Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 (Buổi chiều) - Năm học 2015-2016 - Cô Thu

Luyện Tiếng Việt

CHÚ SẺ VÀ BÔNG HOA BẰNG LĂNG

I. Mục tiêu

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: bằng lăng, nở, nằm viện, sẻ non

- Đọc đúng các câu cảm, câu hỏi. Phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật bé Thơ

2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ mới: bằng lăng, chúc (xuống)

- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà cây bằng lăng và sẻ non đã dành cho bé Thơ.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài đọc sgk.

- Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ

- GV KT bài: “Quạt cho bà ngủ”

- Bé đang làm gì giúp bà?

- Bà của bạn nhỏ mơ thấy gì? Vì sao nhà thơ đoán như vậy?

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thệu bài Trực tiếp.

2. Luyện đọc

a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài.

- H¬ướng dẫn cách đọc toàn bài

b. H¬ướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu toàn bài.

- GV theo dõi, sửa lỗi phát âm và giúp HS luyện đọc những từ khó, dễ lẫn.

* Đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.

- GV h¬ướng dẫn đọc từng đoạn trư¬ớc lớp, chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc lời của các nhân vật.

- GV kết hợp giải nghĩa các từ khó: hớt hải, thiếp đi, khẩn khoản, n¬ớc mắt tuôn lã chã.

* Đọc từng đoạn trong nhóm

- Yêu cầu HS đọc theo nhóm 4.

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

- GV nhận xét, tuyên d¬ương.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.

- Truyện có những nhân vật nào?

- GV viết tên nhân vật lên bảng

- Bằng lăng dành bông hoa cuối cho ai?

- Vì sao bằng lăng dành bông hoa cuối cùng cho bé Thơ?

- Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua?

- Ai đã giúp bé Thơ nhìn thấy bông hoa cuối cùng của bằng lăng?

- Sẻ non làm ntn để giúp bạn của mình?

- GV: Sẻ non đã cách làm dũng cảm, thông minh, giúp bé Thơ nhận quà của cây, giúp cây thực hiện được mong ước của mình

- Qua bài, mỗi người bạn của bé Thơ có điều gì tốt?

- GV chốt và ghi ý nghĩa lên bảng.

- Gọi HS đọc toàn bài.

4. Luyện đọc lại

- GV HD HS đọc lại đoạn 3, 4

- GV đọc đoạn 3, 4

- Bạn đọc giọng ntn?

- Vì sao đọc giọng hồi hộp?

- GV viết bảng từ hồi hộp ở đoạn 3 cột luyện đọc

- Đoạn 4 đọc giọng ntn?

- GV ghi bảng từ nhanh vui vào đoạn 4

- Treo bảng phụ đã ghi đoạn 3, 4. Gạch chân 1 số từ gợi tả, gợi cảm để nhấn giọng và nhắc chỗ nghỉ hơi.

- GV nhận xét.

doc 7 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 (Buổi chiều) - Năm học 2015-2016 - Cô Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
	Ngày soạn: 11/09/2015
 	Ngày giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 09 năm 2015
Luyện toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12 rồi đọc theo 2 cách, chẳng hạn: 8 giờ 35 phút hay 9 giờ kém 25 phút
- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian và hiểu biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của HS.
II. Đồ dùng dạy - học
- Mô hình mặt đồng hồ.
- Đồng hồ để bàn; đồng hồ điện tử.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài Trực tiếp.
2. Các hoạt động
a. Hoạt động 1: Xem đồng hồ và nêu thời điểm theo 2 cách.
- Cho HS quan sát các đồng hồ(T.14)
- 8 giờ 35 phút thì còn thiếu bao nhiêu phút nữa đến 9 giờ? 
- Tương tự các đồng hồ còn lại
Lưu ý: nếu kim phút vượt qua số 6 ta có thể nói theo cách "giờ kém".
b. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: 
- GV quay kim đồng hồ theo SGK và hỏi HS: Đọc số giờ? số phút?
Bài 2:
- GV đọc số giờ, số phút.
Bài 3:- Treo bảng phụ
- Mỗi đồng hồ tương ứng với cách đọc nào?
C. Củng cố, dặn dò
- Thi đọc giờ nhanh.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Ôn lại bài
- Hát
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- Thiếu 25 phút (Có thể đọc là 9 giờ kém 25 phút)
- 3 HS nêu miệng (theo mẫu)
+ 13 giờ 40 phút hay 1 giìơ kém 20 phút
+ 2 giờ 35 phút hay 3 giờ kém 25 phút
- Thực hành trên mô hình đồng hồ, quay kim đồng hồ chỉ đúng số giờ GV đọc.
- Làm phiếu HT.
+ Các đồng hồ tương ứng là:
A - d B - g D - b 
- HS thực hiện.
- HS thi đọc giờ.
- Lắng nghe.
	Ngày soạn: 14/09/2015
	Ngày giảng: Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2015
Luyện Tiếng Việt
CHÚ SẺ VÀ BÔNG HOA BẰNG LĂNG
I. Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: bằng lăng, nở, nằm viện, sẻ non
- Đọc đúng các câu cảm, câu hỏi. Phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật bé Thơ
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ mới: bằng lăng, chúc (xuống)
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà cây bằng lăng và sẻ non đã dành cho bé Thơ.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- GV KT bài: “Quạt cho bà ngủ”
- Bé đang làm gì giúp bà?
- Bà của bạn nhỏ mơ thấy gì? Vì sao nhà thơ đoán như vậy?
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thệu bài Trực tiếp.
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn cách đọc toàn bài
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu toàn bài.
- GV theo dõi, sửa lỗi phát âm và giúp HS luyện đọc những từ khó, dễ lẫn.
* Đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- GV hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp, chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc lời của các nhân vật.
- GV kết hợp giải nghĩa các từ khó: hớt hải, thiếp đi, khẩn khoản, nớc mắt tuôn lã chã.
* Đọc từng đoạn trong nhóm
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm 4.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Truyện có những nhân vật nào?
- GV viết tên nhân vật lên bảng
- Bằng lăng dành bông hoa cuối cho ai?
- Vì sao bằng lăng dành bông hoa cuối cùng cho bé Thơ?
- Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua?
- Ai đã giúp bé Thơ nhìn thấy bông hoa cuối cùng của bằng lăng?
- Sẻ non làm ntn để giúp bạn của mình?
- GV: Sẻ non đã cách làm dũng cảm, thông minh, giúp bé Thơ nhận quà của cây, giúp cây thực hiện được mong ước của mình
- Qua bài, mỗi người bạn của bé Thơ có điều gì tốt?
- GV chốt và ghi ý nghĩa lên bảng.
- Gọi HS đọc toàn bài.
4. Luyện đọc lại
- GV HD HS đọc lại đoạn 3, 4
- GV đọc đoạn 3, 4
- Bạn đọc giọng ntn?
- Vì sao đọc giọng hồi hộp?
- GV viết bảng từ hồi hộp ở đoạn 3 cột luyện đọc
- Đoạn 4 đọc giọng ntn?
- GV ghi bảng từ nhanh vui vào đoạn 4 
- Treo bảng phụ đã ghi đoạn 3, 4. Gạch chân 1 số từ gợi tả, gợi cảm để nhấn giọng và nhắc chỗ nghỉ hơi.
- GV nhận xét.
C, Củng cố, dặn dò
- Bây giờ con có suy nghĩ gì sau khi học bài?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về nhà.
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ. Trả lời câu hỏi nd: 
- Quạt cho bà ngủ.
-> Bà mơ thấy cháu đang quạt hương thơm tới: Vì cháu đã quạt cho bà rất lâu trước khi bà ngủ thiếp đi...
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
 - HS theo dõi SGK.
- Lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Đọc lại những tiếng đọc sai theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc từng đoạn theo hướng dẫn của GV.
 Mùa hoa này,/ bằng lăng nở hoa mà không vui/ vì bé Thơ,/ bạn của cây/ phải nằm viện.
- HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- 4 HS, lần lượt từng HS đọc 1 đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc thầm toàn bài. TLCH
- Bằng lăng, bé Thơ, sẻ non.
- HS đọc thầm đoạn 1; TLCH
- Dành bông hoa cuối cùng cho bé Thơ.
- Vì bé Thơ bị ốm, phải nằm viện suốt mùa hoa nở.
- HS đọc thầm đoạn 2
- Vì bé Thơ không nhìn thấy bông hoa nào trên cây. Bông hoa cuối cùng nhưng ở trên cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó.
- HS đọc thầm đoạn 3, 4
- Sẻ non
- Nó chắp cánh, bay vù về phía bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao đi, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ
- HS theo dõi.
- HS thảo luận trả lời: Cây bằng lăng tốt vì để dành hoa cho bé Thơ vui...
- HS nhắc lại ý nghĩa.
- 1 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc đoạn 3.
- Hồi hộp.
 Vì sẻ non chưa bay vững mà dũng cảm đáp xuống cành bằng lăng. Nếu không khéo, sẻ non có thể rơi xuống đất
- 1 HS đọc đoạn 4
- Nhanh, vui
- HS đọc và nhấn giọng, ngắt, nghỉ:
 Nó chắp cánh, bay vù về phía bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ
- 2 HS thi đọc (nhìn bảng)
- Nhận xét.
- Tình bạn mà bằng lăng và sẻ non dành cho bé Thơ thật cảm động
- Lắng nghe.
Luyện Tiếng Việt
Nghe - viết: MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng, đẹp 4 khổ thơ đầu của bài thơ.
- Chữ viết đúng mẫu, bài sạch sẽ, trình bày đẹp.
- Rèn tính cẩn thận, kiên trì. 
II. Đồ dung dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS nghe viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- Đọc bài viết 1 lần.
- Ngày bão vắng mẹ, ba bố con vất vả như thế nào?
- Tìm những câu thơ cho thấy cả nhà luôn nghĩ tới nhau?
- Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
- Tên bài nên trình bày như thế nào?
b. Hướng dẫn viết từ khó
- Nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả?
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
c. Hướng dẫn nghe- viết:
- Gọi 1HS nhắc lại tư thế ngồi cách để vở, cầm bút.
- GV đọc cho HS viết.
- Theo dõi, nhắc HS ngồi đúng tư thế
d. Nhận xét, chữa bài:
- Đọc cho HS soát lỗi
- Nhận xét 7-8 bài, nêu nhận xét từng bài về chữ viết, chính tả.
C. Củng cố, dặn dò 
- Tổng kết bài.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS về nhà.
- Hát.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm.
- Giường có 2 chiếc thì một chiếc ướt nước mưa. Củi mùn để nấu cơm cũng bị ướt. Ba bố con phảI thay mẹlàm mọi việc: chị hái lá nuôi thỏ, em chăm đàn ngan, bố đội nón đi chợ về nấu cơm.
- Ba bố con nằm chung / Vaanx thấy trống phía trong/ Nằm ấm mà thao thức./Thương bố con vụng về củi mùn thì lại ướt.
- Viết hoa.
- Tên bài nên lui vào 1 - 2 ô
- HS tìm và nêu: quê, chặn lối, giường, no
- 3 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
- Nhận xét.
- Cả lớp nghe, viết vào vở.
- Tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. 
- Rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe.
Luyện toán
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS nắm chắc các kiến thức đã học từ đó áp dụng vào giải toán.
- Rèn cho các em làm nhanh, chính xác.
- Giáo dục HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Kiểm tra
- HS nhận biết hình tam giác, tứ giác trên hình vẽ.
- GV nhận xét.
B. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Luyện tập
Bài 1: GV đưa ra bài toán
 Ngày thứ nhất cửa hàng bán được 325m vải, ngày thứ hai bán được ít hơn ngày thứ nhất 32m. Hỏi ngày thứ hai cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải?
- HS giải bài toán
* GV củng cố cách giải toán có lời văn.
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau.
Có: 8 bao gạo
Mỗi bao 5 kg gạo
Tất cả: ..... Ki-lô-gam gạo?
- GV chấm bài, nhận xét.
* Củng cố giải toán có lời văn.
Bài 3: GV đưa ra bài toán
Điền dấu >, <, = vào chỗ trống
5 x 3 .... 3 x 5 4 x 9 .... 4 x 8
24 : 4 ... 24 : 3
- GV nhận xét - chữa bài.
* Củng cố cách nhận biết hình.
C. Củng cố, dặn dò:
- Ôn lại các bảng nhân, chia 2,3,4,5.
- HS quan sát hình vẽ và nhận biết.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài toán + phân tích bài.
- HS tóm tắt bài toán.
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm. 
Bài giải
Ngày thứ hai cửa hàng bán được số m vải là: 
325 - 32 = 293( m)
Đáp số:293m
- HS đọc tóm tắt.
- HS đặt đề toán.
- HS phân tích bài toán.
- HS giải bài toán vào vở.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài - lên bảng làm.
- HS lắng nghe.
Ngày soạn: 15/09/2015
	Ngày giảng: Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2015
Thực hành kiến thức
ÔN TẬP: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu
- HS biết được những việc cần làm để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- HS thực hiện việc vệ sinh cơ quan tuần hoàn ở nhà như tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, lao động vừa khả năng của mình.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh sưu tầm về các tác hại của thuốc lá, rượu bia.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu hoạt động của vòng tuần hoàn lớn?
- Nêu hoạt động của vòng tuần hoàn nhỏ?
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài Trực tiếp.
2. Hoạt động
a. Hướng dẫn H làm bài tập trong vở bt.
b. Hướng dẫn H làm các bài khác:
Bài 1: Đúng điền Đ, sai điền S vào chỗ trống:
Để bảo vệ tim mạch, cần phải: 
a.£ Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
b.£ Hút thuốc lá và ngửi khói thuốc lào.
c.£ Tập thể dục thường xuyên.
d.£ Làm việc quá sức.
e.£ Mặc quần áo chật.
g.£ Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
- HS nêu ý kiến. 
- GV yêu cầu HS vì sao chọn đúng và vì sao chọn sai.
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
Bài 2: Tổ chức cho HS tập luyện một số động tác thể dục để HS cảm thấy bớt mệt mỏi và căng thẳng khi ngồi học quá lâu.
- Khi tập các động tác xong em cảm giác thế nào? 
- GV kết luận: Chúng ta ngồi quá lâu sẽ mệt mỏi và không hứng thú làm việc hay học tập.Vận động hay tập luyện các động tác sẽ giúp cho tim của chúng ta bớt mệt mỏi, cơ thể dễ chịu và kq học tập cũng như làm việc cao hơn.
C. Cũng cố, dặn dò
- Để bảo vệ tim mạch chúng ta cần phải làm gì?
- GV nhận xét chung tiết học.
- HS thực hiện những việc làm cụ thể để bảo vệ tim mạch.
- 2 HS lên bảng làm bài. Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Một em nêu đề bài.
- Cả lớp thực hiện làm vào phiếu.
- 1 HS đọc bài làm.
- Cả lớp nhận xét bài bạn.
- 2, 3 HS nêu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 vài HS trả lời.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 4 - thu - chiều.doc