Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Chu Thị Thanh

Tiết 21: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (có nhớ)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ.

- Vận dụng giải các bài toán có một phép nhân.

2. Kĩ năng:

- Thực hiện nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) một cách chính xác.

3. Thái độ :

- Rèn đức tính cẩn thận, chính xác trong khi làm bài.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

A. Ổn định tổ chức: (1')

- Sĩ số: 33; vắng:.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

B. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Gọi 1 lên bảng làm bài 3

- Nhận xét Bài giải:

Tất cả số bút mầu là:

12 4 = 48 (bút)

 Đáp số: 48 bút màu

C. Bài mới:

1- Giới thiệu bài: (1’)

2- Giới thiệu phép tính 26 3 và

 54 4: (12’)

- Ví dụ 1: 26 3 = ?

+ Con có nhận xét gì về phép tính trên? - Phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.

+ Muốn thực hiện phép tính này ta phải làm gì?

 - Ta phải đặt tính sau đó thực hiện tính từ phải sang trái.

- 1 HS lên bảng thực hiện.

+ Nêu cách đặt tính.

 - viết thừa số thứ nhất ở trên, viết thừa số thứ hai ở dưới, sao cho 3 thẳng cột với 6.

 26

 

 3

 78

+ Khi thực hiện tính ta tính như thế nào? - tính từ phải sang trái, lấy thừa số thứ hai nhân với lần lượt từng chữ số ở thừa số thứ nhất.

+ Con hãy thực hiện tính số đơn vị? - 3 6 = 18; viết 8 nhớ 1.

 

- GV nhấn mạnh: Ở phép nhân này, tích của TS thứ 2 với số ĐV là số có 2 CS. Vậy khi viết tích ta chỉ viết số ĐV, nhớ số chục.

 

doc 49 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Chu Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài vào vở, gọi 2HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả.
- Con có nhận xét gì về 3 phép tính ở cột 1?
- Vậy các phép tính chia trong bài 2 có đặc điểm gì? 
- Gọi HS đọc lại bảng chia 6.
-> Chốt: Bài 2 củng cố lại bảng chia 6.
Bài 4: (Trang 25 - 7’) 
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
-> GV tóm tắt bài toán: 
1 hộp : 6 cái cốc
 42 cái cốc :  hộp ?
- Con hiểu “mỗi hộp” là mấy hộp ?
- Muốn biết xếp được bao nhiêu cái cốc ta làm thế nào?
- Cho HS áp dụng làm bài, gọi 1HS lên bảng giải bài.
- Nhận xét, chốt kết quả.
- Nêu câu lời giải khác của bài toán.
- Nêu các bước giải bài toán có lời văn.
=> Chốt: Bài 4 củng cố các bước giải bài toán có lời văn liên quan đến bảng chia 6.
Bài 5: (Tr 25 - 7’) 
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
-> GV tóm tắt bài toán 
 Em có : 30 kg
 Ăn hết 1/6 .kg ?
- Muốn biết nhà em đã ăn hết bao nhiêu kg gạo ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài, gọi 1HS lên bảng giải bài.
- Nhận xét, chốt kết quả.
- Để tìm của 30 kg con đã làm thế nào?
- Bài toán con vừa giải có liên quan đến kiến thức gì?
=> Chốt: Bài 5 củng cố các bước giải bài toán có lời văn liên quan đến tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
3. Củng cố - Dặn dò: (3’)
- Gọi HS đọc lại bảng chia 6. 
- GV hệ thống lại kiến thức bài học.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc thuộc bảng lòng chia 6.
1. Tính
- HS đọc bài, xác định yêu cầu.
- HS làm bài vào VTH, đọc bài, nhận xét bài bạn.
- Đối chiếu bài.	
Kết quả: 
 48 : 6 = 8
 24 : 6 = 4 36 : 6 = 6
 54 : 6 = 9 12 : 6 = 2
 30 : 6 = 5 42 : 6 = 7
 18 : 6 = 3 
- Dựa vào bảng nhân và bảng chia 6.
- HS nối tiếp đọc bài.
2. Tính 
- HS đọc bài, xác định yêu cầu.
- HS làm bài vào VLT , đọc bài, nhận xét bài bạn.
- Đối chiếu bài.	
Kết quả: 
6 3 = 18 6 5 = 30 6 4 = 24 
18 : 6 = 3 30 : 6 = 5 24 : 6 = 4
18 : 3 = 6 30 : 5 = 6 24 : 4 = 6
- Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia. 
- Đều là các phép tính trong bảng chia 6.
- HS nối tiếp đọc bài.
- HS đọc.
- Bài toán cho biết 42 cái cốc xếp đều vào các hộp, mỗi hộp 6 cái cốc.
Bài toán hỏi xếp được bao nhiêu cái cốc.
- Mỗi hộp là 1 hộp
- Ta lấy số cái cốc chia đều cho số hộp.
- HS làm bài vào vở , đọc bài, nhận xét bài bạn.
- Đối chiếu bài giải.
Bài giải:
Xếp được số cái cốc là:
42 : 6 = 7 (cái cốc)
 Đáp số: 7 cái cốc
.
- HS nêu.
- Ta phải tìm của 30 kg gạo.
- HS làm bài vào vở ô li, đọc bài, nhận xét bài bạn.
- Đối chiếu bài giải.
Bài giải
Nhà em đã ăn hết số kg gạo là:
30 : 6 =5 (kg)
Đáp số: 5 kg gạo
Con lấy 30 chia 6 bằng 5. 
- Kiến thức tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
=======================================
Tiếng Việt ( Tập đọc)
CHUYỆN CỦA ẾCH CỐM
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Đọc đúng các từ: Êch Cốm, nhảy nhót, châu chấu, nóng lòng, ngả đường,.. Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ. 
2. Kĩ năng:
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật (cô giáo, Ếch Cốm, .. ).
 - HS theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết nhận lỗi và sửa lỗi. 
 II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng phụ .
- HS:Sách luyện tập tiếng việt lớp 3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
 - Sĩ số: 33; vắng:........
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Bài cũ : (5’) Ông ngoại
3. Bài mới: (1’) Giới thiệu bài- Ghi đề.
3.1 Hoạt động 1: Luyện đọc (17’)
- GV đọc mẫu lần 1.
- Yêu cầu HS đọc bài.
 - Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- HS theo dõi .
- 1 HS khá đọc bài – đọc chú giải .
- HS đọc thầm và tìm hiểu.
+ Trong bài có mấy nhân vật? Kể tên các nhân vật?
- Có hai nhân vật( Ếch Cốm, cô giáo Ếch Xanh)
- Cho HS đọc nối tiếp từng câu. 
- GV theo dõi hướng dẫn phát âm từ khó . 
- HS đọc nối tiếp từng câu theo dãy.
- HS phát âm từ khó.
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn .
- GV treo bảng phụ HD cách đọc đúng các câu mệnh lệnh, câu hỏi...
- HS đọc nối tiếp từng đoạn .
- HS đọc đúng các câu trên bảng phụ.
- GV nhận xét và nêu cách đọc đúng.
- Gọi HS đọc .
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm .
- Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu.
- GV nhận xét-Tuyên dướng .
- HS theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc - nhận xét sửa sai
- HS đọc theo nhóm hai.
- Đại diện 4 nhóm đọc- nhận xét.
3.2 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.(7’)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và 2.
-1 HS đọc. Lớp đọc thầm theo .
+ Trên đường ra hồ sen để thi bơi, ếch Cốm nhìn thấy ai?
- cô giáo Ếch Xanh
+ Vì những lí do gì mà ếch Cốm không chào cô giáo Ếch Xanh?
- Vì vội đi thi, ếch Cốm nghĩ cô giáo Ếch Xanh đã già, mắt kém rồi không nhận ra mình.
+ Không chào cô giáo cũ, Ếch Cốm là ngươi như thế nào?
- Chưa phải là trò ngoan.
+ Sau đó Ếch Cốm thế nào?
- Đã biết mình có lỗi, cảm ơn và xin lỗi cô.
3.3 Hoạt động 3:Luyện đọc lại.(7’)
- YC học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp
-GV nhận xét và hướng dẫn cách đọc.
-GV treo bảng phụ HD cách đọc đoạn văn 
-Yêu cầu HS thi đọc đoạn văn .
- GV đọc mẫu lần 2.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo đoạn.
GV nhận xét-tuyên dương .
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu HS luyện đọc lại bài theo các vai: 
-Nhận xét và tuyên dương 
-1 HS nhắc lại.
-HS thảo luận nhóm hai .Đại diện nhóm trả lời .
-HS nhắc lại.
-HS thực hiện, nghe và nhận xét bạn đọc.
- HS theo dõi
- Luyện đọc trong nhóm, sau đó 2 nhóm thi đọc bài theo vai.
- HS nhận xét nhóm đọc hay .
- 2 HS đọc.
- HS quan sát.
- HS kể theo nhóm 4 em.
- 4 HS kể nối tiếp, mỗi HS một đoạn .
- 2 nhóm kể, HS cả lớp theo dõi và nhận xét nhóm kể hay .
4. Củng cố – Dặn dò: (4’)
+ Em đã bao giờ dũng cảm nhận lỗi chưa? Khi đó em đã mắc lỗi gì ? 
- GV giáo dục HS : Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi. Người dám nhận lỗi, dám sữa chữa khuyết điểm của mình là người dũng cảm .
Về nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe
- HS tự trả lời.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
=======================================
Ngày soạn: 2/ 10/ 2017 
Ngày giảng: Thứ tư, ngày....../ 10/ 2017 
Luyện từ và câu
Tiết 5: SO SÁNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nắm được một kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém.
- Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở bài tập 2.
- Biết thêm từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng đúng các hình ảnh so sánh.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- bảng phụ viết sẵn câu văn , thơ trong bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Ổn định tổ chức: (1’) - Sĩ số: 33; vắng:......
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân.
- GV thu vở bài tập của học sinh kiểm tra.
- GV: Nhận xét
- HS lên bảng làm bài.
- Tuấn là anh trai của Lan.
 ( - Ai là anh trai của Lan?
 - Tuấn là gì?)
- Bố mẹ là người rất yêu thương con.
- Học sinh nhận xét
C. Bài mới: 
1- Giới thiệu bài: (1’)
2- Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: (10’)
- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ:
- HS làm bài – Nêu kết quả.
a, Bế cháu ông thủ thỉ
Cháu khoẻ hơn ông nhiều
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng
b, Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ
c, Những ngôi sao thức ngoài kia 
Chẳng bằng mẹ đã thức vì con.
 Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
+ Căn cứ vào đâu con tìm được các hình ảnh so sánh?
- Có các sự vật được so sánh và từ dùng để so sánh.
Bài 2: (5’)
- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- yêu cầu học sinh làm bài.
- GV chữa bài nhận xét.
- Ghi lại những từ so sánh trong khổ thơ trên.
- Hơn, là, là, hơn, chẳng, bằng, là
+ Cách so sách cháu khoẻ hơn ông có gì khác nhau?
- Câu: cháu khoẻ hơn ông, hai sự vật được so sánh với nhau là ông và cháu. Hai sự vật này không ngang bằng nhau mà có sự chênh lệch hơn kém : "Cháu" hơn "Ông".
+ Hai sự vật đều được so sánh với nhau trong câu qua từ “ là “ là ngang bằng nhau hay kém hơn?
- Câu “Ông là buổi trời chiều” sự vật được so sánh với nhau là buổi trời chiều và ông, có sự ngang bằng nhau.
- “Cháu là ngày rạng sáng” Cháu – rạng sáng (buổi sáng sớm) ; so sánh ngay bằng; qua từ so sánh” là”
- Sự khác nhau về sự so sánh của hai câu này do đâu tạo nên?
- do các từ so sánh khác nhau tạo nên:
 + Từ “ hơn” , “chẳng bằng” chỉ sự hơn kém
 + Từ “ là” chỉ sự so sánh ngang bằng.
- GV yêu cầu hs xếp các hình ảnh so sánh ở bài 1 thành 2 nhóm
- GV nhận xét.
- So sánh ngang bằng / so sánh hơn kém
+ Có mấy phép so sánh?
- 2 phép so sánh: ngang bằng, hơn kém
* Hãy tìm thêm một số câu có hình ảnh so sánh.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
- Bạn Lan cao hơn bạn Bình.
- Trời mùa đông là cái tủ ướp lạnh.
- Mặt nước hồ trong tựa gương soi
- Tiếng suối ngân nga như tiếng hát xa.
- Nhờ có các hình ảnh so sánh mà câu văn câu thơ trở nên hay và hấp dẫn hơn, gợi tả được đặc điểm nổi bật của sự vật.
Bài 3: (7’)
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:
- yêu cầu học sinh làm bài.
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.
+ Các hình ảnh trong bài tập 3 khác gì với cách so sánh của các hình ảnh trong bài tập 1?
- Trong bài không có từ so sánh mà chúng được so sánh với nhau bằng dấu gạch ngang.
- Ở bài tập 3 tác giả sử dụng phép so sánh gì?
- GV chữa bài nhận xét
- so sánh ngang bằng
- Nhờ phép so sánh ngang bằng tác giả lột tả được vẻ ngộ nghĩnh, đáng yêu của quả dừa, tàu dừa.
Bài 4: (8’)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài
+ Các hình ảnh so sánh ở bài tập 3 ngang bằng hay so sánh hơn kém?
- Hãy tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài 3.
- So sánh ngang bằng
+ Các từ so sánh phải là từ như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- GV chữa bài nhận xét.
- Như, là , tựa, như là, tựa như, như thế.
+ Quả dừa tựa như đàn lợn con nằm trên cao.
+ Tàu dừa là chiếc lược chải vào mây xanh.
4. Củng cố: (2’)
+ Bài học hôm nay em học thêm kiểu so sánh nào?
- Lấy một ví dụ về so sánh ngang bằng hoặc so sánh hơn kém
5. Dặn dò: (1’)
- Nhận xét giờ học
- Về nhà ôn từ chỉ sự vật và so sánh.
- so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém.
- Mẹ em hiền như cô Tấm.
- Bạn Sơn cao hơn bạn Đức Anh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................
 =========================================
Tập viết 
Tiết 5: ÔN CHỮ HOA C (Tiếp)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố cách viết chữ C, viết đúng, đẹp chữ viết hoa C, L, S, N
- Viết đúng đẹp cỡ chữ nhỏ tên riêng Cửu Long, và câu ứng dụng
Chim khôn kêu tiếng rảng rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.
2. Kĩ năng:
- Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. Trình bày đẹp.
3. Thái độ:
- Giúp học sinh tính cẩn thận trong luyện viết chữ.
II. CHUẨN BỊ:
- Chữ mẫu tên riêng, câu ứng dụng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Ổn định tổ chức: (1’) - Sĩ số: 33; vắng:......
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (5')
- Yêu cầu hs viết tên riêng: chữ hoa C và từ ứng dụng: Cửu Long
- GV: Nhận xét
- 2 HS viết bảng lớp
- dưới lớp viết bảng con.
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn viết chữ hoa.(5’)
+ quan sát tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? 
- Có chữ : C, V, A, N
+ Chữ hoa C cao và rộng mấy li?
- cao 5 li, rộng 4 li.
+ Chữ hoa C gồm mấy nét? là nét nào?
- viết một nét được viết bởi 2 nét cơ bản: cong dưới và cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ.
- GV viết mẫu cho học sinh quan sát, nêu lại quy trình viết.
- HS nêu quy trình viết
- Đặt bút trên đường kẻ 6 viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2.
- Gv viết mẫu chữ hoa C và HD HS nối nét từ chữ C sang chữ h.
Ch
- Nêu cách viết chữ hoa V.
- N1: đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, dừng bút trên ĐK 6....
- Nêu cách viết chữ hoa A.
- N1: ĐB ở ĐK 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, lượn sang bên phải...
- Yêu cầu học sinh viết bảng con.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh viết bảng con:
C, V, A
3- Hướng dẫn viết từ ứng dụng: (5’)
a- Giới thiệu từ ứng dụng.
- Gọi hs đọc từ ứng dụng
- G: Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng Thời Trần ông được coi là ông tổ của nghề dạy học, ông có nhiều trò giỏi sau này đã trở thành nhân tài của đất nước. Ngày nay, để tưởng nhớ ông dân ta đã lập Đền thờ ông tại Chí Linh – Hải Dương
Chu Văn An
b- Quan sát, nhận xét.
+ Trong từ ứng dụng các con chữ có chiều cao như thế nào?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào?
- C, V, H, A cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng khoảng cách viết 1 con chữ 0
c- Viết bảng.
- Yêu cầu học sinh viết bảng con
- GV nhận xét.
- HS viết bảng con
4- Hướng dẫn viết câu ứng dụng: (5’)
a- Giới thiệu.
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng.
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.
+ Câu tục ngữ khuyên chúng ta như thế nào?
- Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết ăn nói nhẹ nhàng lịch sự.
b- Quan sát nhận xét.
+ Trong câu ứng dụng các con chữ có chiều cao như thế nào?
 + Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào?
- C, h , k, g, d, n cao hai li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi các chữ còn lại cao 1 li
- Bằng một con chữ 0.
c- Viết bảng.
- Yêu cầu học sinh viết bảng con chữ:
Chim, Người.
- GV nhận xét.
 Chim, Người
5- Hướng dẫn viết vở: (15’)
- Nhắc học sinh tư thế ngồi viết, quan sát chỉnh sửa tư thế ngồi, cách cầm bút cho học sinh. 
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
- Kiểm tra; Nhận xét chung
- HS viết theo quy định trong vở
+ 1 dòng chữ Ch
+ 1 dòng chữ A, V
+ 1 dòng chữ Chu Văn An
+ 2 dòng câu ứng dụng.
IV- Củng cố, dặn dò.(3')
- Nêu quy trình viết chữ hoa C?
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành bài viết, chuẩn bị trước bài sau.
- Đặt bút trên đường kẻ 6 viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________
Toán
Tiết 23: BẢNG CHIA 6
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Bước đầu thuộc bảng chia 6.
- Vận dụng bảng chia 6 trong giải toán có lời văn (có một phép chia).
2. Kĩ năng:
- Thực hiện chia các phép chia trong bảng chia một cách chắc chắn.
3. Thái độ:
- GD lòng ham mê môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Ổn định tổ chức: (1’) - Sĩ số: 33; vắng:......
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (5')
- Gọi 1 hs lên bảng làm bài
- Gọi 3 hs đọc thuộc bảng nhân 6 
- GV: Nhận xét\
- Tính nhẩm:
 4 6 = 6 3 =
 6 5 = 6 9 =
- 3 hs đọc thuộc lòng bảng nhân 6
C. Bài mới: 
1- Giới thiệu bài:(1’)
2- Lập bảng chia 6: (13’)
+ Lấy một tấm bìa có 6 chấm tròn.
- HS lấy tấm bìa có 6 chấm tròn
+ 6 lấy 1 lần bằng mấy? Nêu phép tính tương ứng ?
- 6 lấy 1 lần bằng 6
 6 1 = 6
+ Có 6 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được mấy nhóm?
- Được 1 nhóm.
+ Hãy nêu phép tính để tìm số nhóm
 6 : 6 = 1
- HS đọc phép nhân và phép chia vừa lập
- Lấy 2 tấm bìa có 6 chấm tròn.
+ 6 lấy 2 lần bằng mấy?
+ Đọc phép tính tương ứng ?
- HS lấy 2 tấm bìa
- 6 lấy 2 lần bằng 12
 6 2 = 12
+ Lấy 12 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được mấy nhóm?
+ Nêu phép tính tương ứng ?
- được 2 nhóm
12 : 6 = 2
- Tiến hành tương tự với phép tính :
6 3 = 18
18 : 6 = 3
+ Em có nhận xét gì về 3 phép tính nhân và chia vừa lập?
- Muốn lập phép chia ta dựa vào phép nhân.
- Khi ta lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia
 Yêu cầu HS lập các phép tính còn lại
24 : 6 = 4
30 : 6 = 5
36 : 6 = 6
42 : 6 = 7
 48 : 6 = 8
54 : 6 = 9
 60 : 6 = 10
- Sau mỗi lần HS nêu phép tính Gv hỏi HS cách làm.
- Gọi 1 HS đọc các phép tính vừa lập
+ Em có nhận xét gì về số bị chia, số chia và thương?
- Số bị chia đều là 6, số chia được xếp theo thứ tự từ 1 đến 10, thương liền trước kém thương liền sau 6 đơn vị.
- GV xoá dần bảng.
- HS nối tiếp nhau đọc bảng chia 6
- HS nhẩm để thuộc lòng
- 2, 3 hs đọc thuộc lòng bảng chia 6
3. Luyện tập: 
Bài 1: (4’)
+ Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu hs làm bài 
- Gv nhận xét, chữa bài
+ Dựa vào đâu em tính nhẩm?
- Tính nhẩm: 
 42 : 6 = 7
 54 : 6 = 9
 12 : 6 = 2
 24 : 6 = 4
 36 : 6 = 6
48 : 6 = 8
18 : 6 = 3
60 : 6 = 10
30 : 6 = 5
30 : 3 = 10
- Dựa vào bảng chia 6.
Bài 2: (4’) 
+ Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu hs làm bài
- Tính nhẩm
 6 4 = 24 6 2 = 12
 24 : 6 = 4 12 : 6 = 2
 24 : 4 = 6 12 : 2 = 6
+ Em có nhận xét gì về các phép tính trên?
- Từ một phép nhân ta lập được hai phép chia tương ứng.
- Khi ta lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia.
Bài 3: (4’)
+ Bài toán cho biết gì.?
+ Bài toán hỏi gì.?
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Gv nhận xét 
- 2 hs đọc bài toán
- Tóm tắt: 
 6 đoạn: 48 cm 
 1 đoạn: ...cm?
Bài giải:
Một đoạn dài số xăng- ti - mét là:
 48 : 6 = 8 (cm)
 Đáp số: 8 cm
Bài 4: (5’)
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết 48 cm cắt được mấy đoạn ta làm thế nào?
- Gv nhận xét 
- Tóm tắt:
 6 cm :1 đoạn 
 48 cm :...đoạn?
- ta lấy độ dài sợi dây chia cho 6
 Bài giải:
 Cắt được số đoạn dây là:
 48 : 6 = 8 ( đoạn)
 Đáp số: 8 đoạn
+ Em có nhận xét gì về bài 3 và bài 4?
- Bài 3 tìm độ dài của 1 đoạn, bài 4 tìm số đoạn. Khác nhau về đơn vị nhưng giống nhau về phép tính.
+ Dựa vào đâu tìm kết quả các phép tính trên?
+ bảng chia 6
4. Củng cố: (2’)
- Gọi 2, 3 hs đọc thuộc lòng bảng chia 6
5. Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học. Về nhà đọc lại bảng chia 6 và chuẩn bị bài sau.
- 2; 3 hs đọc 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................
=======================================
Ngày soạn: 2/ 10/ 2017 
Ngày giảng: Thứ năm, ngày....../ 10/ 2017 
Tập làm văn
Tiết 5: ÔN KỂ VỀ GIA ĐÌNH 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Củng cố cho học sinh viết 1 bài văn kể về gia đình của mình.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết câu cho học sinh. Trình bày đoạn văn.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS tình yêu gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: (1’) – Sĩ số: 33; vắng:.....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Nhận xét. 
- GV nhận xét chung.
C. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. HD HS làm bài tập:
Bài 1: (17’)
2 HS kể lại câu chuyện: Dại gì mà đổi.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hãy kể về gia đình em với 1 người bạn.
+ Khi kể với bạn ta nên xưng hô thế nào?
- Vì là kể với bạn nên khi kể ta nên xưng hô là tôi, tớ, mình ...
- GV đưa 1 số câu hỏi gợi ý cho HS 
+ Gia đình em có mấy người? Là những ai?
 Gia đình em có 4 người: Bố, mẹ, bé Mai và em.
+ Công việc của mỗi người trong gia đình là gì?
- Bố là công nhân của Công ty Tuyển than Cửa Ông.
- Mẹ là người nội trợ rất giỏi.
- Em và bé Mai đi học trường Mầm non.. 
+ Tính tình của mỗi người trong gia đình thế nào?
- Bố rất nghiêm khắc nhưng rất yêu các con.
 
- Mẹ em hiền lắm
- Bé Lan rất ngây thơ
+ Tình cảm của em đối với gia đình  thế nào?
 - Em rất yêu gia đình của mình.
 - GV nhận xét từng câu trả lời của HS.
 Bài 2: (15’)
+ Bài yêu cầu gì?
- Thực hành viết đoạn văn kể về gia đình ( khoảng 8 câu)
+ Yêu cầu học sinh viết vào vở.
 Gia đình em có 4 người: Bố, mẹ, bé Lan và em. Bố em là công nhân Công ty Tuyển than Cửa Ông. Mẹ là một người nội trợ rất giỏi. Hằng ngày, mẹ rất bận nhưng vẫn dành thời gian để chăm sóc gia đình. Bé Lan năm nay mới 3 tuổi trông rất đáng yêu. Em rất thích những ngày nghỉ, vì khi đó cả nhà được quây quần bên nhau. Em rất yêu gia đình của em. 
- Gọi vài HS đọc bài- nhận xét
+ Nhận xét bài trên bảng.
+ Đoạn văn của bạn đã đúng nội dung chưa? Trình bày câu thế nào ?
+ Cho vài HS đọc bài viết của mình.
- Lớp theo dõi – nhận xét.
- GV nghe nhận xét 
3. Củng cố: (1')
+ Nêu lại cách trình bày 1 đoạn văn?
+ GV đọc đoạn văn mẫu.
- Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị: Tiết 6 
- Đầu đoạn lui vào 1 ô; viết hoa các chữ đầu câu
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
 ==================================
Chính tả
Tiết 10: MÙA THU CỦA EM
I. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức:
- Chép và trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu l/n. Ôn luyện vần khó: oam
2. Kĩ năng:
- Chép chính xác đoạn thơ, biết trình bày bài đẹp.
3. Thái độ:
- Rèn ý thức rèn chữ đẹp, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết sẵn bài chép.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Ổn định tổ chức: (1’) - Sĩ số: 33; vắng:......
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (3')	
- Đọc cho học sinh lên bảng viết:
- GV: nhận xét
- HS lên bảng viết:
- Hoa lựu, đỏ nắng, lũ bướm, lơ đãng.
C.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:(1’) 
2. Hướng dẫn viết chính tả:(25’)
a. Tìm hiểu bài
- GV đọc mẫu nội dung bài thơ.
+ Bài thơ viết theo thể thơ nào?
+ Tên bài viết ở vị trí nào?
- GV đọc từ khó yêu cầu hs viết bảng.
- 2 hs đọc lại
- Thơ bốn chữ.
- Giữa trang giấy.
 VD: nghìn, mùi hương, lá sen, rước đèn, xuống xem.
b. HS viết bài:
- GV đọc cho hs viết bài.
- GV đọc soát lỗi.
- HS viết bài vào vở
c. Kiểm tra bài: 
- Kiểm tra 5 – 7 bài. Nhận xét chung
3. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2 /a: (4’)
- Yêu cầu hs đọc đề 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Tuan_5_Lop_3.doc