Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Ngọc Hùng Thắng

I. Mục đích, yêu cầu :

 1. Kiến thức: Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài : Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất đáng yêu.

 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi. Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.

 3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy – học :

 - GV: bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn.

 - HS: thước kẻ, bút chì.

III. Các hoạt động dạy - học :

1. Ổn định : Hát, KTSS

 

doc 25 trang Người đăng honganh Lượt xem 1498Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Ngọc Hùng Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hiện những ước mơ đó.
* Cách tiến hành:
- GV đưa ra câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận nhóm.
+ Em mơ ước sau này làm nghề gì ? Vì sao em mơ ước làm nghề đó?
+ Để thực hiện ước mơ đó em phải làm gì ?
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: HS trình bày về 1 bài giới thiệu viết, vẽ, tư liệu sưu tầm về một công việc mà em yêu thích.
* Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của bài và gọi HS trình bày.
- GV nhận xét - kết luận: Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội. Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận, trao đổi trong nhóm và viết vào phiếu. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bình luận.
 - HS lần lượt giới thiệu trước lớp công việc mà em yêu thích.
Hoạt động ngoài giờ
Đền ơn, đáp nghĩa.
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Tìm hiểu về những người con anh hùng của địa phương. Những gia đình thương binh, liệt sĩ ở quê em. HS biết được ý nghĩa của việc "đền ơn, đáp nghĩa".
	2. Kĩ năng: Nêu được một số việc làm cụ thể thể hiện việc "đền ơn, đáp nghĩa".
	3. Thái độ: HS yêu quý, biết ơn những người thương binh, liệt sĩ, những gia đình chính sách.
II. Phương tiện
	- GV: Những tấm gương anh hùng ở địa phương
	- HS: Sưu tầm các việc làm thể hiện việc "đền ơn, đáp nghĩa".
III. Các hoạt động dạy học
	1. Hát
	2. Bài cũ: Em đã làm gì để thể hiện việc làm "đền ơn, đáp nghĩa"?
	3. Bài mới.
- Giới thiệu bài
* Tìm hiểu về những người con anh hùng ở quê hương, những gia đình thương binh liệt sĩ mà trường nhận đỡ đầu.
- Kể tên tấm gương anh hùng của quê em? kể tên những gia đình thương binh liệt sĩ mà trường nhận đỡ đầu.
- HS liên hệ kể: Anh Vũ văn Nghiệp, ....
- Gia đình nhà anh Nghiệp, gia đình nhà bà Mí, gia đình nhà ông 
- Em biết gì về các anh thương binh liệt sĩ mà em vừa kể?
- Vậy những gia đình trên ở đâu?
- Em biết những bài hát nào ca ngợi chú bộ đội với những người có công với nước? 
* Tìm hiểu về những việc làm "đền ơn, đáp nghĩa"
- Em hãy kể tên những việc làm thể hiện sự "đền ơn, đáp nghĩa"?
- Các em đã làm gì để thể hiện việc làm "đền ơn, đáp nghĩa"?
- GV nhận xét - tuyên dương.
- HS liên hệ: 
VD: anh Nghiệp bị thương nặng phải lắp chân giả...., nhà bà Mí con là liệt sĩ,...., nhà ông con là liệt sĩ....
- Nhà anh Nghiệp ở thôn Cây Thông. Nhà bà Mí ở thôn Uổm, nhà ông ở thôn Khánh Đức.
- Cây đàn ghi ta, Chiến sĩ Việt Nam, Chiến thắng Điện Biên, Chút thơ tình người lính biển, Đất nước, Đêm Trường Sơn nhớ Bác,..
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày:
+ Những việc làm thể hiện sự " "đền ơn, đáp nghĩa" là: thăm hỏi các gia đình chính sách, làm nhà tình nghĩa, áo lụa tặng bà, công tác Trần Quốc Toản, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ,....
- Em đã làm tốt công tác Trần Quốc Toản và áo lụa tặng bà,...
 4. Củng cố: 
- Em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn những người có công với nước?
- Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò
- Về tìm hiểu thêm về những việc làm thể hiện "đền ơn, đáp nghĩa".
- Giữ gìn bảo vệ đất nước, thăm hỏi, động viên.
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010
Đồng chí Nga dạy
Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2010
Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng (Tiếp theo)
I. Mục đích, yêu cầu.
	1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài và hiểu nội dung: Trẻ em rất ngộ nghĩnh và đáng yêu, các em nghĩ về đồ chơi như nghĩ về các vật có thật trong đời sống. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh khác người lớn.
	2. Kĩ năng: Đọc lưu loát trơn tru toàn bài. Đọc diễn cảm với giọng kể linh hoạt: Đoạn đầu căng thẳng, đoạn sau nhẹ nhàng. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
	3. Thái độ: Yêu thích đồ chơi. 
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Bảng phụ ghi câu luyện đọc
	- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Hát
	2. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài Rất nhiều mặt trăng (Phần đầu).
 3. Bài mới: 
3.1 Giới thiệu bài.
3.2. Luyện đọc :
- GV tóm tắt nội dung
- Bài văn được chia thành mấy đoạn?
- GV kết hợp luyện phát âm cho HS.
- GV kết hợp giảng từ mới.
- GV nhận xét, tuyên dương.
 - GV đọc mẫu toàn bài. Hướng dẫn cách đọc bài.
3.3. Tìm hiểu bài :
- Một học sinh khá(giỏi) đọc toàn bài.
- Chia thành 3 đoạn :
- Học sinh đọc tiếp nối lần 1.
- Học sinh đọc tiếp nối lần 2.
+ Từ mới : chú giải (SGK)
- HS đọc theo cặp.
- 1 HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm Đ1, trả lời:
+ Nhà vua lo lắng điều gì?
- Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.
+ Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì?
- Để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng.
+ Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?
- Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không thấy được.
+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
- Đọc lướt đoạn còn lại, trả lời:
- Chú hề muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa.
+ Công chúa trả lời thế nào?
- HS trả lời:
+ Cách giải thích của cô công chúa nói lên điều gì?
* Nêu nội dung bài?
- HS trao đổi chọn câu trả lời.
+ Câu c ý sâu sắc hơn.
* Nội dung: Trẻ em rất ngộ nghĩnh và đáng yêu, các em nghĩ về đồ chơi như nghĩ về các vật có thật trong đời sống. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh khác người lớn.
3.4. Đọc diễn cảm:
- Đọc toàn truyện (phân vai)
- 3 vai: Dẫn truyện, chú hề, nàng công chúa nhỏ - nêu lại cách đọc.
- Luyện đọc: Đoạn: Làm sao mặt trăng...hết bài.
+ GV đọc mẫu - HD cách đọc
- HS theo dõi
+ Luyện đọc: N3
- Đọc phân vai.
+ Thi đọc:
- Nhóm thi đọc phân vai.
- GV nhận xét - ghi điểm.
 4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. Liên hệ
	5. Dặn dò:
- Về nhà đọc bài và kể câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 2.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. Nhận biết số chẵn và số lẻ.
2. Kĩ năng: Vận dụng để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. HS làm được bài 1, 2.
3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- GV: Bảng phụ
	- HS: Bút dạ 
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Hát
2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS làm lại bài tập 2 (90)
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài 
a. Dấu hiệu chia hết cho 2.
- GV viết ví dụ lên bảng và gọi HS thực hiện.
- Gọi HS nêu kết luận.
b. Số chẵn, số lẻ :
- GV giới thiệu cho HS biết đặc điểm về số chẵn và số lẻ.
c. Thực hành.
Bài 1 (95) : 
- Cho HS làm vào vở, gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét - ghi điểm.
Bài 2 : 
- Chia nhóm, cho HS làm bài theo cặp, 2 nhóm làm bài vào bảng phụ. Đại diện nhóm dán bài lên bảng lớp.
- Nhận xét bài của HS.
4. Củng cố: 
- Gọi 1 HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò :
- Dặn về làm bài 3, 4, chuẩn bị bài sau.
* Ví dụ : 
10 : 2 = 5
32 : 2 = 16
14 : 2 = 7
36 : 2 = 18
28 : 2 = 14
11 : 2 = 5 (dư1)
33 : 2 = 16 (dư 1)
15 : 2 = 7 (dư 1)
37 : 2 = 18 (dư 1)
29 : 2 = 14 (dư 1)
* Các số có tận cùng là 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8 thì chia hết cho 2.
- Số chia hết cho 2 là số chẵn.
- Số không chia hết cho 2 là số lẻ.
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
Trong các số : 35 ; 89 ; 98 ; 1000 ; 744 ; 867 ; 7536 ; 84683 ; 5782 ; 8401
a. Số chia hết cho 2 là : 98 ; 1000 ; 744 ; 7536 ;5782.
b. Số không chia hết cho 2 là : 35 ; 89 ; 867 ; 84683 ; 8401.
- HS làm bài.
a. Số có hai chữ số chia hết cho 2.
VD : 10 ; 36 ; 88 ; ...
b. Hai số có ba chữ số và không chia hết cho 2.
VD : 101 ; 999 ; ...
Địa lí
Ôn tập học kì I.
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: Hệ thống những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi, dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ , Tây Nguyên và đồng bằng Bắc Bộ.
	2. Nêu được những nét chính về biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi, dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ , Tây Nguyên và đồng bằng Bắc Bộ.
 3. Thái độ: Có ý thức yêu quí, gắn bó hơn với quê hương, đất nước Việt Nam.
II - Đồ dùng dạy học.
	- GV: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam ( TBDH ) Phiếu học tập ( Lược đồ trống VN phô tô nhỏ ). Lược đồ trống Việt Nam ( TBDH )
III - Các hoạt động dạy học.
	1. Hát
	2. Kiểm tra bài cũ : HS đọc kết luận bài Thủ đô Hà Nội
	3. Bài mới
 Hoạt động 1 : Vị trí miền núi và trung du Hoàng Liên Sơn
	* Mục tiêu : Xác định vị trí miền núi và trung du trên bản đồ địa lí tự nhiên VN. Điền tên dãy núi , các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt vào lược đồ.
	* Cách tiến hành:
- Chúng ta đã học về những vùng nào ?
- Dãy Hoàng Liên Sơn ( với đỉnh Phan- xi păng ); Trung du bắc bộ ; Tây Nguyên, và thành phố Đà Lạt.
- GV treo bản đồ, yêu cầu HS lên chỉ
- 1 số HS lên chỉ, lớp quan sátnhận xét trao đổi, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương HS làm tốt
- GV phát phiếu ( lược đồ trống )
- HS tự điền, 2,3 HS lên dán bảng.
 - Lớp nhận xét,bổ sung.
- GV nhận xét chung.
 Hoạt động 2 : Đặc diểm thiên nhiên và hoạt động sản xuất.
	* Mục tiêu: HS nêu đặc điểm địa hình và khí hậu ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên. HS nêu đặc điểm về con người và hoạt động ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên.
	* Cách tiến hành :
- Đọc câu hỏi 2 và gợi ý sgk / 97
- Cả lớp đọc thầm
- GV chia nhóm 4 để thảo luận chuyên sâu vào 1 đặc điểm của từng vùng.
- Nhóm 1,2 : Địa hình và khí hậu ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên
- Nhóm 3,4 : Dân tộc, trang phục, lễ hội, ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên
- Con người và các hoạt động sinh hoạt, sản xuất ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên.
- Trình bày :
- Lần lượt từng đặc điểm
- Lớp nhận xét, bổ sung 
- GV nhận xét chốt ý chung.
 	* Kết luận : Cả 2 vùng đều có những đặc điểm đặc trưng riêng về thiên nhiên, con người với cách sinh hoạt động sản xuất .
 Hoạt động 3 : Vùng trung du bắc bộ.
	* Mục tiêu : Nêu đặc điểm địa hình ở Trung du bắc bộ. Những việc làm của người dân để phủ xanh đất trống đồi trọc.
	* Cách tiến hành : 
- Tổ chức thảo luận nhóm đôi 
- Mỗi bàn là 1 nhóm
+ Trung du bắc bộ có đặc điểm địa hình như thế nào ?
- Là vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
+ Tại sao phải bảo vệ rừng ở trung du Bắc Bộ ?
- Rừng bị khai thác cạn kiệt, diện tích đất trống đồi trọc tăng lên.
- Trồng rừng che phủ đồi, ngăn chặn tình trạng đất bị xấu đi.
+ Những biện pháp để bảo vệ rừng ? 
- Trồng rừng nhiều hơn nữa, trồng cây công ngiệp dài ngày cây ăn quả.
- Dừng hành vi khai thác rừng phá rừng bừa bãi.
	* Kết luận : Cần được bảo vệ, không khai thác bừa bãi, tích cực trồng rừng.
 Hoạt động 4: Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở đồng bằng Bắc Bộ.
	* Mục tiêu: HS xác định được vị trí đồng bằng Bắc Bộ và Hà Nội trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Nêu được đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức xác định vị trí đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội trên bản đồ:
- HS quan sát và chỉ trên bản đồ.
- Trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
- HS thảo lận nhóm 2 trả lời.
- Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ? Nêu thứ tự công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo?
- HS thảo luận trước lớp. Lớp trưởng điều khiển.
- Vì sao Hà Nội là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá khoa học hàng đầu của nước ta?
* Kết luận: GV tóm tắt lại ý chính.
	4. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học. 
	5. Dặn dò:
- Về học thuộc nội dung ôn tập chuẩn bị tiết sau KTĐK
- HS trao đổi và trả lời.
Luyện từ và câu
Câu kể : Ai làm gì ?
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể : Ai làm gì ?
2. Kĩ năng: Nhận ra hai bộ phận CN, VN của câu kể : Ai làm gì ?, từ đó biết vận dụng kiểu câu kể : Ai làm gì ? vào bài viết.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II.Đồ dùng dạy- học :
- GV: phiếu học tập.
- HS: Thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS làm lại bài tập 2- tiết LTVC trước.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài
3.1. Nhận xét.
Bài tập 1, 2 :
- Hướng dẫn HS làm bài, sau đó gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3 :
- Gọi HS nêu miệng. 
- Nhận xét, đánh giá.
3.2. Ghi nhớ
- Rút ra ghi nhớ.
3.3. Luyện tập
Bài tập 1 :
- Hướng dẫn HS làm bài vào vở.
- Gọi HS trình bày miệng.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2 :
- Cho HS làm vào vở. Một HS làm bài vào phiếu BT
-
 GV chấm, chữa bài của HS.
Bài tập 3 :
- Hướng dẫn HS viết đoạn văn có sử dụng câu kể.
- Gọi HS đọc đoạn văn, nói rõ các câu văn là câu kể Ai làm gì?
- Nhận xét - ghi điểm.
4. Củng cố:
- Nhắc lại ý chính của bài.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Dặn về học bài và chuẩn bị bài giờ sau.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài (166).
- HS trao đổi theo cặp và làm vào VBT. 
- HS lên bảng chữa bài.
Lời giải : 
Câu
Từ ngữ chỉ hoạt động
Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động
3
4
5
6
7
nhặt cỏ, đốt lá
bắc bếp thổi cơm
tra ngô
ngủ khì trên lưng mẹ
sủa om cả rừng
các cụ già
mấy chú bé
các bà mẹ
các em bé
lũ chó
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài, phát biểu ý kiến.
Mẫu :
+ Người lớn làm gì ?
+ Ai đánh trâu ra cày ?
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào VBT.
- Một số HS trình bày bài của mình.
Lời giải
+ Các câu kể trong đoạn văn là : Câu 2, 3, 4.
'
- HS làm vào vở. Một HS làm bài vào phiếu BT
- Dán bài lên bảng - nhận xét 
Lời giải
+ Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để 
 CN VN
quét nhà, quét sân.
+ Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, 
 CN VN
treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
+ Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả 
 CN VN
mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS viết đoạn văn vào vở bài tập.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.
Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2010
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 5.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
2. Kĩ năng: Vận dụng chia hết cho 5 để chọn hay viết các số chia hết cho 5. Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp với dấu hiệu chia hết cho 5. HS làm được bài 1, 4.
3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- GV: bảng phụ.
	- HS: Thước kẻ, bút chì 
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Hát
2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS làm bài 3, 4.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài 
a. Dấu hiệu chia hết cho 5.
- GV viết ví dụ lên bảng và gọi HS thực hiện.
- Gọi HS nêu kết luận.
b. Thực hành.
Bài 1: 
- Cho HS nêu miệng.
- Nhận xét - ghi điểm.
Bài 4 : 
- Cho HS làm vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ
- GV chấm, chữa bài của HS.
4. Củng cố: 
- Gọi 1 HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Dặn về làm bài 2, 3, chuẩn bị bài sau .
* Ví dụ : 
20 : 5 = 4
30 : 5 = 6
40 : 5 = 8
15 : 5 = 3
25 : 5 = 5
35 : 5 = 7
41 : 5 = 8 (dư1)
32 : 5 = 6 (dư 2)
53 : 5 = 10 (dư 3)
44 : 5 = 8 (dư 4)
46 : 5 = 9 (dư 1)
37 : 5 = 7 (dư 2)
58 : 5 = 11 (dư 3)
19 : 5 = 3 (dư 4)
* Dấu hiệu chia hết cho 5 :
* Các số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
- HS đọc yêu cầu và làm bài miệng
Trong các số : 35 ; 8 ; 57 ; 660 ; 4674 ; 3000 ; 945 ; 5553
a. Số chia hết cho 5 là : 35 ; 660 ; 3000 ; 945.
b. Số không chia hết cho 5 là : 8 ; 57 ; 4674 ; 5553.
- HS làm vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ
a. Số vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 là : 660 ; 3000
b. Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là : 35 ; 945
Tập làm văn
Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
I. Mục đích, yêu cầu.
	1. Kiến thức: Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn. Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn. 
	2. Kĩ năng: Viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút.
	3. Thái độ: HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ viết lời giải BT 1.2,3 .
	- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy học.
	1. Hát
	2. Bài cũ: - Trả bài TLV viết: Nhận xét, công bố điểm.
	3. Bài mới: - Giới thiệu bài: 
3.1. Phần nhận xét:
- Đọc nối tiếp yêu cầu bài tập 1,2,3.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- Đọc thầm lại bài Cái cối tân/ tr-143 sgk.
- Cả lớp đọc thầm. Làm bài cá nhân.
- Trình bày: Trao đổi trước lớp
- Bài văn có 4 đoạn:
- GV cùng HS nhận xét, chốt bài đúng.
+ Mở bài: Đoạn 1:
+ Giới thiệu về cái cối được miêu tả trong bài.
+ Thân bài: Đoạn 2:
+ Tả hình dáng bên ngoài của cái cối.
 Đoạn 3:
+ Tả hoạt động của cái cối.
+ Kết bài: Đoạn 4:
+ Nêu cảm nghĩ về cái cối.
3.2. Phần ghi nhớ:
- GV rút ra ghi nhớ
- 3, 4 HS đọc.
3.3. Luyện tập:
Bài 1:
- Đọc thầm bài Cây bút máy.
- Cả lớp đọc.
- Thực hiện lần lượt các yêu cầu bài:
a. Bài văn gồm 4 đoạn. Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
b. Đoạn 2: Tả hình dáng bên ngoài của cây bút máy.
c. Đoạn 3 : Tả cái ngòi bút.
- Trao đổi cả lớp câu d.
- Câu mở đầu đoạn 3: Mở nắp ra...không rõ.
- Câu kết đoạn 3: Rồi em...vào cặp.
- Đoạn văn tả cái ngòi bút, công dụng của nó, cách bạn HS giữ gìn ngòi bút.
Bài 2. 
- GV cùng HS phân tích yêu cầu:
- Đề bài yêu cầu gì?
+ Tả bao quát cần tả về gì?
- HS đọc yêu cầu.
- Viết một đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
- Hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo, đặc điểm riêng.
- HS suy nghĩ viết bài vào VBT.
- Trình bày:
- Lần lượt HS đọc. Lớp nhận xét, trao đổi.
- GV nhận xét - ghi điểm..
 4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. 
	5. Dặn dò:
- Về nhà viết bài 2 vào vở. Xem trước bài tiết sau.
Khoa học
Ôn tập học kì I.
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức về: Tháp dinh dưỡng cân đối. Một số tính chất của nước, không khí; thành phần chính của không khí. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Vai trò của nước trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
	2. Kĩ năng: HS nêu được các kiến thức cơ bản về: Tháp dinh dưỡng cân đối. Một số tính chất của nước, không khí; thành phần chính của không khí. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Vai trò của nước trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
	3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: Hình vẽ tháp dinh dưỡng cân đối chưa hoàn thiện (TBDH), phô tô cho HS. Câu hỏi để HS bốc thăm.
	- HS: Thước kẻ, bút chì.
III. Hoạt động dạy học.
	1. Hát
	2. Kiểm tra bài cũ: Không khí gồm những thành phần nào?
 3. Bài mới
 Hoạt động 1: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
	* Mục tiêu: Giúp HS củng cố về hệ thống kiến thức: Tháp dinh dưỡng cân đối. Một số tính chất của nước, không khí; thành phần chính của không khí. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hoạt động N 2.
- GV phát hình vẽ : Tháp dinh dưỡng cân đối.
- Các nhóm thi đua hoàn thiện : Tháp dinh dưỡng cân đối.
- Trình bày sản phẩm:
- Dán phiếu đã làm xong lên. 1 nhóm hoàn thiện phiếu trên bảng lớp.
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện làm ban giám khảo.
- GV cùng ban giám khảo chấm:
- Nhóm xong trước, đúng - thắng cuộc.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi bốc thăm với nội dung 2 câu hỏi sgk/69.
- Lần lượt HS bốc thăm và trả lời.
- Lớp nhận xét trao đổi.
- GV nhận xét - tuyên dương.
+ Làm tương tự đối với vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên:
- HS trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
	* Kết luận: GV chốt lại ý chính.
 Hoạt động 2: Triển lãm
	* Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về: Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
	* Cách tiến hành: 
- Tổ chức hoạt động theo nhóm 4. Thi kể về vai trò của nước và không khí...
- GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình.
- Các nhóm cùng trao đổi. Cử thư kí ghi kết quả thảo luận vào phiếu.
- Trình bày:
- GV cùng HS nhận xét, chốt lại và cho điểm theo nhóm.
 4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. 
	5. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị giấy kiểm tra cho giờ sau.
- Đại diện nhóm nêu.
Chiều thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2010
Luyện viết 
Rất nhiều mặt trăng.
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: HS nghe- viết và trình bày đúng đoạn 1 của bài Rất nhiều mặt trăng.
2. Kĩ năng: HS viết đúng, đẹp bài chính tả.
3. Thái độ: HS ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- GV + HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát, KTSS
2. Bài cũ : Viết bảng con các từ : Hữu Trấp, đấu vật.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
- Đoạn văn cho em biết điều gì?
- Cho HS viết bảng con.
- Đọc cho HS viết vào vở.
- Đọc toàn bộ bài chính tả.
- GV thu bài chấm.
- Nhận xét bài của HS.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà viết lại những từ sai lỗi chính tả.
- 1 HS đọc bài chính tả. Cả lớp theo dõi
trong SGK.
+ Đoạn văn cho biết nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.
- HS nhận xét các hiện tượng chính tả, cách trình bày bài văn
- HS viết bảng con các từ : mặt trăng, vằng vặc.
- HS nghe, viết vào vở.
- HS soát lỗi.
 Luyện toán
Ôn Dấu hiệu chia hết cho 5
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
2. Kĩ năng: Vận dụng chia hết cho 5 để chọn hay viết các số chia hết cho 5. Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp với dấu hiệu chia hết cho 5. HS làm được bài 1, 2, 3. 4.
3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- GV: Phiếu BT
	- HS: bảng con
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Hát
2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS làm bài 3, 4.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài 
Bài 1: 
- Cho HS nêu miệng.
- Nhận xét - ghi điểm.
Bài 2 (96) : Viết số chia hết cho 5 thích hợp vào chỗ chấm.
- Yêu cầu HS làm vào phiếu BT
- Nhận xét - tuyên dương.
Bài 3 : Với ba chữ số 0 ; 5 ; 7 hãy viết các số có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó và đều chia hết cho 5 :
- Yêu cầu HS làm bảng con
- GV nhận xét
Bài 4 : 
- Cho HS làm vào vở BT. 
- GV chấm, ch

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc