Tiết 2: TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Viết và đọc được các số có đến 6 chữ số.
- BT cần làm: BT1 - BT2 - BT3 (a, b, c), BT 4 (a, b).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Chấm VBT
- Nhận xét
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
* Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- Cho HS quan sát bảng BT và y/c 1HS lên làm bài, cả lớp làm SGK.
- Kết hợp hỏi miệng HS, y/c đọc và phân tích số.
Bài 2: Phần a)
- Yêu cầu 2HS cạnh nhau lần lượt đọc các số trong bài cho nhau nghe, sau đó gọi 4 HS đọc trước lớp.
- HS làm tiếp phần b).
- Hỏi thêm về các chữ số ở các hàng khác. Vd: Chữ số hàng đơn vị của số 65 243 là chữ số nào?.
Bài 3 (a, b, c)
- Yêu cầu HS tự viết số vào VBT.
- Sửa bài, nhận xét.
Bài 4: (a,b)
- Yêu cầu HS tự điền số vào các dãy số, sau đó cho HS đọc từng dãy số trước lớp.
- Cho HS nhận xét về các đặc điểm của các dãy số
* Bài tập trên chuẩn
- Nêu yêu cầu bài
- Hướng dân học sinh làm bài
- Học sinh làm bài
- Giáo viên nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS đọc lại số đọc sai.
- Nhận xét tiết học.
- Tiết sau: Hàng và lớp.
- Nộp VBT.
- HS đọc: Sáu trăm năm mươi ba nghìn hai trăm sáu mươi bảy.
- HS: Thực hiện đọc các số: 2 453, 65 243, 462 543, 53 620.
- 4 HS lần lượt trả lời một giá trị của chữ số 5 trong các số.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở, sau đó đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
a/ 4300; b/24316; c/24301
- HS làm bài và nhận xét (Vd: a/ Dãy các số tròn trăm nghìn.
a) Viết số lớn nhất có 6 chữ số khác nhau: 987 654
b) Viết số bé nhất có 6 chữ số khác nhau: 102 345
ữ số còn lại thuộc lớp gì? - Yêu cầu HS làm BT. - Hướng dẫn sửa, nhận xét - Hỏi thêm về các lớp của các số. Bài 2a - Gọi 1HS lên bảng đọc cho HS viết các số trong BT. + Trong số 46 307, chữ số 3 ở hàng, lớp nào? + Trong số 56 032, chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào? Bài 2b - GV: Yêu cầu HS đọc bảng thống kê trong BT và hỏi: Dòng thứ nhất cho biết gì? Dòng thứ 2 cho biết gì? - Viết 38 753 và yêu cầu HS đọc số. + Trong số 38 753, chữ số 7 thuộc hàng, lớp nào ? + Vậy giá trị của chữ số 7 trong số 38 753 là bao nhiêu? - GV: Vì chữ số 7 thuộc hàng trăm nên giá trị của chữ số 7 là 700. - Yêu cầu HS làm tiếp. - Nhận xét Bài 3 - Viết 52 314 và hỏi: + Số 52 314 gồm mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? + Hãy viết số 52 314 thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đvị. - Nhận xét * Bài tập trên chuẩn - Nêu yêu cầu bài - Hướng dẫn học sinh làm bài - Học sinh làm bài - Giáo viên nhận xét 3. Củng cố dặn dò - Nêu cách đọc số. - Nhận xét giờ học, - Tiết sau: So sánh các số có nhiều chữ số - 3 HS lên bảng làm bài - HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn. - Nhắc lại đề bài. - HS nêu: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. - Lớp đơn vị gồm 3 hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. - Lớp nghìn gồm 3 hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn - HS: 1 ở hàng đơn vị, 2 ở hàng chục, 3 ở hàng trăm - HS: trả lời câu hỏi. - Năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai. - 54 312. - 1 HS lên bảng viết, cả lớp theo dõi, nhận xét - 5 ở hàng chục nghìn, 4 ở hàng nghìn. - Lớp đơn vị. - 1HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT. - Số: 46 307, 56 032, 123 517, 305 804, 960 783. - HS trả lời câu hỏi. - HS: Dòng 1 nêu các số, - dòng 2: nêu giá trị của chữ số 7 trong từng số ở dòng trên. - Ba mươi tám nghìn bảy trăm năm mươi ba. - HS: 700. - HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - Gồm 5 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 4 đơn vị. - 1 HS lên viết, cả lớp viết vào vở. 52 314=50 000+2000+300+10+4 - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm - Đọc: Tám trăm hai mươi ba nghìn năm trăm bảy mươi ba. - Gồm các chữ số: 8, 2, 3 - Tìm số lớn nhất có 6 chữ số khác nhau biết rằng số đó bé hơn 112000 : 109876. Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RÔNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm thương người như thể thương thân ; nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo hai nghĩa khác nhau: người, lòng thương người. Giảm tải: Không làm BT4 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng phụ kẻ sẵn các cột a, b, c, d ở BT1, viết sẵn các từ mẫu để HS điền các từ cần thiết vào từng cột. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - GV cho HS viết những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần: + Có một âm (bà, mẹ, cô, chú) + Có hai âm (bác, thím, cháu, con) - Nhận xét - 2 HS lên viết trên bảng lớp. - Cả lớp viết vào vở BT. 2. Bài mới * Giới thiệu bài * Hướng dẫn Bài tập 1: Tìm các từ ngữ - Cho HS đọc yêu cầu của BT1. - Giao việc: Các em phải tìm các từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại,trong 3 bài TĐ các em đã học là: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (2 bài) và Lòng thương người của Hồ Chủ tịch. - Cho HS trình bày. - Chốt lại lời giải đúng. - 1HS đọc to, cả lớp lắng nghe. - HS có thể làm bài theo nhóm, cá nhân. - HS trình bày trên bảng phụ GV đã chuẩn bị sẵn. - HS chép lời giải đúng vào vở. Bài tập 2: Tìm nghĩa từ - Cho HS đọc yêu cầu BT. - Giao việc - Cho HS trình bày. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. + Tiếng nhân trong các từ sau có nghĩa là “người”: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài. + Tiếng nhân trong các từ sau có nghĩa là “lòng thương người”: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ. - HS làm việc cá nhân. - Một số HS đứng lên trình bày miệng. - Lớp nhận xét. - HS chép lời giải đúng vào vở hoặc VBT. BT3: Đặt câu với mỗi từ ở BT2 - Cho HS đọc yêu cầu của BT3. - Giao việc - Mỗi em đặt 2 câu: Một câu có từ có tiếng nhân chỉ người, một câu có từ có tiếng nhân chi lòng thương người. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố dặn dò - HS đọc lại thành ngữ, tục ngữ vừa học. - Nhận xét tiết học. - Tiết sau: Dấu hai chấm. - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - HS làm việc cá nhân vào giấy nháp hoặc vở. - HS lần lượt đứng lên đọc câu mình làm. - Lớp nhận xét. - HS đọc lại - Lắng nghe. Tiết 3: CHÍNH TẢ (Nghe viết): MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nghe - viết đúng và trình bài bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định. - Làm đúng bài tập 2 và BT3 a/ b, hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bài tập 3 chép sẵn trên bảng lớp. - 4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. - HS viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau: ngan, dàn hàng ngang, cái la bàn, hoa ban, - Nhận xét 2. Bài mới - Giới thiệu bài HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt. - Đoạn văn có mấy câu? Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào ? - Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. - Đọc cho HS viết bài vào vở. - Đọc lại bài cho HS soát lỗi. - Chấm từ 7 - 10 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc truyện vui Tìm chỗ ngồi. - GV đính 3 băng giấy ghi sẵn nội dung truyện vui lên bảng lớp. - Yêu cầu HS tự làm. - Nhận xét, chữa bài và kết luận bạn thắng cuộc. Bài 3 - GV lựa chọn phần b - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng. - Dặn HS về nhà tìm 10 từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s/x. - Dặn dò chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng. - Nhận xét - Nhắc lại tên bài học. - Cả lớp theo dõi và đọc thầm lại đoạn văn cần viết 1 lượt. - 1 HS trả lời - 1 HS trả lời - HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: khúc khủy, gập ghềnh, liệt, 4 ki-lô-mét, - 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS viết bài vào vở. - HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV. - Các HS còn lại tự chấm bài cho mình. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 1 HS đọc đọc truyện vui Tìm chỗ ngồi - 4 HS lên bảng thi làm bài nhanh trên băng giấy sau đó đọc lại truyện và nói về tính khôi hài của truyện vui, HS dưới lớp làm vào VBT. - Đọc lại lời giải và chữa bài của mình theo lời giải đúng. Lời giải: Lát sau - rằng - phải chăng - xin bà - băn khoăn - không sao! - để xem. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào bảng con. - Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình theo lời giải đúng. Lời giải: Dòng thơ 1 : chữ trăng Dòng thơ 2 : chữ trắng - Lắng nghe. Tiết 4: KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Hiểu được câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh hoạ truyện trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể. Sau đó nêu ý nghĩa của câu chuyện. - Nhận xét 2. Bài mới - Giới thiệu bài - Hướng dẫn HĐ1: Tìm hiểu câu chuyện - GV đọc diễn cảm bài thơ. - Yêu cầu HS đọc bài thơ. - Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm từng đoạn thơ, lần lượt trả lời những câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn: Đoạn 1: - Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống? - Đoạn 2: Từ khi có Ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ? Đoạn 3: - Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì? - Sau đó bà lão đã làm gì? - Câu chuyện kết thúc như thế nào? HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình. - Thế nào là kể kể lại câu chuyện bằng lời của em. - GV gọi 1 HS kể mẫu đoạn 1 trước lớp, bằng lời của mình. - Kể chuyện theo nhóm. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 em, mỗi em kể theo từng khổ thơ. Sau đó một em kể lại toàn bài thơ. - Thi kể chuyện trước lớp. - Cho HS thi kể từng khổ thơ - Cho HS thi kể toàn bộ bài thơ. - Yêu cầu mỗi HS kể chuyện xong, phải nói ý nghĩa của câu chuyện. - GV nhận xét, bình chọn bạn kể tốt nhất. 3. Củng cố, dặn dò GD: Câu chuyện giúp ta hiểu rằng: Con người phải yêu thương nhau. Ai sống nhân hậu, thương yêu mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà HTL 1 đoạn thơ hoặc cả bài thơ Nàng tiên Ốc; kể lại câu chuyện cho người thân, xem trước nội dung tiết kể chuyện tuần 3. - HS lên kể. Nêu ý nghĩa. - Bà lão kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. - Đi làm về, bà thấy nhà cửa đã quét sạch sẽ, đàn lợn đã được cho ăn, cơm nước đã nấu sẵn, vườn rau được nhặt sạch cỏ. - Bà thấy một nàng tiên từ trong chum nước đi ra. - Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc, rồi ôm lấy nàng tiên - Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương nhau như hai mẹ con. - Em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện cho người khác nghe. - Kể bằng lời của em là dựa vào nội dung truyện thơ, không đọc lại từng câu thơ. - 1 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Tập kể theo nhóm, các HS trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. Kể xong cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - 3 nhóm thi kể. - 2 HS thi kể. - HS kể chuyện xong, nói ý nghĩa của câu chuyện. - Lớp nhận xét. - Lắng nghe Tiết 5: KĨ THUẬT (GV Bộ môn) ----------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2016 Tiết 1: TOÁN: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU - So sánh được các số có nhiều chữ số. - Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá 6 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn. - BT cần làm: BT1 - BT2 - BT3. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS sửa BT luyện thêm ở tiết trước, đồng thời kiểm tra VBT của HS. - Sửa bài, nhận xét. 2. Dạy bài mới - Giới thiệu bài * Hướng dẫn so sánh các số có nhiều chữ số: a. So sánh các số có số chữ số khác nhau - Viết các số 99 578 & 100 000. Yêu cầu HS so sánh - Vì sao? - Vậy, khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau, ta thấy số nào có nhiều chữ số hơn thì > và ngược lại b. So sánh các số có số chữ số bằng nhau - Viết 693 251 & 693 500. Yêu cầu HS đọc & so sánh - Nêu cách so sánh. - Hướng dẫn cách so sánh như SGK + Hãy so sánh số chữ số của 693 251 với số 693 500 + Hãy so sánh các chữ số ở cùng hàng của 2 số với nhau theo thứ tự từ trái sang phải. + 2 số hàng trăm nghìn ntn? + Ta so sánh tiếp đến hàng nào? + Hàng chục nghìn bằng nhau, vậy ta phải so sánh đến hàng gì? + Khi đó ta so sánh tiếp đến hàng nào? - Vậy ta cần rút ra điều gì về kết quả so sánh 2 số này? - Ai còn nêu kết quả so sánh này theo cách khác? - Vậy khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau, ta làm như thế nào? * Luyện tập thực hành Bài 1 - Yêu cầu HS đọc đề, HS tự làm. - Nhận xét bài làm trên bảng. - Giải thích cách điền dấu. Bài 2 - Yêu cầu HS đọc đề. - Muốn tìm được số lớn nhất trong các số đã cho ta phải làm gì? - Yêu cầu HS tự làm bài. - Số nào là số lớn nhất trong các số này? Vì sao? - Nhận xét Bài 3 - BT yêu cầu chúng ta làm gì? - Để sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì? - Yêu cầu HS tự so sánh và sắp xếp các số. - Vì sao sắp xếp được như vậy? * Bài tập trên chuẩn - Nêu yêu cầu bài - Hướng dẫn học sinh làm bài - Học sinh làm bài - Giáo viên nhận xét 3.Củng cố dặn dò - Để sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì? - Nhận xét tiết học. - Tiết sau: Triệu và lớp triệu. - HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn. - Nhắc lại đề bài. - 99 578 < 100 000 - 99 578 có 5 chữ số, 100 000 có 6 chữ số. - Nhắc lại kết luận. - Đọc 2 số & nêu kết quả sosánh. - Cùng là các số có 6 chữ số. - Thực hiện so sánh. - Cùng có hàng trăm nghìn là 6. - Hàng chục nghìn: đều bằng 9. - Hàng nghìn: đều bằng 3. - Hàng trăm, được: 2<5. - 693 251 < 693 500 - 693 500 > 693 251 + So sánh số các chữ số của 2 số với nhau, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn & ngược lại. + 2 số có cùng số chữ số thì ta so sánh các cặp chữ số ở cùng hàng với nhau, lần lượt từ trái sang phải. Nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn, nếu chúng bằng nhau ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng tiếp theo. - HS đọc yêu cầu của BT. - HS lên bảng làm, mỗi HS 1 cột, cả lớp làm vào vở. - Nhận xét. - Nêu yêu cầu của BT. - Phải so sánh các số với nhau. - Chép các số vào vở và khoanh tròn số lớn nhất. - Giải thích vì sao số 902 211 là số lớn nhất. - Đọc yêu cầu của BT. - Phải so sánh các số với nhau. - HS lên ghi, cả lớp làm VBT. - Giải thích cách so sánh và sắp xếp. 2467; 28092; 932018; 943567. - Tìm số chẵn lớn nhất có 6 chữ số. Biết rằng 3 chữ số lớp nghìn lập thành số có 3 chữ số lớp đơn vị. - HS trả lời. - Lắng nghe. Tiết 2: THỂ DỤC (GV Bộ môn) Tiết 3: TẬP ĐỌC: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Bước đầu biết đọc diễn cãm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm. - Hiểu ND: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. - Trả lời được các CH trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh hoạ bài tập đọc. - Sưu tầm các tranh minh họa về các truyện cổ như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây Khế. - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu (phần tiếp theo) và trả lời các câu hỏi 1, 2 trong SGK. - Nhận xét 2. Bài mới - Giới thiệu bài * Luyện đọc - Đọc từng khổ thơ + Yêu cầu HS đọc từng khổ trong bài. + Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm, cách đọc cho các em. + Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài. - Đọc theo cặp - Cho HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu toàn bài một lượt, thể hiện giọng đọc như đã xác định ở Mục tiêu. * Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm hai khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà? + Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào? + Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta? - Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào? Kết luận: Bài thơ ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông. * Đọc diễn cảm và HTL bài thơ - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. Khen ngợi những HS đọc tốt, hướng dẫn để những em đọc chưa đúng tìm được giọng đọc phù hợp với nội dung bài. - GV hướng dẫn đọc diễn cảm khổ 1. - GV đọc diễn cảm khổ 1. - Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ theo cặp. - Tổ chức cho một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp - Yêu cầu HS tự học thuộc lòng bài thơ. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà HTL bài thơ và chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng. + HS tiếp nối nhau đọc 7 khổ thơ; đọc 2 - 3 lượt. + Sửa lỗi phát âm, cách đọc theo hướng dẫn của GV. + HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài. - HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc lại cả bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - 1 HS trả lời. - Tấm Cám, Thị thơm giấu người thơm ; Đẽo cày giữa đường - Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc, Sọ Dừa, Thạch Sanh. - 1 HS trả lời. - Lắng nghe. - 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. - Nghe GV đọc. - HS luyện đọc theo cặp. - 1 đến 2 HS đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất. - HS tự học thuộc lòng bài thơ. - 4 đến 5 HS thi đọc. - Lắng nghe. Tiết 4: TẬP LÀM VĂN: KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Hiểu: Hành động của nhận vật thể hiện tính cách nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật. - Biết dựa và tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, chim Chích), bước đầu biết sắp xếp hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng phụ viết sẵn 9 câu văn ở phần Luyện tập. - Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn các câu hỏi của phần Nhận xét. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - HS1 lên bảng TLCH: Thế nào là kể chuyện? - HS2 nói về Nhân vật trong truyện. - Nhận xét, chữa bài 2. Bài mới - Giới thiệu bài - Hướng dẫn Hoạt động 1: Hình thành khái niệm a) Phần Nhận xét - Gọi HS đọc truyện Bài văn bị điểm kém. - GV đọc toàn bài. - Gọi HS đọc yêu cầu. + Gọi HS lên bảng thực hiện thử một ý của BT2. + GV nhận xét bài làm của HS. - Yêu cầu các nhóm dán bài của mình lên bảng. - Kết luận nhóm thắng cuộc. - GV: Chi tiết cậu bé khóc khi nghe bạn hỏi sao không tả ba của người khác được thêm vào cuối truyện gây xúc động trong lòng người đọc bởi tình yêu cha, lòng trung thực, tâm trạng buồn tủi vì mất cha của cậu bé. b) Phần Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - GV giải thích rõ nội dung ghi nhớ. Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài. - Từng cặp HS trao đổi. GV phát phiếu cho một số cặp HS. - Gọi những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả làm bài. - GV nhận xét, kết luận. - Gọi HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp lại hợp lí. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc thuộc nôi dung cần ghi nhớ. Viết lại vào vở thứ tự đúng câu chuyện về Chim Sẻ và Chim Chích. - HS lên bảng - 2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. - Nghe GV đọc. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. + 1 HS lên bảng làm. - Nhóm trưởng mang dán bài và đọc bài làm của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung nếu có ý kiến khác. - Thứ tự kể các hành động: a - b - c - HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Làm việc theo cặp. - Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả làm bài. - HS kể lại câu chuyện. - Lắng nghe. Tiết 5: LỊCH SỬ: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tt) I. MỤC TIÊU - Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ, - Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ hành chính Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Nêu một số yếu tố của bản đồ - Nhận xét. 2. Bài mới - GT bài. - Hướng dẫn cách sử dụng bản đồ HĐ1: Làm việc cả lớp - Yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bài trước, trả lời các câu hỏi sau: + Tên bản đồ cho ta biết điều gì? + Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 (bài 2) để đọc các kí hiệu của một số đối tượng trong địa lí. + Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên hình 3 (bài 2) và giải thích vì sao lại biết đó là biên giới quốc gia? - Kết luận: GV nêu các bước sử dụng bản đồ (như SGK đã nêu) và hướng dẫn HS cách chỉ bản đồ. 3. Bài tập HĐ2: Thực hành theo nhóm - Cho HS trong nhóm lần lượt làm các bài tập a, b trong SGK. - Hoàn thiện câu trả lời của các nhóm. + Các nước láng giềng của Việt Nam: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. + Vùng biển nước ta là một phần của biển Đông. + Quần đảo của Việt Nam: Hoàng Sa, Trường Sa, + Một số đảo của Việt Nam: Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà, + Một số sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, HĐ3: Làm việc cả lớp - Treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng. - Yêu cầu + 1 HS lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ. + 1 HS lên chỉ vị trí của tỉnh (thành phố) mình đang sống trên bản đồ. + 1 HS nêu tên những tỉnh (thành phố) giáp với tỉnh (thành phố) của mình. - Hướng dẫn HS cách chỉ. 4. Củng cố - Dặn dò - Nêu nội dung bài học. - Về nhà học bài. Xem bài tiếp the - HS nêu. - Căn cứ vào kí hiệu ở bảng chú giải. - HS lên bảng trình bày. - HS chỉ và giải thích. - Lắng nghe. - HS làm việc nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm. - HS các nhóm khác nhận xét , bổ sung - HS lên bảng trình bày. - HS lên chỉ. HS nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe và tập chỉ vào bản đồ trong SGK. - HS nêu. - Lắng nghe. ----------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2016 Tiết 1: ĐỊA LÍ: DÃY HOÀNG LIÊN SƠN I. MỤC TIÊU - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn: + Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. + Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm. - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. - Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dự vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7. GDBVTNMT HS trên chuẩn: + Chỉ và đọc tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. + Giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Bài cũ - Hướng dẫn học sinh việc chuẩn bị để học tốt môn Địa Lí 2. Bài mới - Giới thiệu bài - Hướng dẫn 1. Hoàng Liên Sơn - dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam HĐ1: Làm việc cá nhân hoặc từng cặp - GV chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ ĐL tự nhiên VN treo tường và yêu cầu HS dựa vào ký hiệu tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở H1 - SGK - HS dựa vào lược đồ H1 và mục 1 - SGK trả lời các câu hỏi : + Kể tên các dãy núi chính ở phía Bắc nước ta (Bắc bộ), trong đó dãy núi nào dài nhất? + Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà? + Dãy Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km? rộng bao nhiêu km? + Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào? - HS chỉ vị trí dãy núi HLS và mô tả dãy núi HLS trên bản đồ tự nhiên Việt
Tài liệu đính kèm: