Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 (Chuẩn kiến thức kĩ năng) - Năm học 2017-2018

Đạo đức Tiết 5: Tự làm lấy việc của mình (Tiết 1)

I. Mục tiêu.

- Hiểu thế nào là tự làm lấy việc của mình, ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình

- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.

+ GDKNS: tư duy phê phán, ra quyết định và giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu, lập kế hoạch.

- Giáo dục HS có ý thức tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình. Tự biết làm những công việc của mình để có tính tự lập sau này.

II. Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức: hát - HS hát

2. Kiểm tra bài cũ : + Thế nào là giữ lời hứa?

+ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá thế nào?

- GV nhận xét - HS nêu

- HS nhận xét

3. Bài mới:

3.1. Giới thiệu bài.

- Để giúp các em hiểu thế nào là tự làm lấy việc của mình, ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Tự làm lấy việc của mình (tiết 1)”

- Gọi HS nhắc tựa bài

- HS lắng nghe

- HS nhắc tựa bài

3.2. Nội dung.

* Hoạt động 1. Xử lí tình huống

- KNS: ra quyết định và giải quyết vấn đề

- Yêu cầu cả lớp xử lí các tình huống dưới đây :

- Lần lượt nêu ra từng tình huống của BT1 ở VBT yêu cầu học sinh giải quyết.

+ Nếu là Đại em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, phân tích và lựa chọn cách ứng xử đúng

- Gọi các nhóm trình bày – GV nhận xét

Kết luận: Trong cuộc sống ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình.

*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

- GV chia nhóm 4, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập.

- Các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.

- GV nhận xét

- GV kết luận:

- Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác

- Tự làm lấy công việc của mình giúp em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.

* Hoạt động 3: xử lí tình huống

- KNS: Kĩ năng tư duy phê phán

- GV nêu tình huống cho HS xử lí: Khi Việt đang đứng cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi “Hái hoa dân chủ” tuần tới của lớp thì Dũng đến chơi. Dũng bảo Việt: Tớ khéo tay, cậu để tớ làm thay cho. Còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ.

- Nếu em là Việt, em có đồng ý với đề nghị của Dũng không? Vì sao?

- Yêu cầu HS bày tỏ thái độ của mình.

* GV kết luận: Đề nghị của Dũng là sai, hai bjan cần tự làm lấy công việc của mình.

4. Củng cố:

- Nhận xét giờ học *Mục tiêu: HS biết được biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình

- HS lắng nghe

- Một số HS nêu cách giải quyết của mình

doc 22 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 (Chuẩn kiến thức kĩ năng) - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c yêu cầu bài toán
- GV đọc từng giờ, yêu cầu HS lên quay kim đồng hồ
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS lên bảng quay kim đồng hồ đúng giờ giáo viên đọc
- HS nhận xét
4. Củng cố, dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Chính tả 	Tiết 9:	 (Nghe viết) Người lính dũng cảm
I. Mục tiêu.
- Nghe – viết chính xác một đoạn trong bài “Người lính dũng cảm”
- HS có kĩ năng viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn l/n, en/eng
- HS luôn có ý thức, tính cẩn thận , trình bày sạch đẹp .
II. Đồ dùng dạy học. - GV: bảng phụ - HS: bảng con.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho HS viết bảng con
Loay hoay, gió xoáy, giúp đỡ, dữ tợn.
- GV nhận xét
- HS viết bảng con
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
- Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết chính xác một đoạn trong bài “Người lính dũng cảm” và làm một số bài tập phân biệt các âm vần dễ lẫn l/n
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn viết.
a.Tìm hiểu về nội dung đoạn chép:
- GV đọc bài 1 lần
- Đoạn văn này kể về chuyện gì?
b. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- HS lắng nghe - 3 HS đọc lại đoạn viết
- Đoạn văn kể lại lớp học tan chú lính nhỏ và viên tướng ra vườn trường sửa hàng rào, viên tướng không nghe. Chú nói nhưng như vậy là hèn và quả quyết bước về phía vườn trường. Các bạn chú nhìn chú ngạc nhiên, rồi bước nhanh theo chú.
- GV hướng dẫn HS nhận xét
+ Đoạn văn trên có mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa?
+ Lời các nhân vật được đánh dấu bằng những dấu gì?
- GV nhận xét
+ Đoạn văn có 6 câu.
+ Những chữ trong bài được viết hoa là những chữ đầu câu và tên riêng.
+ Lời các nhân vật viết sau dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- GV đọc cho HS viết từ ngữ khó, sửa sai cho HS
- HS viết vào bảng con các từ: khoát tay, hèn, quả quyết, viên tướng, sững lại...
b. Đọc cho HS viết bài.
- HS viết bài vào vở
- Đọc cho HS soát lỗi. 
- HS nghe - soát lỗi chính tả. 
c. Chấm chữa bài.
 - GV chấm 6 bài nhận xét. 
- HS lắng nghe
3.3. Hướng dẫn làm bài tập. 
HS nêu yêu cầu và làm các bài tập.
Bài 2. Điền vào chỗ trống n hay l? 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS đọc
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài
- GV cho HS làm bài vào vở, lên bảng sửa bài
- HS theo dõi
- HS làm bài vào vở sau đó nối tiếp lên bảng sửa bài
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng bay qua
- GV nhận xét
Bài 3. Chép vào vở những chữ và tên còn thiếu trong bảng sau:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS làm bài vở
- GV gọi 9 HS nối tiếp lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi, làm bài vào vở
- HS nối tiếp lên bảng sửa bài:
- HS nhận xét
4. Củng cố: GV hệ thống bài. Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại nội dung bài viết
5. Dặn dò: Giao bài tập về nhà cho HS.
Tập viết	Tiết 5:	 Ôn chữ hoa C (tiếp theo)
I. Mục tiêu.
- Viết đúng chữ hoa C,V,A,N ; viết đúng tên riêng Chu Văn An và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ:
 “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”
 - Viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; viết đúng khoảng cách các chữ trong từng cụm từ
- GDHS rèn chữ viết đúng đẹp, biết giữ vở sạch. 	
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Mẫu chữ cái C,V,A,N - HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng viết từ: Cửu Long, Công cha, Nghĩa mẹ.
- GV nhận xét
- 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
- Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa C và một số chữ hoa khác có trong từ và câu ứng dụng, qua bài: “Ôn chữ hoa C (tiếp theo)”
- GV gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?
- Treo bảng các chữ.
- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.
- C,V,A,N
- Học sinh theo dõi, quan sát.
- Cho HS tập viết bảng con
- HS viết trên bảng con ( 2 lần )
- Nhận xét, uốn nắn HS, nhắc lại quy trình viết.
3.3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Giới thiệu từ ứng dụng
- GV giới thiệu: Chu Văn An là nhà giáo nổi tiếng đời Trần, ông được coi là ông tổ của nghề dạy học. Ông có nhiều trò giỏi, nhiều người sau này trở thành nhân tài của đất nước.
 - Từ ứng dụng gồm mấy chữ, là những chữ nào?
- Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào?
- Cho HS viết từ ứng dụng vào bảng con
3.4. Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự.
- HS đọc câu từ ứng dụng: Chu Văn An
- HS lắng nghe
- Gồm 3 chữ: Chu, Văn, An
- Chữ hoa C, V, A và chữ h cao 2 ô li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 ô li
- Bằng khoảng cách viết 1 con chữ o
- HS viết bảng con
- HS đọc
- HS lắng nghe
- Cho HS nhận xét câu ứng dụng:
- HS quan sát nhận xét:
+ Những chữ có độ cao 2,5 ô li ?
+ Chữ nào có độ cao 2 ô li?
+ Chữ nào có độ cao 1,5 ô li?
+ Các chữ cái: C, g, h, k, N
+ Chữ d
+ Chữ t
+ Những chữ còn lại cao bao nhiêu ô li?
+ Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?
+ Những chữ còn lại cao 1 ô li
+ Bằng khoảng cách viết chữ cái o
- GV viết mẫu chữ “Chim”
- HS quan sát
- Cho HS tập viết
-HS viết vào bảng con : Chim, Người
- GV theo dõi, sửa sai cho HS
 * Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
- GV uốn nắn tư thế ngồi và nhắc nhở HS trong khi viết.
- HS bài vào vở Tập viết viết theo yêu cầu của GV.
* Chấm chữa bài:
- GV chấm bài 5 - 7 bài nhận xét
- HS lắng nghe
4. Củng cố: Hệ thống bài. Nhận xét giờ. 
- HS nhắc lại nội dung của câu ứng dụng
5. Dặn dò:Giao bài về nhà cho HS.
- Luyện viết bài ở nhà.
	`	
Thứ tư ngày 27 tháng 9 năm 2017
Toán	 Tiết 23:	 Bảng chia 6
I. Mục tiêu.
- Lập bảng chia 6 dựa vào bảng nhân 6 và học thuộc lòng bảng nhân 6
- Vận dụng bảng nhân 6 để giải toán có liên quan.
 - HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.GV:tấm bìa có 6 chấm tròn HS:Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ. GV gọi 3 HS đọc bảng nhân 6
- GV nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
- Tiết học hôm nay các em sẽ dựa vào bảng nhân 6 để lập bảng chia 6 và vận dụng vào giải bài toán có liên quan, qua bài: “Bảng chia 6”
- 3 HS đọc
- HS nhận xét	
- HS lắng nghe
- GV gọi HS nhắc lại tựa bài.
3.2. Hướng dẫn thành lập bảng nhân 6:
*GV gắn tấm bìa có 6 chấm tròn lên bảng và hỏi: Lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn, vậy 6 lấy 1 lần bằng mấy?
- GV yêu cầu HS viết phép tính tương ứng lên bảng
- GV: Trên tất cả các tấm bìa có 6 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Vậy có mấy tấm bìa?
+ Ta có phép tính tương ứng là gì?
+ Vậy 6 chia 6 bằng mấy?
- GV viết bảng phép chia và yêu cầu HS đọc
*GV gắn bảng 2 tấm bìa và nêu bài toán: Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
- GV yêu cầu HS viết phép tính tương ứng lên bảng
- GV: Tại sao em lập được phép tính này?
- GV: Trên tất cả các tấm bìa có 12 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Vậy có mấy tấm bìa?
+ Hãy lập phép tính tương ứng để biết số tấm bìa
- Vậy 12 chia 6 bằng mấy?
- GV viết bảng phép chia và yêu cầu HS đọc
- GV yêu cầu HS tìm kết quả của những phép chia còn lại
- Yêu cầu HS đọc bảng chia 6
- GV hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 6
- HS nhắc tựa bài
- 6 lấy 1 lần bằng 6
- HS viết bảng
- có 1 tấm bìa
- 6:6=1
- 6 chia 6 bằng 1
- HS quan sát và đọc
- Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Vậy 2 tấm bìa như thế có tất cả 12 chấm tròn
- 6×2=12
- Vì mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn, lấy 2 tấm bìa tất cả, vậy 6 được lấy 2 lần, nghĩa là 6×2
- Có 2 tấm bìa
- 12 : 6 = 2
- 12 chia 6 bằng 2
- HS quan sát và đọc
- HS tìm và nêu kết quả
6:6=1 24:6=4 42:6=7 60:6=10 
12:6=2 30:6=5 48:6=8
18:6=3 36:6=6 54:6=9
3.3.Thực hành:
Bài 1.Tính nhẩm:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS nhẩm sau đó nối tiếp sửa bài
- GV nhận xét
Bài 2.Tính nhẩm:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS nhẩm sau đó nối tiếp sửa bài
 GV nhận xét
Bài 3. 
- Goi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
4.Củng cố,dặn dò:NX tiết học,giao bài về nhà cho HS
- HS đọc
- HS nhẩm, nối tiếp nêu kết quả:
 42:6=7 24:6=4 48:6=8 30:6=5
 54:6=9 36:6=6 18:6=3 30:5=6
 12:6=2 6:6=1 60:6=10 30:3=10
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS nhẩm, nối tiếp nêu kết quả:
 6×4= 24 6×2= 12 6×5= 30 6×1= 6 
 24:6=4 12:6=2 30:6=5 6:6=1
 24:4=6 12:2=6 30:5=6 6:1=6
- HS nhận xét 
- HS đọc
- HS nêu Tóm tắt
48m dây cắt: 6 đoạn
Mỗi đoạn:...cm?
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
Bài giải
Mỗi đoạn dài số xăng – ti – mét là:
48 : 6 = 8 (cm)
 Đáp số : 8cm
- HS nhận xét
- HS nhận xét
Tập đọc	 Tiết 15:	 Cuộc họp của chữ viết
I. Mục tiêu.
- Đọc đúng, đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật. Hiểu nội dung của bài: Thấy được tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung. Nếu đánh dấu chấm sai vị trí sẽ làm cho người đọc hiểu lầm ý của câu
 - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng, biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, dịu dàng và tình cảm.
- HS nắm được trình tự của một cuộc họp thông thường
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ ghi câu văn hướng dẫn đọc. PHT
III. Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức. Hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Người lính dũng cảm
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- GV nhận xét
- HS nhận xét
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK và cho biết tranh vẽ gì?
- Theo các em chữ viết có biết họp không? Nếu có thì khi họp chúng sẽ bàn về nội dung gì?
- Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em được tham gia vào cuộc họp của chữ viết. Nội dung của cuộc họp là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Cuộc họp của chữ viết.”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- Tranh vẽ các chữ cái và dấu câu
- HS nêu
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc: giọng hóm hỉnh, rõ ràng, rành mạch
- HS nghe.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc câu: Cho HS đọc nối tiếp câu kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
- Cho HS đọc từ khó: dõng dạc, giúp đỡ, hoàn toàn, đoạn văn, lấm tấm,...
- HS nối tiếp đọc từng câu. Kết hợp luyện đọc tiếng, từ khó
+ Đọc từng đoạn trước lớp. 
- Cho HS chia đoạn
- Có 4 đoạn:
+Đoạn 1: từ đầu...lấm tấm mồ hôi. 
+Đoạn 2: Có tiếng xì xào...Trên trán lấm tấm mồ hôi.
+Đoạn 3: Tiếng cười rộ lên...Ẩu thế nhỉ.
+Đoạn 4: Còn lại
- Cho HS đọc. 
- GV nhận xét
- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi 
- HS nối tiếp đọc 4 đoạn trong bài (1lần)
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, luyện đọc
Thưa các bạn!// Hôm nay,/ chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng.// Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu.//
- GV đọc – Gọi HS đọc
- HS nối tiếp đọc từng đoạn (lần 2)
+ Đọc trong nhóm: Cho HS đọc, theo dõi, giúp đỡ các nhóm đọc bài.
- HS đọc theo nhóm 4
+ Thi đọc giữa các nhóm : Cho HS thi đọc đoạn
- Yêu cầu HS nhận xét, GV khen ngợi các nhóm đọc tốt.
- HS thi đọc
- Đại diện các nhóm thi đọc (đoạn, cả bài) 
- HS nhận xét
3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.
Câu 1: Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ? 
Câu 2: Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?
Câu 3: Tìm những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến của cuộc họp?
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ lớn và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để TLCH3.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng thi đua báo cáo kết quả.
- GV nhận xét
HS đọc và trả lời các câu hỏi.
+ Bàn cách giúp đỡ bạn Hoàng do bạn không biết dùng dấu câu nên câu văn rất kì quặc.
+ Giao cho anh dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu 
- Các nhóm đọc thầm và thảo luận rồi viết vào tờ giấy câu trả lời.
- Hết thời gian thảo luận đại diện các nhóm lên thi báo cáo kết quả bài tập.
- Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm báo cáo hay nhất. 
3.4. Luyện đọc lại:
- GV nhắc lại cách đọc, giọng đọc
- Trong bài có những nhân vật nào?
- Cho các nhóm phân vai đọc theo nhóm
+ Gọi HS thi đọc bài theo nhóm
- Yêu cầu HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương
- HS nghe 
- Người dẫn chuyện, bác chữ A, đám đông, Dấu Chấm.
- Các nhóm phân vai đọc theo nhóm
- HS thi đọc theo nhóm
- HS nhận xét
4. Củng cố. - Nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe
5. Dặn dò . Giao bài về nhà cho HS. 
Tự nhiên và xã hội	 Tiết 9:	 Phòng bệnh tim mạch
I. Mục tiêu.
- HS hiểu biết về bệnh thấp tim: Nguyên nhân, sự nguy hiểm đối với trẻ em.
- Kể được một số bệnh tim mạch và nêu cách đề phòng bệnh thấp tim.
*GDKNS: tìm kiếm và xử lí thông tin, tự phục vụ và tự bảo vệ
- GD ý thức phòng bệnh thấp tim.
II. Đồ dùng - dạy học. Hình SGK, bảng nhóm
III. Các Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch?
- GV nhận xét
- HS nêu
- HS nhận xét
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- GV: Bệnh tim là bệnh rất nguy hiểm và khó chữa, phòng bệnh tim mạch là điều rất quan trọng, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Phòng bệnh tim mạch”
- Gọi HS nhắc tựa bài
3.2.Các hoạt động:
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
*Hoạt động 1: động não 
*Mục tiêu: Kể được tên một vài bệnh về tim mạch
- GV gọi một số HS kể tên một số bệnh về tim mạch
- GV viết bảng: thấp tim, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,...
- GV nhận xét và giảng thêm kiến thức về bệnh tim mạch cho HS
+ Nhồi máu cơ tim: bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là người già. Nếu không được chữa trị kịp thời con người sẽ bị chết.
+ Hở van tim: mắc bệnh này sẽ không điều hòa được lượng máu đi nuôi cơ thể.
+ Tim to, tim nhỏ đề ảnh hưởng đến lượng máu đi nuôi cơ thể con người.
- HS nêu
- HS quan sát
.
- HS lắng nghe
*Hoạt động 2: Đóng vai
GDKNS: tìm kiếm và xử lí thông tin
* Mục tiêu: Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim. 
- Hướng dẫn HS hoạt động.
- Yêu cầu HS quan sát tranh 1,2,3 trang 20 SGK đọc các lời hỏi và đáp của nhân vật
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi SGK trang 20, sau đó nhóm trưởng yêu cầu các bạn tập đóng vai các nhân vật để hỏi và đáp về bệnh thấp tim.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét
Kết luận: Thấp tim là một bệnh về tim mạch ở lứa tuổi HS thường mắc.
+ Bệnh này để lại di chứng nặng nề cho van tim
+ Nguyên nhân là do viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài hoặc do viêm khớp thấp không được chữa trị kịp thời.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
*GDKNS: tự phục vụ và tự bảo vệ
- GV chia lớp thành nhóm 4, quan sát các tranh 4,5,6 chỉ vào từng tranh, nói với nhau về nội dung và ý nghĩa của các việc làm trong tranh đối với việc đề phòng bệnh thấp tim.
- Mời đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét
- Kết luận: Để đề phòng bệnh thấp tim càn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân, rèn luyện thân thể hàng ngày để không bị mắc các bệnh viêm họng, a-mi-đan hoặc viêm khớp cấp...
- HS quan sát
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm lên đóng vai
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
* Mục tiêu: Kể được một số cách phòng bệnh thấp tim và có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
- HS chia nhóm và thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
Tranh 4: Một bạn đang súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ để đề phòng bệnh viêm họng
Tranh 5: Bạn đang giữ ấm cổ, ngực, tay và bàn chân để đề phòng cảm lạnh và viêm khớp cấp tính.
Tranh 6: Thể hiện nội dung ăn uống đầy đủ đẻ cơ thể khỏe mạnh.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
4. Củng cố- Nhận xét giờ. 
- HS nghe
5. Dặn dò. Giao bài về nhà cho HS.
Thủ công	 Tiết 5:	 Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (tiết 1) 
I. Mục tiêu.
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kỹ thuật. 
- Biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng, cân đối.
- HS yêu thích sản phẩm của mình, yêu quý lao động
II. Đồ dùng dạy học. – GV, HS: kéo, giấy màu, keo 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sản phẩm hôm trước của HS
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- GV: Để giúp các em biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kỹ thuật, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (Tiết 1)”
- Gọi HS nhắc tựa bài
3.2.Các hoạt động:
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
*Hoạt động 1: hướng dẫn gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
Lá cờ có hình gì?Màu sắc như thế nào?
+Trên lá cờ có gì?
+.Ngôi sao có đặc điểm gì?
+Vị trí ngôi sao được dán như thế nào?
+Lá cờ được treo ở đâu? Vào dịp nào?
Kết luận: Lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và cờ.
-Đính tranh quy trình.
+Bước 1:Gấp giấy cắt ngôi sao.
- GV gấp mẫu
+Bước 2:Cắt ngôi sao. 
- Đánh dấu 2 điểm, cắt theo đường chéo.
+Bước 3: Dán ngôi sao vào lá cờ.
*Hoạt động 3: thực hành
Tổ chức cho HS tập gấp cắt dán ngôi sao 5 cánh và cờ đỏ.
- GV quan sát uốn nắn và giúp đỡ HS còn lúng túng.
GV nhận xét đánh giá kết quả.
4. Củng cố:
+ Giáo viên nhận xét giờ – tuyên dương. 
- HS nhận xét
-Lá cờ hình chữ nhật,màu đỏ.
-Trên lá cờ có ngôi sao vàng.
- có 5 cánh đều nhau, màu vàng..
-Ngôi sao vàng dán ở chính giữa hình chữ nhật màu đỏ 
-Treo trên cột cờ,trên phông của các đại hội...
- HS quan sát.
- 1 em nhắc lại bước 1
- Nhắc lại bước 
- 2 em nhắc lại các bước kết hợp thực hành.
- Lớp quan sát- nhận xét
- HS thực hành gấp, cắt, dán
- HS lắng nghe
5. Dặn dò. Giao bài về nhà cho HS.
Thứ năm ngày 28 tháng 9 năm 2017
Toán	 Tiết 24: Luyện tập 
I. Mục tiêu.
- Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng chia 6. Biết xác định của một hình đơn giản
- Vận dụng bảng chia 6 vào giải toán bằng 1 phép chia.
 - HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: bảng phụ HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ. – Gọi HS đọc bảng chia 6
- GV nhận xét
- 4 HS đọc
- HS nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
- Để giúp các em củng cố về làm tính chia trong bảng chia đã học, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Luyện tập”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2.Thực hành:
Bài 1.Tính nhẩm:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS nhẩm sau đó nối tiếp sửa bài
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS nhẩm, nối tiếp nêu kết quả:
a) 6 × 6 = 36 6 × 9 = 54 6 × 7 = 42 6 × 8 = 42 
 36 : 6 = 6 54 : 6 = 9 42 : 6 = 7 42 : 6 = 8
b) 24 :6 = 4 18 : 6= 3 60: 6 = 10 6 : 6 = 1
 6 × 4 = 24 6 × 3 = 18 6 × 10 = 60 6 × 1= 6 
- HS nhận xét
Bài 2.Tính nhẩm:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS nhẩm sau đó nối tiếp sửa bài
- GV nhận xét 
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích, tắt bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
Bài 4. Đã tô màu vào hình nào?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV cho HS quan sát và nêu hình đã chia ra 6 phần bằng nhau
- Hình 2 đã tô màu mấy phần?
- Hình 2 được chia 6 phần bằng nhau, đã tô màu 1 phần, ta nói hình 2 đã được tô màu hình 
- Hình 3 đã tô màu một phần mấy hình? Vì sao?
- GV nhận xét
- HS đọc
HS nhẩm, nối tiếp nêu kết quả: 
 16 : 4 = 4 18 : 3= 9 24 : 6 = 4 
 16 : 2 =8 18 : 6= 3 24 : 4 = 6
 12 : 6 = 2 15 : 5= 3 35 : 5 = 7 
- HS nhận xét
- HS đọc
Tóm tắt
6 bộ : 18m
1 bộ:...m?
Bài giải
Mỗi bộ quần áo may hết số mét vải là :
18 : 6= 3 (m)
 Đáp số: 16 m
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS quan sát, trả lời: hình 2 và 3
- Tô màu 1 phần
- Hình 3 đã được tô màu hình vì hình 3 được chia 6 phần bằng nhau, đã tô màu 1 phần
4. Củng cố, dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Chính tả	 Tiết 10:	 (Tập chép) Mùa thu của em
. Mục tiêu.
- Chép lại chính xác bài Mùa thu của em; trình bày đúng hình thức bài thơ 4 chữ
- Chép chính xác, củng cố cách trình bày bài thơ thể thơ bốn chữ và làm đúng các bài tập ôn luyện vần khó oam, phân biệt l/n, en/eng
- HS có ý thức viết cẩn thận nắn nót.
 II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con
 III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS viết bảng con hoa lựu, đỏ nắng, lũ bướm, lơ đãng
- HS viết bảng con
- Nhận xét, chữa bài.
- HS nhận xét bạn
 3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Tiết chính tả hôm nay các em sẽ tập chép một bài Mùa thu của em và tiếp tục luyện tập phân biệt các tiếng có âm vần dễ lẫn. 
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn nghe - viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- GV đọc đoạn viết 
- HS nghe - 2 HS đọc.
- Bài thơ viết theo thể thơ nào ?
- Tên bài viết ở vị trí nào ?
- Những chữ nào trong bài cần viết hoa?
- Chữ đầu câu viết như thế nào ?
- GV nhận xét
- Cho HS viết từ khó
- GV nhận xét, cho HS đọc lại các từ
+ thơ bốn chữ
+ Ở giữa trang vở
+ Các chữ đầu dòng thơ và tên riêng
+ Viết lùi vào 1 ô 
- HS nhận xét
-HS viết bảng: con mắt, nhìn, mùi hương, rước đèn,...
- HS đọc
b. GV cho HS viết.
- HS viết bài.
- Chú ý tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi, ghi ra lề vở.
c. Chấm chữa bài.
- GV chấm 8 bài nhận xét. 
- HS lắng nghe
3.3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2. Tìm tiếng có vần oam thích hợp với chỗ trống:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn cho HS làm bài vào vở
- GV chia lớp thành 2 đội lên tham gia trò chơi Ai nhanh hơn để sửa bài
- Yêu cầu HS nhận xét, GV chữa bài.
Bài 3a. Tìm các từ ngữ chứa tiếng có vần en hoặc en

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_lop_3_tuan_5_CKTKN_20172018.doc