Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2014-2015

Tiết 1: Toán.

Tiết 72: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ

Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành

- Biết thực hiện tính chia. - Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số (Chia hết, chia có dư).

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số (Chia hết, chia có dư).

* Bài tập cần làm: BT1; Bài 3a. HS khá, giỏi: Làm cả 3 bài tập.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán, thực hiện giải bài toán có lời văn và tìm thành phần chưa biết.

- Rèn kĩ năng: Lắng nghe, hợp tác, xử lí và phản hồi thông tin, kĩ năng điều hành nhóm.

3. Thái độ: GD ý thức chăm chỉ học tập.

- Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 24 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gì?
- Tổ chức cho các nhóm kể chuyện hoặc hát, đọc thơ ca ngợi lòng biết ơn thầy cô giáo.
* Giảng: Các em đã học lớp khác có nhiều bạn vẫn nhớ thầy cô giáo cũ. Đối với thầy cô giáo cũ hay thầy cô giáo mới chúng ta luôn luôn ghi nhớ, biết ơn, biết yêu quý kính trọng thầy cô.
* Hoạt động 2: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo.
- Cho HS làm theo nhóm. 
- Hết thời gian cho trưng bày sản phẩm.
*GV: Chăm ngoan học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn.
3. Kết luận:
* Củng cố: Nêu những việc làm của em thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
* Dặn dò: Thực hiện tốt những điều đã được học. 
- 1 HS trả lời.
- HS hát tập thể.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Hoạt động theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Một chữ...cũng là thầy.
+ Không thầy đố mày làm nên.
+ Muốn sang...yêu lấy thầy.
+ Tôn sư trọng đạo.
- Phải biết kính trọng yêu quý thầy cô vì thầy cô dạy chúng ta điều hay lẽ phải, giúp chúng ta nên người.
- Hoạt động nhóm
- HS làm bưu thiếp cá nhân.
- HS trình bày sản phẩm theo nhóm.
- Nhận xét.
- HS nêu.
Tiết 3: Luyện từ và câu.
Tiết 29. MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI
Những kiến thức HS đã biết liên quan đên bài học
Những kiến thức mới trong bài được hình thành
- Biết một số đồ chơi và trò chơi
- HS biết tên một số đồ chơi, trò chơi, những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại.
- Biết các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi..
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết tên một số đồ chơi, trò chơi, những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại. Biết các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi..
2. Kỹ năng: Hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ bạn, phản hồi và sử lý thông tin. 
3. Thái độ: Giáo dục HS biết lựa chọn các trò chơi vui, khỏe, có ích, an toàn.
- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh vẽ các đồ chơi, trò chơi trong SGK.
 Bảng phụ viết lời giải bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
* Ổn định tổ chức:
* Bài cũ: Em đã chơi những trò chơi gì ? Các trò chơi đó đem lại cho em cảm giác như thế nào ?
* Giới thiệu bài: 
2. Phát triển bài:
* Bài 1 ( 147 )
- Yêu cầu HS đọc bài tập.
- Cho HS quan sát tranh minh họa
- Cho HS trao đổi cặp 
- Gọi HS trình bày giới thiệu từng tranh trớc lớp.
- Gọi HS nhận xét.
* Bài 2 ( 148 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS hoạt động nhóm 4 
2 nhóm làm bảng nhóm.
- Gọi HS nhận xét.
* GV: Những đồ chơi, trò chơi các em vừa kể trên có cả đồ chơi, trò chơi riêng bạn nam thích hoặc riêng bạn nữ thích có những trò chơi phù hợp với bạn nam, nữ.
* Bài 3 ( 148 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thảo luận cặp.
- Gọi 1 HS cặp trình bày trước lớp 
- Gọi HS nhận xét.
* Bài 4 ( 148)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm VBT
- Gọi HS nối tiếp nêu ý kiến
- Gọi HS nhận xét.
3. Kết luận:
* Củng cố:
+ Qua bài học hôm nay giúp em biết thêm những điều gì về trò chơi và đồ chơi?
* Dặn dò: Biết chơi các trò chơi có lợi cho sức khỏe, không chơi các trò chơi bạo lực, trò chơi nguy hiểm đến tính mạng.
Hát chuyển tiết. 
- HS kể. 
.
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát tranh minh họa
- HS trao đổi cặp, 1 số cặp trình bày
+ Tranh 1: đồ chơi: diều
 Trò chơi: thả diều,
+ Tranh 2: 
Đồ chơi: đầu sư tử, đèn ông sao.
Trò chơi: múa sư tử, rước đèn ông sao.
+ Tranh 3: 
Đồ chơi: dây, búp bê, bộ xếp hình, nhà cửa, đồ nấu bếp
 Trò chơi: nhẩy dây, xếp hình.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu
- HS hoạt động nhóm, 2 HS làm bảng nhóm.
- Đồ chơi: bóng, quả cầu, kiếm, quân cờ, đu , cầu trượt, đồ hàng, các viên sỏi, que chuyền, tàu hỏa, máy bay, mô tô.
- Trò chơi: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, cờ tướng, đu quay, cầu trượt, chơi ô ăn quan, chơi chuyền, chơi bi, cưỡi ngựa.
- HS nhận xét.
- HS nghe
- HS đọc yêu cầu
- HS làm thảo luận, 1 số cặp trình bày.
- Kết quả: 
a. Trò chơi bạn nam thích: đá bóng, đấu kiếm, bắn súng, cờ tướng, lái máy bay trên không, lái mô tô.
- Trò chơi bạn nữ thích: búp bê, nhẩy dây, nhẩy ngựa, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò.
- Trò chơi cả nam, nữ thích. thả diều, 
rước đèn, điện tử, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê.
b. Những trò chơi có ích và ích lợi của chúng khi chơi: 
- Thả diều ( thú vị, khỏe )
- Rước đèn ông sao ( vui )
- búp bê ( khéo léo, dịu dàng )
- Nhẩy dây ( nhanh, khỏe )
c. Những đồ chơi, trò chơi có hại và tác hại của chúng khi chơi.
- Súng phun nước ( làm ướt người khác )
- Đấu kiếm ( dễ làm cho nhau bị thương )
- Súng cao su ( làm bị thương )
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT, HS nối tiếp đọc câu mình đặt.
+ Các từ ngữ: say mê, hăng say, thú vị, hào hứng, ham thích, đam mê, say xa.
- HS nối tiếp đặt câu.
+ Em rất hào hứng khi chơi đá bóng.
+ Nam rất ham thích thả diều.
+ Em gái em rất thích chơi đu quay.
- HS nhận xét.
- HS nêu
Tiết 4: Địa lí.
Bài 14. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ( Tiếp )
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở ĐBBB.
- Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
- Dựa vào ảnh mô tả cảnh chợ phiên.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc,...
- Dựa vào ảnh mô tả cảnh chợ phiên
- HS khá giỏi biết khi nào một làng trở thành làng nghề.
2. Kĩ năng: Quan sát, mô tả, hợp tác, chia sẻ và sử lí thông tin
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về ĐBBB, tự hào trân trọng sản phẩm nghề thủ công, các thành quả lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình 9,10, 11, 12, 13, 14, 15, bản đồ, lược đồ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
* Ổn định tổ chức
* KTBC: Hãy kể tên những cây trồng, vật nuôi chính ở ĐBBB?
* Giới thiệu bài
2. Phát triển bài:
*Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
+ Theo em thế nào là nghề thủ công?
+ Nghề thủ công truyền thống ở ĐBBB có từ lâu chưa?
+ Kể tên các làng nghề thủ công ở ĐBBB mà em biết?
* GV: Nghề thủ công ở ĐBBB xuất hiện từ rất sớm nhiều nghề đã đạt tới trình độ tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước...loại hàng thủ công.
- Cho HS quan sát hình 9-> 14
* GV: Đồ gốm được làm từ nguyên liệu đất sét đặc biệt ( Cao lanh )
+ Nêu thứ tự các công đoạn làm ra 1 sản phẩm gốm?
- Cho HS xem các sản phẩm đồ gốm.
+ Em có nhận xét gì về đồ gốm?
+ Làm nghề gốm đòi hỏi người nghệ nhân những gì?
+ Chúng ta phải có thái độ như thế nào với sản phẩm gốm cũng như các sản phẩm thủ công khác?
* GV: Để làm ra một sản phẩm gốm mất rất nhiều công đoạn đòi hỏi người thợ thủ công phải hết sức tỉ mỉ, khéo léo chính vì vậy khi sử dụng những đồ gốm chúng ta phải giữ gìn và tôn trọng những người làm ra sản phẩm đó. Làng nghề nổi tiếng là Bát Tràng ở Hà Nội.
* Chợ phiên. Hoạt động cả lớp.
- Ở ĐBBB hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra tấp nập nhất ở đâu?
- Cho HS thảo luận cặp quan sát H15.
+ Chợ phiên có đặc điểm gì về cách bày bán hàng, về hàng hóa, về người đi chợ?
+ Nhìn các hàng hóa ở chợ ta có thể biết người dân ở địa phương sống chủ yếu bằng nghề gì?
3. Kết luận:
* Củng cố: Qua bài học ngày hôm nay giúp các em hiểu thêm được gì về HĐSX của người dân ở ĐBBB?
- Nhận xét giờ
* Dặn dò: Tìm hiểu về nghề nghiệp, người dân, phong tục ở địa phương em.
Hát chuyển tiết.
- 2 HS nêu, lớp nhận xét.
- Nghề làm chủ yếu bằng tay, dụng cụ làm đơn giản, sản phẩm đạt trình độ tinh xảo.
- Có từ rất lâu tạo nên những làng nghề truyền thống.
- Vạn Phúc: Dệt lụa
- Bát Tràng: Gốm sứ.
- Kim Sơn: Dệt chiếu.
- Đồng Sâm: Chạm bạc....
- Nhào đất - tạo dáng - phơi - vẽ hoa văn - tráng men - đưa vào lò nung - lấy sản phẩm từ lò nung ra.
- HS quan sát sản phảm đồ gốm
- Tỉ mỉ, khéo léo.
- Để làm ra sản phẩm gốm, người lao động rất vất vả, mất nhiều công đoạn.
- Giữ gìn, tôn trọng.
- Chợ phiên
- Bày hàng dưới đất không cần sạp.
 Hàng hóa là: rau, khoai, trứng, cá....
- Người đi chợ là người dân địa phương.
- Nghề nông, thủ công,...
- HS phát biểu nội dung bài.
Ngày soạn: 16/12/2013
Ngày giảng: Thứ tư ngày 18 tháng 12 năm 2013 
Tiết 1: Toán. 
 Tiết 73 : CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp)
Những kiến thức HS đã biết liên quan đên bài học
Những kiến thức mới trong bài được hình thành
- Biết cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
 - Biết cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
- Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
- Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán, giải toán có lời văn.
- Rèn cho HS kĩ năng: Lắng nghe, hợp tác, xử lí và phản hồi thông tin.
3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng nhóm, bút dạ
- HS: Nháp, bảng con
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
* Ổn định:
*. Bài cũ:
- 2 HS lên bảng: 469 : 67 = 7 
 397 : 56 = 7 d 5.
- HS nhận xét.
* Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
2. Phát triển bài:
a. Ví dụ
- GV ghi bảng: 8 192 : 64 = ?
- Gọi HS đọc phép chia
- Cho HS đặt tính và tính ra nháp, 1 HS lên bảng thực hiện.
+ Nêu các bước tính?
+ Chúng ta phải thực hiện phép chia theo thứ tự nào? Mỗi lần chia thực hiện theo mấy bước?
- GV ghi bảng: 1 154 : 62 = ?
- Gọi HS đọc phép chia
- Cho HS đặt tính và tính ra nháp, 1 HS lên bảng.
+ Qua 2 ví dụ em có nhận xét gì?
+ Khi thực hiện phép chia có dư ta cần lưu ý điều gì?
b. Thực hành.
* Bài 1 ( 82) Đặt tính rồi tính.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vở, 4 HS làm bảng nhóm.
- Gọi HS nhận xét.
* Bài 2 ( 82) 
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm nháp, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét.
* Bài 3 ( 82) Tìm x
- Cho HS làm vở ô ly, 2 HS làm bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét.
3. Kết luận :
- Nêu cách chia cho số có hai chữ số?
- Nhận xét giờ
- Xem lại các bài đã chữa, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng
- HS đọc phép chia.
- HS đặt tính và tính ra nháp, 1 HS làm bảng
 8192 64
 64 128
 179
 128
 512
 512
 0
- 8 192: 64 = 128
- Chia từ trái qua phải, mỗi lần chia thực hiện ba bước.
- HS đọc phép chia.
- HS đặt tính và tính ra nháp, 1 HS làm bảng
 1154 62
 62 18
 534
 496
 38
- 1 154 : 62 = 18 dư 38
- Ví dụ 1 là phép chia hết, ví dụ 2 là phép chia có dư.
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
* HS đọc yêu cầu
- HS làm vở, 4 HS làm bảng nhóm.
- Đáp án: a. 57 ; 71 d 3.
 b. 123; 127 d 2.
- HS nhận xét.
* HS đọc yêu cầu.
* 3 500 bút chì theo từng tá: 1 tá: 12 cái
* Đóng bao nhiêu tá bút chì còn thừa :...bút chì?
- HS làm nháp, 1 HS làm bảng phụ
 Bài giải:
Đóng đợc nhiều nhất số tá bút chì và còn thừa.
3 500 : 12 = 291 tá ( dư 8 bút )
 Đáp số: 291 tá ( d 8 bút )
- HS nhận xét.
- HS làm vở ô ly, 2 HS làm bảng.
 x = 24 x = 53
- HS nhận xét.
- HS nêu.
Tiết 2: Thể duc. 
 Tiết 29 : ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG 
 TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”
Những kiến thức HS đã biết liên quan đên bài học
Những kiến thức mới trong bài được hình thành
- Đã học 8 động tác và trò chơi “đua ngựa”.
- Hoàn thiện bài TDPTC. Yêu cầu tập thuộc cả bài và thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Trò chơi: " thỏ nhảy “
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hoàn thiện bài TDPTC. Yêu cầu tập thuộc cả bài và thực hiện động tác cơ bản đúng.
2. Kĩ năng: - Trò chơi: " thỏ nhảy ". Yêu cầu tham gia vào trò chơi nhiệt tình, sôi nổi và chủ động.
- Rèn kĩ năng: hoạt động nhóm, phối hơp với bạn chơi trò chơi, 
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức rèn luyện thân thể
II. Địa điểm - phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.- Phương tiện: 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
1. Giới thiệu bài:
- Tập hợp, điểm số, báo cáo.
- Giới thiệu bài.
- Khởi động: các khớp, chạy theo một hàng dọc.
- Trò chơi: Chim bay, cò bay.
2. Phát triển bài:
a. Ôn bài TDPTC.
- Ôn bài TDPTC: 3 lần.
- Lần 1 GV hô cho cả lớp tập.
- Lần 2,3 Cán sự hô, GV quan sát, sửa sai.
- Biểu diễn thi giữa các tổ bài TDPTC.
b. Trò chơi vận động.
- Trò chơi: Thỏ nhảy.
- HS khởi động lại các khớp.
- GV nêu tên trò chơi.
- Nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử, chơi thật.
3. Kết luận:
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- GV và HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ.
6 phút
24 phút
12 phút
12 phút
5 phút
 X
€€€€€€5
€€€€€€
 €€€€€€
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
 X
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
 X
Tiết 3 : Kể chuyện. 
Tiết 15 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
Những kiến thức HS đã biết liên quan đên bài học
Những kiến thức mới trong bài được hình thành
- Dựa vào gợi ý kể được câu chuyện theo yêu cầu của đề bài.
- Kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
 - Hiểu ý nghĩa chuyện, tính cách của nhân vật trong mỗi câu chuyện bạn kể.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá nội dung chuyện, lời kể của bạn.
 - Rèn kĩ năng : Lắng nghe, hợp tác, xử lí và phản hồi thông tin, kĩ năng điều hành nhóm. 
 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức làm bài
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Đề bài viết sẵn trên bảng lớp
- HS: HS chuẩn bị những câu chuyện có nhân vật và đồ chơi hay các con vật gần gũi với trẻ em.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
* Ổnn định tổ chức:
* Bài cũ:
+ 3 HS nối tiếp kể lại câu chuyện Búp bê của ai?
- HS nhận xét.
* Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
2.1. Hướng dẫn kể chuyện.
a. Tìm hiểu đề bài.
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV phân tích, gạch chân: Đồ chơi của trẻ em, con vật gần gũi.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc tên chuyện.
+ Em còn biết những chuyện nào có nhân vật là đồ chơi của trẻ em hoặc là con vật gần gũi với trẻ em.
- Em hãy giới thiệu câu chuyện của mình kể cho các bạn nghe.
b. Kể trong nhóm.
- Cho HS kể chuyện và trao đổi với bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện ( 3 phút )
- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn.
c. Kể trước lớp.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp
- Khuyến khích HS hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, về ý nghĩa truyện.
- Gọi HS nhận xét.
3. Kết luận:
+ Những câu chuyện mà các em vừa kể đều nói lên điều gì?
- Chuẩn bị bài sau.
- 3 HS kể
- HS đọc đề bài.
- Chú lính trì dũng cảm - An - đéc - xen.
- Võ sĩ bọ ngựa - Tô Hoài.
- Chú Đất Nung - Nguyễn Kiên.
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Chú mèo Đi - hia; Vua lợn; Con ngỗng vàng; Con thỏ thông minh.
- Tôi xin kể chuyện Dế mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài. Tôi xin kể .....
* HS kể chuyện và trao đổi về tính cách nhân vật, ý nghĩa câu truyện.
- HS kể chuyện theo nhóm
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện
- HS nhận xét.
- Đều nói lên những nhân vật là đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
Tiết 4: Anh văn.
(GV chuyên dạy)
Ngày soạn: 17/12/2014
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 19 tháng 12 năm 2014
Tiết 1: Toán.
Tiết 75: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( Tiếp) 
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết thực hiện tính chia.
- Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (Chia hết, chia có dư). Hoàn thành BT1; HSKG hoàn thành BT2.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
- Rèn kĩ năng quan sát, hợp tác, giúp đỡ bạn, chia sẻ và phản hồi thông tin
3. Thái độ: Giáo dục HS biết giúp đỡ bạn gặp khó khăn trong khi làm bài. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giơí thiệu bài:
* Ổn định tổ chức:
* KTBC: Yêu cầu HS thực hiện phép tính
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Giới thiệu bài. 
2. Phát triển bài:
a, Ví dụ. 
- GV ghi bảng: 
 10 105 : 43 = ?
- Gọi HS đọc phép chia
- Yêu cầu HS đặt tính và tính ra nháp, 1 HS lên bảng thực hiện.
+ Chúng ta phải thực hiện phép chia theo thứ tự nào? Mỗi lần chia thực hiện theo mấy bước?
 - GV ghi bảng: 
 26 345 : 35 = ?
- Gọi HS đọc phép chia.
- Yêu cầu HS đặt tính và tính ra nháp, 1 HS lên bảng.
+ Qua 2 ví dụ em có nhận xét gì?
+ Khi thực hiện phép chia có dư ta cần lưu ý điều gì?
+ Nêu cách thử lại?
b. Thực hành.
* Bài 1 (Tr 84) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vở, 4 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét.
* Bài 2 (Tr 82): HSKG( nếu còn thời gian)
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét.
3. Kết luận:
* Củng cố: Nêu cách thực hiện phép chia có nhiều chữ số cho số có hai chữ số?
* Dặn dò: Xem lại các bài tập.
Báo cáo sĩ số
- 1 HS thực hiện trên bảng lớp.
- Lớp làm nháp
5 260 : 72= 73(dư 4)
Nhận xét.
- 1 HS đọc phép chia.
- HS đặt tính và tính ra nháp, 1 HS làm bảng
 10105 43
 150 235
 215 
 0
 10 105 : 43 = 235
- Chia từ trái qua phải, mỗi lần chia thực hiện 3 bước.
- 1 HS đọc phép chia.
- HS đặt tính và tính ra nháp, 1 HS làm bảng	
26345 35
 184	752
 095
 25 
26 345 : 35 = 752 (dư 25)
- Ví dụ 1 là phép chia hết, ví dụ 2 là phép chia có dư.
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- HS trả lời.
- HS đọc yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
- HS làm vở, 4 HS làm bảng phụ.
- Đáp án: a. 421; 658 (dư 44)
 b. 1234; 1149 (dư 33)
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu tóm tắt, tự làm bài.
 1 giờ 15 phút: 38 km 400m
 1 phút: ...m?
Bài giải:
 1 giờ 15 phút = 75 phút
 38 km 400 m = 38 400m
Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được là:
 38400 : 75 = 512 (m)
 Đáp số: 512 m
- Nhận xét.
- HS trả lời. 
Tiết 2: Mĩ thuật.
(GV chuyên dạy)
Tiết 2. Luyện từ và câu.
Tiết 30: GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Cách sử dụng câu hỏi.
- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác. 
- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính các của nhân vật qua lời đối đáp.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: Biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác. (ND ghi nhớ)
- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính các của nhân vật qua lời đối 
đáp (BT1, BT2 mục III).
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói năng lễ phép, lịch sự.
- Rèn kĩ năng quan sát, hợp tác, giúp đỡ bạn, chia sẻ và phản hồi thông tin
3. Thái độ: Giáo dục HS biết giữ phép lịch sự, nói năng lễ phép khi nói chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn bài tập 2 (phần nhận xét)
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS trao đổi thông tin ngắn về việc học tập của nhóm mình.
+ Em quan sát thấy gì khi bạn trao đổi với mình?
* Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
a. Nhận xét.
* Bài 1 (Tr 151)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT, 1 HS làm bảng phụ. 
- Gọi HS nhận xét.
* GV: Khi muốn hỏi chuyện với người khác chúng ta cần giữ phép lịch sự như: cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp: ơi, ạ, thưa, dạ.
* Bài 2 (Tr 152)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS làm VBT, 1 HS làm phụ.
- Gọi HS đọc bài.
* Bài 3 (Tr 152)
- Gọi HS đọc nội dung.
+ Để giữ lịch sự cần tránh những câu hỏi có nội dung như thế nào?
+ Lấy ví dụ: 
* GV: Để giữ phép lịch sự khi hỏi chúng ta cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác, những câu hỏi chạm vào lòng tự ái hay những nỗi đau của người khác.
+ Để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện 
người khác thì cần chú ý những gì?
b. Ghi nhớ: SGK ( Tr 152)
- Gọi HS đọc ghi nhớ
c. Luyện tập:
 * Bài 1 (Tr 152)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Hoạt động theo cặp 
- Gọi 2 cặp trình bày.
+ Qua cách hỏi đáp ta biết được điều gì về nhân vật?
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 2 (Tr 152)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS làm VBT, 1 HS làm bảng phụ.
+ Trong đoạn trích trên có ba câu hỏi các bạn tự hỏi nhau, một câu hỏi các bạn hỏi cụ già. 
+ Nếu chuyển các câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau để hỏi cụ già thì hỏi thế nào? Như vậy đã được chưa?
* GV: Khi hỏi không phải cứ thưa, gửi là lịch sự mà các em còn phải tránh những câu hỏi thiếu tế nhị, tò mò làm phiền lòng người khác.
3. Kết luận:
* Củng cố: Khi hỏi người khác để giữ phép lịch sự ta phải làm gì?
* Dặn dò: Xem lại các bài tập.
 Học thuộc ghi nhớ.
- Thực hiện theo những điều đã học
Hát chuyển tiết. 
- HS trao đổi trong nhóm.
- Bạn nói nhẹ nhàng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm VBT, 1 HS làm bảng phụ.
- Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?
 Từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép: Mẹ ơi!
- 1 HS đọc yêu cầu, nội dung.
 a. Với cô giáo:
- Thưa cô, cô thích mặc áo màu hồng không ạ?
- Thưa cô, cô thích mặc áo màu gì nhất?
b. Với bạn:
- Bạn có thích mặc quần áo đồng phục không?
- Bạn có thích trò chơi thả diều không?
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc nội dung.
- Để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác, gây cho người khác buồn chán.
- Cậu không có áo mới hay sao mà toàn mặc áo quá cũ vậy?
- Thưa bác, sao bác hay sang nhà cháu mượn nồi thế nhỉ?
- Cần phải:
+ Thưa gửi, xưng hô cho phù hợp.
+ Tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu, nội dung.
- HS trao đổi theo cặp, trả lời.
a. Quan hệ giữa 2 nhân vật là quan hệ thầy trò.
- Thầy Rơ - nê hỏi Lu - i rất ân cần, trìu mến; thầy rất quý trò.
- Lu - i trả lời thầy lễ phép cho thấy cậu là 1 đứa trẻ ngoan, biết kính trọng thầy giáo.
b. Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch: Tên sĩ quan phát xít cướp nước và cậu bé yêu nước.
- Tên sĩ quan phát xít hỏi rất hách dịch, xấc xược, gọi cậu bé thằng nhóc, mày.
- Cậu bé trả lời trống không vì cậu yêu nước, cậu căm ghét, khinh bỉ tên phát xít.
- Ta biết tính cách, mối quan hệ của nhân vật.
- Nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 15.doc