Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Cầm Thi

Tiết 3: TẬP ĐỌC: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

I. MỤC TIÊU

- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện

- Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất đáng yêu (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 163, SGK phóng to.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn, câu văn cần luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS đọc phân vai truyện Trong quán ăn “Ba cá bống” trả lời câu hỏi.

+ Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào?

+ Những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú?

- Nhận xét lại.

2. Bài mới

- Giới thiệu bài

* Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện (3 lượt HS đọc). Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

- Gọi HS đọc chú giải.

- Cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu chú ý cách đọc.

* Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?

+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?

+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với người lớn?

- Câu chuyện Rất nhiều mặt trăng cho em hiểu điều gì?

* Đọc diễn cảm

- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc và hướng dẫn đọc diễn cảm.

- Đọc mẫu.

- Yêu cầu HS đọc diễn cảm.

- Tổ chức cho HS đọc phân vai đoạn văn.

- Nhận xét giọng đọc.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS trả lời.

- Lớp nhận xét

- HS đọc.

- HS đọc tiếp nối theo trình tự.

+ Đoạn 1: Ở vương quốc nọ nhà vua.

+ Đoạn 2: Nhà vua buồn lắm bằng vàng rồi.

+ Đoạn 3: Chú hề tức tốc tung tăng khắp vườn.

- HS đọc chú giải.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Lắng nghe.

+ Công chúa mong muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu cô có mặt trăng.

+ Họ nói rằng là đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được.

+ Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa xem nàng nghĩ về mặt trăng như thế nào đã. Vì chú tin rằng cách nghĩ của trẻ con khác với người lớn.

+ Công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng.

- Câu chuyện cho thấy cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

- Lắng nghe.

- 3 em đọc phân vai (dẫn truyện, chú hề, công chúa).

 

doc 25 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Cầm Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e.
- HS làm phiếu, nộp phiếu
- Trong nhóm thảo luận cách trình bày 
- Lắng nghe.
- Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày để hiểu rõ hơn về ý tưởng, nội dung của nhóm bạn.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe về nhà thực hiện
Tiết 5: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
I. MỤC TIÊU
- HS biết tự giác xếp hàng nhanh trật tự.
- Im lặng lắng nghe nhận xét của thầy TPT và BGH nhà trường.
II. CHUẨN BỊ
- Ghế học sinh
III. HOẠT ĐỘNG DƯỚI CỜ
- Nhắc nhở HS xếp hàng: HS xếp hàng nhanh trật tự, không xô đẩy nhau, ngồi ngay ngắn.
- Nghe thầy TPT nêu kế hoạch tuần học.
- Nghe đại diện BGH nhắc nhở chuẩn bị cho tuần học mới.
- Nhắc tổ trực nhật thu dọn ghế.
-----------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: TOÁN: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2
I. MỤC TIÊU
- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
- Biết số chẵn và số lẻ 
- BTCL: 1, 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ 
- SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
a) 62 321 : 307 
b) 81350 : 187
- Nhận xét lại, chữa bài. 
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài
* Cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2
- Giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2
- Cho HS thảo luận nhóm tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2
- Cho HS so sánh đối chiếu và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2
- Cho HS nhận xét gộp lại: “Các số có chữ số tận cùng là: 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2” 
- Cho HS quan sát để tìm những số không chia hết cho 2: “Các số có tận cùng là: 1, 3, 5, 7, 9 thì không chia hết cho 2”
* Giới thiệu cho HS biết số chẵn và số lẻ 
- Các số chia hết cho 2 gọi là số chẵn: 0, 2, 4, 6, 8,.
- Các số không chia hết cho 2 gọi là số lẻ : 1, 3, 5, 7, 9,
* Hướng dẫn thực hành
Bài 1
- Cho HS chọn ra những số chia hết cho 2. 
- Gọi vài HS đọc giải thích bài làm
- Nhận xét.
Bài 2
- Cho HS đọc yêu cầu của bài sau đó HS làm vào vở. 
- Nhận xét lại
(Học sinh trên chuẩn) 
- Viết số nhỏ nhất có 5 chữ số khác nhau
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
+ Các số như thế nào thì chia hết cho 2?
- Tiết sau: Dấu hiệu chia hết cho 5.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm bài.
a) 62 321 : 307 = 203 
b) 81350 : 187 = 435(dư 5)
- Lớp nhận xét
- HS thảo luận nhóm
+ Chia hết cho 2: 12, 24, 48, 50, 36...
+ Không chia hết cho 2: 13, 21, 35...
- HS nêu kết quả 
- HS nhận xét, nhắc lại
- HS tìm: 13, 21, 35...
- HS nhắc lại
- HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm đôi.
- 2 em trình bày kết quả, HS khác nhận xét.
a. Số chia hết cho 2 là: 98; 1000; 744; 7536; 5782.
b. Số không chia hết cho 2 là: 35; 89; 867; 84 683; 8401.
- 2 em ngồi cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả cho nhau.
a. 42; 78; 56; 34.
b. 721; 453.
- 1 em đọc yêu cầu bài và tự làm vào vở.
346; 364; 436; 634.
- HS nhận xét.
- HS nêu: Số nhỏ nhất có năm chữ số khác nhau là: 10234
- HS trả lời.
- Lắng nghe
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU 
- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì? (nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2, mục III) viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì? (BT3, mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy khổ to và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Thế nào là câu kể? Cuối câu kể dùng dấu gì?
- Nhận xét lại, sửa chữa câu.
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài
* Nhận xét 1, 2
1. Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
2. HS đọc yêu câu
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Câu: “Trên nương, mỗi người một việc” cũng là câu kể nhưng không có từ chỉ hoạt động, vị ngữ của câu là cụm danh từ.
* Nhận xét 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động là gì?
+ Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động ta nên hỏi như thế nào?
- Gọi HS đặt câu hỏi cho từng câu kể (1 hs đặt 2 câu: 1 câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động, 1 câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động)
- Nhận xét phần HS đặt câu và kết luận câu hỏi đúng.
* Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS gạch chân dưới chủ ngữ, vị ngữ viết tắt ở dưới là CN, VN.
- Gạch giữa CN và VN dấu gạch (/).
- Gọi HS chữa bài.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày, sửa lỗi dùng từ, đặt câu 
3. Củng cố, dặn dò
- Hỏi: câu kể Ai làm gì? Có những bộ phận nào? Cho ví dụ?
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
+ Câu kể dùng để: kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc, nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
+ Cuối câu kể có dấu chấm.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu nhận xét 1. 
- 2 em đọc đoạn văn.
- HS đọc yêu cầu nhận xét 2. 1 HS đọc câu văn.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thảo luận, làm bài.
- Nhận xét, hoàn thành phiếu
- Lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng.
+ Là câu: Ngưới lớn làm gì?
- Hỏi : Ai đánh trâu ra cày?
- 2 HS thực hiện. 1 HS đọc câu kể, 1 HS đọc câu hỏi.
- HS đọc, cả lớp đọc thầm.
Câu 1: Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
Câu 2: Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
Câu 3: Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
Câu 1: Cha tôi/ làm cho tôi chiếc chổi cọ để 
 CN VN
quét nhà, quét sân.
Câu 2: Mẹ/ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, 
 CN VN
treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
Câu 3: Chị tôi/ đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
 CN VN
- HS tự viết bài vào vở, gạch chân bằng bút chì dưới những câu hỏi Ai làm gì? 2 HS ngồi cùng bàn đổi vở cho nhau để chữa bài.
- 3 HS trình bày.
- HS trả lời
- Lắng nghe
Tiết 3: CHÍNH TẢ (Nghe viết): MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
I. MỤC TIÊU
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi 
- Làm đúng BT2 b
GDBVMT: Thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu ghi nội dung bài tập 2b 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp: cặp da, gia dụng, lật đật, lấc cấc, lấc xấc, vật nhau.
- Nhận xét về chữ viết của HS
2. Bài mới 
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn.
+ Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về với rẻo cao. 
GDBVMT
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
* Nghe viết chính tả
- Đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải 
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- Thu chấm 5 bài.
- Nhận xét bài viết của HS. 
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài và bổ sung 
- Kết luận lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- Qua bài viết các em thấy được những nét đẹp gì trên đất nước ta?
- Vậy chúng ta phải như thế nào trước vẻ đẹp đó?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra (Đọc)
- HS thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc.
+ Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng trên sườn đồi, nước suối cạn dần, những chiếc lá vàng cuối cùng đã lìa cành.
- Các từ ngữ: sườn núi, trườn xuống, chít bạc, nhẵn nhụi, khua lao xao,
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
- HS đọc
+ giấc, đất, vất.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao
- Thêm yêu quý môi trường thiên nhiên
- Lắng nghe
Tiết 4: KỂ CHUYỆN: MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
I. MỤC TIÊU 
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK) bước đầu kể lại được câu chuyện “Một phát minh nho nhỏ” rõ ý chính, đúng diễn biến.
- Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh hoạ trang 167/SGK phóng to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS kể lại chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em.
- Nhận xét.
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài
- GV kể chuyện lần 1: chậm rãi, thong thả, phân biệt được lời nhân vật.
- GV kể lần 2: Kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ.
+ Tranh 1: Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.
+ Tranh 2: Ma-ri-a tò mò len ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.
+ Tranh 3: Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa ở bàn ăn. Anh trai của Ma-ri-a xuất hiện và trêu em.
+ Tranh 4: Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé vừa phát hiện.
+ Tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích cho 2 em.
* Kể trong nhóm: (nhóm 5 HS)
- Yêu cầu HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của chuyện. Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn 
* Kể trước lớp
- Gọi HS thi kể nối tiếp.
- Gọi HS kể toàn chuyện.
- Khuyến khích HS dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn kể.
+ Theo bạn Ma-ri-a là người thế nào?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Bạn học tập ở Ma-ri-a điều gì?
+ Bạn nghĩ rằng có nên tò mò như Ma-ri-a không?
- Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi.
3. Củng cố, dặn dò
 - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
- Tiết sau: Ôn tập cuối HKI
- Nhận xét tiết học.
- HS kể chuyện.
- Lắng nghe.
- HS kể chuyện trao đổi với nhau về ý nghĩa chuyện.
- HS kể, mỗi HS chỉ kể nội dung một bức tranh.
- HS thi kể.
- HS suy nghĩ trả lời
+ Muốn trở thành HS giỏi cần phải biết quan sát, tìm tòi, học hỏi, tự kiểm nghiệm những điều đó từ thực tiễn.
- Lắng nghe
Tiết 5: KĨ THUẬT (GV Bộ môn)
-----------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: TOÁN: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5
I. MỤC TIÊU
 - Biết dấu hiệu chia hết cho 5.
 - Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5 
 - BTCL: 1, 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bảng phụ - SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
+ Các số như thế nào thì chia hết cho 2?
+ Các số như thế nào thì không chia hết cho 2?
- Nhận xét lại.
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài
* Hướng dẫn tìm dấu hiệu chia hết cho 5
- Hướng dẫn tương tự bài dấu hiệu chia hết cho 2
- Cho HS nêu ví dụ về các số chia hết cho 5, các số không chia hết cho 5 viết thành 2 cột. Sau đó cho HS chú ý đến các số chia hết cho 5, rút ra nhận xét.
- Các số có tận cùng là chữ số 0 hoặc chữ số 5 thì chia hết cho 5.
- Tiếp tục cho HS chú ý đến cột ghi phép tính không chia hết cho 5 từ đó nêu được những số không chia hết cho 5 là các số tận cùng không không phải là 0; 5.
 - Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng bên phải nếu là 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho 5. Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5.
* Thực hành
Bài 1
- Cho HS nêu miệng
- Nhận xét tuyên dương.
Bài 4
- Cho HS nêu đề bài và yêu cầu cả lớp làm bài vào vở
* Viết tiếp 3 số nữa vào dãy số sau: (Học sinh trên chuẩn)
a. 1, 4, 7, 10, 13,.,..,.. 
b. 1, 2, 4, 8, 16,.,.,.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
- Nhận xét tiết học.
- Các số có chữ số tận cùng là: 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2” 
- Các số có chữ số tận cùng là: 1, 3, 5, 7, 9 thì không chia hết cho 2
- Lớp nhận xét
- HS thảo luận nhóm đôi tìm và nêu kết quả. 
- HS lấy ví dụ
- HS nhắc lại: “Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5”.
- HS nhìn, nêu.
- HS đọc và giải thích theo nhóm đôi
a. Các số chia hết cho 5 là: 35; 660; 3000; 945.
b. Các số không chia hết cho 5 là: 8; 57; 4674; 5553.
- HS lên bảng làm
- HS trình bày 
a. Số vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 là: 660; 3000.
b. Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 35; 945.
a. 1, 4, 7, 10, 13, 16, 19, 21
b. 1, 2, 4, 8, 16, 32, 64, 128
Tiết 2: THỂ DỤC (GV Bộ môn)
Tiết 3: TẬP ĐỌC: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (tt)
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 168, SGK phóng to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện và trả lời câu hỏi nội dung bài.
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với người lớn?
- Câu chuyện Rất nhiều mặt trăng cho em hiểu điều gì?
- Gọi HS đọc toàn bài và HS nêu ý nghĩa
- Nhận xét cách đọc.
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài
* Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Gọi HS tiếp nối đọc từng đoạn chuyện (3 lượt HS đọc). GV chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. 
- Gọi HS đọc phần chú giải
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc lại toàn bài
- Đọc mẫu, chú ý cách đọc
* Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nhà vua lo lắng về điều gì?
+ Vì sao một lần nữa các vị đại thần, các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?
- Yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
- Gọi HS đọc câu hỏi 4 cho các bạn trả lời.
- Ghi nội dung chính lên bảng: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
* Đọc diễn cảm
- Giới thiệu đoạn văn và hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Đọc mẫu 
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS đọc phân vai.
- Yêu cầu HS đọc phân vai (chú hề, công chúa, người dẫn chuyện).
- Nhận xét giọng đọc.
3. Củng cố, dặn dò
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Em thích nhân vật nào trong chuyện? Vì sao?
- Tiết sau: Ôn tập và kiểm tra HKI.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- Công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng.
- Câu chuyện cho thấy cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
- 1 HS đọc.
- HS đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Nhà vua rất mừng  bó tay.
+ Đoạn 2: Mặt trăng  dây chuyền ở cổ.
+ Đoạn 3: Làm sao mặt trăng  ra khỏi phòng.
- HS đọc trong SGK
+ Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả sẽ ốm trở lại.
+ Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rộng trên không làm cách nào làm cho công chúa không nhìn thấy được.
+ Chú hề đặt câu hỏi như vậy để dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời và một mặt trăng đang nằm trên cổ cô.
- Đọc và trả lời câu hỏi 4 theo ý hiểu của mình.
- HS nhắc lại.
- Luyện đọc trong nhóm.
- HS đọc.
- HS phân vai, cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc.
- HS trả lời
- Lắng nghe
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn (nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn (BT1, mục III); viết một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bài văn Cây bút máy viết sẵn trên bảng lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Trả bài viết: Tả một đồ chơi mà em thích.
- Nhận xét về cách viết văn của HS.
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài
* Nhận xét 1, 2, 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc bài Cái cối tân (trang 143, 144, SGK). Yêu cầu HS theo dõi trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trình bày, mỗi HS chỉ nói về một đoạn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Hỏi: Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa như thế nào?
+ Nhờ đâu em nhận biết được đoạn văn có mấy đoạn.
* Ghi nhớ
- Gọi HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
* Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài.
- Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng.
Bài 2
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS trình bày, chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. 
3. Củng cố, dặn dò
- Mỗi đoạn văn miêu tả có những ý nghĩa gì?
+ Khi viết mỗi đoạn văn cần chú ý điều gì?
- Dặn HS về nhà hoàn thành tiếp BT2. Chuẩn bị tiết sau
- Nhận xét tiết học.
- HS nghe
- HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi, trao đổi, dùng bút chì đánh dấu các đoạn văn và tìm nội dung chính của mỗi đoạn văn.
- Lần lượt trình bày.
- Đoạn văn miêu tả đồ vật thường giới thiệu về đồ vật được tả, tả hình dáng, hoạt động của đồ vật đó hay nêu cảm nghĩ của tác giả về đồ vật đó.
+ Nhờ các dấu chấm xuống dòng để biết được số đoạn trong bài văn.
- HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, dùng bút chì đánh dấu vào SGK.
- Tiếp nối nhau thực hiện từng yêu cầu.
a. Bài văn gồm có 4 đoạn
+ Đoạn 1: Hồi học lớp 2đến một cây bút máy bằng nhựa.
+ Đoạn 2: Cây bút dài gần 1 gang tay đến bằng sắt mạ bóng loáng.
+ Đoạn 3: Mở nắp ra , em thấy ngòi bút đến trước khi cất vào cặp.
+ Đoạn 4: Đã mấy tháng rồi đến bác nông dân cày trên đồng ruộng.
b. Đoạn 2: Tả hình dáng của cây bút.
c. Đoạn 3: Tả cái ngòi bút.
d. Trong đoạn 3
- Câu mở đoạn: Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ không rõ.
- Câu kết đoạn: Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị toè trước khi cất vào cặp.
- Đoạn văn tả cái ngòi bút, công dụng của nó, cách bạn HS sử dụng ngòi bút.
- HS tự viết bài.
- HS trình bày.
- HS trả lời. 
- HS nghe.
Tiết 5: LỊCH SỬ: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU 
- Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc, hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập, nước Đại Việt thời Lý, nước Đại Việt thời Trần. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu thảo luận nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
+ Nhà trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu?
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét lại.
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài
* Thảo luận nhóm
+ Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Kinh đô đặt ở đâu?
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào thời gian nào? Vì sao Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa ?
- Gọi đại diện trình bày
- Gọi nhóm khác nhận xét
- Kết luận: Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng 700 năm TCN kinh đô đóng tại Phong Châu - Phú Thọ.
* Thảo luận nhóm
+ Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối đất nước ta thời bấy giờ? 
+ Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố và xây dựng đất nước?
- Gọi đại diện trình bày
- Gọi nhóm khác nhận xét
- Kết luận: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương bắc và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của đất nước.
* Trò chơi
- Nêu tên trò chơi: Ai nhanh ai đúng
- Nêu luật chơi: Gồm 2 đội chơi mỗi đội 5 bạn. Các bạn còn lại làm trọng tài. Lần lượt một bạn đội 1 nêu lên 1 mốc thời gian 1 bạn đội 2 nêu với 1 sự kiện tương ứng. Trong thời gian 3 phút đội nào nêu nhanh và đúng là đội đó thắng.
- Nhận xét và khen đội chơi tốt.
3. Củng cố, dặn dò
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học.
- Khi giặc mạnh, vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu, vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút lui khỏi bờ cõi nước ta.
- Lớp nhận xét
- HS mở SGK, theo dõi bài.
- HS thảo luận nhóm các câu hỏi 
- Đại diện trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm các câu hỏi 
- Đại diện trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS chơi
- HS lắng nghe.
-----------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: ĐỊA LÍ: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
Nội dung ôn tập và kiểm tra định kì:
- Hệ thống những kiến thức đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ địa lí tự nhiên, bản đồ hành chánh Việt Nam.
- Lược đồ trống Việt Nam treo tường và của cá nhân HS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
+ Thủ đô Hà Nội có đặc điểm gì? Nằm ở đâu?
+ Thủ đô Hà Nội còn là nơi quan trọng như thế nào đối với nước ta?
- Nhận xét lại.
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài
* Vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ
- Treo bản đồ tự nhiên Việt Nam.
+ Chỉ trên bản đồ các dãy núi chính và đồng bằng Bắc Bộ
- Phát lược đồ trống cá nhân cho HS điền.
+ Đặc điểm của các dãy núi chính, vùng Tây Nguyên và đồng bằng Bắc Bộ.
- Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận và trình bày về đặc điểm của các dãy núi chính, vùng Tây Nguyên và đồng bằng Bắc Bộ.
- Nhận xét bổ sung
- Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của nước ta, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. Đồng bằng có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi; ven các sông có đê để ngăn lũ.
+ Em hãy cho biết thủ đô Hà Nội nằm ở đâu?
+ Em hãy nêu các đặc điểm chính về thủ đô Hà Nội.
- Nhận xét lại, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò
- Về nhà ôn bài chuẩn bị kiểm tra học kì I.
- Nhận xét tiết học.
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của đất nước 
- HS nhận xét 
- HS làm việc cá nhân, lên chỉ bản đồ.
- HS làm bài vào PHT 
- HS thảo luận nhóm: 2 nhóm 1 nội dung.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe
+ Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. 
+ Nơi có sông Hồng chảy qua, rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong nước và thế giới. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học hàng đầu của nước ta.
- HS nhận xét
- Lắng nghe
Tiết 2: TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
- Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản. 
- BTCL: 1, 2, 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, Bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Cho vài HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5, cho ví dụ chỉ rõ số chia hết ch

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17.doc