Giáo án lớp 4 tuần 20 - Năm học: 2011 - 2012

Đạo đức( Tiết 20)

KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG

I/ MỤC TIÊU

- Biết vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động.

- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

- HS khá, giỏi: biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.

* GDKNS

- Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động

- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng lễ phép với người lao động .

II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP,KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

- Thảo luận

- Dự án

 

doc 40 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 tuần 20 - Năm học: 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0, thương tìm được là một số tự nhiên.
+ Ta phải thực hiện phép tính chia 3 : 4 
+ Ta không thể thực hiện được phép chia 3 : 4 
+ HS lắng nghe.
- Là trường hợp phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0, thương tìm được là một phân số.
+ Tử số chính là số bị chia còn mẫu số là số chia.
+ 2 HS nhắc lại.
- Hai HS nêu, cả lớp theo dõi.
- Hai em lên bảng sửa bài.
- Một em đọc đề bài và xác định yêu cầu đề.
- 2 em lên bảng sửa bài:
+ 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm trao đổi. Thực hiện vào vở, một HS lên bảng viết các phân số.
+ Đọc chữa bài.
+ Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.
- Hai em nhắc lại.
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại và xem trước bài “ Phân số và phép chia số tự nhiên tt”
Kể Chuyện ( Tiết 20)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I/ MỤC TIÊU 
 	- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giấy khổ to viết sẵn dàn ý kể chuyện: 
- Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá kể chuyện :
Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
- HS sưu tầm các truyện có nội dung nói về nhân vật là một người có tài năng 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. KTBC:
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn kể chuyện;
 * Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc, một người có tài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và đọc tên truyện.
+ Em còn biết những câu chuyện nào có nhân vật là người có tài năng ở các lĩnh vực khác nhau ?
- Hãy kể cho bạn nghe.
+ Yêu cầu HS đọc lại gợi ý dàn bài kể chuyện.
 * Kể trong nhóm:
- Yêu cầu HS thực hành kể trong nhóm đôi.
Gợi ý:
+ Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể.
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa của câu chuyện.
+ Kể chuyện ngoài sách giáo khoa thì sẽ được cộng thêm điểm.
+ Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc, kết truyện theo lối mở rộng.
+ Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện.
 * Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
 3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận sét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. 
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- HS lắng nghe.
- Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp có nhân vật Đân - lớp.
- Truyện Bốn anh tài có nhân vật Cẩu Khây, Nắm Tay Đong Cọc, Dùng Tai Tát Nước, Dùng Móng Tay Đục Máng.
+ Truyện nhà bác học Lương Định Của; Ông Phùng Khắc Khoan và nắm hạt giống. ..
- HS kể
+ 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện.
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu 
Lịch sử( Tiết 20)
 CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I/ MỤC TIÊU
 -Nắm đuợc một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn ( tập trung vào trận Chi Lăng):
 -Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập:
Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng rút về nước. Lê lợi rút về nước. Lê Lơi lên ngôi Hoàng đế(năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi( kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho rùa thần)
II/ CHUẨN BỊ
 -Hình trong SGK phóng to.
 -PHT của HS .
 -GV sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Lê Lợi.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
H/ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.KTBC :
 GV cho HS đọc bài : “Nước ta cuối thời Trần.”
 -GV ghi điểm.
3.Bài mới :
 * Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu.
 *Hoạt động cả lớp:
 -GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng: Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407).Dưới ách đô hộ của nhà Minh ,nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng .
 Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan (Thăng Long).Vương Thông, tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ ,một mặt xin hòa, mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn.
 *Hoạt động cả lớp :
 GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK và đọc các thông tin trong bài để thấy đựơc khung cảnh của ải Chi Lăng .
 GV nhận xét và cho HS mô tả ải Chi Lăng.Sau đó GV kết ý.
 * Hoạt động nhóm:
 Để giúp HS thuật lại trận Chi Lăng, GV đưa ra các câu hỏi cho các em thảo luận nhóm :
 +Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào ?
 +Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta ?
 +Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?
 +Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào?
 -GV cho 1 HS khá trình bày lại diễn biến của trận Chi Lăng.
 -GV nhận xét,kết luận.
 * Hoạt động cả lớp :
 -GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận để HS nắm được tài thao lược của quân ta và kết quả, ý nghĩa của trận Chi Lăng .
 +Trong trận Chi Lăng ,nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?
+Sau trận chi Lăng ,thái độ của quân Minh ra sao ?
 -GV tổ chức cho HS trao đổi để thống nhất và kết luận như trong SGK.
4.Củng cố :
 -GV tổ chức cho HS cả lớp giới thiệu về những tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng Lê Lợi.
 -Cho HS đọc bài ở trong khung .
 5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau : “Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước”.
 -Nhận xét tiết học . 
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS nhận xét .
HS nghe và quan sát
-HS cả lớp lắng nghe GV trình bày .
-HS quan sát lược đồ và đọc SGK.
-HS mô tả .
-HS dựa vào dàn ý trên để thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS trình bày.
-HS cả lớp thảo luận và trả lời .
-Biết dựa vào địa hình để bày binh, bố trận , dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại.
-HS kể.
-3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp .
Thứ tư ngày 18 tháng 01 năm 2012
Tập đọc ( Tiết 40)
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
I/ MỤC TIÊU 
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: chính đáng, Đông Sơn, xung quanh, hươu nai, săn bắn, thần linh, thuần hậu, hiền hoà, tung tăng, khát khao, muông thú, 
 	- Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
 - Hiểu ND: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi trong SGK
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc ảnh trống đồng Đông Sơn (phóng to nếu có điều kiện).
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. KTBC:
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- HS đọc từng khổ thơ của bài.
- Lưu ý học sinh ngắt hơi đúng 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
* Đọc diễn cảm cả bài với giọng với cảm hứng tự hào, ca ngợi.
* Nhấn giọng ở những từ ngữ: chính đáng, hết sức phong phú, đa dạng , nổi bật, lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, ...
 * Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc khổ 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào ?
+ Hoa văn trên mặt trống đồng được miêu tả như thế nào ? 
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Những hoạt động nào của con người đươc miêu tả trên mặt trống?
+ Vì sao nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
+ Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta ?
+ Đoạn 2 có nội dung chính là gì?
- Ghi ý chính đoạn 2.
- Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi.
- Ý nghĩa của bài này nói lên điều gì?
- Ghi ý chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn của bài, lớp theo dõi để tìm ra cách đọc.
- Giới thiệu các câu dài cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm cả bài.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
 3. Củng cố – dặn dò:
- Bài văn cho chúng ta biết điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Quan sát, lắng nghe.
+ Vẽ về những cái trống với nhiều hình vẽ phong phú đa dạng trên mặt trống ...
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự:
+ Đoạn 1: Niềm tự hào ... có gạc.
+ Đoạn 2: Nổi bật trên ... người dân.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp TLCH:
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng về cả hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
+ Giữa mặt trống là ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc. 
+ Cho biết sự phong phú đa dạng của trống đồng Đông Sơn.
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
+ 1 HS nhắc lại.
+ 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi.
- Bộ sưu tập trống Đồng Đông Sơn, rất phong phú đa dạng với hóa văn rất đặc sắc, là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam. 
- 2 HS nhắc lại.
- 2 HS đọc. Cả lớp theo dõi tìm cách đọc.
- HS luyện đọc trong nhóm 2 HS.
+ Tiếp nối thi đọc từng đoạn.
- 2 đến 3 HS thi đọc diễn cảm cả bài.
+ HS trả lời
+ HS cả lớp thực hiện.
Toán ( Tiết 98)
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN ( tt)
I/ MỤC TIÊU 
 - Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số.
 - Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
 - GD HS tính cẩn thận. tự giác trong học toán.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Các mô hình hoặc các hình vẽ trong SGK.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
a) Giới thiệu 
b) Nêu vấn đề và hướng dẫn HS giải quyết vấn đề:
+ GV nêu : Có 2 quả cam, chia mỗi quả cam thành 4 phân bằng nhau, Vân ăn 1 quả cam và quả cam. 
- Viết phân số chỉ số phần quả cam Vân đã ăn.
+ Ăn 1 quả cam tức là đã ăn 4 phần hay quả cam; ăn thêm quả cam nữa, tức là Vân đã ăn thêm 1 phần nữa như vậy Vân đã ăn hết tất cả là quả cam.
+ GV nêu tới đâu yêu cầu học sinh sử dụng đồ dùng học toán 4 biểu diễn.
+ GV nêu: Chia 5 quả cam cho 4 người. Tìm phần cam của 4 người?
+ HS nhắc lại.
+ GV hướng dẫn HS dựa vào đồ dùng học tập để tìm ra kết quả.
+ Yêu cầu nêu kết quả tìm được.
+ Vậy muốn biết có 5 quả cam chia cho 4 người thì mỗi người nhận được bao nhiêu phần quả cam ta làm như thế nào ? 
+ GV nêu tiếp : vì quả cam bao gồm 1 quả cam và quả cam, do đó quả cam nhiều hơn 1 quả cam , ta viết : > 1 .
Hướng dẫn HS quan sát và so sánh tử số với mẫu số của phân số để đưa ra nhận xét.
+ Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.
+ Tương tự GV hướng dẫn HS nhận biết phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1. Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn1
+ Yêu cầu HS cho ví dụ đối với từng trường hợp.
+ Gọi HS nhắc lại nhận xét.
 c) Thực hành : 
Bài 1 
- Gọi HS nêu đề bài xác định nội dung 
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng sửa bài.
+ Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh.
* Bài 2 : (Dành cho HS khá, giỏi)
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài 
+ GV vẽ lên bảng các hình như trong SGK.
 - Yêu cầu HS quan sát và tự làm vào vở. 
 - Gọi HS đọc bài làm. 
 - Gọi em khác nhận xét bài bạn
 - Nhận xét ghi điểm học sinh.
Bài 3:
 + Yêu cầu HS nêu đề bài.
+ Phân số như thế nào thì lớn hơn 1?
+ Phân số như thế nào thì bằng 1 ?
+ Phân số như thế nào thì bé hơn 1 ?
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- + Gọi HS đọc kết quả so sánh.
- Nhận xét ghi điểm từng học sinh.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Phân số như thế nào thì lớn hơn 1 ?
+ Phân số như thế nào thì bằng 1 ?
+ Phân số như thế nào thì bé hơn 1 ?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà học và làm bài.
- 1HS lên bảng chữa bài.
+ HS lắng nghe.
+ 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Nhẩm và tính ăn 1 quả tức là ăn 4 phần; ăn thêm quả là ăn thêm 1 phần.
+ Trả lời : Vân đã ăn tất cả là ( quả cam)
+ Thực hiện nhận biết trên đồ dùng học tập.
+ HS lắng nghe 
+ HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Chia mỗi quả cam thành 4 phần bằng nhau, lần lươt chia cho mỗi người 1 phần, tức là của từng quả cam sau 5 lần chia mỗi người được 5 phần quả cam hay quả cam.
+ Mỗi người nhận được quả cam.
+ Ta lấy 5 : 4 = 
+ HS lắng nghe 
+ So sánh phân số tử số có tử số là 5 lớn hơn mẫu số 4 nên phân số > 1 . 
+ Thao tác trên đồ dùng học tập để rút kết luận phân số có tử số 4 bằng mẫu số 4 nên phân số = 1 
+ Phân số có tử số 1 bé hơn mẫu số 4 nên phân số < 1 .
+ 2 HS nhắc lại 
- Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số.
- Hai em lên bảng sửa bài.
 9 : 7 = ; 8 : 5 = 
 19 : 11 = ; 2 : 15 = 
- Một em đọc, lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc kết quả mục a, b:
+ Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 1 
+ Phân số chỉ phần đã tô màu ở hình 2
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm trao đổi.
+ HS trả lời.
+ Thực hiện vào vở, một HS lên bảng viết các phân số.
+ Đọc chữa bài 
+ Phân số nhỏ hơn 1 là : ; ; 
 + Phân số bằng 1 là : 
+ Phân số lớn hơn một là : ; .
- Hai em nhắc lại.
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại và xem trước bài “ Luyện tập ”
Tập làm văn( Tiết 39)
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
 ( Kiểm tra viết )
I/ MỤC TIÊU 
- Biết viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu rõ ý.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ một số đồ vật trong sách giáo khoa. một số ảnh đồ vật đồ chơi khác. Giấy bút để làm bài kiểm tra.
- Bảng lớp viết sẵn nội dung dàn bài và dàn ý của bài văn tả đồ vật.
Mở bài : - Giới thiệu đồ vật định tả.
Thân bài : 
+ Tả bao quát toàn bộ đồ vật ( hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo,..)
+ Tả nhũng bộ phận có đặc điểm nổi bật.( có thể kết hợp thể hiện tình cảm , thái độ của người viết với đồ vật ) 
Kết bài : - Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật đã tả .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
H/ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Kiểm tra bài cũ :
 2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : 
b. Gợi ý cách ra đề :
- Bốn đề kiểm tra tập làm văn sau đây là những đề gợi ý. Dựa theo những đề bài đó GV ra đề cho học sinh viết bài. Khi ra đề cần chú ý những điểm sau:
+ Đề ra tả các đồ vật, đồ chơi cần phải gần gũi với HS.
+ Ra đề cần gắn với những kiến thức TLV vừa học.
+ Nên ra ít nhất là 3 đề để HS rộng rãi trong việc lựa chọn được 1 đề mình thích.
* Đề 1: Hãy tả một đồ vật em thích nhất ở trường (Chú ý mở bài theo cách gián tiếp)
* Đề 2: Hãy tả một đồ vật gần gũi nhất với em ở nhà (Chú ý kết bài theo kiểu mở rộng)
* Đề 3: Hãy tả một đồ chơi mà em thích nhất 
(Chú ý mở bài theo cách gián tiếp)
* Đề 4 : Hãy tả quyển sách giáo khoa Tiếng Việt 4 , tập hai của em (Chú ý kết bài theo kiểu mở rộng)
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV, luyện tập giới thiệu địa phương.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 2 HS thực hiện. 
- HS lắng nghe 
- 4 HS đọc.
+ Thực hiện viết bài văn miêu tả đồ vật theo các cách mở bài và kết bài như yêu cầu.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
Khoa học (Tiết 40)
BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
I/ MỤC TIÊU
 	 Giúp HS:
 - Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch: thu gom, xử lí phân, rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây
 GDKNS
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí
- Kĩ năng xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí
- Kĩ năng trình bày tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch
 II/ PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Động não
- Quan sát và thảo luận theo nhóm nhỏ
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	- Hình minh hoạ trang 80, 81 (phóng to nếu có điều kiện).
 	- Sưu tầm các tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh về hoạt động bảo vệ không khí.
 	- Các tình huống ghi sẵn vào trong phiếu.
 - Giấy A2 để dùng cho nhóm 4 HS.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/.KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng và trả lời câu hỏi.
 +Thế nào là không khí sạch, không khí bị ô nhiễm ?
 +Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ?
 +Ô nhiễm không khí có những tác hại gì đối với đời sống của sinh vật.
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
-Ô nhiễm không khí đều gây tác hại đến sức khỏe của con người.
2/.Bài mới:
 Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ môi trường không khí ? Chúng ta sẽ biết điều đó qua bài học hôm nay.
 * Hoạt động 1: Những biện pháp để bảo vệ bầu không khí trong sạch
-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp với yêu cầu.
 Quan sát các hình minh hoạ trang 80, 81 SGK và trả lời câu hỏi: Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?
-Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ trình bày một hình minh hoạ. HS khác bổ sung (nếu có ý kiến khác).
-Nhận xét sau mỗi HS trình bày và khẳng định những việc nên làm nêu trong tranh:
-Hỏi: em, gia đình, địa phương nơi em ở đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
-Kết luận: các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí:
 +Thu gom và xử lí rác, phân hợp lí.
 +Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và của nhà máy, giảm khói đun bếp.
 +Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh hai bên đường để hạn chế tiếng ồn, cải thiện chất lượng không khí thông qua sự hấp thụ các-bô-níc trong quang hợp của cây.
 +Quy hoạch và xây dựng đô thị và khu công nghiệp trên quan điểm hạn chế sự ô nhiễm không khí trong dân cư.
 +Áp dụng các biện pháp công nghệ, lắp đặt các thiết bị thu, lọc bụi và xử lí độc hại trước khi thải ra không khí. Phát triển các công nghệ “chống khói”.
*Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch
-Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4
-Yêu cầu HS:
 +Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng tích cực tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch.
 +Phân công từng thành viên trong nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.
-GV đi hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm.
-Tổ chức cho HS trưng bày và đánh giá tranh vẽ của các nhóm.
-Yêu cầu những nhóm được bình chọn cử đại diện lên trình bày ý tưởng của nhóm mình. Các nhóm khác có thể bổ sungđể nhóm bạn hoàn thiện bức tranh.
-Nhận xét, tuyên 
3/.Hoạt động nối tiếp:
 +Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?
 +Nhận xét câu trả lời của HS.
4/.Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về học thuộc bài và luôn có ý thức bảo vệ bầu không khí và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
-Chuẩn bị một vật dụng có thể phát ra âm thanh( vỏ lon bia, lon sữa bò, chén, bát)
-3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
-Lắng nghe và phát biểu tự do.
+Ít sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng 
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , thảo luận và trình bày.
-Tiếp nối nhau trình bày.
-Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch:
a/.Việc nên làm:
 +Hình 1: Các bạn HS đang làm vệ sinh lớp học để tránh bụi bẩn.
 +Hình 2: thực hiện vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh rác thối rữa bốc ra mùi hôi thối và khí độc.
 +Hình 3: nấu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi, khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp và những người xung quanh hít phải.
 +Hình 5: nhà vệ sinh ở trường học hợp qui cách, giúp HS đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định.
 +Hình 6:cô công nhân vệ sinh đang thu gom rác trên đường, làm cho đường phố sạch đẹp, không có cát, bụi, rác , tránh bị ô nhiễm môi trường.
 +Hình 7: cánh rừng xanh tốt, trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch.
*Việc không nên làm:
 +Hình 4: nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí độc hại, làm cho mọi người sống xung quanh trực tiếp hít phải.
-HS tiếp nối nhau phát biểu:
 +Trồng nhiều cây xanh quanh nhà, trường học, khu vui chơi công cộng của địa phương.
 +Không đun bếp than tổ ong mà dùng bếp củi cải tiến có ống khói.
 +Đổ rác đúng nơi qui định.
 +Đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định.
 +Xử lí phân, rác hợp lí.
-HS nghe.
-HS hoạt động nhóm.
-Trưng bày, quan sát, nhận xét và bình chọn bức tranh có ý tưởng hay, vẽ đẹp, nội dung gần gũi với thực tế cuộc sống.
-Vài HS trình bày.
-HS nghe.
-HS trả lời.
Thứ năm ngày 02 tháng 02 năm 2012
Địa lí ( Tiết 20)
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BÀNG NAM BỘ
I/ MỤC TIÊU
- Nhớ được tên một số dân tộc sống ở ĐBNB: kinh, Khơ-me,Chăm, Hoa.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở , trang phục của người dân ở ĐBNB:
+Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ.
+Trang phục phổ biến của người dân ĐBNB trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
HSKG:Biết được sự thích ứng của con người với điều kiện tự nhiên tự nhiên ở ĐBNB:vùng nhiều sông, kinh gạch-nhà ở dọc sông; xuồng,ghe là phương tiện đi lại phổ biến.
II/ CHUẨN BỊ
 - BĐ phân bố dân cư VN. 
 -Tranh, ảnh về nhà ở, làmg quê, trang phục, lễ hội của người dân ở ĐB Nam Bộ (sưu tầm) .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
2.KTBC : 
 -ĐB Nam Bộ do phù sa sông nào bồi đắp nên?
 -Đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì ?
 GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
 Giới thiệu bài: 
 1/.Nhà cửa của người dân:
 *Hoạt động cả lớp: 
 -GV cho HS dựa vào SGK, BĐ và cho biết:
 +Người dân sống ở ĐB Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
 +Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao?
 +Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì ?
 -GV nhận xét, kết luận.
 *Hoạt động nhóm: 
 - Cho HS các nhóm quan sát hình 1 và cho biết: nhà ở của người dân thường phân bố ở đâu?
 GV nói về nhà ở của người dân ở ĐB Nam Bộ: Vì khí hậu nắng nóng quanh năm, ít có bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà rất đơn sơ. Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ thường có vách và mái nhà làm bằng lá cây dừa nước. Trước đây, đường giao thông trên bộ chưa p

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 20.doc