng nghe. 
- 1 HS đọc to trước lớp. 
- Chia nhóm 4 thảo luận. 
+ Năm 1786, do Nguyễn Huệ chỉ huy nhằm mục đích là tiêu diệt chính quyền họ Trịnh. 
+ Chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên. Trịnh Khải gấp rút chuẩn bị quân và mưau kế giữ kinh thành. 
+ Một viên tướng quả quyết rằng nghĩa quân đi đường xa, lại tiến vào xứ lạ không quen khí hậu, địa hình nên chỉ cần đánh một trận là nhà Chúa sẽ thắng, một viên tướng khác thề đem cái chết để trả ơn chúa. Vì thế Trịnh Khải yên lòng ra lệnh dàn binh đợi nghĩa quân đến. 
+ Quân Trịnh sợ hãi không dám tiến mà quay đầu bỏ chạy. 
+ Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ được họ Trịnh. 
- Một vài nhóm trình bày diễn biến cuộc chiến thắng. 
- Làm việc nhóm 6.
- Các nhóm lần lượt lên thể hiện tiểu phẩm. 
- Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long đã làm chủ được Thăng Long tiêu diệt họ Trịnh có ý nghĩa rất quan trọng mở đầu việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
- Vài HS đọc to trước lớp. 
- Năm 1786 do Nguyễn Huệ chỉ huy, mục đích là tiêu diệt họ Trịnh. 
- HS ghi nhớ thực hiện.
 	Thứ tư, ngày 29 tháng 3 năm 2017
Toán (138)
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ 
CỦA HAI SỐ ĐĨ
I. Mục tiêu:
- Biết cách giải bài tốn Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đĩ.
- Bài tập cần làm bài 1. 
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ơn bài cũ:
- Yêu cầu HS làm bài 2,4 tiết toán trước. 
- Kiểm tra BT của HS - nêu một số cách viết tỉ số 
- Nhận xét.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: 
- Các em đã học những dạng có toán có lời văn nào? 
- Tiết toán hôm nay, các em biết cách giải một dạng toán có lời văn mới, bài toán có nội dung như sau: 
- Y/c HS đọc bài toán 1.
- Bài toán cho biết gì ? hỏi gì? 
- Đây là dạng toán gì? 
- Cô sẽ hd các em biết cách giải bài toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. 
* Hoạt động 1: HD chiếm lĩnh kiến thức mới.
Bài toán 1: Đây là dạng toán tổng quát nên hai số đó là SL và SB.
- Vẽ sơ đồ tóm tắt như SGK. 
Số bé: 
Số lớn: 
 ?
- Nhìn vào sơ đồ, các em thấy 96 gồm mấy phần bằng nhau? 
- Để có 8 phần ta thực hiện thế nào? Đó là bước tìm gì? 
+ Ghi bảng: Tổng số phần bằng nhau: 3 + 5 = 8 (phần) 
- Số bé được biểu diễn mấy phần? 
- Muốn tìm số bé ta làm sao? 
- Tìm giá trị 1 phần ta làm sao? 
 Giá trị 1 phần: 96 : 8 = 12 
 Số bé: 12 x 3 = 36 
- Muốn tìm số lớn ta làm sao? 
 Số lớn: 96 - 36 = 60 
- Thử lại ta làm sao? 
- Em nào có thể tìm SL bằng cách khác? 
- Với bài toán tìm hai số, ta ghi đáp số thế nào? 
- Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta làm sao? 
- Bài toán 1 tìm hai số ở dạng tổng quát, ta áp dụng các bước giải này qua bài toán 2.
- Gọi HS đọc bài toán 2.
+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì ? 
+ Bài toán thuộc dạng gì ? 
+ Số vở của Minh và Khôi được biểu thị ở tỉ số là mấy? 
+ 2/3 biểu thị điều gì? 
- Hỏi +vẽ sơ đồ: 
Minh: ? quyển.
Khôi: ? quyển.
- Hỏi - HS trả lời, sau đó gọi HS lên bảng giải 
+ Qua sơ đồ ta tìm gì trước? 
+ Tiếp theo ta làm gì? 
+ Tìm số vở của Minh ta làm sao? 
* Ta có thể gộp bước tìm giá trị 1 phần và bước tìm số vở của Minh. 
 Viết: (25:5) x 2 = 10 (quyển) 
+ Hãy tìm số vở của Khôi? 
- Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta làm sao? 
- Gọi HS nhắc lại các bước giải. 
* Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Gọi HS đọc bài toán.
- Gọi HS nêu các bước giải. 
- Y/c HS giải theo nhóm 4. 
- Gọi các nhóm dán phiếu và trình bày kết quả.
- Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta làm sao? 
- Dặn HS về nhà làm BT 2, 3 và chuẩn bị bài sau: “Luyện tập”. 
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hiện.
- Tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
- Lắng nghe. 
- 1 HS đọc bài toán. 
- Biết tổng, biết tỉ, tìm 2 số. 
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. 
- Lắng nghe. 
- Theo dõi. 
- 96 gồm 8 phần bằng nhau. 
- Ta lấy 3 + 5 = 8 phần. Đây là bước tìm tổng số phần bằng nhau. 
- Số bé được biểu diễn 3 phần.
- Lấy giá trị 1phần nhân với 3. 
- Lấy tổng của hai số chia cho tổng số phần.
- Lấy tổng trừ đi số bé. 
- Ta lấy SB cộng với SL, nếu kết quả là 96 thì bài toán làm đúng. 
- Lấy giá trị 1 phần nhân 5 (12 x 5 = 60) 
- Đáp số: SB: 36; SL: 60 
+ Vẽ sơ đồ. 
+ Tìm tổng số phần bằng nhau.
+ Tìm giá trị 1 phần. 
+ Tìm số bé. 
+ Tìm số lớn. 
- 1 HS đọc bài toán. 
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. 
- Là .
- Vở của Minh được biểu thị 2 phần, Khôi được biểu thị 3 phần 
- Tổng số phần bằng nhau : 2 + 3 = 5 (phần)
- Tìm giá trị 1 phần: 25 : 5 = 5 (phần) 
- Lấy 5 x 2 = 10 (quyển) 
- HS lên bảng viết: Số vở của Khôi:
 25 - 10 = 15 (quyển) 
 Đáp số: Minh: 10 quyển ; Khôi: 15 quyển 
+ Vẽ sơ đồ. 
+ Tìm tổng số phần bằng nhau. 
+ Tìm các số. 
- Vài HS nhắc lại. 
- 1 HS đọc to trước lớp. 
+ Vẽ sơ đồ minh họa.
+ Tìm tổng số phần bằng nhau. 
+ Tìm các số. 
- Trình bày 
Tổng số phần bằng nhau:
2 + 7 = 9 (phần)
Số lớn: 333 : 9 x 7 = 259
Số bé: 333 - 259 = 74
 Đáp số: Số lớn: 259; số bé: 74 
+ Vẽ sơ đồ.
+ Tìm tổng số phần bằng nhau. 
+ Tìm giá trị 1 phần. 
+ Tìm các số. 
- HS ghi nhớ thực hiện.
Tiếng Việt
ƠN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
 (Tiết 4)
I. Mục tiêu: 
- Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muơn màu, Những người quả cảm (BT1, BT2); Biết lựa chọn từ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý (BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số bảng nhĩm kẻ bảng để hs làm BT1,2 
- Bảng lớp viết nội dung BT3a,b,c theo hàng ngang.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
- Từ đầu HKII, các em đã học những chủ điểm nào? 
- Trong 3 chủ điểm ấy đã cung cấp cho các em một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ. Tiết ôn tập hôm nay giúp các em hệ thống hóa các từ ngữ đã học, luyện tập sử dụng các từ ngữ đó. 
+ Ôn tập:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1,2: Gọi HS đọc y/c BT1,2.
- Mỗi tổ lập bảng tổng kết thuộc 1 chủ điểm (phát bảng nhĩm cho các nhóm-trên phiếu có ghi yêu cầu)
- Gọi các nhóm dán phiếu và trình bày 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm hệ thống hóa vốn từ tốt nhất. 
 Người ta là hoa đất 
 Từ ngữ 
- tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng
- Những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh: vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai,...
- Những hoạt động có lợi cho sức khỏe: tập luyện, tập thể dục, đi bộ, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí,...
Vẻ đẹp muôn màu
- đẹp, đẹp đẽ, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha, tha thướt,...
- thuỳ mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, bộc trực, cương trực, chân thành, thẳng thắn, ngay thẳng, chân thực, chân tình,...
- tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, hùng tráng,...
- xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, đẹp đẽ, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng,...
- tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần,...
 Những người quả cảm
- gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, bạo ban, nhát gan, hèn nhát, hèn mạt, nhu nhược,...
- tinh thần dũng cảm, hành động dũng cảm, dũng cảm xông lên, dũng cảm nhận khuyết điểm, dũng cảm cứu bạn, dũng cảm nói lên sự thật,...
Bài 3: Gọi HS đọc y/c.
- Hướng dẫn: Ở từng chỗ trống, các em thử lần lượt điền các từ cho sẵn sao cho tạo ra cụm từ có nghĩa. 
- Treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập, gọi hs lên bảng làm bài 
- Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
2. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu nhắc lại nội dung bài vừa học.
- Học thuộc những thành ngữ, tục ngữ trên.
- Về nhà tiếp tục luyện đọc tiết sau tiếp tục kiểm tra.
- Nhận xét tiết học. 
- Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm. 
- Lắng nghe. 
- HS đọc y/c. 
- Các nhóm làm bài. 
- Dán bảng nhĩm và trình bày. 
- Nhận xét. 
 Thành ngữ, tục ngữ 
- Người ta là hoa đất. 
- Nước lã mà vã nên hồ
 Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
- Chuông có đánh mới kêu.
 Đèn có khêu mới tỏ.
- Khỏe như voi (như trâu, như beo...)
- Nhanh như cắt (như gió, chớp, điện)
- Ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo. 
+ Mặt tươi như hoa.
+ Đẹp người đẹp nết.
+ Chữ như gà bới.
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Người thanh ....bên thành cũng kêu.
- Cái nết đánh chết cái đẹp.
- Trông mặt mà bắt...cỗ lòng mới ngon. 
- Vào sinh ra tử.
- Gan vàng dạ sắt.
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Lắng nghe, tự làm bài vào VBT. 
- 3 HS lên bảng thực hiện (mỗi hs 1 ý)
a) Một người tài đức vẹn toàn
 Nét chạm trổ tài hoa
 Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ.
b) Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt
 Một ngày đẹp trời
 Những kỉ niệm đẹp đẽ
c) Một dũng sĩ diệt xe tăng
 Có dũng khí đấu tranh
 Dũng cảm nhận khuyết điểm 
- HS nêu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
	Kể chuyện
ƠN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 5)
I. Mục tiêu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nắm được nội dung chính, nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Những người quả cảm”.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm BT2.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: 
+ Ôn tập:
* Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ và HTL. 
- Gọi những HS chưa có điểm kiểm tra lên bốc thăm và đọc to trước lớp, sau đó trả lời 1 câu hỏi do giáo viên nêu ra.
- Nhận xét, chấm điểm.
* Hoạt động 2: Tóm tắt vào bảng nội dung các bài TĐ là truyện kể trong chủ điểm “Những người quả cảm”.
- Những bài tập đọc nào trong chủ điểm Những người quả cảm là truyện kể? 
- Các em làm việc nhóm 6, ghi nội dung chính của từng bài và nhân vật trong các truyện kể ấy. (phát phiếu cho 2 nhóm)
- Gọi HS dán phiếu và trình bày. 
- Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
2. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà đọc lại các bài đã ôn tập.
- Xem lại các tiết học về 3 kiểu câu kể: Câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?. 
- Nhận xét tiết học. 
- Lắng nghe. 
- Lên bốc thăm, đọc to trước lớp và trả lời câu hỏi. 
- Khuất phục tên cướp biển, Ga-vrốt ngoài chiến lũy, Dù sao trái đất vẫn quay!, Con sẻ.
- Làm việc nhóm 6.
- Dán phiếu và trình bày.
- Nhận xét. 
- HS nêu.
- Lắng nghe, thực hiện 
Luyện từ và câu
ƠN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 6)
I. Mục tiêu: 
- Nắm được định nghĩa và nêu được ví dụ để phân biệt được 3 kiểu câu kể đã học: Ai làm gì? Ai thế nào ? Ai là gi? (BT1).
- Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng (BT2); bước đầu viết được đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài đọc đã học, trong đĩ cĩ sử dụng ít nhất 2 trong số 3 kiểu câu kể đã học (BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số bảng nhĩm kẻ bảng để HS phân biệt 3 kiểu câu kể (BT1); 1 tờ giấy viết sẵn lời giải BT1. Một tờ phiếu viết đoạn văn ở BT2
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Gọi HS đọc y/c.
- Các em đã học những kiểu câu kể nào? 
- Các em xem lại các tiết LTVC về 3 câu kể đã học, trao đổi nhóm 6 tìm định nghĩa, đặt câu để hoàn thành bảng nhĩm. (phát bảng nhĩm cho 2 nhóm). 
- Gọi đại diện nhóm trình bày. 
- Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng (sử dụng kết quả làm bài tốt của HS). 
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gợi ý: Các em lần lượt đọc từng câu trong đoạn văn, xem mỗi câu thuộc kiểu câu kể gì, xem tác dụng của từng câu (dùng để làm gì)
- Dàn tờ giấy đã viết đoạn văn lên bảng; gọi hs có câu trả lời đúng lên điền kết quả
 Câu - kiểu câu 
+ Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. (Ai là gì? )
+ Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một. (Ai làm gì?) 
+ Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng. (Ai thế nào?)
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Em có thể dùng câu kể Ai là gì? để làm gì? 
- Em dùng câu kể Ai làm gì? để làm gì?
- Em có thể dùng câu kể Ai thế nào? để làm gì?
- Y/c HS tự làm bài (phát phiếu cho 2 HS).
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình trước lớp
- Cùng HS nhận xét (nội dung đoạn văn, các kiểu câu kể; liên kết của các câu trong đoạn). 
2. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà làm thử bài luyện tập ở tiết 7,8.
- Nhận xét tiết học. 
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?
- Làm việc nhóm 6. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Nhận xét. 
- 1 HS đọc y/c.
- Lắng nghe, tự làm bài. 
- Lần lượt lên điền kết quả. 
 Tác dụng 
+ Giới thiệu nhân vật "tôi" 
+ Kể các hoạt động của nhân vật "tôi" 
+ Kể về đặc điểm, trạng thái của buổi chiều ở làng ven sông. 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Giới thiệu hoặc nhận định về bác sĩ Ly.
- Để kể về hành động của bác sĩ Ly.
- Để nói về đặc điểm tính cách của bác sĩ Ly.
- Tự làm bài.
- Nối tiếp đọc đoạn văn của mình.
+ Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ và hiền hậu. Nhưng ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển. 
- Nhận xét. 
- HS nêu.
- Lắng nghe, thực hiện. 
Tập làm văn
ƠN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 7)
I. Mục tiêu: 
- HS đọc hiểu bài Chiếc lá, chọn được các câu trả lời đúng ở phần B.
- 
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm BT2.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: 
+ Ôn tập:
* Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ và HTL. 
- Gọi những HS chưa có điểm kiểm tra lên bốc thăm và đọc to trước lớp, sau đó trả lời 1 câu hỏi do giáo viên nêu ra.
- Nhận xét, chấm điểm.
* Hoạt động 2: Tóm tắt vào bảng nội dung các bài TĐ là truyện kể trong chủ điểm “Những người quả cảm”.
- Những bài tập đọc nào trong chủ điểm Những người quả cảm là truyện kể? 
- Các em làm việc nhóm 6, ghi nội dung chính của từng bài và nhân vật trong các truyện kể ấy. (phát phiếu cho 2 nhóm)
- Gọi HS dán phiếu và trình bày. 
- Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
2. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà đọc lại các bài đã ôn tập.
- Xem lại các tiết học về 3 kiểu câu kể: Câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?. 
- Nhận xét tiết học. 
- Lắng nghe. 
- Lên bốc thăm, đọc to trước lớp và trả lời câu hỏi. 
- Khuất phục tên cướp biển, Ga-vrốt ngoài chiến lũy, Dù sao trái đất vẫn quay!, Con sẻ.
- Làm việc nhóm 6.
- Dán phiếu và trình bày.
- Nhận xét. 
- HS nêu.
- Lắng nghe, thực hiện 
Thứ năm, ngày 30 tháng 3 năm 2017
Tốn (139)
 LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu: 
 - Giải được bài tốn Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đĩ.
 - Bài tập ea làm bài 1, bài 2.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Ơn bài cũ: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó
- Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta làm sao? 
- Gọi 1 hs ean giải bài 3/14
- Nhận xét.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
2) Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Gọi hs đọc đề bài
- Gọi hs xác định tổng và tỉ 
- YC hs tự làm bài 
Bài 2: Gọi hs đọc đề bài
- Tổ chức cho hs giải bài toán theo nhóm 4 (phát phiếu cho 2 nhóm)
- Gọi các nhóm trình bày và nêu cách giải 
- Dán phiếu, cùng hs nhận xét kết luận lời giải đúng 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta làm sao? 
- Bài sau: Luyện tập
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs ean bảng 
+ Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tìm số bé
+ Tìm số lớn 
Đáp số: SB: 44; SL: 55
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc đề bài 
- 1 hs ean bảng giải, cả lớp làm vào vở nháp 
 Tổng số phần bằng nhau:
 3 + 8 = 11 (phần)
 Số bé là: 198 : 11 x 3 = 54
 Số lớn là: 198 – 54 = 144 
 Đáp số: SB: 54; SL: 144 
- 1 hs đọc đề bài 
 Tổng số phần bằng nhau:
 2 + 5 = 7 
 Số cam là: 280 : 7 x 2 = 80 (quả) 
Số quýt là: 280 – 80 = 200 (quả) 
 Đáp số: Cam: 80 quả; quýt: 200 quả 
- 2 – 3 hs trả lời 
 ĐỊA LÝ (28)
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I/ Mục tiêu: 
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuơi, đánh bắt, nuơi trồng, chế biến thủy sản,.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 Bản đồ dân cư Việt Nam
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Ơn bài cũ: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
- Treo lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền Trung, gọi hs lên đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung và chỉ trên lược đồ.
- Dải đồng bằng duyên hải miền trung có đặc điểm gì? Nêu đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung? 
- Nhận xét.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về con người vùng đồng bằng duyên hải miền Trung.
2) Bài mới;
Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá đông đúc
- Giới thiệu: ĐB DH miền Trung tuy nhỏ hẹp song có điều kiện tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung khá đông đúc, phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và thành phố duyên hải - (chỉ trên bản đồ) - Mức độ tập trung

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN_28.doc