Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Ngọc Hùng Thắng

I. Mục đích, yêu cầu :

1. Kiến thức: Hiểu những từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên riêng nước ngoài. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy – học :

 - GV: bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn HS.

 - HS: Thước kẻ, bút chì

III. Các hoạt động dạy – học.

1. Ổn định : Hát

2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS đọc bài Ga – vrốt ngoài chiến luỹ.

3. Bài mới :

 

doc 25 trang Người đăng honganh Lượt xem 4626Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Ngọc Hùng Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
- 1 – 2 HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011
Toán
Hình thoi
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
2. Kĩ năng: HS làm được bài 1, 2.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
- GV: thước và ê- ke.
- HS: thước và ê- ke.
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát, KTSS
2. Bài cũ : 1 HS làm bài tập 4 - tiết trước.
	3. Bài mới : Giới thiệu bài.
a. Một số đặc điểm về hình thoi.
- GV cho HS quan sát hình thoi. Hướng dẫn HS rút ra các nhận xét.
- Rút ra kết luận.
b. Thực hành.
Bài 1 (140) : 
- Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK và gọi HS nêu miệng.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2 : 
- Cho HS dùng ê- ke và thước để kiểm tra 2 đường chéo của hình thoi trong SGK rồi nêu nhận xét.
 4. Củng cố: 
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 3 và chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát lắng nghe và rút ra nhận xét.
 B 
 A C
 D
* Hình thoi ABCD có :
- Cạnh AB song song với cạnh DC.
- Cạnh AD song song với cạnh BC.
- AB = BC = CD = DA
* Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.
- HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu miệng.
* Lời giải :
- Hình 1 và hình 3 là hình thoi.
- Hình 2 là hình chữ nhật.
- HS dùng thước và ê- ke kiểm tra hai đường chéo của hình thoi theo yêu cầu a, b của bài.
* Nhận xét : Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Chính tả
Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: Nhớ và viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài thơ : Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Biết cách trình bày bài thơ.
2. Kĩ năng: Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm đầu dễ viết sai chính tả : s/ x.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy – học :
- GV: Phiếu bài tập
- HS: bảng con
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Hát
2. Bài cũ : Cho HS viết bảng con : rung rinh, gia đình.
3. Bài mới :	
- Giới thiệu bài
- Nêu ý nghĩa của bài thơ ?
- Cho HS viết từ khó vào bảng con.
- Nhận xét bảng của HS .
- GV cho HS viết vào vở.
- Thu vở chấm ( 5 - 7 bài)
Bài tập chính tả.
Bài 2a (86) :
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Chấm , chữa bài của HS.
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò :
- Dặn về viết lại những từ sai lỗi chính tả.
- 1 HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối của bài thơ. Cả lớp đọc thầm.
- Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.
- HS tự tìm các từ dễ viết sai lỗi chính tả.
- HS viết bảng con các từ : sa, ùa vào, ướt.
- HS nhớ viết vào vở.
- HS tự soát lỗi.
- HS đọc yêu cầu của bài, thảo luận theo cặp sau đó làm vào vở. 1 HS làm vào phiếu bài tập.
- Dán bài lên bảng.
Lời giải
+ Trường hợp chỉ viết với s : sãi, sàn, sản, sạn, sảng, sấm, sân,...
+ Trường hợp chỉ viết với x : xác, xẵng, xấc, xé, xem, xén,...
Luyện từ và câu
Câu khiến
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến. Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị, hoặc thầy cô giáo. 
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập
II. Đồ dùng dạy- học :
- GV: bảng phụ
- HS: thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS làm lại bài tập 3 - tiết LTVC trước.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
a. Nhận xét :
Bài tập 1, 2 (87) :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS nêu miệng.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3 : 
- Gọi HS đọc câu đã đặt.
- GV nhận xét, đánh giá.
b. Ghi nhớ :
- Rút ra nội dung ghi nhớ.
c. Luyện tập :
Bài tập 1 (88) :
- Hướng dẫn HS làm vào VBT.
- Gọi HS lên chữa bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 2 :
- Cho HS làm vào vở.
- Gọi HS trình bày bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 3 : 
- Cho HS làm bài cá nhân.
- GV chấm, chữa bài.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò :
- Dặn về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
Lời giải :
* Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
- Dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào.
- Dấu chấm than ở cuối câu.
- HS đọc yêu cầu của bài và tự đặt câu.
- HS lần lượt tiếp nối nhau đọc câu.
VD :
+ Cho mình mượn cuốn sách của cậu với./...
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS làm vào VBT.
- 2 HS lên chữa bài.
Lời giải
a) – Hãy gọi người hàng hành vào cho ta !
b) Lần sau, ... lên boong tàu !
c) Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương !
d) Con đi chặt ... cho ta.
- HS làm vào vở.
- HS trình bày bài của mình.
- HS đọc yêu cầu và làm vào VBT. 1 HS làm bài vào bảng phụ
- Dán bài lên bảng - nhận xét
VD : Cho mình mượn bút của bạn một tí !
Kĩ thuật
Lắp cái đu (Tiết 1).
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu.
	2. Kĩ năng: Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng mẫu, đúng quy trình kĩ thuật.
	3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Mẫu cái đu lắp sẵn.
	- HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
	* Mục tiêu: HS biết quan sát và nhận biết được các bộ phận của chiếc đu.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức HS quan sát mẫu cái đu lắp sẵn.
- Cả lớp quan sát.
+ Cái đu có những bộ phận nào?
- Có 3 bộ phận: giá đỡ đu, ghế đu, trục đu.
+ Tác dụng của cái đu trong thực tế?
- Cho các em nhỏ ngồi chơi ở công viên, trường mầm non.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
* Mục tiêu: HS nêu các chi tiết để lắp cái đu và nắm được cách lắp cái đu.
* Cách tiến hành:
a. Chọn các chi tiết:
- Gọi HS lên chọn chi tiết:
- 2 HS lên chọn
- Lớp tự chọn theo nhóm 2.
b. Lắp từng bộ phận.
* Lắp giá đỡ đu:
- HS quan sát hình 2.
+ Để lắp giá đỡ đu cần chọn chi tiết 
nào?
- 4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu.
+ Khi lắp giá đỡ đu em cần chú ý gì?
- Chú ý vị trí trong ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
* Lắp ghế đu:
+ Lắp ghế đu cần chọn chi tiết nào?
- Chọn tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
- Tổ chức HS quan sát hình 3 sgk/83.
* Lắp trục đu vào ghế đu.
- HS quan sát hình 4 sgk/84.
+ Để cố định trục đu cần bao nhiêu vòng hãm?
- Để cố định trục đu cần 4 vòng hãm.
c. Lắp ráp cái đu.
- HS quan sát hình 1 để lắp ráp cái đu.
- GV cùng HS lắp hoàn chỉnh cái đu.
- GV cùng HS kiểm tra sự dao động của cái đu.
d. Tháo các chi tiết.
+ Nêu cách tháo? 
 4. Nhận xét: 
- Nhận xét tiết học. 
	5. Dặn dò.
- Chuẩn bị giờ sau thực hành lắp cái đu.
- Tháo rời từng bộ phận, rồi tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược trình tự lắp.
- Tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp.
Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2011
Tập đọc
Con sẻ.
I. Mục đích, yêu cầu :
 1. Kiến thức: Hiểu những từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.
 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung. Bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 3. Thái độ: Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, biết bảo vệ nhau trước kẻ ác.
II. Đồ dùng dạy – học : 
	- GV: bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn HS.
	- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy – học.
1. ổn định : Hát, KTSS
2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Dù sao trái đất vẫn quay !
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Luyện đọc
- Tóm tắt nội dung. HD giọng đọc
- Bài văn gồm mấy đoạn?
- GV chú ý sửa phát âm cho HS.
- GV kết hợp giảng từ mới.
- Nhận xét - tuyên dương
- GV đọc diễn cảm toàn bài. HD cách đọc bài.
- 1 HS khá (giỏi) đọc toàn bài.
- Bài văn gồm 5 đoạn.
- Học sinh đọc tiếp nối đoạn lần 1
- HS đọc tiếp nối đoạn lần 2.
+Từ mới : chú giải - SGK
- HS đọc theo cặp.
- Đại diện nhóm đọc tiếp nối bài
3.3. Tìm hiểu bài:
+ Trên đường đi con chó thấy gì?
+ Con chó định làm gì sẻ non?
- Đọc thầm Đ1,2,3, trao đổi, trả lời:
- Trên đường đi con chó đánh hơi thấy một son sẻ non vừa rơi trên tổ xuống.
- Con chó chậm rãi tiến lại gần sẻ non.
+ Tìm từ ngữ cho thấy sẻ non còn yếu ớt?
- Con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ.
+ Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại ?
- Một con sẻ già lao xuống đất cứu con nó, nó thấy thân mình phủ kín sẻ con, nó rít lên dáng vẻ nó rất hung dữ.
+ Hình ảnh sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?
- Con sẻ lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó, lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng, thảm thiết, nhảy 2, 3 bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó, lao đến cứu con, nó rít lên bằng giọng hung dữ khản đặc.
- Đoạn 1,2,3 kể lại chuyện gì?
* Cuộc đối đầu giữa sẻ mẹ nhỏ bé và chó khổng lồ.
+ Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?
- Đọc lướt phần còn lại, trả lời:
- Vì chim sẻ nhỏ bé dũng cảm đối đầu với con chó to hung dữ để cứu con.
- Đoạn 4, 5 nói lên điều gì?
* Hành động dũng cảm bảo vệ con của sẻ mẹ.
- Nêu ý chính của bài?
- Nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.
3.4. Đọc diễn cảm.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 2, 3.
- GV đọc mẫu đoạn 2, 3.
+ Hướng dẫn cách đọc. 
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- HS theo dõi.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
4. Củng cố: 
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Liên hệ, giáo dục HS .
- Nhận xét giờ học. 
 5. Dặn dò :
- Dặn về đọc lại bài và chuẩn bị bài giờ sau.
Toán
Diện tích hình thoi
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Biết cách tính diện tích hình thoi.
2. Kĩ năng: Vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài tập có liên quan. Hs làm được bài 1, 2.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
- GV: bảng phụ.
- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát.
2. Bài cũ : KT HS gấp hình thoi ở nhà? Nêu những đặc điểm của hình thoi ?
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
a. Hình thành công thức tính diện tích hình thoi. 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ và rút ra nhận xét.
- Rút ra kết luận và công thức.
b. Thực hành.
Bài 1 (142) : Tính diện tích hình thoi.
- Hướng dẫn HS làm vào vở.
- Gọi HS lên bảng chữa.
- Nhận xét - ghi điểm.
Bài 2 : 
- Cho HS làm vào vở. 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- Chấm, chữa bài của HS.
4. Củng cố: 
- Gọi HS nhắc lại cách tính diện tích hình thoi.
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 3 và chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát và nhận xét.
+ Diện tích hình thoi ABCD bằng diện tích hình chữ nhật MNCA.
Diện tích hình chữ nhật MNCA là m x .
Mà m x = 
Vậy diện tích hình thoi ABCD là : 
* Kết luận : SGK - 142 
- Công thức : S = 
- 2 HS đọc phần kết luận và công thức.
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
a) Diện tích hình thoi ABCD là :
 3 x 4 : 2 = 6 (cm2)
b) Diện tích hình thoi MNPQ là :
 7 x 4 : 2 = 14 (cm2)
 Đáp số : a) 6 cm2
 b) 14 cm2
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- dán bài lên bảng.
Bài giải
a) Diện tích của hình thoi là :
5 x 20 : 2 = 50 (dm2)
b) 4m = 40dm
 Diện tích hình thoi là :
40 x 15 : 2 = 300 (dm2)
 Đáp số : a) 50 dm2
 b) 300 dm2
Địa lí
Dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miềnTrung.
	+ Duyên hải miền trung có nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển.
	2. Kĩ năng: Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miềnTrung trên bản đồ ( lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
 3. Thái độ: Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra.
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
	- HS: ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung (sưu tầm được).
III.Các hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu sự khác nhau về đặc điểm thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ?
 3. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển.
	*Mục tiêu: Dựa vào bản đồ/lược đồ, chỉ và đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung. Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển. Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên.
	* Cách tiến hành:
- GV giới thiệu trên bản đồ về đồng bằng duyên hải miềnTrung.
- HS quan sát.
+ Đọc tên các đồng bằng duyên hải miềnTrung theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
+ Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này?
- HS đọc trên bản đồ.
- Các đồng bằng này nằm sát biển, phía Bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía Tây giáp với dãy núi Trường Sơn, phía Nam giáp đồng bằng Nam Bộ, phía Đông là biển Đông.
+ Em có nhận xét gì về tên gọi của các đồng bằng này?
+ Quan sát trên lược đồ em thấy các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng này đến đâu?
- GV treo lược đồ đầm phá:
Các đồng bằng ven biển thường có các cồn cát cao 20 - 30m, những vùng thấp trũng ở cửa sông, nơi có đồi cát dài ven biển bao quanh thường tạo nen các đầm, phá.
- Tên gọi lấy từ tên của các tỉnh nằm trên vùng đồng bằng đó.
- Các dãy núi chạy qua dải đồng bằng lan ra sát biển.
- HS quan sát.
+ ở các vùng đồng bằng này có nhiều cồn cát cao, do đó thường có hiện tượng gì xảy ra?
- Có hiện tượng di chuyển của các cồn cát.
+ Để ngăn chặn hiện tượng này người dân ở đây phải làm gì?
- Thường trồng phi lao để ngăn gió di chuyển sâu vào đất liền.
+ Em có nhận xét gì về đồng bằng duyên hải miền Trung về vị trí, diện tích, đặc điểm, cồn cát, đầm phá?
- Các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ hẹp, nằm sát biển, có nhiều cồn cát và đầm phá.
	* Kết luận: GV chốt ý trên.
Hoạt động 2: Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam.
	* Mục tiêu: Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức HS thảo luận theo cặp:
- HS thảo luận:
- Đọc và quan sát hình 1, 4 trả lời câu hỏi sgk/136.
- Các nhóm thực hiện.
+ Chỉ và đọc tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, TP Huế, TP Đà Nẵng.
- HS chỉ nhóm và chỉ trên bản đồ trước lớp.
+ Mô tả đường đèo Hải Vân?
- Nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, một bên là sườn núi cao, một bên là vực sâu.
+ Nêu vai trò của bức tường chắn gió của dãy Bạch Mã?
- Dãy Bạch Mã và đèo Hải Vân nối từ Bắc vào Nam và chặn đứng luồng gió thổi từ Bắc xuống Nam tạo sự khác biệt khí hậu giữa Bắc và Nam đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Nêu sự khác biệt về nhiệt độ ở phía Bắc và phía Nam Bạch Mã?
- Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Đà Nẵng không thấp hơn 20oc, nếu xuống dưới 20oc; nhiệt độ 2 thành phố này vào tháng 7 cao và chênh lệch khoảng 29oc.
+ Gió tây Nam mùa hạ gây mưa ở sườn tây Trường Sơn khi vượt dãy Trường Sơn gió trở nên khô, nóng. Gió đông bắc thổi vào cuối năm mang theo nhiều hơi nước của biển thường gây mưa, gây lũ lụt đột ngột.
( Nhắc nhở HS chia sẻ với vùng thiên tai...)
* GV rút ra kết luận.
	4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. 
	5. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài tuần 28.
- HS đọc phần ghi nhớ bài.
Hoạt động ngoài giờ
Giá trị của sự khám răng đều đặn.
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: HS biết được ích lợi của việc khám răng đều đặn.
	2. Kĩ năng: HS đi khám răng đều đặn theo thời gian quy định
	3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Phương tiện
	- GV: Thước kẻ
	- HS: Thước kẻ
III. Hoạt động dạy và học
	1. Hát
	2. Bài cũ: Em hãy cho biết tầm quan trọng của răng số 6?
	3. Bài mới:
- GTB
- GV cho HS tìm hiểu về việc khám răng định kì.
+ Nếu răng không bị sâu, thì bao lâu chúng ta đi khám răng 1 lần?
+ Sáu tháng khám 1 lần có tác dụng gì?
- Sáu tháng khám 1 lần
- Nếu có răng bị sâu sẽ được phát hiện sớm, chữa kịp thời.
+ Lớp chúng ta có nhiều bạn bị sâu răng không? 
- HS liên hệ trả lời.
+ Như vậy đi khám răng thường xuyên, định kì có ích lợi gì?
- Đi khám răng thường xuyên, định kì thì nhiều bệnh ở vùng răng miệng được phát hiện kịp thời và chữa sớm. Những bạn nào có răng sữa lung lay thì sẽ được nhổ bỏ kịp thời để cho răng vĩnh viễn mọc lên được đều đẹp, khuôn mặt trở nên xinh xắn.
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn hàm răng?
- Chúng ta phải đi khám răng thường xuyên, định kì theo chỉ dẫn của bác sĩ.
 4. Củng cố:
- GV nhắc lại bài và nhận xét giờ học
 5. Dặn dò:
- Về luôn thực hiện giữ gìn vệ sinh răng miệng và đánh răng sau khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Đi khám răng đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2011
Toán
Luyện tập.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó. Tính được diện tích hình thoi.
2. Kĩ năng: Vận dụng công thức tính diện tích hình thoi vào làm một số bài tập
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- GV + HS: Giấy, kéo để gấp, cắt hình thoi.
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát, KTSS
2. Bài cũ : 1 HS nêu kết quả bài 3. Viết bảng con công thức tính diện tích hình thoi.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Bài 1 (143) : 
- Cho HS làm vào vở.
- Gọi HS lên bảng chữa.
- Nhận xét - ghi điểm.
Bài 2 : 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Chấm, chữa bài của HS.
Bài 4 : 
- Hướng dẫn HS gấp và cắt hình thoi.
4. Củng cố: 
- Gọi HS nhắc lại cách tính diện tích hình thoi.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 3 và chuẩn bị bài sau.
 - HS đọc yêu cầu và làm vào vở. 1 HS lên bảng chữa.
 Diện tích của hình thoi là :
a) 19 x 12 : 2 = 114 (cm2)
b) 7dm = 70cm
30 x 70 : 2 = 1050 (cm2)
- HS đọc yêu cầu và làm vào vở. 
Bài giải
 Diện tích miếng kính là :
 14 x 10 : 2 = 70 (cm2)
 Đáp số : 70 cm2
- HS gấp, cắt hình thoi theo hình vẽ trong SGK để kiểm tra các đặc điểm của hình thoi.
Tập làm văn
Miêu tả cây cối (Kiểm tra viết).
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: HS biết viết bài văn miêu tả cây cối.
2. Kĩ năng: HS thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối sau giai đoạn học về văn miêu tả cây cối – bài viết đúng với yêu cầu của đề bài, có đủ ba phần, diễn đạt thành câu, lời tả sinh động, tự nhiên.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- GV: Đề bài
	- HS: Giấy kiểm tra
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát.
2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới : 
- Giới thiệu bài.
- Gọi HS đề bài.
- Hướng dẫn HS viết bài.
- GV thu bài chấm.
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà luyện viết bài văn cho hay hơn.
Đề bài :
1. Tả một cây có bóng mát.
2. Tả một cây ăn quả.
3. Tả một cây hoa.
4. Tả một luống rau hoặc vườn rau.
- HS viết bài văn vào giấy kiểm tra.
Khoa học
Các nguồn nhiệt
I. Mục tiêu:
	 1. Kiến thức: Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.
 2. Kĩ năng: Thực hiện một số biện pháp an toàn để phòng tránh rủi ro, nguy hiểm và tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
 3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV + HS: nến, diêm, bàn là, kính lúp, tranh ảnh việc sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên và nói về công dụng của các vật cách nhiệt?
 3. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
	* Mục tiêu: Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức HS quan sát tranh ảnh sgk T.106 và tranh ảnh sưu tầm được:
- HS thảo luận theo N4:
+ Kể tên các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống?
- Mặt trời, ngọn lửa, bếp điện, mỏ hàn điện, bàn là, ...
+ Vai trò của các nguồn nhiệt kể trên?
- Đun nấu, sấy khô, sưởi ấm,...
- GV giảng: Ngoài ra còn khí bi ô ga là nguồn năng lượng mới được khuyến khích sử dụng rộng rãi.
	* Kết luận: GV tóm tắt ý trên.
 Hoạt động 2: Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt.
	* Mục tiêu: Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
	* Cách tiến hành:
+ Nêu những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra?
- Bỏng, điện giật, cháy nhà, ...
+ Nêu cách phòng tránh?
- HS nêu dựa vào tình huống cụ thể, lớp nhận xét, trao đổi. 
- GV nhận xét chốt ý dặn dò HS sử dụng an toàn các nguồn nhiệt.
Hoạt động 3: Việc sử dụng các nguồn nhiệt và an thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
	* Mục tiêu: Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức HS trao đổi theo nhóm:
- N4 trao đổi.
- Trình bày: 
- Lần lượt các nhóm cử đại diện trình bày, lớp trao đổi.
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý: 
 4. Củng cố: 
- Cho HS đọc mục bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học. 
	5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
- VD: Tắt điện bếp khi không dùng, không để lửa quá to, theo dõi khi đun nước, đậy kín phích giữ cho nước nóng,...
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức:Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng: HS chọn được một câu chuện về lòng dũng cảm mình đã chứng kiến hoặc tham gia. Lời kể tự nhiên, chân thực. Chăm chú nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
	3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học :
- GV: bảng lớp viết sẵn đề bài.
III. Các hoạt động dạy- học :
	1. Hát
	2. Bài cũ : Kiểm tra một HS kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc nói về lòng dũng cảm.
	3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Cho HS kể chuyện trong nhóm.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò :
- Dặn về kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe.
- Về chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện tuần sau.
Đề bài : Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia.
- HS đọc đề và các gợi ý 1, 2, 3, 4 trong SGK. Cả lớp theo dõi .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc