Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Cầm Thi

Tiết 2: TOÁN: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3

I. MỤC TIÊU

- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

- BTCL: 1, 2

II. CHUẨN BỊ

- SGK, Bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9

- Nhận xét.

2. Bài mới

- Giới thiệu bài

- Cho HS nêu vài ví dụ về các số chia hết cho 3, các số không chia hết cho 3, viết thành 2 cột .

- Cho HS thảo luận bàn để rút ra dấu hiệu chia hết cho 3

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.

Thực hành

Bài 1

- Yêu cầu HS nêu cách làm và cùng HS làm mẫu một số. VD: Số 231 có tổng các chữ số là: 2 + 3 + 1 = 6.

- Số 6 chia cho 3 được 2, ta chọn số 231

- Nhận xét.

Bài 2

- Cho HS tiến hành làm như bài 1 (chọn số mà tổng các chữ số không chia hết cho 3)

- Cùng HS sửa bài.

3. Củng cố, dặn dò

- Hai HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3.

- Xem trước bài “Luyện tập”.

- Nhận xét tiết học.

- HS nêu.

- Lớp nhận xét

- HS tìm ví dụ

- HS thảo luận và phát biểu ý kiến. Cả lớp cùng bàn luận và đi đến kết luận “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3”

- HS đọc.

- HS tự làm bài vào vở dựa vào số đã làm mẫu.

- 231; 1872; 92 313

- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng 502; 6823; 55553; 641311.

- Viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 3

- HS lên bảng làm.

- HS tự tìm số thích hợp để điền vào ô trống.

- HS nêu.

- Lắng nghe.

 

doc 16 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Cầm Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Chuẩn bị bài sau: Dấu hiệu chia hết cho 3.
- 2 HS lên bảng.
- HS nêu.
- Thảo luận nhóm đôi và nêu ví dụ.
- HS đọc: “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9”
- HS nhẩm tổng các chữ số ở cột bên phải và nêu nhận xét “Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9”
- Vài HS nêu: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hoặc 5 hay không ta căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải. Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không ta căn cứ vào tổng các chữ số của số đó.
- Hai HS nêu cách làm.
- Số 99 có tổng các chữ số là: 9 + 9 = 18.
- Số 18 chia cho 9 được 2, nên 99 chia hết cho 9
- HS làm bài vào bảng con.
- 99; 108; 5643; 29385.
- HS làm vào vở, 2 HS làm bảng lớp.
 96; 7853; 5554; 1097.
- HS lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bài làm –sửa sai.
- HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
Tiết 2: TOÁN: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I. MỤC TIÊU
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
- BTCL: 1, 2
II. CHUẨN BỊ
- SGK, Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9
- Nhận xét.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
- Cho HS nêu vài ví dụ về các số chia hết cho 3, các số không chia hết cho 3, viết thành 2 cột .
- Cho HS thảo luận bàn để rút ra dấu hiệu chia hết cho 3
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. 
Thực hành
Bài 1
- Yêu cầu HS nêu cách làm và cùng HS làm mẫu một số. VD: Số 231 có tổng các chữ số là: 2 + 3 + 1 = 6. 
- Số 6 chia cho 3 được 2, ta chọn số 231
- Nhận xét.
Bài 2 
- Cho HS tiến hành làm như bài 1 (chọn số mà tổng các chữ số không chia hết cho 3)
- Cùng HS sửa bài. 
3. Củng cố, dặn dò
- Hai HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3.
- Xem trước bài “Luyện tập”.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- Lớp nhận xét
- HS tìm ví dụ
- HS thảo luận và phát biểu ý kiến. Cả lớp cùng bàn luận và đi đến kết luận “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3”
- HS đọc.
- HS tự làm bài vào vở dựa vào số đã làm mẫu.
- 231; 1872; 92 313
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng 502; 6823; 55553; 641311.
- Viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 3
- HS lên bảng làm.
- HS tự tìm số thích hợp để điền vào ô trống. 
- HS nêu.
- Lắng nghe.
Tiết 3: TẬP ĐỌC: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (t1)
I. MỤC TIÊU
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 80 tiếng /phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
- HS trên chuẩn đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút). 
II. CHUẨN BỊ
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.
- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT 2 và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài mới
- Giới thiệu bài
* Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
* Lập bảng tổng kết: Các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ điểm trên?
- Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Nhóm xong trước dán phiếu trên bảng, đọc phiếu các nhóm khác, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
2. Củng cố, dặn dò
- Dặn HS về nhà đọc các bài tập và học thuộc lòng, chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài. 
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc.
+ Bài tập đọc: Ông trạng thả diều / “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi / Vẽ trứng / Người tìm đường lên các vì sao / Văn hay chữ tốt / Chú Đất Nung / Trong quán ăn “Ba cá bống” / Rất nhiều mặt trăng /.
- 4 HS đọc thầm lại các truyện kể, trao đổi và làm bài.
- Cử đại diện dán phiếu, đọc phiếu. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài.
- Lắng nghe.
Tiết 4: KHOA HỌC: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
I. MỤC TIÊU 
- Giúp học sinh làm thí nghiệm để chứng minh:
+ Càng có nhiều không khí càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ tiếp diễn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liện tục, không khí phải được lưu thông.
- Biết được vai trò của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí.
- Biết được những ứng dụng thực tế có liên quan đến vai tròn của không khí đối với sự cháy.
KNS: - Kĩ năng bình luận về cách làm và kết quả quan sát.
- Kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chuẩn bị theo nhóm: hai lọ thuỷ tinh (một lọ to, 1 lọ nhỏ, 2 cây nến bằng nhau, một lọ thuỷ tinh không có đáy, nến, đế kê. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Không khí gồm những thành phần chính nào?
- Nhận xét, đánh giá chung.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
Vai trò của ô-xi đối với sự cháy
+ Bước 1: Tình huống nêu vấn đề: Không khí có cần cho sự cháy không ?
+ Bước 2 : bộc lộ hiểu biết ban đầu: Làm thế nào mà em biết không khí cần cho sự cháy ?
+ Bước 3: Đề xuất câu hỏi và giải pháp tìm tòi nghiên cứu
+ Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi nghiên cứu:
- Chia nhóm 6 và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị của nhóm.
- Yêu cầu học sinh đọc mục thực hành.
- Yêu cầu học sinh thực hành trong nhóm và nêu nhận xét, giải thích về kết quả thí nghiệm vào phiếu (GV đọc trước lớp). 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Theo nhóm em, tại sao cây nến trong lọ to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ? 
+ Bước 5: Kết luận và hợp lí hóa kiến thức
- Không khí cần cho sự cháy. 
- Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháy lâu hơn...
Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống 
- Dùng 1 lọ thuỷ tinh không đáy, úp vào cây nến gắn trên đế kín, quan sát xem hiện tượng gì xảy ra nhé.
- Kết quả của thí nghiệm này như thế nào? 
- Theo em, vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy? 
- Bây giờ thay đế gắn nến bằng một đế không kín. Hãy q.sát xem h/tượng gì xảy ra. 
- Vì sao cây nến vẫn cháy bình thường? 
- Khi sự cháy xảy ra, khí ni tơ và khí các-bô-níc nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí...
- Để duy trì sự cháy cần phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy? 
- Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông. 
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 5 SGK/71.
- Bạn nhỏ trong hình đang làm gì? 
- Bạn làm như vậy để làm gì? 
- Bạn nhỏ làm như vậy để không khí trong bếp luôn được lưu thông, luôn được cung cấp liên tục và sự cháy được duy trì.
- Trong lớp mình, bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt? 
- Khi dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào? 
3. Củng cố, dặn dò
- Khí ô xi có vai trò gì đối với sự cháy? 
- Nhận xét tiết học.
- Ứng dụng những hiểu biết của mình vào trong cuộc sống. Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời
- Không khí cần cho sự cháy.
- Có phải không khí cần cho sự cáy không ?
- Ta đun bằng chất đốt cơ mà
- Nhóm trưởng báo cáo.
- 1 học sinh đọc to trước lớp.
- Thực hành trong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày: Dùng 2 cây nến như nhau và 2 chiếc lọ thuỷ tinh không bằng nhau, khi ta đốt cháy 2 
- Vì trong lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thủy tinh nhỏ,..
- Ô xi duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- Quan sát, nhận xét.
- Cây nến tắt sau mấy phút.
- Vì lượng ô xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp tiếp. 
- Cây nến vẫn cháy bình thường. 
- Là do đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô xi
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí. Vì trong không khí có chứa ô xi. Ô xi rất cần cho sự cháy
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Quan sát, nhận xét. 
- Đang dùng ống thổi k/khí vào trong bếp
- Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô xi bị mất đi. 
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- Muốn cho ngọn lửa trong bếp củi không bị tắt, em thường cào rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông. 
- Muốn cho ngọn lửa bếp than không bị tắt, em để bếp than ra đầu hướng gió
- Khi muốn dập bếp lửa ta dùng tro bếp để phủ kín lên ngọn lửa.
- Vài HS đọc mục bạn cần biết SGK/71. 
- Lắng nghe.
Tiết 5: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
I. MỤC TIÊU
- HS biết tự giác xếp hàng nhanh trật tự.
- Im lặng lắng nghe nhận xét của thầy TPT và BGH nhà trường.
II. CHUẨN BỊ
- Ghế học sinh
III. HOẠT ĐỘNG DƯỚI CỜ
- Nhắc nhở HS xếp hàng: HS xếp hàng nhanh trật tự, không xô đẩy nhau, ngồi ngay ngắn.
- Nghe thầy TPT nêu kế hoạch tuần học.
- Nghe đại diện BGH nhắc nhở chuẩn bị cho tuần học mới.
- Nhắc tổ trực nhật thu dọn ghế.
-----------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 04 tháng 01 năm 2017
Tiết 1: TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết vận dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
- BTCL: 1, 2, 3
II. CHUẨN BỊ
- SGK, Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 1 số HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Gọi HS lên viết 3 số mỗi số có 3 chữ số chia hết cho 3.
- Nhận xét.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
Bài 1
- Yêu cầu HS nêu cách làm, sau đó cho HS tự làm bài vào vở nháp.
- GV cùng cả lớp nhận xét và rút ra kết quả đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài.
- Cho 3 HS lên làm, HS khác làm vở.
- Nhận xét.
Bài 3
- Cho HS tự làm bài rồi cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9.
- Dặn HS về nhà xem trước bài “Luyện tập chung”.
- Nhận xét tiết học.
- 4 HS nêu
- HS khác nhận xét
- 3 HS lên viết, HS khác nhận xét.
a. Số chia hết cho 3 là:
4563; 2229; 3576; 66816
b. Số chia hết cho 9 là: 66816
c. Số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 4563; 2229; 3576
a) 945 chia hết cho 9;
b) 285 chia hết cho 3;
c) 762 chia hết cho 3 và chia hết cho 2.
a) 13465 không chia hết cho 3 (Đ)
b) 70009 chia hết cho 9 (S)
c) 78435 không chia hết cho 9 (S)
d) Số có chữ số tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 (Đ)
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (t2)
I. MỤC TIÊU
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền (BT2).
II. CHUẨN BỊ
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1).
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài trang 113 và hai cách kết bài trang 122 / SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài mới
- Giới thiệu bài
* Kiểm tra đọc
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
* Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc truyện Ông trạng thả diều.
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc phần Ghi nhớ trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS trình bày. Sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, viết tốt.
2. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống lại bài.
- Dặn HS về nhà viết lại BT 2 và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc.
+ Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
+ Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
+ Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục của câu chuyện, có lời bình luận thêm về câu chuyện.
+ Kết bài không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.
- HS viết phần mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền.
- 3 đến 5 HS trình bày.
* Ví dụ
a) Mở bài gián tiếp: Ông cha ta thường nói Có chí thì nên, câu nói đó thật đúng với Nguyễn Hiền - Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta. Ông phải bỏ học vì nhà nghèo nhưng vì có chí vươn lên ông đã tự học. Câu chuyện như sau:
b) Kết bài mở rộng: Nguyễn Hiền là tấm gương sáng cho mọi thế hệ học trò. Chúng ta ai cũng nguyện cố gắng để xứng danh con cháu Nguyễn Hiền Tuổi nhỏ tài cao.
- HS nêu lại mở bài, kết bài
- Lắng nghe.
Tiết 3: CHÍNH TẢ: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (t3)
I. MỤC TIÊU
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2)
II. CHUẨN BỊ
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1).
- Bảng phụ ghi sẵn phần Ghi nhớ trang 145 và 170, SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài mới
- Giới thiệu bài
* Kiểm tra đọc
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
* Ôn luyện về văn miêu tả
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS tự làm bài, nhắc nhở HS.
+ Đây là bài văn miêu tả đồ vật.
+ Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác.
+ Không nên tả quá chi tiết, rờm rà.
- Gọi HS trình bày, ghi nhanh ý chính của dàn ý lên bảng.
1. Mở bài: Giới thiệu cây bút: được tặng nhân dịp năm học mới, (do ông tặng nhân dịp sinh nhật, )
2. Thân bài
- Tả bao quát bên ngoài.
+ Hình dạng thon, mảnh, tròn như cái đũa, vát ở trên, 
+ Chất liệu: bằng sắt (nhựa, gỗ) rất vừa tay.
+ Màu nâu đen (xanh, đỏ, ) không lẫn với bút của ai.
+ Nắp bút cũng bằng sắt (nhựa, gỗ), đậy rất kín.
+ Hoa văn trang trí là hình chiếc lá tre (siêu nhân, em bé, con gấu, )
+ Cái cài bằng thép trắng (nhựa xanh, nhựa đỏ)
- Tả bên trong:
+ Ngòi bút rất thanh, sáng loáng.
+ Nét trơn đều, (thanh đậm).
3. Kết bài: Tình cảm của mình với chiếc bút.
- Gọi HS đọc phần mở bài và kết bài. Sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
2. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống lại bài.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Tự lập dàn ý, viết mở bài, kết thúc.
- 3 HS trình bày.
* Ví dụ
1. Mở bài gián tiếp
¶ Có một người bạn luôn bên em mỗi ngày, luôn chứng kiến những buồn vui trong học tập của em, đó là chiếc bút máy màu xanh. Đây là món quà em được bố tặng cho khi vào năm học mới.
¶ Sách, vở, bút, mực,  là những người bạn giúp ta trong học tập. Trong những người bạn ấy, tôi muốn kể về cây bút thân thiết, mấy năm nay chưa bao giờ rời xa tôi.
2. Kết bài mở rộng
 Em luôn giữ gìn cây bút cẩn thận, không bao giờ bỏ quên hay quên vặn nắp. Em luôn cảm thấy có bố em ở bên mình, động viên em học tập.
- HS nêu lại
- Lắng nghe.z 
Tiết 4: KỂ CHUYỆN: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (t4)
I. MỤC TIÊU
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3).
II. CHUẨN BỊ
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như ở tiết 1).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài mới
- Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi bài lên bảng.
* Kiểm tra đọc
- Tiến hành tương tự như ở tiết 1.
* Ôn tập về kĩ năng đặt câu
- Gọi HS đặt theo yêu cầu và mẫu.
- Gọi HS trình bày. Sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- Nhận xét, khen ngợi những HS đặt câu đúng hay.
* Sử dụng thành ngữ, tục ngữ
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận cặp đôi và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở.
- Gọi HS trình bày và nhận xét.
- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.
* Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao.
* Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?
* Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác ?
+ Nếu còn thời gian, có thể cho HS tập nói cả câu khuyên bạn trong đó có sử dụng thành ngữ phù hợp với nội dung.
- Nhận xét.
2. Củng cố, dặn dò
- Dặn HS ghi nhớ các thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc
- Tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt.
 Ví dụ:
a) Từ xưa đến nay, nước ta chưa có người nào đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi như Nguyễn Hiền./ Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao./ Nhờ thông minh, ham học và có chí, Nguyễn Hiền trở thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta./
b) Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì vẽ hàng trăm lần quả trứng mới thành danh hoạ./ Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành danh hoạ nổi tiếng thế giới nhờ thiên tài và khổ công rèn luyện./
- HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và viết các thành ngữ, tục ngữ.
- HS trình bày, nhận xét.
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Người có chí thì nên.
 Nhà có nền thì vững.
- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- Thất bại là mẹ thành công.
- Thua keo này, bày keo khác.
- Ai ơi đã quyết thì hành.
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi !
- Hãy lo bền chí câu cua.
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai !
- Đứng núi này trông núi nọ.
- Lắng nghe.
Tiết 5: KĨ THUẬT (GV Bộ môn)
-----------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 05 tháng 01 năm 2017
Tiết 1: TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU	
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 trong một số tình huống đơn giản.
- BTCL: 1, 2, 3
II. CHUẨN BỊ
- SGK, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 số HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho: 2; 3; 5; 9. 
- Yêu cầu cho ví dụ về số chia hết 2; 3; 5; 9 
- Nhận xét.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 nêu cách làm, sau đó đại diện nhóm lên trình bày.
- Cùng cả lớp nhận xét và nêu kết quả đúng
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài và nêu cách làm.
- Cho 3 HS lên làm, HS khác làm vở.
- Cùng HS nhận xét rút ra kết quả đúng
Bài 3 
- Cho HS tự làm bài rồi cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9.
- Dặn HS về nhà ôn bài chuẩn bị kiểm tra cuối học kì I.
- Nhận xét tiết học.
- 4 HS nêu
- HS khác nhận xét
- 4 HS làm bảng lớp làm.
- Cả lớp nhận xét - sửa bài
a) Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 35766.
b) Các số chia hết cho 3 là: 2229; 35766.
c) Các số chia hết cho 5 là:7435; 2050.
d) Các số chia hết cho 9 là: 35766.
a. Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 64620; 5270.
b. Số chia hết cho cả 3 và 2 là: 57234; 64620.
c. Số chia hết cho cả 2; 3; 5; 9 là: 64620.
- Kết quả là
a. 528 ; 558 ; 588.
b. 603 ; 693. 
c. 240. 
d. 354.
- HS nêu các dấu hiệu.
- Lắng nghe
Tiết 2: THỂ DỤC (GV Bộ môn)
Tiết 3: TẬP ĐỌC: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (t5)
I. MỤC TIÊU
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nghe – viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan)
- HS trên chuẩn viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả (tốc độ viết trên 80 chữ/15 phút); hiểu nội dung bài. 
II. CHUẨN BỊ
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài mới
- Giới thiệu bài
* Kiểm tra đọc
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
* Nghe viết chính tả
- Tìm hiểu nội dung bài thơ
- Đọc bài thơ Đôi que đan.
- Yêu cầu HS đọc.
- Hỏi: Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì hiện ra?
- Theo em hai chị em trong bài là người như thế nào?
- Hướng dẫn viết từ khó
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
- Nghe viết chính tả
- Soát lỗi, chấm bài
2. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét bài viết của HS.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ Đôi que đan và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- 1 HS đọc.
+ Những đồ dùng hiện ra từ đôi que đan và bàn tay của chị em: mũ len, khăn, áo của bà, của bé, của mẹ cha.
+ Hai chị em trong bài rất chăm chỉ, yêu thương những người thân trong gia đình.
- Các từ ngữ: mủ, chăm chỉ, giản dị, đỡ ngượng, que tre, ngọc ngà, 
- Lắng nghe
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (t6)
I. MỤC TIÊU
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng như ở tiết 1.
- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác định bộ phận đã học: Làm gì? Thế nào? Ai? (BT2).
II. CHUẨN BỊ
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như ở tiết 1).
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn ở BT 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài mới
- Giới thiệu bài
* Kiểm tra đọc
- Tiến hành như tiết 1.
* Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ và đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm
- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Yêu cầu HS tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
- Gọi HS nhận xét, chữa câu cho bạn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
2. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống lại bài.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- HS đọc.
- HS làm bảng lớp, cả lớp viết cách dòng để gạch chân dưới DT, ĐT, TT.
- HS nhận xét, chữa bài.
a/ Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, H’mông, Tu Dí, Phù Lá.
- Động từ: dừng lại, chơi đùa.
- Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
b/ Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ
àBuổi chiều xe làm gì?
- Nắng phố huyện vàng hoe.
àNắng phố huyện thế nào?
- Những em bé H’mông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá, cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân
à Ai chơi đùa trước sân?
- HS nhận xét bài của bạn.
- Lắng nghe.
- HS nêu.
- Lắng nghe
Tiết 5: LỊCH SỬ: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LỊCH SỬ (CUỐI HỌC KÌ I)
-----------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 06 tháng 01 năm 2017
Tiết 1: ĐỊA LÍ: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ĐỊA LÍ (CUỐI HỌC KÌ I)
Tiết 2: TOÁN: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - ĐỌC
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – VIẾT
SINH HOẠT LỚP: NHẬN XÉT TUẦN 18
I. MỤC TIÊU
- Tổng kết các mặt hoạt động trong tuần 18 và trong học kì I. HS thấy được ưu - khuyết điểm trong tuần qua cũng như trong học kì qua.
- Phương hướng và biện pháp thực hiện tuần 19, học kì II, biết sửa chữa những tồn tại để vươn lên trong tuần tới, trong học kì tới.
- Lồng ghép KNS thực hành bài 5. Cho học sinh vui chơi.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Nêu yêu cầu của tiết sinh hoạt
1. Tổng kết
- Tổ chức cho các tổ báo cáo
+ Chuyên cần: 
+

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18.doc