Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2014-2015

Tiết 2: Đạo đức.

Tiết 22: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI

Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành

- Các biểu hiện cư xử lịch sự với mọi người mà HS đã thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. - Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.

- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.

- Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.

- Có thái độ tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.

- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.

2. Kĩ năng: Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.

- Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, phản hồi thông tin.

3. Thái độ: Có thái độ tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các tấm thẻ màu.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 19 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
a, Nhận xét:
- GV vẽ đoạn thẳng AB như SGK.
- Lấy đoạn thẳng AC = AB; 
AD = AB
+ Độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần đoạn thẳng AB?
+ Độ dài đoạn thẳng AD bằng mấy phần đoạn thẳng AB?
+ Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng AC và độ dài đoạn thẳng AD?
+ Hãy so sánh AB và AB?
+ Hãy so sánh và ?
* Nhận xét.
+ Em có nhận xét gì về MS và TS của 2 phân số và ?
+ Muốn so sánh 2 phân số cùng MS ta chỉ việc làm thế nào?
* Quy tắc: SGK/119.
- Gọi HS đọc quy tắc.
b, Thực hành.
* Bài 1(119). So sánh hai phân số.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vở, 3 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét.
* Bài 2(119). 
* GV: Hãy so sánh 2 phân số 
 bằng mấy?
* GV: < . = 1 nên < 1.
+ Hãy so sánh TS và MS của phân số ?
+ Những PS có TS nhỏ hơn MS thì như thế nào so với 1?
+ Tiến hành tương tự với 
* Gọi HS lên bảng so sánh.
- Gọi HS nhận xét.
* Bài 3(119): HSKG. Viết các phân số bé hơn 1, có MS là 5 và TS khác 0.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- Gọi HS nhận xét.
3. Kết luận:
* Củng cố: Nêu lại cách so sánh phân số cùng mẫu số?
- Nhận xét giờ
* Dặn dò: Xem lại các bài đã chữa.
Báo cáo sĩ số
+ QĐMS 
- Độ dài đoạn thẳng AC bằng độ dài đoạn thẳng AB.
- Độ dài đoạn thẳng AD bằng độ dài đoạn thẳng AB. 
- Độ dài đoạn thẳng AC bé hơn độ dài đoạn thẳng AD.
 AB < AB
 < 
- 2 PS có MS bằng nhau ; PS có TS bé hơn phân số 
- Chỉ việc so sánh TS của chúng với nhau, PS có TS lớn hơn thì lớn hơn, PS có TS bé hơn thì bé hơn.
- 2 HS đọc quy tắc.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, 3 HS làm bảng phụ.
- Đáp án: ; ; 
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
 < ; = 1.
- PS có TS nhỏ hơn MS
- Những PS có TS nhỏ hơn MS thì nhỏ hơn 1.
 mà = 1 nên 
Đáp án:
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
Các phân số bé hơn 1, có mẫu số là 5 và tử số khác 0 là: 
- HS nhận xét.
- HS nêu.
Tiết 2: Đạo đức. 
Tiết 22: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Các biểu hiện cư xử lịch sự với mọi người mà HS đã thực hiện trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
- Có thái độ tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
2. Kĩ năng: Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
- Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, phản hồi thông tin.
3. Thái độ: Có thái độ tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tấm thẻ màu.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
 * Kiểm tra bài cũ:
- Nêu một số biểu hiện lịch sự với mọi người? (Nói năng nhẹ nhàng, lễ phép, Biết lắng nghe người khác nói)
- Nhận xét.
* Giới thiệu bài :
2. Phát triển bài:
a, Bày tỏ ý kiến bài tập 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV đưa tình huống.
- H : Tại sao em giơ thẻ đỏ ?
Tại sao em giơ thẻ màu xanh ?
GV: Lịch sự với mọi người là có những lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng với bất cứ người nào mình gặp gỡ, hay tiếp xúc.
b, Sắm vai bài tập 4 (33):
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu các nhóm sắm vai tình huống a.
- Gọi 2 nhóm trình bày.
- Tại sao nhóm em chọn cách giải quyết đó?
* Tình huống b. GV nêu:
 "Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’’
- Nội dung câu tục ngữ nói gì?
+ Ngoài câu tục ngữ trên em còn biết câu ca dao tục ngữ nào khác?
+ GV chốt.
* Ghi nhớ (SGK)
3. Kết luận:
- Nêu một số biểu hiện lịch sự với mọi người ?
- Đọc lại các ý kiến đúng ở BT2.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS đánh giá bằng thẻ.
Đáp án:
- Ý kiến đúng: c; d
- Ý kiến sai: a; b; đ.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hoạt động nhóm, sắm vai.
- 2 nhóm trình bày.
- HS trả lời, nhận xét. 
- Lời chào cao hơn mâm cỗ
- HS nêu, nhận xét.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- Vài HS nêu
Tiết 3: Luyện từ và câu. 
Tiết 45: CHỦ NGỮ TRONG CÂU CÂU KỂ: AI THẾ NÀO?
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Cấu tạo câu kể Ai thế nào?
- Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu trong đó có câu kể Ai thế nào? 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn ( BT1 mục III )
2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn khoảng 5 câu trong đó có câu kể Ai thế nào? (BT2).
* HS khá, giỏi: Viết được đoạn văn có 2, 3 câu theo mẫu Ai thế nào? (BT2)
- Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, phản hồi thông tin.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết đoạn văn ở bài tập 1 phần nhận xét.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
* Kiểm tra bài cũ:
+ 1 HS đặt 1 câu kể Ai thế nào
- HS nhận xét.
* Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
A. Nhận xét.
* Bài 1, 2 (Tr 36)
- Yêu cầu HS đọc bài tập và đoạn văn.
- Cho HS làm VBT,1 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét.
* Bài 3. (Tr 36)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Chủ ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì?
+ Chủ ngữ trong các câu trên do từ loại nào tạo thành?
B. Ghi nhớ: SGK/36.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Gọi HS nêu ví dụ?
C. Luyện tập:
* Bài 1 (Tr 37)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm VBT, 1 HS làm bảng phụ
- Goị HS nhận xét.
* Bài 2 (Tr 37)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS làm VBT, 2 nhóm làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét. 
3. Kết luận:
- Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào biểu thị nội dung gì?
+ Chúng thường do từ ngữ nào tạo thành?
- Nhận xét giờ.
- 1 HS thực hiện
- HS đọc yêu cầu, đoạn văn.
- HS làm VBT, 1 nhóm làm bảng phụ
Hà Nội/ tưng bừng màu đỏ.
 CN VN
Cả một vùng trời//bát ngát cờ đèn và 
 CN VN
hoa.
Các cụ già//vẻ mặt nghiêm trang.
 CN VN
Những cô gái thủ đô// hớn hở áo màu 
 CN VN
rực rỡ.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu.
- Chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ.
- Do DT hoặc cụm DT tạo thành.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
Con mèo nhà em có bộ lông rất đẹp.
Cây na sai trĩu quả.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm VBT, 1 HS làm bảng nhóm.
 Màu vàng trên lưng//chú lấp lánh.
- Bốn cái cánh//.
 Cái đầu tròn và hai con mắt//..
Thân chú//..
 Bốn cánh//
- HS nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu.
 Em rất thích ăn xoài. Quả xoài chín màu vàng ươm. Hương thơm nức. Hình dáng bầu bĩnh. Đi học về mà được cốc sinh tố xoài thì thật là tuyệt.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Vài HS nêu.
Tiết 4: Địa lí.
Tiết 22: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở 
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (Tiếp)
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Các hoạt động SX của người dân ở ĐBNB( phần I)
Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở ĐBNB:
Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta; những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở ĐBNB: Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta; những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, phản hồi thông tin.
3. Thái độ: GDHS tính chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ công nghiệp Việt Nam, tranh ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài :
* Kiểm tra bài cũ : Vì sao ĐBNB là vựa lúa lớn nhất của nước ta?
- Nêu một số loại cây đặc trưng của ĐBNB?
* Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
*Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
- Cho HS đọc trong SGK và hoàn thành bảng sau theo nhóm 4.
TT
Ngành CN
SP chính
Điều kiện thuận lợi
1.
2. 
3.
4.
Khai thác dầu khí.
Sản xuất điện.
Chế biến LT, TP.
Dệt, may.
* GV: Nhờ có nguồn nguyên liệu, lao động lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên ĐBNB trở thành trung tâm CN lớn nhất cả nước
* Chợ nổi trên sông.
- Cho HS thảo luận cặp. 
+ Phương tiện đi lại của người dân ĐBNB là gì?
+ Hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa của người dân thường diễn ra ở đâu?
* GV: Chợ nổi một nét văn hóa đặc sắc của người dân ở ĐBNB.
- Cho HS quan sát tranh chợ nổi trên sông và giới thiệu:
- Chợ nổi trên sông là một nét văn hóa độc đáo của ĐBNB. Chợ nổi thường họp ở những chỗ sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng ghe từ nhiều nơi đổ về.
+ Quan sát tranh em thấy người dân buôn bán trao đổi những hàng hóa gì?
+ Các hoạt động buôn bán diễn ra như thế nào?
* Người chủ của những xuồng ghe khi muốn bán loại trái cây gì thường buộc loại trái cây đó vào đầu một cây sào cắm ở đầu xuồng ghe của mình...
3. Kết luận: 
+ Hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa của người dân thường diễn ra ở đâu?
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS đọc SGK và thảo luận cặp.
TT
Ngành CN
SP chính
Điều kiện thuận lợi
1
2 
3
4
Khai thác dầu khí.
Sản xuất điện.
Chế biến LT, TP.
Dệt, may mặc.
Dầu thô, khí đốt.
Điện
Gạo, lúa, trái cây, thủy sản.
Quần áo.
Vùng biển có dầu khí.
Sông ngòi có thác ghềnh.
Có đất đai, phù sa màu mỡ.
- HS thảo luận.
- Xuồng, ghe, thuyền.
- Trên các con sông.
- Trái cây, mãng cầu, sầu riêng, chôm chôm...
- Tại các xuồng ghe nhộn nhịp, tấp nập.
- HS nêu.
Ngày soạn: 02/02/2015
Ngày giảng: Thứ tư ngày 04 tháng 02 năm 2015
Tiết 1: Toán. 
Tiết 108: LUYỆN TẬP
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành.
- Biết so sánh 2 phân số có cùng MS.
- Củng cố về so sánh hai phân số có cùng mẫu số; so sánh được một phân số với 1.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố về so sánh 2PS có cùng mẫu số; so sánh được một 
PS với 1.
2. Kĩ năng: Thực hành so sánh hai PS trong cùng một trường hợp phức tạp hơn.
 3.Thái độ: GDHS tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
- Ổn định tổ chức
- HS làm các BTSo sánh các phân số. 
- Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài:
Bài 1 /120: So sánh hai phân số 
- Tổ chức cho HS choi trò chơi
- GV nhận xét tuyên dương
Bài 2 /120: ( 5 ý cuối ) 
- YCHS làm bài
- Gọi 2 em lên bảng làm
- GV nhận xét.
Bài 3 a; c: 
- Viết các phân số sau theo thứ tự thừ bé đến lớn. 
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gv nhận xét 
3. Kết luận:
- Nêu cách so sánh 2 phân số?
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- Nhận xét. 
- Lắng nghe.
- Chơi “Đố bạn”
kết quả 
- Học sinh làm vở 
- HS làm vào nháp
a - b-
c- d-
- Học sinh nêu nội dung bài.
Tiết 2: Thể dục.
Tiết 43: NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN 
TRÒ CHƠI “ĐI QUA CẦU”
Những kiến thức HS đã biết liên quan đên bài học
Những kiến thức mới trong bài được hình thành
- Đã biết nhảy dây kiểu chum hai chân. Trò chơi đi qua cầu.
 - Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác nhảy nhẹ nhàng.
 - Trò chơi: Đi qua cầu. 
I. Mục tiêu: 
- Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác nhảy nhẹ nhàng.
- Trò chơi: đi qua cầu. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động tích cực.
- Giáo dục HS ý thức rèn luyện thân thể
II. Địa điểm - phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: 1 còi.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Đứng vổ tay và hát
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên
2. Phát triển bài:
a) Bài tập RLTTCB
- Nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
+ GV nhắc ngắn gọn cách thực hiện, cho HS ôn lại các động tác trao dây ( 2 lần). Cả lớp tập theo đội hình hàng ngang
+ GV chia tổ, yêu cầu HS tập luyện theo tổ
b) Trò chơi: Đi qua cầu. Cho HS từng tổ thực hiện trò chơI một lần. GV nhận xét uốn nắn những em chưa làm đúng.
- GV phổ biến lại quy tắc chơi, sau đó cho HS chơi chính thức.
c) Kiểm tra thể lực của HS:
* Kiểm tra thể lực học sinh:
-Khởi động chung: KT đánh giá thể lực HS Kiểm tra 4 em
Nội dung: Bật xa tại chỗ (cm)
Loại tốt : > 153 cm
 Loại đạt : > 137cm
Thả lỏng hồi phục
3. Kết luận:
- Tập 1 số động tác thả lỏng
- GV hệ thống bài học
- GV nhận xét giờ học
x x x x x x
x x x x x x
 x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
 X
Tiết 3: Kể chuyện.
Tiết 22: CON VỊT XẤU XÍ.
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành.
- HS biết kể một câu chuyện dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ.
- Dựa theo lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ (SGK), bước đầu kể lại được câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.
- Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : 
- Dựa theo lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ (SGK), bước đầu kể lại được câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.
- Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. 
2. Kĩ năng : 
+ Rèn kĩ năng nói: HS kể lại được câu chuyện , phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt .
+ Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện , nhớ chuỵên. 
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
 3. Thái độ: Giáo dục cho HS ham thích tìm hiểu thế giới xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa chuyện đọc trong SGK.
- Tập truyện cổ An - đéc - xen.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
- Kể về một người có khả năng đặc biệt?
- HS nhận xét.
* Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
* Kể chuyện.
- GV kể lần 1.
- GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh.
* HS nắm cốt chuyện.
+ Thiên nga ở lại cùng đàn vịt trong hoàn cảnh ntn?
+ Thiên nga cảm thấy ntn khi ở lại cùng đàn vịt? Vì sao?
+ Thái độ của thiên nga ntn khi được bố mẹ đến đón? Câu chuyện kết thúc ra sao?
* Hướng dẫn sắp xếp lại thứ tự bức tranh minh họa theo nhóm 4 ( 3 phút )
- Hết thời gian gọi đại diện trình bày.
* Hướng dẫn kể từng đoạn, toàn bộ câu chuyện.
- Cho HS kể theo nhóm 4 ( 5 phút )
- GV hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm.
- Gọi HS kể trước lớp.
- GV đưa tiêu chí.
- Gọi HS đọc tiêu chí.
- 1 HS kể một tranh.
- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
+ Vì sao đàn vịt con lại đối xử với thiên nga như vậy?
+ Thiên nga có tính cách gì đáng quý?
- Gọi HS nhận xét.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay và kể chuyện hay nhất.
3. Kết luận: Em thích hình ảnh nào nhất trong chuyện?
+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
- HS nghe GV kể chuyện.
- Vì nó còn quá nhỏ và yếu ớt không thể cùng bố mẹ bay về phương nam.
- Nó buồn lắm vì không có ai làm bạn, vịt mẹ lại bận bịu nấu ăn suốt ngày không có thời gian quan tâm đến nó.
- Nó vui sướng quên hết mọi chuyện buồn, nó cảm ơn vịt mẹ. Khi thiên nga bay đi cùng bố mẹ đàn vịt con nhận ra lỗi lầm của mình.
- HS thảo luận nhóm.
+ Tranh 2: 2 vợ chồng thiên nga nhờ cô vịt chăm sóc thiên nga con.
+ Tranh 1: Vịt mẹ bận rộn, chăn rắt cả đàn vịt con và thiên nga. Thiên nga bị đàn vịt con chành chọe và hắt hủi.
+ Tranh 3: Vợ chồng thiên nga quay trở lại đón con và cảm ơn vịt mẹ cùng đàn con.
+ Tranh 4: Thiên nga bay đi cùng bố mẹ, đàn vịt con ngước nhìn theo ân hận vì đã đối xử không tốt với thiên nga.
- HS kể chuyện trước lớp.
- HS đọc tiêu chí.
+ Kể có đúng nội dung không?
+ Kể có đúng trình tự câu chuyện không?
+ Lời kể có tự nhiên không?
- HS kể toàn bộ câu chuyện.
- HS nêu.
Tiết 4: Anh văn.
(GV chuyên dạy)
Ngày soạn: 04/02/2015
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 06 tháng 02 năm 2015
Tiế1: Toán.
Tiết 110: LUYỆN TẬP
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Cách so sánh hai phân số.
- Củng cố so sánh hai phân số.
I. Mục tiêu:
- Biết so sánh hai phân số.
* Bài tập cần làm: Hoàn thành BT1 (a, b), BT2 (a, b); BT 3. 
* HS khá, giỏi: Hoàn thành cả 4 BT.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi mẫu bài 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
* Kiểm tra bài cũ:
+ 1 HS lên bảng so sánh: và 
- HS nhận xét.
- Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
2. Phát triển bài:
* Bài 1(122). So sánh 2 phân số.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vở, 3 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét.
- Muốn so sánh 2 PS khác MS ta làm như thế nào?
* Bài 2(122). So sánh 2 PS bằng 2 cách khác nhau.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS làm vở, 2HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét.
* Bài 3(122). So sánh hai phân số có cùng tử số. 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV cùng HS làm ví dụ.
- Khi so sánh 2 PS cùng TS ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét.
* Bài 4(122): HSKG. Viết các PS theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Yêu cầu 2 nhóm làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét.
3. Kết luận:
- Nêu cách so sánh 2 PS cùng TS ?
- Xem lại các bài đã chữa.
- 1 HS thực hiện. 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, 3 HS làm bảng phụ.
Đáp án:
 a. ; b. ; c. 
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ.
Đáp án:
 So sánh 2 phân số bằng 2 cách khác nhau:
a, và 
Cách 1:  ; 
Vì > (vì 64 > 49) nên 
Cách 2: Vì  và nên 
b, và 
Cách 1:  ; 
Vì (vì 72 > 25) nên 
Cách 2: Vì và nên 
- HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc yêu cầu.
Ví dụ: So sánh và 
Ta có: ; 
Vì: nên 
b. Vì 11 < 14 nên 
c, Vì 9 < 11 nên 
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Đáp án:
 a. b. 
- HS nhận xét.
- HS nêu.
Tiết 2: Luyện từ và câu.
Tiết 44: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP.
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành.
Biết một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ về chủ đề Cái đẹp.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ thuộc chủ điểm Cái đẹp.
- Hiểu nghĩa và biết dùng một số thành ngữ liên quan đến chủ điểm Cái đẹp
- Biết sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm để đặt câu.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Cái đẹp.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ thuộc chủ điểm Cái đẹp.
2. Kĩ năng: Hiểu nghĩa và biết dùng một số thành ngữ liên quan đến chủ điểm Cái đẹp
- Biết sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm để đặt câu.
3. Thái độ: Ý thức viết đúng qui tắc chính tả, ngữ pháp .
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng nhóm.
- Bảng phụ, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
- HS nhận xét.
* Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
* Bài 1 ( 40 )
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Cho HS làm VBT, 2 HS làm bảng nhóm.
- Gọi HS nhận xét.
* Bài 2 ( 40 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm VBT, 2 HS làm bảng nhóm
- Gọi HS nhận xét.
* Bài 3 ( 40 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm VBT, 1 HS làm bảng nhóm
- Gọi HS nhận xét.
* Bài 4 ( 40 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thảo luận cặp
- Gọi 1 số cặp trình bày
- Gọi HS nhận xét.
3. Kết luận:
+ Nhắc lại các thành ngữ thuộc chủ điểm cái đẹp?
- Nhận xét giờ.
+ Đặt câu kể Ai thế nào? 
(Cây hoa hồng mảnh khảnh)
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm VBT, 2 HS làm bảng nhóm.
a. đẹp, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, tươi giòn, rực rỡ.
b. thùy mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu.
- HS nhận xét, bổ sung
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm VBT, 2 HS làm bảng nhóm
a. tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, hùng vĩ, kì vĩ, cổ kính, yên bình.
b. xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT, 1HS làm bảng nhóm
- Mẹ em rất dịu dàng, đôn hậu.
- Anh Nguyễn Bá Ngọc rất dũng cảm.
- Cô giáo em thướt tha trong tà áo dài.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- Mặt tươi như hoa: khuôn mặt xinh đẹp, nền nã.
- Chữ như gà bới: Chữ viết xấu nguệch ngoạc.
* Mặt tươi như hoa em mỉm cười chào mọi người.
- Ai cũng khen chị Ba đẹp người đẹp nết.
- Ai viết cẩu thả thì chắc chắn chữ như gà bới.
- HS nhận xét.
Tiết 3: Tập làm văn.
Tiết 44: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI.
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Cách quan sát các bộ phận của cây.
- Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu); viết được đoạn văn ngắn tả (lá, thân, gốc) một cây em thích.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả (Lá, thân, gốc) một cây em thích (BT2).
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ và bút dạ.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
 Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc dàn bài: Quan sát một cây mà em thích.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài:
* Bài 1 (Tr 42)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi cặp: 
+ Tác giả miêu tả bộ phận gì của cây bàng, cây sồi già?
+ Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Lấy ví dụ?
* Bài 2 (Tr 42)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm VBT, 2 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS trình bày.
- Gọi HS nhận xét.
3. Kết luận:
+ Bài văn miêu tả cây cối có mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì?
- 2 HS đọc.
- 1 HS đọc yêu cầu.
a. Đoạn văn tả lá bàng: Tác giả tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng qua bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
- Tác giả miêu tả chính xác, sinh động.
b. Đoạn văn tả cây sồi già.
- Tác giả tả sự thay đổi của cây sồi từ mùa đông sang mùa hè.
- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh như: áo như một con quái vật tươi cười.
- Biện pháp nhân hóa như: Mùa đông cây sồi giàđung đưa.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm VBT, 2 HS làm bảng phụ.
- HS trình bày:
* Cây đa già như một chiếc ô khổng lồ, che nắng, che mưa cho những người nông dân quê em. Những chiếc lá xanh thẫm hình bầu dục to như những bàn tay khép kín. Lá to, lá nhỏ, tầng tầng, lớp lớp tạo ra một vòm lá

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 22.doc