Tiết 20 : Lịch sử
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG(TR/44)
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Nắm được một số sự kiện về khởi nhgiã Lam Sơn ( tập trung vào trận Chi Lăng).
- Nắm được việc nhà nhà Hậu Lê được thành lập.
- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi ( kể chhuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần ).
B. CHUẨN BỊ :
- Phiếu học tập .
- SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Kiểm tra bài cu : Nước ta cuối thời Trần .(TB, Yếu)
- Trình bày tình hình nước ta vào cuối thời Trần .
- Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược ?
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài : Chiến thắng Chi Lăng .
- Yêu cầu HS quan sát hình 2 /46 cho biết hình chụp đền thờ ai ?
- Đây là ảnh chụp đền thờ vua Lê Thái Tổ , người có công lớn trong kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh và lập ra nhà triều Hậu Lê . Bài học hôm nay tìm hiểu về Trận chiến Chi Lăng
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
- Trình bày bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng
Cuối năm 1406 quân Minh xâm lược nước ta . Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại ( 1407) . Dưới ách đô hộ của nhà Minh , nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra , tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng .
Năm 1418 từ vùng núi Lam Sơn ( Thanh Hoá ) , cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước . Năm 1426 quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan ( Thăng Long ) . Vương Thông , tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ , một mặt xin hoà , mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện . Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn .
- GV treo lược đồ trận ChimLăng ( Hình 1 / 45 ) và yêu cầu HS quan sát .trả lời :
* Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh nào nước ta ?
* Thung lũng có hình như thế nào ?
* Hai bên thung lũng là gì ?
* Lòng thung lũng có gì đặc biệt ?
* Theo em với địa thế như trên Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại gì cho quân địch ?
- Kết luận : Chính tại ải Chi Lăng , năm 981 dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn , quân và dân ta đã đánh quân xâm lược nhà Tống , sau gần 5 thế` kỉ , dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi quân dân ta lại giành chiến thắng vẻ vang ở đây . Chúng ta tìm hiểu về trận đánh lịch sử này .
Hoạt động 2 :
- Chia lớp nhóm 4 , giao việc cho các nhóm phiếu học tập
Nhóm 1+2 : Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng , kị binh ta đã hành động như thế nào ?
Nhóm 3+4 : Kị binh của nhà Minh đã phản ứng như thế nào trước hành động của quân ta ?
Nhóm 5+6 : Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao ?
Nhóm 7 + 8 : Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào ?
- Gọi HS khá trình lại diễn biến của Trận chi Lăng .
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân
* Hãy nêu lại kết quả của trận Chi Lăng ?
* Trong Trận Chi Lăng nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?
* Sau trận Chi Lăng thái độ của quân Minh ra sao ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ cuối bài .
- Đền thờ vua Lê Thái Tổ
- Theo dõi .
- HS lắng nghe
- Quan sát lược đồ và trả lời :
* Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh Lạng Sơn nước ta .Khá, giỏi)
* Hẹp và có hình bầu dục (TB, Yếu).
* Phía Tây thung lũng là dãy núi đá hiểm trở , phía đông thung lũng là dãy núi đất trùng trùng điệp điệp .(Khá, giỏi)
* Có sông lại có 5 ngọn núi nhỏ là núi quỷ Môn Quan , núi Ma Sẳn , núi Phượng Hoàng , núi Mã Yên , núi Cai Kinh (TB, Yếu)
* Địa thế Chi Lăng tiện cho quân ta mai phục đánh giặc còn giặc đã lọt vào Chi Lăng khó mà có đường ra .(Khá, giỏi)
- các nhóm thảo luận , Cử đại diện trình bày , nhận xét bổ sung .(Khá, giỏi, TB, Yếu)
* Khi quân địch đến , kị binh của ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải .
* Kị binh của giặc thấy vậy ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ , ở phía sau đang lũ lượt chạy
* Khi kị binh giặc đang bì bõm lội qua đầm lầy thì một loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy . Lập tức từ hai bên sườn núi , những chùm tên và những mũi lao vun vút phóng xuống . Liễu Thăng bị giết .
* Quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta từ hai bên sườn núi và lòng khe , lại nghe tin Liễu Thăng chết thì hoảng sợ . Hàng vạn quân Minh bị giết , số còn lại rút chạy .
- Phước Lộc trình bày .
* Quân ta đại thắng , quân địch thua trận , số sống sót cố chạy về nước , tướng địch Liễu Thăng chết ngay tại trận .(TB, Yếu)
* Dựa vào địa hình hiểm trở để bày binh , bố trận , dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại .(Kha, giỏi)
* Thua trận ở chi Lăng quân Minh xâm lược phải đầu hàng rút về nước .(TB, yếu)
- 2 HS đọc .(TB, Yếu)
eo 2 nghĩa của tiếng tài.(TB, Yếu) - Gọi 2 HS nêu và giải thích 1 câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người.(Khá, giỏi) 2. Bài mới : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Giới thiệu bài : Luyện tập về câu kể Ai làm gì ? Bài 1 : - Đọc yêu cầu và đoạn văn của bài tập -Yêu cầu thảo luận cặp tìm các câu kể trong đoạn văn. - Gọi HS phát biểu . Bài 2 : - Nêu yêu cầu BT . - Mời 3 em lên bảng xác định CN , VN của các câu đã viết trên bảng. Bài 3 : - Đọc yêu cầu bài . - GV nhắc : * Em cần viết ngay vào thân bài , kể công việc cụ thể của từng người ; không cần viết hoàn chỉnh cả bài . Nhưng chú ý câu mở đoạn, câu kết đoạn. * Đoạn văn phải có một số câu kể Ai làm gì ? . - Yêu cầu làm bài cá nhân . - 1 em(Khá) đọc nội dung BT . Cả lớp theo dõi - Cả lớp đọc thầm đoạn văn , trao đổi cùng bạn để tìm câu kể Ai làm gì ? - Phát biểu : câu 3 ,4 , 5 , 7 (TB, Yếu) - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - HS (Khá, giỏi) nhận xét. - Làm bài cá nhân , đọc thầm từng câu , xác định CN – VN trong mỗi câu rồi đánh dấu // phân cách 2 bộ phận ; sau đó gạch 1 gạch dưới CN , 2 gạch dưới VN . - 3 HS (TB, Yếu)lên bảng xác - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . (Khá, giỏi) - Đọc yêu cầu BT .(TB, Yếu) - Cả lớp viết đoạn văn . - Tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết , nói rõ câu nào là câu kể Ai làm gì ?(Khá, giỏi, TB, Yếu) - Cả lớp nhận xét . - Những em làm bài trên giấy có đoạn văn viết tốt dán bài ở bảng , đọc kết quả 3. Củng cố , dặn dò : - Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn có đoạn văn hay nhất . - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh , viết lại vào vở . - Chuẩn bị : Mở rộng vốn từ : Sức khỏe. Tiết 20 : Đạo đức KÍNH TRỌNG , BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 2 )TR27 A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động. - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ. - Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động( HS khá, giỏi) * Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động. Thể hiện sự tôn trọng lễ phép dối với người lao động. B. CHUẨN BỊ : - Một số đồ dùng , đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai . - SGK .C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : Kính trọng , biết ơn người lao động .(TB, Yếu) - Vì sao chúng ta phải biết ơn và kính trọng người lao động ? - Nêu những công việc của người lao động đem lại lợi ích cho xã hội . 2. Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu bài : Kính trọng , biết ơn người lao động .(tt) Hoạt động 1 : : Đóng vai ( BT4 , SGK ) . - Gọi 3 HS đọc tiếp nối nhau 3 tình huống SGK - Chia lớp thành 6 nhóm , giao cho mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống . * Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? * Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy * Kết luận : Qua 3 tình huống các em ứng xử rất tốt , phù hợp với mỗi tình huống , biết thể hiện được sự kính trọng và biết ơn người lao động . Hoạt động 2 : Trình bày sản phẩm( BT5,6 SGK - Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài 5, 6 - Yêu cầu HS trình bày . - Đọc cho cả lớp nghe “ thơ tặng cô chú công nhân vệ sinh” SGV / 68 ( Nếu lớp không kể , vẽ về một người lao động ) - Bài thơ này nói về ai ? - 3 HS (Khá, giỏi)đọc - Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai . (Khá, giỏi, TB, Yếu) - Các nhóm lên đóng vai . - Thảo luận cả lớp (Khá, TB. Giỏi, Yếu) - Đại diện nhóm trình bài.(TB, Yếu) - Nhóm khác nhận xét. (Khá, giỏi) - 2 HS(TB, Yếu) - HS tiếp nối nhau trình bày : Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất , đất vàng bấy nhiêu Tay làm hàm nhai ,tay quai miệng trễ - HS lắng nghe - Ca ngợi cô chú công nhân làm công việc quét rác (TB, Yếu) 3. Củng cố , dặn dò : - Đọc lại ghi nhớ SGK .(TB, Yếu) * Qua bài này các em cần làm gì ? ( Thực hiện những lời nói và việc làm thể hiện sự kính trọng , biết ơn người lao động )(Khá, giỏi) - Nhận xét lớp. Chuẩn bị : Lịch sự với mọi người. Tiết 20 : Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC(TR/16) A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Dựa vào SGK, chọn và kể lại câu chuyện ( trong truyện) đã nghe, đã đọc về một người có tài. - Hiểu nội dung chính của câu chuyện ( đoạn truyện) đã kể. B.CHUẨN BỊ : - Một số truyện viết về những người có tài . - SGK. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : Bác đánh cá và gã hung thần . Gọi HS kể lại truyện , nêu ý nghĩa truyện . 2. Bài mới : Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS Giới thiệu bài : Bác đánh cá và gã hung thần . Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài . - Gọi HS đọc đề bài , gợi ý 1 , 2 - Lưu ý HS : + Chọn đúng một truyện em đã nghe , đã đọc về một người có tài năng ở các lĩnh vực khác nhau . + Những nhân vật có tài được nêu làm ví dụ trong sách là những nhân vật các em đã biết . Nếu không tìm được truyện ngoài SGK , em có thể chọn kể một trong những nhân vật ấy . Khi đó , em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn tự tìm được truyện ngoài SGK . - Yêu cầu HS giới thiệu tên câu chuyện của mình. Nói rõ câu chuyện kể về ai , tài năng đặc biệt của nhân vật , em đã nghe hoặc đã đọc truyện đó ở đâu Hoạt động 2 : HS thực hành kể chuyện . - Dán dàn ý KC ở bảng . - Nhắc HS : Cần kể có đầu , có cuối . Với những truyện dài , các em có thể kể 1 đoạn . - Yêu cầu kể chuyện theo cặp , trao đổi ý nghĩa câu truyện . - Tổ chức thi kể chuyện trước lớp . - Nhận xét , tính điểm theo tiêu chuẩn sau : * Nội dung truyện có hay không ? * Có mới không ? * Cách kể có hấp dẫn không ? - Cả lớp bình chọn bạn có truyện hay nhất ; bạn kể tự nhiên , hấp dẫn nhất . - 3 em(TB, Yếu) đọc: đề bài ; gợi ý 1 , 2 SGK . - HS tiếp nối nhau giới thiệu. (Khá, giỏi, TB, Yếu) - 1 em (Khá, giỏi ) đọc lại dàn ý bài kể chuyện . - Từng cặp kể chuyện , trao đổi ý nghĩa truyện .(Khá,TB. Giỏi, Yếu) - Thi kể chuyện trước lớp .(Khá, giỏi, TB, Yếu) - Cả lớp nhận xét , tính điểm theo tiêu chuẩn đã nêu. 3.Củng cố, dặn dò : - - Giáo dục HS biết ngưỡng mộ người tài . - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà kể lại truyện vừa kể cho người thân nghe . - Chuẩn bị: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Thứ tư, ngày 16 tháng 1 năm 2013 Tiết 98 : Toán PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (tt)TR/109 A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số. - Bước đầu biết so sánh phân số với 1. B. CHUẨN BỊ : - SGK, Vở, bảng con. - Bộ thiết bị dạy học toán . C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : Phân số và phép chia số tự nhiên . - 2 HS ( TB, Yếu)viết mỗi số tự nhiên dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1 : 8 = ....... ; 12 = ......... ; 0 = .......... ; 1 = ............. 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu bài : Phân số và phép chia số tự nhiên (tt) . Hoạt động 1 : Nêu vấn đề và hướng dẫn HS tự giải quyết vấn đề . a/ Nêu ví dụ 1 . Hướng dẫn để HS tự nêu cách giải quyết vấn đề . - Đính 2 hình tròn như SGK lên bảng hỏi : * Vân đã ăn 1 quả cam tức là ăn được mấy phần của quả cam. * Vân ăn thêm quả cam tức là ăn thêm mấy phần nữa ? Vậy Vân đã ăn tất cả mấy phần của quả cam ? b/ Nêu ví dụ 2 . Hướng dẫn để HS tự nêu cách giải quyết vấn đề . - Nêu ví dụ SGK / 109 - Yêu cầu HS tìm cách thực hiện chia 5 quả cam cho 4 người - Giúp HS nhận biết : quả cam là kết quả của phép chia đều 5 quả cam cho 4 người . Ta có : 5 : 4 = . - Hỏi : quả cam và 1 quả cam thì bên nào có nhiều cam hơn ? Vì sao ? . - Ta viết : > 1 - Nhận xét :Phân số có tử số lớn hơn mẫu số, phân số đó lớn hơn 1 . - Hãy so sánh tử số và mẫu số của phân số - Nhận xét : Phân số có tử số bằng mẫu số , phân số đó bằng 1 . - Tương tự : Phân số có tử số bé hơn mẫu số , phân số đó bé hơn 1 . - Hỏi : Thế nào là phân số lớn hơn 1 , bằng 1 , bé hơn 1 ? Hoạt động 2 : Thực hành . Bài 1 : Viết thương dưới dạng phân số. ( bảng con) - Đọc yêu cầu bài tập - Nêu lần lượt các phép chia cho HS viết phân số bảng con . - Nhận xét sau mỗi HS giơ bảng . Bài 3 : So sánh phân số với 1 ( thảo luận nhóm 4 HS ) - Đọc đề bài . - Yêu cầu làm việc nhóm 4 HS : So sánh phân số với 1 . - Phát phiếu cho 3 nhóm - 1 HS(TB, Yếu) đọc lại ví dụ SGK. *Ăn 1 quả cam tức là ăn 4 phần hay quả cam (TB, Yếu) * Ăn thêm quả nữa tức là ăn thêm 1 phần ; Như vậy , ăn tất cả 5 phần hay quả cam . (TB, Yếu) - 1 HS (TB,Yếu)đọc lại ví dụ . - 2 HS cùng bàn thảo luận , sau đó trình bày. - Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người nhận được quả cam .(Khá,giỏi) - HS nhận biết và nhắc` lại : 5 : 4 = (TB,Yếu) * quả cam gồm 1 quả cam và quả cam , do đó quả cam nhiều hơn 1 quả cam . - Vài HS(TB, Yếu) nhắc lại nhận xét. - Nhắc lại : Phân số có tử số bằng mẫu số , phân số đó bằng 1 .(TB, Yếu) - Nêu tiếp : Phân số có tử số bé hơn mẫu số , phân số đó bé hơn 1 .(TB, Yếu) - 1 HS(Khá, giỏi) đọc - Viết phân số bảng con . 9 : 7 = , ..... - 1 HS đọc - Thảo luận ghi kết quả vào phiếu , SGK - Nhóm làm bìa phiếu dán lên bảng , nhận xét thống nhất kết quả . HS (TB, Yếu) trả lời. a/ phân số bé hơn 1 : b/ phân số bằng 1 : c/ phân số lớn hơn 1 : HS(Khá, giỏi) nhận xét 3. Củng cố , dặn dò : - Nhận xét lớp. - Về nhà làm lại các bài tập. - Chuẩn bị : Luyện tập. Tiết 40 : Tập đọc TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN(TR/17) A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Đọc trôi chảy rành mạch, diễn cảm. Biết nhấn giọng các từ ngữ phù hợp. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi. - Hiểu ND: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú , độc đáo, là niềm tự hào của con người VN. ( trả lời được các CH trong SGK) B. CHUẨN BỊ : - Tranh minh họabài đọc SGK - Bảng phụ viết đoạn văn hướng dần đọc diễn cảm C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: Bốn anh tài (tt) . Kiểm tra 2 em(TB, Yếu) đọc truyện Bốn anh tài , trả lời các câu hỏi 3 , 4 SGK. 2. Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu bài : Trống đồng Đông Sơn . Hoạt động 1 : Luyện đọc - Chia bài thành 2 đoạn : + Đoạn 1 : Từ đầu hươu nai có gạc . + Đoạn 2 : Phần còn lại . - Chỉ định HS đọc nối tiếp ( 3 lượt ) - Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm . - Đọc phần chú thích. - Yêu cầu luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc cả bài . - Đọc diễn cảm toàn bài. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc đoạn 1. - Hỏi :Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào ? ( HS Yếu ) * Hoa văn trên mặt trống đồng được tả như thế nào ?( HS TB ) - Gọi HS đọc tiếp phần còn lại - Yêu cầu thảo luận nhóm Nhóm 1 + 2 :Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng ? Nhóm 3 + 4 :Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng ? Nhóm 5 + 6 :Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người VN ta ? Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm - Gọi 2 HS Khá đọc bài. - Hướng dẫn tìm đúng giọng đọc cho bài văn . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn : Nổi bật sâu sắc . + Đọc mẫu đoạn văn . + Yêu cầu luyện đọc theo cặp. + Tổ chức thi đọc diễn cảm. + Sửa chữa , uốn nắn . -Theo dõi - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . HS yếu đọc lượt 3 . - Đọc phần chú thích để hiểu nghĩa các từ cuối bài .(TB, Yếu) - Luyện đọc theo cặp(Giỏi, Yếu. TB, Khá) - 2 em đọc cả bài .(Khá, giỏi) - Đọc đoạn 1 .(TB, Yếu) * Đa dạng cả về hình dáng , kích cỡ lẫn phong cách trang trí , sắp xếp hoa văn (TB, Yếu) * Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh , hình tròn đồng tâm , hình vũ cong nhảy múa , chèo thuyền , hình chim bay , hươu nai có gạc (TB, Yếu) - Đọc đoạn còn lại . - Các nhóm thảo luận , trình bày : * Lao động , đánh cá , săn bắn , đánh trống , thổi kèn , cầm vũ khí bảo vệ quê hương , tưng bừng nhảy múa mừng chiến công , cảm tạ thần linh , ghép đôi nam nữ (Khá, giỏi) * Vì những hình ảnh về hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn . Những hình ảnh khác chỉ góp phần thể hiện con người – con người lao động làm chủ , hòa mình với thiên nhiên ; con người nhân hậu ; con người khao khát cuộc sống hạnh phúc , ấm no . (Khá, giỏi) * Trống đồng Đông Sơn đa dạng , hoa văn trang trí đẹp , là một cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa , là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc VN là một dân tộc có một nền văn hóa lâu đời , bền vững . (Khá, giỏi) - 2 em tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài . (TB, Yếu) - HS lắng nghe. - Luyện đọc diễn cảm theo cặp .( Khá, TB. Giỏi, Yếu) - Thi đọc diễn cảm trước lớp.(Khá, giỏi, TB, Yếu) - Nhận xét , bình chọn . 3. Củng cố , dặn dò : - Nêu ý chính của bài .(Khá, giỏi) - Giáo dục HS tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc ta . - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn , kể về những nét đặc sắc của trống đồng Đông Sơn cho người thân nghe . - Chuẩn bị: Sầu riêng. Tiết 20 : Địa lí ĐỒNG BẰNG NAM BỘ(TR/116) A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ. - Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ ( lược đồ) tự nhiên VN. - Quan sát hình, tìm , chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu. B.CHUẨN BỊ : - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN. - Hình SGK C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu bài : Đồng bằng Nam Bộ . Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân Đồng bằng lớn nhất của nước ta . -Đọc mục I SGK , em hãy cho biết : +Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước ? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên +Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu ? +Tìm và chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN vị trí đồng bằng Nam Bộ , Đồng Tháp Mười , Kiên Giang , Cà Mau , một số kênh rạch + ĐBNB bao gồm Đông Nam bộ và Tây Nam bộ , vậy An Giang thuộc phía nào của ĐBNB? -Kết luận : Đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ Hoạt động 2 : Thảo luận cặp Mạng lưới sông ngòi , kênh rạch chằng chịt . - Yêu cầu thảo luận cặp và trả lời : Quan sát hình 2 , em hãy : + Nêu tên một số sông lớn , kênh rạch ở ĐBNB. + Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi , kênh rạch của ĐBNB. - Chỉ lại vị trí sông Mê Công , sông Tiền , sông Hậu , sông Đồng Nai , kênh Vĩnh Tế trên bản đồ địa lí tự nhiên VN . + Kênh Vĩnh Tế thuộc tỉnh nào ? - Kết luận : Đất ở ĐBNB là đất phù sa vì nhiều sông lớn bồi đắp . Đất ở ĐBNB thích hợp trồng lúa nước , giống như ở ĐBBB Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : + Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ , người dân không đắp đê ven sông ? + Mùa lũ mang lại những thuận lợi gì cho người dân miền Tây Nam Bộ ? - Bổ sung : Nhờ có Biển Hồ ở Cam-pu-chia chứa nước vào mùa lũ nên nước sông Mê Công lên xuống điều hòa . Nước lũ dâng cao từ từ , ít gây thiệt hại về nhà cửa và cuộc sống nên người dân không đắp đê ven sông để ngăn lũ . Mùa lũ là mùa người dân được được lợi về đánh bắt cá . Nước lũ ngập đồng bằng còn có tác dụng tháo chua , rửa mặn cho đất và làm đất thêm màu mỡ do được phủ thêm phù sa. AG ta chủ trương sống chung với lũ . Tuy nhiên , mùa khô ở ĐBNB rất thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt . + Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô , người dân nơi đây đã làm gì ? - Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi : + ĐBNB nằm ở phía nam nước ta do sông Mê công và sông Đồng Nai bồi đắp nên(Khá,giỏi) + Nguồn gốc : Do phù sa của hệ thống sông Mê công và sông Đồng Nai bồi đắp nên. (TB, Yếu) Diện tích : Đồng bằng có diện tích lớn nhất nước ta.(Khá, giỏi) Địa hình : Khá bằng phẳng Đất phù sa , đất chua , đất mặn (TB, Yếu) + 2 HS (Khá, giỏi)lên bảng chỉ bản đồ . + Thuộc Tây Nam bộ (TB, Yếu) - Quan sát hình SGK và trả lời các câu hỏi mục 2 .(Khá, TB. Giỏi, yếu) + Sông Mê công , sông Đồng Nai , Kênh Rạch Sỏi , kênh Phụng Hiệp , kênh Vĩnh Tế . (TB, Yếu) + Ở ĐBNB có nhiều sông ngòi kênh rạch nên mạng lưới sông ngòi rất chằng chịt và dày đặc .(Khá, giỏi) - 2 HS lên bảng chỉ bản đồ .1 HS(Khá, giỏi) chỉ trước. HS(TB, Yếu) chỉ lại. + Thuộc tỉnh An Giang (Khá, giỏi) - Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi : + Không có lũ lụt đột ngột như ở ĐBBB , vào mùa lũ nước sông Mê công lên xuống điều hoà (Khá, giỏi) + Thác chua rửa mặn cho đất, làm cho đất được màu mỡ do được phủ thêm phù sa ,.... (Khá, giỏi) + Đông Nam Bộ xây hồ lớn như hồ Dầu Tiếng , hồ Tự An . Tây Nam Bộ đào nhiều kênh rạch nối với các sông tạo nên mạng lưới sông ngòi chăng chịt .(Khá, giỏi) 2. Củng cố , dặn dò : - Nêu ghi nhớ SGK .(TB, Yếu) - Nhận xét lớp. - Chuẩn bị:Người dân ở Đồng bằng Nam Bộ Tiết 39 : Tập làm văn MIÊU TẢ ĐỒ VẬT : KIỂM TRA VIẾT(TR/18) A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Biết viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần( mở ài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu rõ ý. B. CHUẨN BỊ : SGK , Vở C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Bài mới : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Giới thiệu bài : Miêu tả đồ vật : Kiểm tra viết. Hoạt động 1 : Hướng dẫn chọn đề bài . - Giới thiệu các đề bài để HS chọn lựa : 1 / Tả chiếc cặp sách của em. 2 / Tả cái thước ke ûcủa em. 3 / Tả cây bút chì của em. 4 / Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em. Hoạt động 2 : Thực hành viết. - Nhắc HS nên lập dàn ý trước khi viết , viết nháp trước , tham khảo những bài viết mình đã viết trước đó - 2 HS( Khá, Giỏi)đọc đề bài . - Chọn đề bài - 1 em(TB, Yếu) đọc lại dàn ý ở bảng . - Cả lớp làm bài . 2. Củng cố , dặn dò : - Thu bài - Giáo dục HS yêu thích viết văn . - Nhận xét lớp. - Yêu cầu HS xem trước nội dung bài sau. - Chuẩn bị: Luyện tập quan sát cây cối. Thứ năm, 17 tháng 1 năm 2013 Tiết 99 : Toán LUYỆN TẬP(TR/110) A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết đọc, viết phân số. - Biết quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số. B. CHUẨN BỊ : SGK, bảng con, Vở. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : Phân số và phép chia số tự nhiên (tt) . 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu bài : Luyện tập . Bài 1 : Đọc các số đo đại lượng ( Miệng ) - Đọc yêu cầu bài - Gọi HS nối tiếp nhau đọc các số đo đại lượng. Bài 2 : Viết phân số. - Yêu cầu HS viết các phân số vào vở - Gọi 4 HS lên bảng. Bài 3 : Viết số tự nhiên dưới dạng phân số. - Gọi 2 HS lên bảng. - Thống nhất kết quả - 1 HS(TB, Yếu) đọc. - 4 HS lên bảng viết .( HS yếu viết ) - Cả lớp nhận xét , kết luận . - Tự làm vào vở . - HS yếu – TB lên bảng - Tự làm vào vở . - Mỗi em(TB,Yếu) làm một bài 3. Củng cố , dặn dò : - Nêu lại cách đọc, viết phân số ; quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số (TB, Yếu) - Nhận xét lớp. - Làm lại bài tập cho nhớ. Chuẩn bị: Phân số bằng nhau. Tiết 40 : Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ : SỨC KHỎE(TR/19) A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khoẻ của con người và tên một số môn thể thao( BT1, BT2); nắm được một số thành ngữ , tục ngữ liên quan đến sức khoẻ ( BT3m BT4). B. CHUẨN BỊ : - Bảng phân loại từ ở BT1 . - Từ điển, SGK, VBT C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1.Bài mới : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Gi
Tài liệu đính kèm: