Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy

 TIẾT 1: TẬP ĐỌC

 BẬN

I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng : lịch, làm lửa, thổi nấu,. Bước đầu biết biết đọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi.

 - Hiểu từ ngữ : sông Hồng, vào mùa, đánh thù. Hiểu ND : Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. Học thuộc bài thơ.

 - Tự nhận thức ; lắng nghe tích cực.

 - Giáo dục HS có ý thức lao động chăm.

II. CHUẨN BỊ :

 - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cần HD HS luyện đọc và HTL.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

 - 2 HS kể lại 1 đoạn của câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường.

 - HS, GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:

 b) Các hoạt động:

* HĐ1: Luyện đọc

 - GV đọc mẫu bài đọc.

 - HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ khó.

 + Luyện đọc từng dòng thơ : Mỗi em nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ, HS phát hiện từ đọc sai, GVchỉnh sửa rồi cho HS rồi đọc tiếp.

 + Luyện đọc từng khổ thơ : HS đọc nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ. GV kết hợp nhắc các em nghỉ hơi giữa các dòng thơ, khổ thơ.

 - Cả lớp đọc ĐT cả bài thơ.

* HĐ2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài

 - GVcho HS đọc thầm từng khổ thơ, cả bài, trao đổi thảo luận về nội dung bài theo các câu hỏi:

 + Mọi vật mọi người xung quanh bé bận những công việc gì ?

 + Bé bận những việc gì ?

 + Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui ?

 HS trả lời, GV chốt lại : Mọi người, mọi vật trong cộng đồng xung quanh ta đều hoạt động, đều làm việc. Sự bận rộn của mỗi người, mỗi vật làm cho cuộc đời thêm vui.

 - GV hỏi : Em có bận rộn không ? Em thường bận rộn với những công việc gì ? Em có thấy bận mà vui không ?

 

doc 49 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữ hoa E (1 dòng), Ê (1 dòng); viết đúng tên riêng Ê - đê(2dòng) và câu ứng dụng : Em thuận anh hoà có phúc (5 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết
thường trong chữ ghi tiếng.
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp các cỡ chữ theo quy định.
 - Có ý thức giữ gìn VSCĐ, yêu quý anh em trong gia đình.
II. chuẩn bị: Mẫu chữ hoa E, Ê. Tên riêng : Ê - đê.
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con : Kim Đồng, Dao.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD viết trên bảng con
 - Luyện viết chữ hoa
+ 1 HS tìm trong bài những chữ viết hoa : E, Ê.
+ HS nhắc lại cách viết chữ hoa E
+ GV vừa viết mẫu, vừa nhắc lại cách viết từng chữ hoa.
+ HS tập viết bảng con chữ hoa E, Ê
+ GV nhận xét, sửa sai. 
 - Luyện viết từ ứng dụng
+ 1 HS đọc từ ứng dụng : Ê- đê
 + GV giới thiệu về Ê- đê.
+ HS tập viết từ Ê- đê. GV nhận xét, sửa sai.
 - Luyện viết câu ứng dụng
+ 1 HS đọc câu ứng dụng : Em thuận anh hoà  có phúc.
+ GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ : Anh em thương yêu nhau, sống thuận hòa là hạnh phúc lớn của gia đình.
+ HS tập viết chữ Em vào bảng con.
* HĐ2: HD viết vào vở tập viết
 - GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu .
 - HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết bài.
* HĐ3: Chấm, chữa bài
 - Thu 1/3 số bài để chấm.
 - Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc lại cách viết chữ hoa E, Ê.
 - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết chữ đúng, đẹp.
 - VN học thuộc câu ứng dụng.
 chiều tiết 1 : tập làm văn*
 luyện tập về kể lại buổi đầu đi học
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Củng cố về kể lại buổi đầu đi học : Viết được 1 đoạn văn ngắn.
 - Rèn kĩ năng viết : chân thật, đúng đề tài, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
 - HS chăm chỉ, tích cực học tập.
II . Chuẩn bị : HS : VBT T.Việt in.
III . Các hoạt động dạy - học :
* HĐ1: Củng cố kể về buổi đầu em đi học. 
 - HS mở vở BTTV in trang 27. 
 - HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm theo.
 - GV hỏi HS : + Buổi đầu tiên em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều ?
 + Thời tiết thế nào ?
 + Ai dẫn em đến trường ?
 + Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao ?
 + Buổi học kết thúc thế nào ?
 + Cảm xúc của em về buổi học đó ?
 - GV cho HS làm bài vào vở BT. ( HS viết 7 - 8 câu). 
 - GV theo dõi giúp đỡ em còn lúng túng.
 - Gọi một số HS đọc lại bài viết của mình.
 - Cả lớp, GV nhận xét, bổ sung. GV chấm 1 số bài.
* HĐ2 : Củng cố, dặn dò
 - 1, 2 HS đọc lại bài văn của mình. 
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS làm bài tốt.
 - Dặn dò HS VN xem lại bài.
tiết 2: ToáN*
luyện tập về bảng nhân 7
I. Mục đích, yêu cầu : 
 - Củng cố về bảng nhân 7, thực hiện dãy tính, nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số. 
 - Rèn kỹ làm tính nhanh, chính xác.
 - HS tích cực, tự tin, hứng thú học tập.
II.Chuẩn bị : HS : Vở Ôn luyện và KT Toán.
II.Các hoạt động dạy- học :
* HĐ1: Củng cố về bảng nhân 7.
 - GV hướng dẫn HS làm bài 1, 2, 3, 6 trang 33, 34 - Vở Ôn luyện và KT Toán.
 Bài 1(33):
 - HS nêu yêu cầu BT. GV cho HS nối phép tính rồi với số thích hợp.
 - HS, GV chữa bài, củng cố về bảng nhân 7. 
 Bài 2(33):
 - HS đọc bài toán. 
 - HS làm bài vào vở. 1 HS làm trên bảng.
 - HS, GV nhận xét chữa bài.
 - Củng cố về bảng nhân 7.
Bài 3(33): 
 - HS xác định yêu cầu bài
 - HS làm bài vào vở, 2 HS làm trên bảng lớp.
 - HS, GV nhận xét chữa, củng cố về thực hiện dãy tính.
Bài 6(34):
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - HS làm bài rồi chữa bài.
 - Củng cố về phép nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Một số HS đọc bảng nhân 7.
 - GV nhận xét về ý thức HS.
 - Dặn dò HSVN xem lại bài.
Tiết 3: tự nhiên - xã hội
 Hoạt động thần kinh
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Phân tích được các hoạt động phản xạ. Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.
 - Thực hành một số phản xạ.
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại. Kĩ năng làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ. Kĩ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp.
 - GD HS có ý thức trong học tập.
II. chuẩn bị: - Các hình trong SGK trang 28, 29.
 - Đóng vai; làm việc nhóm và thảo luận.
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS nêu tên các bộ phận của cơ quan thần kinh. 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Phân tích được hoạt động phản xạ. Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đời sống.
 Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm
 GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1a, 1b và đọc mục Bạn cần biết ở SGK trang 28 để trả lời các câu hỏi sau :
 . Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng ? 
 . Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng ? 
 . Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại được gọi là gì ? 
 - Bước 2: Làm việc cả lớp
 + Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 + GV yêu cầu HS phát biểu khái quát : Phản xạ là gì ? Nêu một vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đời sống.
=> GVKL: SGV trang 47.
* HĐ2 : Chơi trò chơi thử phản xạ đầu gối và ai phản ứng nhanh
Mục tiêu: Có khả năng thực hành một số phản xạ.
Cách tiến hành: 
 a) Trò chơi 1 : Thử phản xạ đầu gối
 - GV HD HS cách tiến hành phản xạ đầu gối. Gọi một HS lên trước lớp, yêu cầu em này ngồi trên ghế cao, chân buông thõng. GV dùng cạnh bàn tay đánh nhẹ vào đầu gối phía dưới xương bánh chè làm cẳng chân đó bật ra phía trước.
 - HS thực hành thử phản xạ đầu gối theo nhóm.
 - Các nhóm lên thực hành trước lớp. GV khen các nhóm thực hành thành công. GV giảng cho các em biết bác sĩ thường sử dụng phản xạ đầu gối để kiểm tra chức năng hoạt động của tuỷ sống, những người bị liệt thường mất khả năng phản xạ đầu gối.
 b) Trò chơi 2 : Ai phản ứng nhanh
 - GV HD cách chơi.
 - Cho HS chơi thử rồi chơi thật vài lần.
 - Kết thúc trò chơi, các HS thua bị “phạt” hát hoặc múa một bài.
 - GV khen những bạn có phản xạ nhanh.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - HS nhắc lại nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn dò HS về nhà xem lại bài. 
 sáng Ngày soạn : 03 - 10 - 2014.
 Ngày dạy : Thứ 6 - 10 - 10 - 2014.
Tiết 1 : tập làm văn
 Nghe - kể : không nỡ nhìn
 tập tổ chức cuộc họp
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Nghe - kể lại được câu chuyện Không nỡ nhìn. HS bước đầu biết cùng các bạn tổ chức cuộc họp trao đổi về một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của HS trong cộng đồng hoặc một vấn đề đơn giản do GV gợi ý.
 - Rèn kĩ năng nghe, nói rõ ràng, mạch lạc ; kĩ năng tổ chức một cuộc họp.
 - Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân ; đảm nhận trách nhiệm ; tìm kiếm sự hỗ trợ.
 - GD HS có ý thức cư xử có văn hoá ở nơi công cộng.
II. chuẩn bị: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Bảng lớp viết : 4 gợi ý kể chuyện của BT1 và trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc bài viết kể về buổi đầu đi học (tiết TLV tuần 6).
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Bài tập 1
 - 1HS đọc toàn văn yêu cầu của BT. GV yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong truyện, đọc thầm lại 4 câu hỏi gợi ý.
 - GV kể chuyện lần 1, hỏi HS :
 + Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt ? 
 + Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì ? 
 + Anh trả lời thế nào ? 
 - GV kể lần 2. HS chăm chú nghe. GV mời 1 HS kể lại chuyện. Từng cặp HS tập kể.
 - HS (trình độ tương đương nhau) nhìn bảng đã chép các gợi ý, thi kể lại chuyện.
 - GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi : Em có nhận xét gì về anh thanh niên ?
 - GV chốt lại tính khôi hài của câu chuyện.
 - Cả lớp, GV bình chọn HS kể chuyện hay nhất và hiểu tính khôi hài của câu chuyện.
* HĐ2 : Bài tập 2 (Nếu còn thời gian)
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và gợi ý về nội dung họp.
 - 1 HS đọc trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp viết trên bảng lớp.
 - GV nhắc HS :
 + Cần chọn nội dung họp là vấn đề được cả tổ quan tâm.
 + Chọn tổ trưởng là những người lần trước chưa được đóng vai điều khiển cuộc họp.
 - Từng tổ làm việc nhanh theo trình tự:
 + Chỉ định người đóng vai tổ trưởng.
 + Tổ trưởng chọn nội dung họp.
 + Họp tổ. GV theo dõi hướng dẫn các tổ họp.
 - GV mời 2, 3 tổ trưởng thi điều khiển cuộc họp của tổ mình trước lớp, cả lớp NX.
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại trình tự tổ chức cuộc họp.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi các em biết điều khiển tốt cuộc họp.
 - Dặn dò HS VN xem lại bài.
Tiết 2: tự nhiên - xã hội
 hoạt động thần kinh (Tiếp)
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người. 
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm nhanh, đúng. 
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại. Kĩ năng làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ. Kĩ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp.
 - GD HS có ý thức bảo vệ cơ quan thần kinh. 
II. Chuẩn bị : Hình trong SGK trang 30, 31.
- Đóng vai, làm việc nhóm và thảo luận.
II. các Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu 1 vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong cuộc sống.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Làm việc với SGK
 Mục tiêu: Phân tích được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
Cách tiến hành : 
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm
 Dựa vào cách phân tích hoạt động phản xạ “rụt tay lại khi sờ vào cốc nước nóng” ở tiết học trước, các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1 tr 30 SGK để trả lời câu hỏi :
 + Khi bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào ? Hoạt động này do não hay tuỷ sống trực tiếp điều khiển ? 
 + Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu ? Việc làm đó có tác dụng gì ? 
 + Theo bạn, não hay tuỷ sống đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt rác ra đường ? 
 - Bước 2: Làm việc cả lớp
 Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày phần trả lời một câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
=> Kết luận : SGV tr 49, 50.
* HĐ2: Thảo luận
 Mục tiêu : HS nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
 Cách tiến hành : 
 - Bước 1 : Làm việc cá nhân
 GV yêu cầu HS đọc ví dụ về hoạt động viết chính tả ở H2 tr 31 SGK, trên cơ sở đó HS nghĩ ra một ví dụ khác và tập phân tích ví dụ đó để thấy rõ vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp các cơ quan khác nhau cùng hoạt đọng trong 1lúc. 
 - Bước 2 : Làm việc cả lớp
 + Một số HS lên trình bày trước lớp.
 + GV hỏi : Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì ?
=> Kết luận : SGV tr 50. 
3. Củng cố, dặn dò: 
 - HS đọc phần bóng đèn toả sáng trong SGK tr 30.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học.
Tiết 3: toán
 Tiết 35 : Bảng chia 7
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Biết tự lập bảng chia 7. Bước đầu thuộc bảng chia 7.
 - Vận dụng được phép chia7 trong giải toán có lời văn chính xác.
 - HS tích cực trong học tập.
II. chuẩn bị: Các tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn. 
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc bảng nhân 7. HS khác nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Hướng dẫn HS lập bảng chia 7.
 GV hướng dẫn HS dùng các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn để lập lại từng công thức của bảng nhân, rồi cũng sử dụng các tấm bìa đó để chuyển từ một công thức nhân 7 thành một công thức chia 7 (tương ứng). Chẳng hạn :
- Cho HS lấy một tấm bìa (có 7 chấm tròn), GV hỏi : “7 lấy 1 lần bằng mấy ?”(7 lấy 1 lần bằng 7), viết lên bảng : 7 x 1 = 7. GV chỉ vào tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi “ lấy 7 (chấm tròn) chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 (chấm tròn) thì được mấy nhóm ?”, viết lên bảng : 7 : 7 = 1 ; chỉ vào phép nhân và phép chia trên bảng gọi HS đọc : “7 nhân 1 bằng 7”, “7 chia 7 bằng 1”.
 - Làm tương tự đối với 7 x 2 = 14 và 14 : 7 = 2 ; 7 x 3 = 21 và 21 : 7 = 3, rồi hướng dẫn HS tự làm tương tự với các trường hợp tiếp theo. Khi HS đã quen không cần thiết phải sử dụng các tấm bìa, chỉ nên chỉ cho HS nêu công thức nhân 7 rồi tự lập công thức chia 7 tương ứng.
 - Cho HS học bảng chia 7 theo nhiều hình thức khác nhau để HS ghi nhớ bảng chia7.
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1: 
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - GV HD HS tính nhẩm (nêu miệng). GV viết bảng.
 - Rèn kĩ năng ghi nhớ bảng chia 7.
Bài 2:
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS làm bài vào vở, 2HS làm trên bảng lớp.
 - Nhận xét chữa bài, GV có thể cho HS tự nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia :( Lấy tích chia cho một thừa số được thừa số kia).
Bài 3:
 - HS đọc đề bài toán.
 - BT cho biết gì ? Hỏi gì ?
 - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán. 
 - Cả lớp tự giải vào vở. Gọi 1HS lên bảng chữa bài.
 - Củng cố về giải toán có lời văn.
 Bài 4:
 - HS đọc đề bài toán.
 - BT cho biết gì ? Hỏi gì ?
 - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán. 
 - Cả lớp tự giải vào vở. Gọi 1HS lên bảng chữa bài.
 - Củng cố về giải toán có lời văn.
 - GV cho HS đối chiếu hai bài giải trên, giúp HS nhận ra và phân biệt chia thành 7 phần bằng nhau và chia thành 7 nhóm.
3. Củng cố, dặn dò:
 - 1 số HS đọc bảng chia 7.
 - GVnhận xét tiết học. 
 - Dặn dò về nhà học thuộc bảng chia 7, chuẩn bị bài sau.
 Tiết 4: sinh hoạt
 sinh hoạt lớp
i. MụC ĐíCH, YÊU CầU: 
 - NX, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần và đề ra phương hướng tuần sau.
 - Rèn thói quen chấp hành tốt các nề nếp quy định.
 - Giáo dục học sinh chăm ngoan.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần:
 - Từng tổ báo cáo.
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 * Ưu điểm:
 a) Nề nếp :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 b) Học tập :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 c) Lao động :
 ...............................................................................................................................
 ..............................................................................................................................
 d) Đạo đức :
 ................................................................................................................................
 ................................................................................................................................
 * Nhược điểm:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
...............................................................................................................................
2. Phương hướng tuần sau:
 - Thực hiện tốt các nội quy, quy định của trường, lớp đề ra.
 - Phát huy ưu điểm. Hạn chế nhược điểm.
 - Giữ gìn bàn ghế, trang thiết bị trường học cẩn thận.
 - Giữ gìn trường, lớp xanh sạch, đẹp, an toàn. 
 - Tiếp tục thực hiện tốt theo chủ điểm tháng. 
 Tổ trưởng kí duyệt
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
 ....................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Chiều thứ 2
 tiết 2: ToáN*
luyện tập về nhân, chia số có 2 chữ số
 với (cho) số có 1 chữ số
I. Mục đích, yêu cầu : 
 - Củng cố cách nhân, chia số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số. 
 - Rèn kỹ làm tính, giải toán nhanh, chính xác.
 - HS tích cực, tự tin, hứng thú học tập.
II.Chuẩn bị : GV : Một số bài tập
II.Các hoạt động dạy- học :
* HĐ1: Củng cố về nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 a) 23 x 2 32 x 3 44 x 2 10 x 6 11 x 5 21 x 4
 b) 26 x 3 17 x 5 24 x 4 66 x 2 59 x 6 38 x 3
- HSTB xác định yêu cầu bài.
- Cho cả lớp làm bài vào vở BT.
- 2 HS làm trên bảng, nhận xét, chữa bài. 2, 3 HS nói lại cách đặt tính, cách tính của một vài phép tính trên bảng.
 - Củng cố về nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ, có nhớ 1 lần).
Bài 2 : Mỗi tá khăn mặt có 12 chiếc. Hỏi 5 tá khăn như thế có bao nhiêu chiếc khăn mặt ?
 - HS đọc bài toán.
 - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
 - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - HS, GV chữa bài, rèn kĩ năng giải toán có phép nhân.
* HĐ2 : Củng cố về chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
Bài 3 : Đặt tính rồi tính.
 a) 20 : 4 28 : 2 66 : 3 45 : 5 54 : 6
 b) 15 : 2 35 : 4 42 : 5 55 : 6 94 : 3
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho cả lớp làm bài vào vở BT.
 - 2 HS làm trên bảng, nhận xét, chữa bài. 2, 3 HS nói lại, cách tính của một vài phép tính trên bảng.
 - Củng cố về chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (phép chia hết và phép chia có dư).
Bài 4 : Có 30 kg muối chia đều vào các túi, mỗi túi có 5 kg muối. Hỏi tất cả có mấy túi muối ? 
 - HS đọc bài toán.
 - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
 - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - HS, GV chữa bài, rèn kĩ năng giải toán có phép chia.
* HĐ3 : Củng cố, dặn dò
- Giáo viên khắc sâu KT.
- NX tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập.
 - Dặn dò HSVN xem lại bài.
tiết 3: Tập đọc*
 lừa và ngựa
I. mục đích , yêu cầu :
 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng : khẩn khoản, kiệt lực, rên lên,... Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu từ ngữ : kiệt sức, kiệt lực. Hiểu câu chuyện : Bạn bè phải thương yêu, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. giúp bạn nhiều khi chính là giúp mình, bỏ mặc bạn chính là làm hại mình.
 - Giáo dục HS phải thương yêu, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. 
II. chuẩn bị : Bảng phụ viết câu văn cần HD HS luyện đọc.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ :
 - 2 HS đọc lại bài: “Trận bóng dưới lòng đường” và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
 - HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Luyện đọc
 - GV đọc mẫu toàn bài.
 - HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó:
 + Luyện đọc từng câu : HS tiếp nối nhau đọc từng câu. HS phát hiện từ đọc sai GV chỉnh sửa cho HS rồi luyện đọc tiếp.
 + Luyện đọc từng đoạn:
 . GV chia bài thành 2 đoạn.
 . HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó : kiệt sức, kiệt lực.
* HĐ2: HD tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm, thành tiếng từng đoạn, trao đổi thảo luận các câu hỏi liên quan đến nội dung của bài văn.
 + Lừa khẩn khoản xin ngựa điều gì ? 
 + Vì sao ngựa không giúp lừa ? 
 + Câu chuyện kết thúc ntn ? 
 + Truyện này muốn nói với em điều gì ? 
* HĐ3: luyện đọc lại
 - GV chọn đọc mẫu một đoạn, HD HS đọc đúng lời lừa và ngựa.
 - Một vài tốp HS (mỗi tốp 3 em) phân vai (người dẫn chuyện, lừa, ngựa) thi đọc toàn truyện.
 - HS, GV bình chọn CN và tốp đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh đọc tốt.
 - Dặn dò HS ghi nhớ điều câu chuyện muốn nói với các em.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 tìm hiểu truyền thống về nhà trường
i. mục đích, yêu cầu:
 - HS hiểu biết về truyền thống của nhà trường.
 - Rèn kĩ năng nghe, thảo luận, mạnh dạn, tự tin.
 - HS ham học hỏi, yêu quý trường lớp.
ii. chuẩn bị:
iii. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Thảo luận nhóm : Truyền thống hiếu học
 - GV nêu yêu cầu: Kể những gương hiếu học ở trong lớp, trong trường mà em biết.
 - HS thảo luận nhóm đôi.
 - GV bao quát lớp.
* HĐ2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần).
* HĐ3: 
 - GV giới thiệu cho HS hiểu biết được trường tiểu học Thượng Quận nhiều năm đạt danh hiệu trường Tiên Tiến. Từ năm 2003 được công nhận là trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1, cho đến nay trường vẫn giữ vững danh hiệu đó.
 - Trường có nề nếp tốt : GV, HS thi đua dạy tốt- học tốt.
 - Trường có nhiều năm liền có HS đỗ HS giỏi tỉnh (năm học 2011-2012 có 1 HS đạt KK - lớp 5 ; T. Anh – lớp 2 có 3 HS trong đó có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì. Năm học : 2012- 2013 có 1 HS đạt KK - Lớp 5.; Tiếng Anh- Lớp 2 có 3HS trong đó có 1 giải Nhì, 2 giải Ba; Năm học: 2014- 2015 có 1 HS đạt giải Ba Quốc gia - Tiếng Anh- Lớp 5. Năm học: 2015- 2016 có 3 HS đạt giải KK – Em yêu Tiếng Việt- Lớp 5)...
- Trường có phong trào “Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp” tốt.. Năm học: 2015- 2016 có 2HS đạt giải KK – Viết chữ đẹp- Lớp 2- Cấp tỉnh.
 - GV kể một số gương hiếu học trong trường, gia đình hiếu học,...
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT. 
 - GV nhận xét về tinh thần, ý thức học tập của HS.
 - Nhắc nhở HS giữ gìn và phát huy tốt truyền thống của trư

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.doc