Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2012-2013

Tiết 15 : Chính tả

 CÁNH DIỀU TUỔI THƠ(TR/147)

A., YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

 - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn. Viết không sai quá 5 lỗi.

 - Làm đúng BT2a, BT3.

 - BVMT : Giáo dục HS yêu thích vẽ đẹp của thiên nhiên ( cảnh ban đem trên bãi thả đẽp như một thảm nhung khổng lồ ) vá quí trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.

B. CHUẨN BỊ :

 - Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 2a , BT3 .

 - SGK, VBT

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 1. Kiểm tra bài cu : Chiếc áo búp bê - 2 HS ( TB, Yếu )lên bảng, lớp viết vào bảng con 3 từ có vần ât / âc : vất vả , tất tả , lấc tấc .

 2. Bài mới :

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò

Giới thiệu bài : Cánh diều tuổi thơ.

Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả .

- Gọi HS đọc đoạn văn .

- Qua đoạn văn giáo dục HS yêu thích vẻ đẹp của thiên nhiên ( cảnh ban đêm trên bãi thả đẹp như một thảm nhung khổng lồ ) và quí trọng những cảnh đẹp của tuổi thơ .

- Yêu cầu đọc thầm chú ý từ ngữ khó dễ lẫn, các tên riêng.

- Viết chính tả.

- Chấm , chữa 7 – 10 bài .

Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập chính tả

Bài tập 2a: Trò chơi: thi điền chữ nhanh.

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu bài 2a .

- Yêu cầu làm việc trong nhóm ghi tên các trò chơi vào phiếu

- Các nhóm trình bày phiếu lên bảng lớp

- Nhận xét , tuyên dương nhóm tìm trò chơi nhiều nhất .

Bài tập 3: Giới thiệu đồ chơi.

- GV chia nhóm, từng nhóm lên chọn món đồ chơi đã nêu và hướng dẫn các bạn chơi cùng.

GV nhận xét

Hoạt động cả lớp

- Theo dõi - Đọc đoạn văn. ( Khá, giỏi)

- HS luyện viết bảng con : mềm mại, phát dại, trầm bổng.( TB, Yếu, Khá ,giỏi )

- Đọc thầm lại đoạn văn .

- Viết bài vào vở .

- Soát lại, chữa bài .

Hoạt động theo nhóm

- Đọc yêu cầu và mẫu câu. ( TB, Yếu )

- Các nhóm thảo luận ghi nhanh vào phiếu các trò chơi . ( Khá, giỏi ,TB, Yếu )

- Dán phiếu lên bảng lớp .(TB, yếu)

- Cả lớp nhận xét , bổ sung tên những trò chơi chưa có.(khá, giỏi)

- Nhóm thảo luận(khá, giỏi, TB, yếu)

- Làm bài vào vở , mỗi em viết khoảng 5 trò chơi.

- HS trình bày vừa kết hợp cử chỉ , động tác hướng dẫn .(TB, yếu)

 

doc 42 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u .
- Nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm .
* Kết luận : 
+ Cần phải kính trọng , biết ơn các thầy cô giáo 
+ Chăm ngoan , học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn .
Hoạt động lớp , nhóm.
-Theo dõi.
- Thảo luận nhóm(Khá, giỏi, TB, yếu)
- Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được.
( Khá, giỏi)
- Lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn của mình qua tranh ảnh.(khá, giỏi)
- Phả biết kính trọng và biết ơn thầy cô giáo bằng việc làm phù hợp sức mình.(TB, yếu)
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- HS (TB, Yếu) đọc yêu cầu.
* Mỗi HS làm bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ giấy A4 .
- Trình bày sản phẩm ở bảng .(TB,Yếu) 
HS Khá, giỏi) nhận xét
 3. Nhận xét,Yêu cầu HĐ nối tiếp : 
 - Giáo dục HS biết bày tỏ sự kính trọng , biết ơn các thầy cô giáo .
 - Nhận xét lớp. 
 - Chuẩn bị : Yêu lao động 
Tiết 15: Kể chuyện 
	 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC (TR/148)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Kể lại được câu chuyện( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện ( đoạn truyện) đã kể.
B.CHUẨN BỊ :
 - Sưu tầm 1 số truyện viết về đồ chơi trẻ em
 - SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 Kiểm tra vài em kể lại truyện Búp bê của ai?. HS(Kha1,giỏi) kể toàn truyện. 
 HS( TB,Yếu) kể 1 hoặc 2 đoạn .
 2. Bài mới :
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Giới thiệu truyện : Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS kể chuyện .
-Viết đề bài, gạch dưới các từ quan trọng.
- Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ và đọc tên truyện .
* Truyện nào có nhân vật là đồ chơi?
* Truyện nào có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em?
- Em biết những truyện nào có nhận vật là đồ chơi của trẻ em hoặc là con vật gần gũi với trẻ em ? 
- Yêu cầu HS giới thiệu tên chuyện của mình .
- Tổ chức cho HS kể1 câu chuyện em đã đọc, đã nghe. 
Hoạt động 2 : Thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- Nhắc nhở :
* Kể nội dung phải có đầu đuôi.
* Lời kể tự nhiên, hồn nhiên.
* Kết truyện theo lối mở rộng
* Với truyện khá dài có thể kể 1,2 đoạn .
 - Từng cặp trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- Tổ chức cho HS kể chuyện .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn kể chuyện giỏi nhất .
- HS đọc yêu cầu bài. ( TB, Yếu )
-Cả lớp theo dõi. 
- Quan sát tranh minh hoạ, phát biểu : HS (TB,Yếu )
- HS(Khá, giỏi) nhận xét.
- Chú lính chì dũng cảm. Chú Đất Nung. Bọ Ngựa.
* Chú lính chì dũng cảm , chú Dất Nung 
* Võ sĩ Bọ Ngựa
* Dế Mèn bênh vực kẻ yếu , chú mèo đi hia , vua lợn , chim sơn ca và bông cúc trắng , con ngỗng vàng , con thỏ thông minh. (TB,Yếu ) 
-HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình. Nói rõ nhân vật là đồ chơi hay con vật ( cả lơp )
- Vài HS kể 1 câu chuyện em đã đọc, đã nghe ( Khá, giỏi, TB, Yếu )
- HS lắng nghe .
- 2 HS cùng bàn kể chuyện , trao đổi .
(Khá, TB. Giỏi, yếu)
- HS kể trước lớp. Có HS(TB, yếu)
-Trao đổi trước lớp (Khá, giỏi)
*Về tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện.
* Đối thoại với bạn về nội dung câu chuyện
 3. Củng cố, dặn dò :
 - Truyện muốn nói với các em điều gì ? ( Khá, Giỏi )
 - Giáo dục HS yêu thích kể chuyện. 
 - Nhận xét tiết học . 
 - Dặn HS chuẩn bị kể chuyện tuần 16 : Đã chứng kiến hoặc tham gia.
Thứ tư , ngày 5 tháng 12 năm 2012
Tiết 73 : Toán 
	 CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tt)TR/82)
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Thực hiện được phép chia số cóbốn chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư)
B. CHUẨN BỊ :
 SGK, bảng con.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1.Kiểm tra bài cũ : Chia cho số có hai chữ số . 3 HS ( TB, Yếu )
 - Gọi 2 HS lên bảng tính , lớp tính bảng con : 552 : 24 = 23 ; 472 : 56 = 8 ( dư 24 ) 
 - 1Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện . 
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài : Chia cho số có hai chữ số (tt) 
Hoạt động 1 : Giới thiệu cách chia .
a) Trường hợp chia hết : 
- Ghi phép chia ở bảng : 8192 : 64 = ?
- Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng .
- Lưu ý : Tính từ trái sang phải .
* Có 3 lượt chia
* Ước lượng tìm thương trong mỗi lượt chia.
* Rồi tính theo 3 bước : chia , nhân , trừ .
- Yêu cầu HS tính bảng con 4674 : 82 = 57 
Cú ý HS(TB, Yếu)
b) Trường hợp chia có dư :
- Ghi phép chia ở bảng : 1154 : 62 = ?
- Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính ở
Bảng .
- Lưu ý : Tính từ trái sang phải .
* Có 2 lượt chia
* Ước lượng tìm thương trong mỗi lượt chia.
* Rồi tính theo 3 bước : chia , nhân , trừ .
- Yêu cầu HS tính bảng con 5781 : 47 = 123 
Chú ý HS(TB, yếu)
Hoạt động 2 : Thực hành 
Bài 1 :Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS tính vào vở .
- Gọi 4 HS lên bảng chữa bài.
Bài 3a : Tìm thành phần chưa biết.
- Phân tích đề và yêu cầu HS nêu cách tìm.
- Yêu cầu HS làm trên nháp.
- Yêu cầu HS chữa bài. 
Hoạt động lớp .
- Theo dõi - HS đọc lại cách đặt tính. (Khá)
 8192 64
 64 128
 179
 128
 512
 512
 0
- Cả lớp tính trên bảng con 4674 : 82
- Tiếp tục theo dõi . Một em lên bảng :
- HS đọc lại cách đặt tính. (TB, Yếu )
 1154 62
 62 18
 534
 496
 38
 - Cả lớp tính trên bảng con : 5781 : 47
Hoạt động lớp .
- Nói cách làm và làm bài vào vở .
- Lên bảng chữa bài. ( TB, Yếu )
- HS(khá, giỏi) nhận xét.
- Nêu cách tính. ( TB, Yếu )
- Nhắc lại quy tắc tìm thừa số chưa biết ; tìm số chia chưa biết rồi thực hiện .
- Tự làm vào nháp rồi chữa bài .
- HS ( TB, Yếu ) sửa bài.
 3. Củng cố. dặn dò :
 - Nêu lại cách chia cho số có hai chữ số . ( TB, Yếu )
 - Nhận xét lớp.
 - Chuẩn bị Luyện tập.
 Môn: Tập đọc
Tiết 30 Bài: TUỔI NGỰA(TR/149)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Đọc trôi chảy rành mạch, diễn cảm. Biết nhấn giọng các từ phù hợp . Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài.
 - Hiểu nội dung: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ. ( trả lời được các CH1, 2, 3,4; thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài). HS khá , giỏi thực hiện câu hỏi 5 SGK.
B. CHUẨN BỊ :
 - Tranh minh họa bài đọc SGK .
 - Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc diễn cảm 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra 2 em tiếp nối nhau đọc bài “ Cánh diều tuổi thơ” , trả lời câu hỏi 1, 2 /SGK 
 2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : Tuổi Ngựa 
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Hướng dẫn phân đoạn : chia bài thơ thành 4 khổ : + Đoạn 1 : 4 dòng đầu .
 + Đoạn 2 : 8 dòng tt .
 + Đoạn 3 : 8 dòng tt .
 + Đoạn 4 : Phần còn lại .
- Chỉ định 4 HS đọc từng đoạn ( 2 lượt ).
GV chuẩn bị trên bản : ngọn , hút
Phân biệt: ngọn / ngọng
 hút / húc
- GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
Các vần :on ; út có âm có âm cuối là những âm nào? 
- GV yêu cầu HS nêu cách phát âm các vần có` phụ âm cuối 
- GV nhận xét 
- Gọi HS đọc.
- GV giúp HS sửa chữa phát âm.
- Luyện đọc theo cặp .
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài:
* Giọng nhẹ nhàng , hào hứng, trải dài khổ thơ(2,3).
* Lắng lại đầy trìu mến ở 2 dòng kết.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
-Yêu cầu HS đọc đoạn1 , trao đổi và trả lời câu hỏi. 
* Bạn nhỏ tuổi gì? .
* Mẹ bảo tuổi ấy tính nết ra sao?
- Ý chính đoạn 1:Giới thiệu Bạn nhỏ tuổi Ngựa.
- Yêu cầu đọc thầm khổ thơ 2 , trả lời câu hỏi :* Ngựa con theo ngọn gió rong chơi những đâu? 
- Ý chính đoạn 2 Cảnh đẹp Ngựa con theo ngọn gió rong chơi
- Đọc tiếp khổ thơ 3 
* Điều gì hấp dẫn Ngựa con trên những cánh đồng hoa ?
- Ý chính đoạn 3: Ngựa con đi khắp nơi vẫn tìm đường về với mẹ.
- Đọc thầm khổ thơ cuối , trả lời câu hỏi 
Ngựa con nhắn nhủ mẹ điều gì ? chọn 1 trong 3 đáp án sau 
a/ Con luôn nhớ mẹ 
b/ Con đi xa nhưng vẫn nhớ về mẹ 
c/ Mẹ đừng buồn vì con đi xa .
- Đọc câu hỏi 5 trả lời câu hỏi ( HS khá, giỏi)
* Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ bài thơ này em sẽ vẽ như thế nào?
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp toàn bài .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc khổ 2
- Đọc mẫu.
- Nhận xét , sửa chữa .
- Cho HS nhẩm thuộc lòng bài thơ .
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ , cả bài thơ .
-Theo dõi
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài . ( TB, Yếu )
- 4 HS ( TB, Khá )
- HS đọc tiếng, Phân tích tiếng , vần
- HS thảo luận nhóm 2 thực hiện phát âm
- HS là âm n; t
- HS trả lời ( lưỡi chạm vào thành trên cuả vòm môi.
- Đại diện nhóm trả lời 
- Các nhóm khác nhận xét 
-2 HS đọc theo cặp . (Giỏi, yếu. TB, khá )
- HS Đọc nhóm 2 
- 1 HS đọc ( Khá, giỏi )
- Đọc khổ 1 trả lời câu hỏi:
* Bạn nhỏ tuổi ngựa ( TB, Yếu )
* Tuổi ấy không chịu ở yên một chỗ , là tuổi thích đi . ( TB, Yếu )
- Đọc khổ2 trả lời câu hỏi:
* Ngựa con rong chơi khắp nơi qua miền Trung du xanh ngắt , qua những vùng cao nguyên đất đỏ ...trăm miền ( TB, Yếu )
- Đọc khổ 3 trả lời câu hỏi:
* Màu sắc trắng loá của hoa mơ , hương thơm ngạt ngào của hoa huệ , gió và nắng xôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại .
- Đọc khổ 4 trả lời câu hỏi:.
Chọn áp án b/ HS ( TB, yếu )
- 1 HS đọc câu hỏi :
* Vẽ như SGK ; Vẽ cậu bé đang phi ngựa trên cánh đồng đầy hoa , hướng về phía ngôi nhà có người mẹ đang ngồi trước cửa chờ mong .....
- Một tốp 4 em đọc diễn cảm bài thơ
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.(Khá, TB. Giỏi, Yếu)
- 4 HS thi đọc diễn cảm trước lớp. ( Khá, giỏi )
- Cả lớp nhẩm thuộc lòng bài thơ .
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ . ( Khá, giỏi )
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Nêu nội dung bài thơ . HS ( Khá, Giỏi )
 - Nhận xét tiết học .
 - Khuyến khích HS về nhà học thuộc bài thơ .
 - Chuẩn bị: Kéo co.
Tiết 15: Địa lí
	 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (tt)TR/106
A. YÊU CẦU CầN ĐẠT:
 - Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghể thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,
 - Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.
 -BVMT : Giáo dục HS yêu quí các sản phẩm thủ công cổ truyền , tôn trọng các nghệ nhân và các nghệ nhân truyền thống.
B.CHUẨN BỊ :
 - Tranh , ảnh về nghề thủ công , chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ : SGK
 - Phiếu học tập 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ 
 - Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở Đồng bằng Bắc bộ ?(TB, Yếu)
 - Kể tên một số cây trồng và vật nuôi ở Đồng bằng Bắc bộ(TB, Yếu)
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài : Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ(tt) .
Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm 
 Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống .
- Gọi HS đọc mục 3 SGK 
- Yêu cầu làm việc theo nhóm 6 , phát phiếu học tập cho các nhóm .
Nhóm 1 +2 : Em biết gì về nghề thủ công truyền thống ở đồng bằng Bắc Bộ ?
Nhóm 3 + 4 :Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công truyền thống .
Nhóm 5 + 6 : Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công ?.
- Kết luận : ĐBBB trở thành vùng nổi tiếng với hàng trăm nghề thủ công truyền thống .Để tạo nên sản phẩm thủ công có giá trị , những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần và trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định .
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân 
 Các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm 
- Yêu cầu HS quan sát hình 9 , 10 ,11 ,12 ,13 ,14 SGK trả lời câu hỏi :
* Đồ gốm được làm từ nguyên liệu gì ? 
* ĐBBB có điều kiện gì thuận lợi để phát triển nghề gốm . 
* Hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm.
* Em có nhận xét gì về nghề gốm ?
* Làm nghề gốm đòi hỏi ở người nghệ nhân những gì ? 
* Chúng ta phải có thái độ thế nào với sản phẩm gốm , cũng như các sản phẩm thủ công ? 
- Chốt ý chính :
Đồng bằng Bắc Bộ có hàng tăm nghề thủ công nổi tiếng ở trong và ngoài nước.
Nơi có nhiều nghề thủ công tạo nên làng nghề.
* Từ đó giáo dục cho các em yêu quí các sản phẩm thủ công cổ truyền , tôn trọng những nghệ nhân và nghề thủ công cổ truyền.
Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp 
 Chợ phiên.
- Đọc nội dung SGK 
* Ở ĐBBB hoạt động mua bán hàng hoá diễn ra tấp nập nhất ở đâu ? 
- Yêu cầu quan sát hình 15 : cảnh chợ phiên ở làng quê ĐBBB SGK và giới thiệu ở ĐBBB người dân đến họp chợ mua bán theo những giờ và ngày tháng nhất định 
Vd : chợ Bưởi ở HN ngày 6-9-11-13-21-23 âm lịch hàng tháng . Ta gọi đó là những chợ phiên 
- Yêu cầu HS quan sát hình trả lời 
* Cách bày bán hàng ở chợ phiên 
* Nêu nguồn gốc hàng hoá bán ở chợ .
* Cho biết người đi chợ để mua và bán hàng ở đâu lại? . 
- Chốt ý chính : 
* Nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập.
* Sản phẩm sản xuất tại địa phương.
- HS đọc yêu cầu.(Khá)
 Dựa vào SGK , tranh , ảnh và vốn hiểu biết của bản thân , thảo luận theo gợi ý :
- Các nhóm thảo luận nhóm.(Khá, giỏi, TB, Yếu)
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
* Nghề thủ công truyền thống nơi có nhiều nghề thủ công tinh xảo, nổi tiếng, làm giàu cho quê hương (TB, Yếu)
* Làng nghề : có nghề thủ công phát triển mạnh. Các làng nghề thủ công truyền thống như: gốm Bát Tràng, chiếu Nga Sơn, lụa Vạn Phúc. (TB,Yếu)
* Nghệ nhân : là người làm nghề thủ công giỏi.(Khá, giỏi)
- HS(khá, giỏi) nhận xét.
- Theo dõi.
- HS quan sát hình SGK 
* Đồ gốm được làm từ đất sét đặc biệt ( sét cao lanh ) (TB, Yếu) 
* ĐBBB có đất phù sa màu mỡ đồng thời có nhiều lớp đất sét rất thích hợp để làm gốm 
(Khá, giỏi)
* Nhào đất và tạo dáng cho gốm .; phơi gốm ; vẽ hoa văn cho gốm ; tráng men ; nung gốm ; các sản phẩm gốm(TB,Yếu) 
* Làm nghề gốm rất vất vả vì để tạo ra 1 sản phẩm gốm tiến hành nhiều công đoạn theo một trình tự nhất dịnh .(Khá, giỏi)
* Nghề gốm đòi hỏi người nghệ nhân phải khéo léo khi nặn, khi vẽ, khi nung(Khá,Giỏi)
* Phải giữ gìn , trân trọng các sản phẩm . 
(Khá, giỏi)
- Đọc SGK và trả lời :
* Diễn ra tấp nập nhất ở các chợ phiên(TB,Yếu)
- HS quan sát và lắng nghe 
* Bày bán dưới đất, không cần sạp hàng cao, to (TB Yếu)
* Hàng hoá là sản phẩm sản xuất tại địa phương ( rau , khoai , trứng , cá ...) và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phục vụ sản xuất và đời sống người dân.(TB,Yếu)
* Người đi chợ là người dân địa phương hoặc các vùng gần đó (TB, Yếu)
 3. Củng cố , dặn dò :
 - 2 HS đọc ghi nhớ SGK ( TB, Yếu )
 - Nhận xét lớp. 
 - Chuẩn bị: Thủ đô Hà Nội.
Tiết 29 : Tập làm văn 
	 LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT?(TR/150)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Nắm vững cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể ( BT1).
 - Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2) .
B. CHUẨN BỊ :
 - Giấy khổ to 
 - Phiếu kẻ sẳn nội dung trình tự miêu tả chiếc áo .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là miêu tả ?
 - Thế nào là miêu tả ? ( TB, Yếu )
 - Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật . ( Khá giỏi )
 2. Bài mới :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Giới thiệu bài : Luyện tập miêu tả đồ vật.
Hoạt động 1 : Nhận xét .
Bài 1 : Đọc bài văn và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 .
- Yêu cầu HS đọc thầm lại , suy nghĩ , trao đổi , trả lời lần lượt các câu hỏi, phát biểu ý kiến.
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng.
a/ Tìm phần mở bài , thân bài , kết bài trong bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư .
b/ Ở phần thân bài , chiếc xe đạp được miêu tả theo trình tự nào ?
c/ Tác giả quan sát chiếc xe bằng những giác quan nào ?
d/ Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn .
 Những lơì kể chuyện xen lẫn lời miêu tả nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp .
Dàn ý:
* Mở bài : Trực tiếp.
* Thân bài: tả theo trình tự :
 + Tả bao quát.
 + Tả bộ phận.
 +Tình cảm của chú Tư.
 *Kết bài: Mở rộng.
Miêu tả sinh động cần chú ý
* Sử dụng lời văn: kể xen lẫn miêu tả, nói lên tình cảm.
* Quan sát bằng các giác quan: mắt, tai, tay, mũi
Hoạt động 2 : Luyện tập lập dàn ý.
Bài 2: Viết dàn ý tả chiếc áo.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 
 Chú ý:
* Áo hôm nay, không phải áo hôm khác.
* Lập dàn ý dựa vào nội dung ghi nhớ.
- Nhận xét , chốt lại dàn ý đúng
Hoạt động lớp .
- HS đọc yêu cầu BT 1 (TB, Yếu ).
- Đọc to bài văn. ( TB, Khá )
- Cả lớp đọc thầm lại , suy nghĩ , trao đổi , trả lời lần lượt các câu hỏi, phát biểu ý kiến 
- Trình bày : (TB, Yếu )
a) * Mở bài : Trong làng tôi .. xe đạp của chú.
 * Thân bài: Ở xóm vườn .. Nó đá nó.
 *Kết bài: Câu cuối.
b)Phần thân bài tả theo trình tự :HS 
( TB, yếu)
 * Tả bao quá ( Xe đẹp nhất ...sánh bằng ).
 * Tả bộ phận ( Xe màu vàng ...êm tai ; Giữa tay cầm ...một cành hoa ).
 * Tình cảm của chú Tư (Bao giờ dừng xe ...lau phủi sạch sẽ ; Chú âu yếm gọi ....con ngựa sắt ) .
c) Tác giả quan sát bằng các giác quan : mắt nhìn, tai nghe.
d) Những lời kể xen lẫn miêu tả: Ngay giữa tay cầm .. con ngựa sắt.
Nói lên tình cảm của chú Tư : Chú rất yêu quí chiếc xe đạp.(khá, giỏi)
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
(Khá, giỏi)
- Cả lớp làm bài vào vở BT .
- Đọc yêu cầu BT .(TB,Yếu )
- 1 em giỏi làm mẫu .
- Mỗi em đọc thầm yêu cầu , lập dàn ý dựa vào nội dung ghi nhớ.
- Tiếp nối nhau đọc dàn ý của mình .
(TB, Yếu, Khá, giỏi )
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Thế nào là miêu tả?. (TB, Yếu )
 - Muốn miêu tả sinh động các em cần chú ý điều gì? ( Khá, giỏi )
 - Nhận xét lớp.
 - Yêu cầu HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cho tốt hơn .
 - Chuẩn bị: Quan sát đồ vật.
 Dàn ý chung cho cả lớp tham khảo 
 a / Mở bài : Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay ( là chiếc áo sơ mi đã cũ hay mới , mặc đã bao lâu ?)
 b / Thân bài : - Tả bao quát chiếc áo ( dáng , kiểu , rộng , hẹp , vải , màu , ...) 
 * Áo màu gì ? ( áo màu trắng ) 
 * Chất vài gì ? Chất vải ấy thế nào ? 
 * Dáng áo trông thế nào ( rộng , hẹp , bó ....) 
 - Tả từng bộ phận ( thân áo , tay áo , nẹp áo , khuy áo ,....) 
 * Thân áo liền hay xẻ tà ?
 * Cổ áo mềm hay cứng , hình gì ? 
 * Túi áo có nắp hay không nắp ? Hình gì ?
 c / Kết bài : Tình cảm của em với chiếc áo 
 * Áo đã cũ nhưng em rất thích .
 * Em có cảm giác mình lớn lên khi mặc áo .
 Thứ năm, ngày 6 tháng 12 năm 2012
Tiết 74 : Toán 
	 LUYỆN TẬP(TR/83)
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư)
B. CHUẨN BỊ :
 SGK, bảng con , vở .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Chia cho số có hai chữ số (tt) .
 Gọi 2 HS ( TB, Yếu ) lên bảng tính – Cả lớp tính nháp : 4725 : 15 = 315 ; 5672 : 42 = 135 ( dư 2 ) 
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài : Luyện tập .
Bài 1 :Đặt tính rồi tính
-Yêu cầu HS tính vào vở 
- Gọi 4 HS lên bảng chữa bài.
Bài 2 : Tính giá trị biểu thức
- Yêu cầu nêu lại quy tắc tính giá trị biểu thức rồi thực hiện .
- Yêu cầu làm bài vào vở 
Bài 3 : Giải toán
- Đọc yêu cầu bài .
-Yêu cầu HS thực hiện theo nhómtìm cách giải.
-Yêu cầu HS lên bảng chữa bài, chọn cách giải hay.
- GV nhận xét.
Hoạt động lớp 
- Đặt tính rồi tính . 
- Nói cách làm. (TB, Yếu )
- Lên bảng chữa bài. (TB, yếu)
- HS( Khá,giỏi) nhận xét.
- Nêu lại quy tắc tính giá trị biểu thức rồi thực hiện . ( Khá )
- Lên bảng chữa bài. (TB, Yếu )
a/ 4237 x 18 – 34578 = 76266 – 34578 
 = 41688
b/ 46857 + 3444 : 28 = 46857 + 123
 = 46980
- 1 em đọc đề bài . (TB, Yếu )
- Các nhóm trao đổi để tóm tắt rồi tự tìm cách giải và chữa bài. ( Giỏi, Yếu, TB, khá )
Vậy : Lắp được nhiều nhất 37 xe đạp v

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc