I.Mục tiêu:
-Học xong bài này HS cần phải trung thực trong học tập, biết được giá trị của sự trung thực.
-Biết trung thực trong học tập, đồng tình ủng hộ những hành vi trong trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
-SGK Đạo đức 4.
-Các mẫu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập.
huyện hay nhất ? Bạn nào kể hấp dẫn nhất nhé ! b) Hướng dẫn kể chuyện * Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài .GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ : được nghe , được đọc , lòng nhân hậu . - Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý . - Hỏi : + Lòng nhân hậu được biểu hiện như thế nào ? Lấy ví dụ một số truyện về lòng nhân hậu mà em biết . + Em đọc câu chuyện của mình ở đâu ? - Cô rất khuyến khích các bạn ham đọc sách . Những câu chuyện ngoài SGK sẽ được đánh giá cao , cộng thêm điểm . - Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu .GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng . + Nội dung câu chuyện đúng chủ đề : 4điểm + Câu chuyện ngoài SGK : 1 điểm . + Cách kể hay , có phối hợp giọng điệu , cử chỉ: 3 điểm . + Nêu đúng ý nghĩa của truyện : 1 điểm . + Trả lời đúng các câu hỏi của các bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn : 1 điểm . * Kể chuyện trong nhóm - Chia nhóm 4 HS . -GV đi giúp đỡ từng nhóm . Yêu cầu HS kể theo đúng trình tự mục 3 . - Gợi ý cho HS các câu hỏi : HS kể hỏi : + Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện ? Vì sao ? + Chi tiết nào trong truyện làm bạn cảm động nhất ? + Bạn thích nhân vật nào trong truyện ? HS nghe kể hỏi : + Qua câu chuyện , bạn muốn nói với mọi người điều gì ? + Bạn sẽ làm gì để học tập nhân vật chính trong truyện ? * Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện - Tổ chức cho HS thi kể . Lưu ý :GV nên dành nhiều thời gian , nhiều HS được tham gia thi kể . Khi HS kể ,GV ghi tên HS , tên câu chuyện , truyện đọc , nghe ở đâu , ý nghĩa truyện vào một cột trên bảng . - Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở trên . - Bình chọn : Bạn có câu chuyện hay nhất là bạn nào ? Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất ? - Tuyên dương , trao phần thưởng ( nếu có ) cho HS vừa đạt giải . 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau . - 2 HS kể lại . - 2 HS đọc thành tiếng đề bài . - Lắng nghe - 2 HS đọc thành tiếng đề bài . - 4 HS tiếp nối nhau đọc . - Trả lời tiếp nối . + Biểu hiện của lòng nhân hậu : Thương yêu , quý trọng , quan tâm đến mọi người : Nàng công chúa nhân hậu , Chú Cuội , Cảm thông , sẵn sàng chia sẻ với mọi người có hoàn cảnh khó khăn : Bạn Lương, Dế Mèn , Tính tình hiền hậu , không nghịch ác , không xúc phạm hoặc làm đau lòng người khác . Yêu thiên nhiên , chăm chút từng mầm nhỏ của sự sống : Hai cây non , chiếc rễ đa tròn , + Em đọc trên báo , trong truyện cổ tích trong SGK đạo đức , trong truyện đọc , em xem ti vi , - Lắng nghe . - HS đọc . - 4 HS ngồi hai bàn trên dưới cùng kể chuyện , nhận xét , bổ sung cho nhau . - HS thi kể , HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn . HS thi kể cũng có thể hỏi các bạn để tạo không khí sôi nổi , hào hứng . - Nhận xét bạn kể . - Bình chọn . -HS cả lớp. Tiết :4 NƯỚC VĂN LANG I.Mục tiêu : -HS biết Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta .Nhà nước này ra đời khoảng 700 năm TCN , là nơi người Lạc Việt sinh sống . - Mô tả sơ lược về tổ chức XH thời Hùng Vương . -Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt . -Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương mà HS được biết . II.Chuẩn bị : -Hình trong SGK phóng to -Phiếu học tập của HS . Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ . III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định:HS hát . 2.KTBC : -GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS. 3.Bài mới : a.Giới thiệu : Nườc Văn Lang b.Tìm hiểu bài : *Hoạt động cá nhân: - GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng . -Yêu cầu HS dựa vào trong SGK và lược đồ, tranh ảnh , xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian . -GV hỏi : +Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì ? +Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào ? +Cho HS lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang. +Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào? +Cho HS lên chỉ lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay khu vực hình thành của nước Văn Lang. -GV nhận xét và sữa chữa và kết luận. *Hoạt động theo cặp:: (phát phiếu học tập ) - GV đưa ra khung sơ đồ (để trống chưa điền nội dung ) Hùng Vương Lạc hầu, Lạc tướng H Lạc dân Nô tì -GV hỏi : +Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp? +Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang là ai? +Tầng lớp sau vua là ai? Họ có nhiệm vụ gì? +Người dân thường trong xã hội văn lang gọi là gì? +Tầng lớp thấp kém nhất trong XH Văn Lang là tầng lớp nào ? Họ làm gì trong XH ? -GV kết luận. *Hoạt động theo nhóm: -GV đưa ra khung bảng thống kê còn trống phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt . Sản xuất Ăn, uống Mặc và trang điểm Ở Lễ hội -Lúa -Khoai -Cây ăn quả -Ươm tơ, dệt vải -Đúc đồng: giáo mác, mũi tên, rìu, lưỡi cày -Nặn đồ đất -Đóng thuyền -Cơm, xôi -Bánh chưng, bánh giầy -Uống rượu -Làm mắm Phụ nữ dúng nhiều đồ trang sức, búi tóc hoặc cạo trọc đầu. Nhà sàn -Quây quần thành làng -Vui chơi nhảy múa -Đua thuyền -Đấu vật -Yêu cầu HS đọc kênh chữ và xem kênh hình để điền nội dung vào các cột cho hợp lý như bảng thống kê. -Sau khi điền xong GV cho vài HS mô tả bằng lời của mình về đời sống của người Lạc Việt. -GV nhận xét và bổ sung. *Hoạt động cả lớp: - GV nêu câu hỏi:Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết. -Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt ? -GV nhận xét, bổ sung và kết luận . 4.Củng cố : -Cho HS đọc phần bài hoạc trong khung. -Dựa vào bài học, em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt. -GV nhận xét, bổ sung. 5.Tổng kết - Dặn dò: -Về nhà học bài và xem trước bài “Nước Âu Lạc”. -Nhận xét tiết học. -HS chuẩn bị sách vở. -HS lắng nghe. -HS quan sát và xác định địa phận và kinh đô của nước Văn Lang ; xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian . -Nước Văn Lang. -Khoảng 700 năm trước. -1 HS lên xác định . -Ở khu vực sông Hồng ,sông Mã,sông Cả. -2 HS lên chỉ lược đồ. -HS có nhiệm vụ đọc SGK và điền vào sơ đồ các tầng lớp: Vua, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân, nô tì sao cho phù hợp như trên bảng. -Có 4 tầng lớp, đó là vua, lạc tướng và lạc hầu , lạc dân, nô tì. -Là vua gọi là Hùng vương. -Là lạc tướngvà lạc hầu , họ giúp vua cai quản đất nước. -Dân thướng gọi là lạc dân. -Là nô tì, họ là người hầu hạ các gia đình người giàu PK. -HS thảo luận theo nhóm. -HS đọc và xem kênh chữ , kênh hình điền vào chỗ trống. -Người Lạc Việt biết trồng đay, gai, dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải, biết đúc đồng làm vũ khí, công cụ sản xuất và đồ trang sức -Một số HS đại diện nhóm trả lời. -Cả lớp bổ sung. -3 HS đọc. -2 HS mô tả. -Sự tích “Bánh chưng bánh dầy”, “Mai An Tiêm”,... -Tục ăn trầu, trồng lúa , khoai -3 HS đọc. -Vài HS mô tả. -HS cả lớp. lịch sử : NƯỚC ÂU LẠC I.Mục tiêu : -HS biết nước Âu Lạc là sự nối tiếp của nước Văn Lang. -Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng. -Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc. -Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà. II.Chuẩn bị : -Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. -Hình trong SGK phóng to. -Phiếu học tập của HS. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định:cho HS hát 2.KTBC : Nước Văn Lang . -Nước Văn Lang ra đời trong thời gian nào ? Ở khu vực nào ? -Em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt ? -Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay ? -GV nhận xét – Đánh giá. 3.Bài mới: a.Giới thiệu :Nước Âu Lạc . b.Tìm hiểu bài : *Hoạt động cá nhân -GV phát PBTcho HS -GV yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập sau: em hãy điền dấu x vào ô £ những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt. £ Sống cùng trên một địa bàn . £ Đều biết chế tạo đồ đồng . £ Đều biết rèn sắt . £ Đều trống lúa và chăn nuôi . £ Tục lệ có nhiều điểm giống nhau . -GV nhận xét , kết luận :cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có những điểm tương đồng và họ sống hòa hợp với nhau . *Hoạt động cả lớp : -GV treo lược đồ lên bảng -Cho HS xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc . -GV hỏi : “So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc”. -Người Aâu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống? (Về xây dựng, sản xuất, làm vũ khí? ) -GV nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa (qua sơ đồ): nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. Thành Cổ Loa là thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc . *Hoạt động nhóm : -GV yêu cầu HS đọc SGK , đoạn : “Từ năm 207 TCN phương Bắc”. Sau đó , HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc . -GV đặt câu hỏi cho cả lớp để HS thảo luận : +Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại bị thất bại ? +Vì sao năm 179 TCN nước Âu lạc lại rơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc ? -GV nhận xét và kết luận . 4.Củng cố : -GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung . -GV hỏi : +Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? +Thành tưụ lớn nhất của người Âu Lạc là gì ? 5.Tổng kết - Dặn dò: -GV tổng kết và GDTT. -Về nhà học bài và chuẩn bị bài :Nước ta dưới ách đô hộ của PKPB -Nhận xét tiết học . -HS hát -3 HS trả lời -HS khác nhận xét, bổ sung -HS có nhiệm vụ điền dấu x vào ô £ trong PBT để chỉ những điểm giống nhau giữa cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt . -cho 2 HS lên điền vào bảng phụ . -HS khác nhận xét . -HS xác định . -Nước Văn Lang đóng đô ở Phong châulà vùng rừng núi, nước Aâu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng. -Xây thành cổ Loa, sử dụng rộng rãi lưỡi cày bằng đồng, biết rèn sắt, chế tạo nỏ thần. -Cả lớp thảo luận và báo cáo kết quả so sánh . -HS đọc. -Các nhóm thảo luận và đại điện báo cáo kết quả . -Vì người Aâu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm lại có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt , thành luỹ kiên cố. -Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binhvà cho con trai là Trọng Thuỷ sang . -Nhóm khác nhận xét ,bổ sung -3 HS dọc . -Vài HS trả lời . -HS khác nhận xét và bổ sung . -HS cả lớp . Thứ tư ngày tháng năm 200 TẬP LÀM VĂN KỂ LẠI LỜI NÓI , Ý NGHĨA CỦA NHÂN VẬT I. Mục tiêu: - Hiểu được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩa của nhân vật để khắc họa tính cách nhân vật và nói lên ý nghĩa câu chuyện .Biết kể lại lời nói và ý nghĩa của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách : trực tiếp và gián tiếp . II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1 phần nhận xét . Bài tập 3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp . Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột : lời dẫn trực tiếp – lời dẫn gián tiếp + bút dạ . III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi : 1) Khi tả ngoại hình nhân vật , cần chú ý tả những gì ? 2) Tại sao cần phải tả ngoại hình nhân vật ? - Gọi HS hãy tả đặc điểm ngoại hình của ông lão trong truyện Người ăn xin ? - Nhận xét cho điểm từng HS . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Hỏi : Những yếu tố nào tạo nên một nhân vật trong truyện ? - Để làm một bài văn kể chuyện sinh động , ngoài việc nêu ngoại hình , hành động của nhân vật , việc kể lại lời nói , ý nghĩ của nhân vật cũng có tác dụng khắc họa rõ nét nhân vật ấy . Gìơ học hôm nay giúp các em hiểu biết cách làm điều ấy trong văn kể chuyện . b) Tìm hiểu ví dụ Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu . - Yêu cầu HS tự làm bài . - Gọi HS trả lời . -GV đưa bảng phụ để HS đối chiếu . - Gọi HS đọc lại . - Nhận xét , tuyên dương những HS tìm đúng các câu văn . Bài 2 - Hỏi : + Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu ? + Nhờ đâu mà em đánh giá được tính nết của cậu bé ? Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và ví dụ trên bảng . - Yêu cầu HS đọc thầm , thảo luận cặp đôi câu hỏi : Lời nói , ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể đã cho có gì khác nhau ? - Gọi HS phát biểu ý kiến . - Nhận xét , kết luận và viết câu trả lời vào cạnh lời dẫn . Cách a) Tác giả dẫn trực tiếp – tức là dùng nguyên văn lời của ông lão . Do đó các từ xưng hô là từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé (ông – cháu ) . Cách b) Tác giả thuật lại gián tiếp lời của ông lão , tức là bằng lời kể của mình . Người kể xưng tôi , gọi người ăn xin là ông lão . - Hỏi : + Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để làm gì ? + Có những cách nào để kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật ? c) Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ trang 32 , SGK - Yêu cầu HS tìm những đoạn văn có lời dẫn trực tiếp , lời dẫn gián tiếp . d) Luyện tập Bài 1 - Gọi HS đọc nội dung . - Yêu cầu HS tự làm . - Gọi HS chữa bài : HS dưới lớp nhận xét , bổ sung . - Hỏi : Dựa vào dấu hiệu nào , em nhận ra lời dẫn gián tiếp , lời dẫn trực tiếp ? - Nhận xét , tuyên dương những HS làm đúng . - Kết luận : Khi dùng lời dẫn trực tiếp , các em có thể đặt sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng hay dấu ngoặc kép . Còn khi dùng lời dẫn gián tiếp không dùng dấu ngoặc kép hay dấu gạch ngang đầu dòng nhưng đằng trước nó có thể có hoặc thêm vào các từ rằng , là và dấu hai chấm . Bài 2 - Gọi HS đọc nội dung . - Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm . - Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và hoàn thành phiếu . - Hỏi : Khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp cần chú ý những gì ? - Yêu cầu HS tự làm . - Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng , các nhóm khác nhận xét , bổ sung . - Chốt lại lời giải đúng . - Nhận xét , tuyên dương những nhóm HS làøm đúng . Bài 3 Tiến hành tương tự bài 2 . - Hỏi : Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần chú ý những gì ? 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà làm lại bài 2 , 3 vào vở và chuẩn bị bài sau . - 2 HS trả lời câu hỏi - 1 HS tả lại bằng lời của mình . Ông lão già yếu , lom khom chống gậy , quần áo ông rách tả tơi trông thật thảm hại . Đôi mắt tái nhợt , đôi mắt đỏ đọc và giàn giụa nước mắt . Trông ông thật khổ sở . Ông chìa đôi bàn tay sưng húp , bẩn thỉu . - Những yếu tố : hình dáng , tính tình , lời nói , cử chỉ , suy nghĩ , hàng động tạo nên một nhân vật . - Lắng nghe . - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK . - Mở SGK trang 30 - 31 và ghi vào vởnháp - 2 đến 3 HS trả lời . + Những câu ghi lại lời nói của cậu bé : Ông đừng giận cháu , cháu không có gì để cho ông cả . + Những câu ghi lại ý nghĩ của cậu bé : Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào . Cả tôi nữa , tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão . + Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên cậu là người nhân hậu , giàu tình thương yêu con người và thông cảm với nỗi khốn khổ của ông lão . + Nhờ lời nói và suy nghĩ của cậu . - 2 HS đọc tiếp nối nhau đọc thành tiếng . - Đọc thầm , thảo luận cặp đôi . - HS tiếp nối nhau phát biểu đến khi có câu trả lời đúng . Cách a) Tác giả kể lại nguyên văn lời nói của ông lão với cậu bé . Cách b) Tác giả kể lại lời nói của ông lão bằng lời của mình . - Lắng nghe , theo dõi , đọc lại . + Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để thấy rõ tính cách của nhân vật . + Có 2 cách : lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp . - 3 đến 9 HS đọc thành tiếng . - HS tìm đoạn văn có yêu cầu . Ví dụ : + Trong giờ học , Lê trách Hà đè tay lên vở, làm quăn vở của Lê . Hà vội nói : “ Mình xin lỗi , mình không cố ý .” + Thấy Tấm ngồi khóc , Bụt hỏi : “ Làm sao con khóc ? ” Bụt liền bảo cho Tấm cách có quần áo đẹp đi hội . - 2 HS đọc thành tiếng . - Dùng bút chì gạch 1 gạch dưới lời dẫn trực tiếp , gạch 2 gạch dưới lời dẫn gián tiếp . - 1 HS đánh dấu trên bảng lớp . + Lời dẫn gián tiếp : bị chó sói đuổi . + Lời dẫn trực tiếp : Còn tớ , tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại . Theo tớ , tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ . -Lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn được đặt sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng hay dấu ngoặc kép . -Lời dẫn gián tiếp đứng sau các từ nói : rằng , là và dấu hai chấm . - Lắng nghe . - 2 HS đọc thành tiếng nội dung . - Thảo luận , viết bài . - Cần chú ý : Phải thay đổi từ xưng hô và đặt lời nói trực tiếp vào sau dấu hai chấm kết hợp với dấu gạch đầu dòng hay dấu ngoặc kép . - Dán phiếu , nhận xét , bổ sung . * Lời dẫn trực tiếp Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo , bèn hỏi bà hàng nước : - Xin cụ cho biết ai đã têm trầu này . Bà lão bảo : - Tâu bệ hạ , trầu này do chính bà têm đấy ạ ! Nhà vua không tin , gặng hỏi mãi , bà lão đành nói thật : - Thưa , đó là trầu do con gái già têm . - Cần chú ý : Ta đổi từ xưng hô , bỏ dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng , gộp lại lời kể với lời nhân vật . Lời giải : Bác thợ hỏi Hòe là cậu có thích làm thợ xây không .Hòe đáp rằng Hòe thích lắm. -HS cả lớp. Tiết : 13 LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: Giúp HS: -Củng cố kĩ năng đọc, viết số, thứ tự các số đến lớp triệu. -Làm quen các số đến lớp tỉ. -Luyện tập về bài toán sử dụng bảng thống kê số liệu. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng thống kê trong bài tập 3. -Bảng viết sẵn bảng số bài tập 4. -Lược đồ Việt Nam trong bài tập 5, phóng to nếu có điều kiện. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 12, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: -GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ tiếp tục luyện tập về đọc, viết số có nhiều chữ số, làm quen với tỉ. b.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1 -GV viết các số trong bài tập lên bảng, yêu cầu HS vừa đọc, vừa nêu giá trị của chữ số 3, chữ số 5 trong mỗi số. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -GV yêu cầu HS tự viết số. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 -GV treo bảng số liệu trong bài tập lên bảng và hỏi: Bảng số liệu thống kê về nội dung gì ? -Hãy nêu dân số của từng nước được thống kê. -GV yêu cầu HS đọc và trả lời từng câu hỏi của bài. Có thể hướng dẫn HS, để trả lời các câu hỏi chúng ta cần so sánh số dân của các nước được thống kê với nhau. Bài 4 (giới thiệu lớp tỉ) -GV nêu vấn đề: Bạn nào có thể viết được số 1 nghìn triệu ? -GV thống nhất cách viết đúng là 1000000000 và giới thiệu: Một nghìn triệu được gọi là 1 tỉ. -GV: Số 1 tỉ có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? -Bạn nào có thể viết được các số từ 1 tỉ đến 10 tỉ ? -GV thống nhất cách viết đúng, sau đó cho HS cả lớp đọc dãy số từ 1 tỉ đến 10 tỉ. -3 tỉ là mấy nghìn triệu ? (Có thể hỏi thêm các trường hợp khác) -10 tỉ là mấy nghìn triệu ? -GV hỏi: Số 10 tỉ có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? -GV viết lên bảng số 315000000000 và hỏi: Số này là bao nhiêu nghìn triệu ? -Vậy là bao nhiêu tỉ ? -Nếu còn thời gian, GV có thể viết các số khác có đến hàng trăm tỉ và yêu cầu HS đọc. Bài 5 -GV treo lược đồ (nếu có) và yêu cầu HS quan sát. -GV giới thiệu trên lượt đồ có các
Tài liệu đính kèm: