Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2012-2013

Tiết 25: Chính tả

 KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN(TR/68)

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

 - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn trích. Sai không quá 5 lỗi chính tả.

 - Làm đúng BT CT2b

B.CHUẨN BỊ :

 - Ba tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2 b

 - Bảng con , VBT

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 1. Kiểm tra bài cu :

 - HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước.

 - Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.

 2. Bài mới :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Giới thiệu bài :

 Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong truyện : Khuất phục tên cướp biển.Luyện viết đúng những tiếng có vần dễ sai ên / ênh.

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết.

- Giáo viên đọc đoạn viết chính tả: từ Cơn tức giận đến như con thú dữ nhốt chuồng.

- Tìm và luyện viết từ khó vào bảng con: đứng phắt, rút soạt, quả quyết, nghiêm nghị.

- Nhắc cách trình bày bài

- Giáo viên đọc cho HS viết

- Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.

- Chấm điểm.

- Giáo viên nhận xét chung

Hoạt động 2 : HS làm bài tập chính tả

- HS đọc yêu cầu bài tập 2b.

- Yêu cầu HS làm bài SGK

- Gọi HS trình bày kết quả bài tập

- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng

 Mênh mông - lênh đênh - lên - lên

 Lênh khênh – ngã kềnh (cái thang)

- HS theo dõi trong SGK

- HS đọc thầm

- HS viết bảng con

HS nghe.

HS viết chính tả.

- HS dò bài.

- HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập

- Cả lớp đọc thầm

- HS làm bài

- HS(TB, Yếu) trình bày kết quả bài làm.

- HS (khá, giỏi) nhận xét.

- HS ghi lời giải đúng vào vở.

 

doc 40 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B, Yếu)
a/* Ruộng rẩy là chiến trường.
 * Cuốc cày là vũ khí.
 * Nhà nông là chiến sĩ.
b/Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của đội ta.
- Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
(Khá, giỏi)
- HS(TB, Yếu) đọc 
- HS làm bài : Các chủ ngữ trong câu kể: 
* Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận.
* Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
* Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng.
* Hoa phượng là hoa học trò. 
- HS (TB, Yếu) sửa bảng.
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- Thảo luận nhóm: 2 tổ thi đua ghép các từ ở 2 cột.(Giỏi, khá, TB, Yếu)
- Đại diện trình bài(TB, Yếu)
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
Trẻ em/ là tương lai của đất nước.
Cô giáo/ là người mẹ thứ hai của em. 
Bạn Lan/ là người Hà Nội. 
Người/ là vốn quý nhất. 
- 1 HS (Khá) đọc 
- Làm bài vào VBT
- HS lần lượt đọc câu trước lớp.(Giỏi, khá, TB, Yếu)
 3. Củng cố , dặn dò :
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .(TB, Yếu)
	- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài: mở rộng vốn từ dũng cảm 
Tiết 25: Đạo đức 
 ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ II 
 ( XEM LẠI NỘI DUNG ÔN TẬP)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 Học xong bài này , HS có khả năng : 
 - Bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động .
 - Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh 
 - Biết tôn trọng , giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	 - Hệ thống câu hỏi 
 - Phiếu học tập 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Thực hành: Giữ gìn các công trình công cộng .
- Vì sao cần giữ gìn các công trình công cộng ? 
- Các em cần làm gì để giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng ? 
 2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Giới thiệu bài :
 Ôn tập thực hành kĩ năng GHKII 
Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra
- GV hệ thống lại các kiến thức đã học qua các câu hỏi sau : 
1. Vì sao chúng ta phải biết ơn và kính trọng người lao động ?
2. nêu những công việc của người lao động đem lại lợi ích cho xã hội ?
3. Thế nào là lịch sự với mọi người .
4. Nêu 1 tình huống được coi là lịch sự .
5. Tại sao người dân đều có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn công trình công cộng? 
6. Nêu những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng .
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm , đóng vai xử lí tình huống 
- Chia lớp 6 nhóm , giao việc cho các nhóm làm việc 
Nhóm 1+2 : Giữa trưa hè nóng nực , bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư .Tư sẽ ....
Nhóm 3+4 : Tiến sang nhà Linh , hai bạn cùng chơi đồ chơi thật vui vẻ . Chẳng may , Tiến lở tay làm hỏng đồ chơi của Linh .
 Theo em , hai bạn cần làm gì khi đó ?
Nhóm 5+ 6 : Trên đường đi học về , Toàn thấy mấy bạn nhỏ rủ nhau lấy đất , đá ném vào các biển báo giao thông ven đường .
 Theo em, Toàn nên làm gì trong tình huống đó ? Vì sao ?
- HS lắng nghe câu hỏi , sauy nghĩ trả lời 
* Cơm ăn áo mặt sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được là nhờ những người lao động.(Khá, giỏi)
* Bác sĩ , kũ sư , giáo viên ,....
(TB, yếu)
* Là lời nói, hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp gỡ hay tiếp xúc.
* Xin lỗi khi làm phiền người khác . Nói năng nhã nhặn , lễ phép ....(Khá, giỏi)
* Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.(Khá, giỏi)
* Tưới nước , trồng cây bồn hoa sân trường , nhà văn hoá xã (TB, Yếu)
 Nhắc nhở các bạn cùng nhau thực hiện giữ gìn và bảo quản trường lớp .
- các nhóm thảo luận , tìm lời thoại xử lí tình huống (Giỏi, khá, TB, Yếu)
- Đại diện nhóm trình bày .
- Tư mời bác vào nhà, đi lấy nước cho bác uống.
- Tiến sẻ xin lỗi với linh, hứa mua lại đồ chơi trả bạn và hứa chơi cẩn thận. 
 Linh không trách ban.... Khuyên bạn chơi biết giữ gìn và bảo vệ. (Khá, giỏi)
- Toàn khuyên các ban không nên làm như thế rất nguy hiểm đến tính mạng người tham gia giao thông(TB, yếu) 
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Giáo dục HS có ý thức biết ơn người lao động, lịch sự với mọi người và bảo vệ của công .
 - Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK 
 - Chuẩn bị : Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo
Tiết 25: Kể chuyện 
	 NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT(TR/70)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ(sGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Những chú bé không chết rõ ràng, đủ ý ( BT1); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện ( Bt2)
 - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện và đặt được tên khác cho truyện phù hợp với nội dung.
B. CHUẨN BỊ :
 - Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện) 
 -Viết sẵn gợi ý 3(dàn ý cho 2 cách kể)
 - Giấy khổ to viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ :
 Các em đã tham gia, hoặc chứng kiến những việc làm giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp như thế nào ,hôm nay hãy kể lại cùng cô và các bạn nghe.
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : 
- Kể chuyện Những chú bé không chết về tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ tổ quốc.
- Quan sát tranh minh họa truyện , đọc thầm nội dung bài KC trong SGK
Hoạt động 1 : GV kể chuyện
-Kể lần 1 :Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
-Kể lần 2 :Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của bài kể chuyện trong SGK.
-Cho HS kể trong nhóm 4 em và trao đổi về nội dung câu chuyện.
-Tổ chức thi kể trước lớp:
+ Các nhóm thi kể nối tiếp từng đoạn của truyện theo tranh.
+ HS kể cá nhân toàn bộ câu chuyện.
- Cho HS bình chọn bạn kể tốt.
- Lắng nghe.
- HS nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
- Đọc . HS(Khá)
-Kể trong nhóm theo tranh và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. (Khá, giỏi, TB, Yếu)
- HS kể từng đoạn nối tiếp.(Giỏi, khá, TB, yếu)
- HS(khá, giỏi) kể toàn truyện.
- HS(TB, Yếu) kể 1 hoặc 2 đoạn.
-Lắng nghe bạn kể và đặt câu hỏi cho bạn.
-Bình chọn bạn kể tốt.(Giỏi, khá, TB, Yếu)
 3. Củng cố , dặn dò :
	- Khen những em chăm chú nghe bạn kể , nhận xét chính xác , đặt câu hỏi hay 
- Giáo dục HS hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ tổ quốc); biết đặt tên khác cho chuyện.
	-Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể tốt và cả những HS chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
 Thứ tư, ngày 6 tháng 3 năm 2013
Tiết 123 : Toán 
	 LUYỆN TẬP(TR/134)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 Biết giải bài toán liên quan đến phép cộng và phép nhân phân số.
B.CHUẨN BỊ:
	Vở , SGK 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
Trong bài học hôm nay các em sẽ cùng tìm hiểu một số tính chất của phép nhân phân số và áp dụng các tính chất đó làm các bài tập .
Hoạt động 1 : Luyện tập – Thực hành 
Bài 2 : Nhóm 4
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi của hình chữ nhật 
- Làm bài vào bảng nhóm 
- Nhận xét , thống nhất kết quả .
Bài 3 : cá nhân
- 1 HS(Khá) đọc 
- HS(TB, Yếu) nêu.
 Làm vào vào vở. HS(TB, Yếu) sửa bảng.
- HS (Giỏi khá) nhận xét.
 Đáp số : 
- HS làm bài vào vở .
- HS(TB, Yếu) chữa bài .
- HS(khá, giỏi) nhận xét. 
 Đáp số : 2m 
 2. Củng cố, dặn dò :
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị : Tìm phân số củamột số 
	Giới thiệu một số tính chất của phép nhân phân số .
Tiết 50 : Tập đọc 
	 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH(TR/71)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Đọc trôi chảy rành mạch, diễn cảm bài tập đọc. Biết nhấn giọng các từ ngữ phù hợp giọng đọc. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, lạc quan.
 - Hiểu ND : Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.( trả lời được các CH; thuộc 1,2 khổ thơ)
B. CHUẨN BỊ :
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 1. Kiểm tra bài cũ : Khuất phục tên cướp biển
Kiểm tra 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK . 
 2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Nhìn bức tranh này, các em thấy những chiếc xe ô-tô của bộ đội ta đang băng băng ra trận trên đường Trường Sơn đầy khói lửa bom đạn. Đọc bài thơ tiểu đội xe không kính, các em sẽ hiểu rõ hơn những khó khăn, nguy hiểm trên đường ra trận và tinh thần dũng cảm của các chú bộ đội lái xe.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
- Gọi HS đọc tiếp nối nhau từng khổ thơ của bài ( 2 lượt ) . 
- Sửa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
- Gọi HS đọc cả bài thơ 
- Đọc diễn cảm toàn bài thơ – Giọng vui , hóm hỉnh . 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm 3 khổ đầu bài thơ.
- Những hình nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe ? 
- Gọi HS đọc khổ thơ 4 
- Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào ?
- Gọi HS đọc cả bài thơ .
- Hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì ?
- Kết luận : Đó cũng là khí thế quyết chiến thắng “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước “ của dân tộc ta. Đó cũng chính là tư thế, là chân dung của một dân tộc anh hùng .
- Nêu ý nghĩa của bài thơ ?
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- Gọi HS tiếp nối nhau từng khổ thơ của bài .
- Hướng dẫn đọc diễn cảm khổ thơ 1 , 3 của bài .
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp .
- Tổ chức thi đọc diễn cảm .
- Nhẩm thuộc lòng khổ thơ , cả bài thơ.
- 4 HS (TB, Yếu)nối tiếp nhau đọc từng khổ 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- 2 HS cùng bàn luyện đọc.(Giỏi, Yếu. Khá, TB)
- 2 HS(Khá, giỏi) đọc cả bài .
- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi :
* Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi ; Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn trời, nhìn đất, nhìn thẳng. . . Không có kính, ừ thì ướt áo ; Mưa tuôn , mưa xối như ngoài trời ; Chưa cần thay, lái vài trăm cây số nữa.(Khá, giỏi) 
- 1 HS(Khá) đọc to , cả lớp đọc thầm.
* Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới ; Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi . . . đã thể hiện tình đồng chí, đồng đội thắm thiết giữa những người chiến sĩ lái xe ở chiến trường đầy khói lửa bom đạn.(TB,Yếu)
- 1 HS (Khá)đọc , cả lớp theo dõi SGK.
- HS(Giỏi, kh1, TB, Yếu)
* Cảm nghĩ về các chú bộ đội lái xe rất vất vả, rất dũng cảm.
* Các chú bộ đội lái xe thật dũng cảm, lạc quan, yêu đời, coi thường khó khăn, bất chấp bom đạn của kẻ thù.
* Cảm nghĩ về khí thế ra trận ào ạt, bất chấp khó khăn, vượt lên tất cả của quân và dân ta lúc bấy giờ.
- Qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính, ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.(Khá, giỏi)
- 4 HS đọc .(Khá, giỏi, TB, Yếu)
 Cả lớp theo dõi tìm giọng đọc hay.
-2 HS cùng bàn luyện đọc diễn cảm. 
(Giỏi,Yếu. Khá, TB)
- Thi dọc diễn cảm(Khá, giỏi, TB, Yếu)
- Thi đọc thuộc lòng 1 khổ thơ(TB, Yếu) .HS(Kha, giỏi) bài thơ.
 3. Củng cố , dặn dò :
	- Nêu ý chính của bài .(Khá, giỏi)
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước thông qua tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.
 - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ. 
- Chuẩn bị :Thắng biển.
Tiết 25 : 	 Địa lí 
	THÀNH PHỐ CẦN THƠ(TR/131)
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ :
 + Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu long, bên sông Hậu.
 + Trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
 - Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ ( lược đồ).
B. CHUẨN BỊ:
 - Bản đồ hành chính, công nghiệp, giao thông Việt Nam.
 - Hình SGK 
 - Phiếu học tập 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Thành phố Hồ Chí Minh(Khá, gioi, TB, Yếu)
 - Thành phố HCM nằm bên sông nào? 
 - Thành phố HCM có số dân và DT như thế nào so với các thành phố khác ở nước ta?
 - Kể tên các khu vui chơi, giải trí của thành phố Hồ Chí Minh?
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : Thành phố Cần Thơ:
 Các em đã nghe nói đến Cần Thơ bao giờ chưa? Đây là thành phố ở trung tâm đồng bằng Nam Bộ, đã từng được gọi là Tây Đô. Cần Thơ có đặc điểm gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động1 : Hoạt động cá nhân
 Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long 
- Gọi HS đọc nội dung 1 SGK trang 131
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ SGK cho biết phần địa giới của TP Cần Thơ .
- Cho biết TP Cần Thơ giáp với những tỉnh nào ?
- Kết luận : Cần Thơ nằm bên bờ sông Hậu, trung tâm ĐB sông Cửu Long.
-Để thấy được vai trò của TP Cần Thơ đối với vùng ĐB sông Cửu Long , chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp phần 2 .
Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm 
 Trung tâm kinh tế , văn hoá và khoa học của ĐB sông Cửu Long 
- Gọi HS đọc nội dung bài mục 2 SGK từ TP Cần Thơ .vườn cò Bằng Lăng. 
-Thảo luận nhóm 4 :Tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là:
+ Tại sao nói Cần Thơ là trung tâm kinh tế ? 
+ Trung tâm văn hoá, khoa học?
+Trung tâm dịch vụ, du lịch?
- GV phân tích thêm về ý nghĩa vị trí địa lí của Cần Thơ, điều kiện thuận lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế.
+Vị trí ở trung tâm đồng bằng Nam Bộ, bên dòng sông Hậu. Đó là vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh khác của đồng bằng Nam Bộ & với các tỉnh trong cả nước, các nước khác trên thế giới. Cảng Cần Thơ có vai trò lớn trong việc xuất, nhập khẩu hàng hoá cho đồng bằng Nam Bộ.
+Vị trí trung tâm của vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy, hải sản nhất cả nước, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, nhất là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các ngành công nghiệp sản xuất máy móc, thuốc, phân bónphục vụ cho nông nghiệp.
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm2
Yêu cầu các nhóm quan sát hình SGK và khai thác nội dung ở hình .
Giới thiệu về bến Ninh Kiều ?
- 1 HS (Khá)đọc , cả lớp đọc thầm
- HS lên bảng chỉ .(Khá, giỏi)
- TP Cần Thơ nằm bên sông Hậu , giáp với tỉnh TP Cần Thơ là Vĩnh Long , Đồng Tháp , An Giang , Kiên Giang , Hậu Giang.
(TB, Yếu)
- HS đọc thầm SGK.
- Các nhóm thảo luận.(Khá, TB, Giỏi, Yếu)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp (TB, Yếu):
* Trung tâm kinh tế vì vị trí địa lí của Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế.
* Trung tâm văn hoá, khoa học: có trường đại học , cao đẳng, trung tâm dạy nghề. Là nơi sản xuất máy nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, có Viện nghiên cứu tạo nhiều giống lúa mới.
* Dịch vụ, du lịch: có các khu vườn với nhiều loại trái cây vùng nhiệt đới, chợ nổi trên sông, vườn cò Bằng Lăng, các miệt vườn ven sông .
- HS(Khá, giỏi) nhận xét.
- Các nhóm thảo luận(Giỏi, khá, TB, Yếu)
- Đại diện nhóm trình bày .(TB, Yếu)
* Bến Ninh Kiều nổi tiếng ở Cần Thơ , đây là nơi có cảnh đẹp sông nước rất êm ả , tỉnh lặng , nơi đây có nhiều tàu qua lại , có nhiều rặng dựa xanh mát phục vụ cho khách đến tham gia
3. Củng cố , dặn dò :
	- Trò chơi : Hướng dẩn viên du lịch thành phố Cần Thơ.
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài: Ôn tập (ôn các bài từ bài 11đến bài 22 )
Tiết 49: Tập làm văn 
	 LUYỆN TẬP TÓM TẮT TIN TỨC (KHÔNG DẠY)
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Biết tóm tắt một tin cho trước bằng một, hai câu( BT1, 2); bước đầu tự viết được một tin ngắn ( 4, 5 câu) về hoạt động học tập, sinh hoạt ( hoặc tin hoạt động ở địa phương), tóm tắt được tin đã viết bằng 1, 2 câu.
 * Tìm và xử lí thông tin, phân tích đối chiếu tìm ra bản tin ngắn hơn , đầy đủ nội dung. Ra quyết định lựa chọn đưa ra nội dung tóm tắc phù hợp. Đảm nhận trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ phân công.
B. CHUẨN BỊ:
 - Một số tờ phiếu- VBT 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 1. Kiểm tra bài cũ : Tóm tắt tin tức .
 -Thế nào là tóm tắt một tin tức ? Cách tóm tắt một tin tức.
 - Đọc tóm tắt BT2 ( Phần luyện tập) 
 2. BÀI MỚI : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài : 
 Tiết học hôm nay các em sẽ được củng cố , thực hành cách viết tin và bài tóm tắt cho bản tin về nhũng hoạt động xung quanh em.
Bài 1: 
- Gọi 2 HS lần lượt đọc 2 tin
-Cho cả lớp đọc thầm 2 tin
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV nhắc lại yêu cầu và lưu ý HS :
Muốn tóm tắt tin tức, các em phải nắm thật chắc nội dung bản tin.
- GV cho HS trao đổi, thảo luận theo nhóm yêu cầu các bản tin.
- Gọi HS trình bày kết quả tóm tắt bản tin.
- Nhận xét, chốt ý và tuyên dương
Bài 3:
- Gọi HS đọc nội dung đề bài.
- GV nhắc lại yêu cầu và trao đổi cùng HS
Muốn viết tin em phải nắm được các sự việc, kèm số liệu liên quan nếu có.Để nắm được sự việc ,có được số liệu em phải tìm hiểu tình hình hoạt động của chi đội, liên đội của trường mà em đang học, phải ghi chép lại cẩn thận.
- GV yêu cầu HS viết tin theo yêu cầu vào nháp và tóm tắt lại bằng 1,2 câu
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- 2 HS(Khá, giỏi) đọc to 
- HS đọc thầm
-1HS(TB, Yếu) đọc to yêu cầu
-Vài HS (TB, Yếu)nhắc lại
- HS trao dổi, thảo luận theo nhóm 6 HS 
(Giỏi, khá, TB, Yếu)
- Đại diện 2 nhóm trình bày
-HS bổ sung ý kiến và đọc lại tóm tắt bản tin
+ Tin a: Liên đội TNTP Hồ Chí Minh Trường Tiểu học Lê Văn Tám(An Sơn ,Tam Kì, Quảng Nam) trao học bổng và quà cho các bạn học sinh nghèo, học giỏi.
+ Tin b: Hoạt động của các bạn HS Tiểu học Trường Quốc Tế Liên hợp quốc (Vạn phúc Hà Nội)
 Hoặc : Một số hoạt động lí thú, bổ ích của các bạn HS tiểu học Trường Quốc Tế Liên hợp quốc(Vạn phúc Hà Nội)
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS (TB)đọc to đề bài
- Lớp đọc thầm 
- Cả lớp lắng nghe 
 -HS làm việc cá nhân vào phiếu , nháp .
- HS trình bày bản tin và phần tóm tắt trước lớp(TB, Yếu)
- HS bổ sung ý kiến(khá, giỏi)
 3. Củng cố , dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - HS làm bài 3 chưa đạt về nhà làm lại .
 - Chuẩn bị cho tiết TLV sau , chú ý quan sát các bộ phận của cây để viết được một đoạn văn miêu tả .
 Thứ năm, ngày 07 tháng 3 năm 2013 
Tiết 124 : Toán 
	 TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ (TR/135)
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 Biết cách giải bài toán dạng : Tìm phân số của một số.
B.CHUẨN BỊ:
Vẽ trong giấy khổ to 
 ? quả
	 12 quả
VBT
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Bài học hôm nay sẽ giúp các` em làm quen và biết giải bài toán dạng tìm phân số của một số. 
Hoạt động1 : Giới thiệu cách tìm phân số của một số.
- GV nêu câu hỏi: của 12 quả cam là mấy quả cam?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đề bài & tìm cách giải bài toán tìm phân số của một số
- Nêu đề bài toán: Một rổ cam có 12 quả. rổ cam trong rổ là bao nhiêu quả cam?
- GV đưa giấy khổ to vẽ sẵn hình, yêu cầu HS quan sát và hoạt động nhóm 4 để tìm cách giải bài toán.
-Để tìm của số 12 ta làm thế nào?
- Cho HS tìm của 15 là bao nhiêu ?
- Tương tự tìm của 18 là bao nhiêu ? 
Hoạt động 3 : Thực hành
Bài 1 : làm bài cả lớp 
- Gọi HS đọc đề toán 
- Hướng dẫn phân tích đề bài cho HS nhận tìm ra cách giải 
- Gọi HS lên bảng giải 
- Nhận xét , thống nhất kết quả .
Bài 2 : làm bài cá nhân 
- Gọi HS đọc đề toán
- Yêu cầu HS tự 

Tài liệu đính kèm:

  • docT25-VCD.doc