Giáo án Lớp 3 - Tuần 34 (Thứ tư) - Năm học 2016-2017

Tiết 2: Ngoại ngữ ( GVC)

Tiết 3: Tập đọc

MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI

I. Mục đích yêu cầu .

- Biết ngắt nhịp hợp lý ở các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.

- Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh "Mặt trời xanh" và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ. Trả lời được các câu hỏi trong SGK . Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm .

- Học thuộc lòng bài thơ

II. Đồ dùng dạy – học

- Bảng phụ ghi sẵn nội nung cần hướng dẫn luyện đọc .

- Tranh minh họa bài tập đọc ( phóng to , nếu có điều kiện

III. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A . Kiểm tra bài cũ

- Gv gọi 3HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về bài Cóc kiện Trời .

B. Bài mới

1) Giới thiệu bài .

- Ghi tên bài lên bảng .

2) Luyện đọc

a ) GV đọc mẫu

- GV đọc toàn bài với giọng trìu mến ,thiết tha

b )HD HS luyện đọc- giải nghĩa từ:

+ Đọc câu

- GV theo dõi HD HS phát âm từ khó .

+ Đọc tiếp nối từng khổ thờ

+ Luyện đọc theo nhóm

+ Đ ọc đồng thanh

3. Tìm hiểu bài

- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài .

+ Khổ thơ 1 miêu tả điều gì ?

+ Tiếng mưa trong rưng được so sánh với điều gì ?

+ Qua cách so sánh của tác giả , em hình dung đuợc điều gì về mưa trong rừng cọ ?

+ Theo em vì sao có thể so sánh tiếng mưa trong rừng cọ như vậy ?

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài tập đọc và giảng : Trong rừng cọ lá cọ xòe ngang lại rất dày , tạo thành vùng rộng lớn , nước mưa phải rơi xuống trên hàng ngàn , hàng vạn lá cọ , chính vì thế mà tạo thành âm thanh lớn , có tiếng vang xa như tiếng thác đổ , như tiếng gió thỏi ào ào .

+ Khổ thơ thứ 2 miêu tả rừng cọ vào lúc nào ?

+ Muà hè trong rừng cọ có điều gì thú vị ?

+ Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời ? ( Có thể yêu cầu HS quan sát lá cọ trong tranh minh họa )

+ Tác giả gọi lá cọ là gì ? Em có thích cách gọi đó của các tác giả không ? Vì sao ?

+ Em thích nhất hình ảnh nào về rừng cọ trong bài ? Vì sao ?

4. Học thuộc lòng bài thơ

- GV Y/Ccả lớp đọc đồng thanh bài thơ

- GV Y/C HS tự hocï thuộc lòng bài thơ

- Tổ chức HS thi đọc thuộc lòng bài thơ .

C. Củng cố , dặn dò

- GV nhận xét tiết học , tuyên dươngHS tích cực trong giờ ,

- 3 HS lên bảng thựchiện theo yêu cầu của GV .

- Theo dõi GV đọc bài mẫu và đọc thầm theo .

-HS đọc tiếp nối câu

- HS đọc tiếp nối khổ thơ

- Nhóm đọc bài tiếp nối ,

- Cả lớp đồng thanh đọc bài

- 1 HS đọc bài , lớp đọc thầm + Miêu tả tiếng mưa trong rừng cọ .

+ Tiếng mưa trong rừng cọ được miêu tả như tiếng thác đổ về , như ào ào trận gió .

+ Tiếng mưa trong rừng cọ rất lớn, ào ào như tiếng thác , như tiếng gió to .

+ 2 đến 3 hs phát biểu ý kiến .

+ Quan sát tranh minh họa và nghe GV giảng

+ Miêu tả rừng cọ vào buổi trưa hè

+ Vào trưa hè , nằm trong rừng cọ xẽ thấy trời xanh qua từng kẽ lá .

+ HS Vì lá cọ tròn , có gân lá xòe ra như các tia nắng trông giống như mặt trời .

+ Tác giả âu yếm gọi lá cọ là “ mặt trời xanh của tôi “ . Vì lá cọ thật giống mặt trời nhưng lại có mau xanh , cách gọi đó cũng thể hiện tình yêu mến , gắn bó của tác giả đối với rừng cọ quê hương .

+ 3 HS trả lời . Có thể thích ; rừng cọ trong cơn mưa ; thích vào buổi trưa hè ; .

- Đọc đồng thanh bài .

- Đọc thuộc lòng bài thơ.

- Vài HS thi đọc thuộc bài , cả lớp nghe, nhận xét .

 

docx 10 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 34 (Thứ tư) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 8/5/2017
NG: Thứ tư ngày 10 tháng 5 năm 2017
Tiết 1 Toán 
Tiết 168 : ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
 I. Mục tiêu:
- Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng.
- Tính được chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.
II. Đồ dùng dạy học :
Sách giáo khoa, bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. KTBC: Ôn tập về đại lượng
3. Bài mới: 
- Giới thiệu 
Bài 1:
- GV đính hình
Bài 2: HS đọc đề. HD phân tích bài toán , HS tự tính
Bài 3: HS đọc đề. 
HD phân tích bài toán HS tự tính
Bài 4: HS đọc đề. HD phân tích bài toán + HS tự tính.
4. Củng cố- Dặn dò :
- Thu vở- nx
- Tiết sau ôn tập về hình học ( tiếp )
- HS nhắc lại
- HS đọc yêu cầu + tự làm bài
a. Chỉ ra được 7 góc vuông: A, M, I, K, E, N, C.
b. Trung điểm của đoạn thẳng AB là M vì AMB thẳng hàng và AM = MB
+ Trung điểm của đoạn thẳng ED là N vì END thẳng hàng và EN = ND
c. I là trung điểm của đoạn thẳng AE, vì AIE thẳng hàng và IA = IE 
 K là trung điểm của đoạn thẳng MN vì MKN cùng nằm trên đoạn thẳng và KM = KN 
HS đọc đề + HS tự tính
 Bài giải
Chu vi hình tam giác ABC là
35+26+40= 101(cm)
 Đáp số : 101 cm
Đọc đề toán + giải vào nháp
 Bài giải
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là
(125 + 68) x 2 = 386 (m)
 Đáp số: 386 m
- HS đọc đề + giải vào vở
 Bài giải
Chu vi hình chữ nhật là
(60 + 40 ) x 2 = 200 (m)
Cạnh hình vuông
200 : 4 = 50 (m)
 Đáp số: 50 m
Tiết 2: Ngoại ngữ ( GVC)
Tiết 3: Tập đọc 
MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI
I. Mục đích yêu cầu . 
- Biết ngắt nhịp hợp lý ở các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ. 
- Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh "Mặt trời xanh" và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ. Trả lời được các câu hỏi trong SGK . Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm .
- Học thuộc lòng bài thơ 
II. Đồ dùng dạy – học 
- Bảng phụ ghi sẵn nội nung cần hướng dẫn luyện đọc .
- Tranh minh họa bài tập đọc ( phóng to , nếu có điều kiện 
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A . Kiểm tra bài cũ 
- Gv gọi 3HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về bài Cóc kiện Trời .
B. Bài mới 
1) Giới thiệu bài .
- Ghi tên bài lên bảng .
2) Luyện đọc 
a ) GV đọc mẫu 
- GV đọc toàn bài với giọng trìu mến ,thiết tha 
b )HD HS luyện đọc- giải nghĩa từ:
+ Đọc câu
- GV theo dõi HD HS phát âm từ khó .
+ Đọc tiếp nối từng khổ thờ 
+ Luyện đọc theo nhóm 
+ Đ ọc đồng thanh 
3. Tìm hiểu bài 
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài .
+ Khổ thơ 1 miêu tả điều gì ?
+ Tiếng mưa trong rưng được so sánh với điều gì ?
+ Qua cách so sánh của tác giả , em hình dung đuợc điều gì về mưa trong rừng cọ ? 
+ Theo em vì sao có thể so sánh tiếng mưa trong rừng cọ như vậy ? 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài tập đọc và giảng : Trong rừng cọ lá cọ xòe ngang lại rất dày , tạo thành vùng rộng lớn , nước mưa phải rơi xuống trên hàng ngàn , hàng vạn lá cọ , chính vì thế mà tạo thành âm thanh lớn , có tiếng vang xa như tiếng thác đổ , như tiếng gió thỏi ào ào .
+ Khổ thơ thứ 2 miêu tả rừng cọ vào lúc nào ?
+ Muà hè trong rừng cọ có điều gì thú vị ? 
+ Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời ? ( Có thể yêu cầu HS quan sát lá cọ trong tranh minh họa ) 
+ Tác giả gọi lá cọ là gì ? Em có thích cách gọi đó của các tác giả không ? Vì sao ?
+ Em thích nhất hình ảnh nào về rừng cọ trong bài ? Vì sao ?
4. Học thuộc lòng bài thơ 
- GV Y/Ccả lớp đọc đồng thanh bài thơ 
- GV Y/C HS tự hocï thuộc lòng bài thơ 
- Tổ chức HS thi đọc thuộc lòng bài thơ .
C. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học , tuyên dươngHS tích cực trong giờ ,
- 3 HS lên bảng thựchiện theo yêu cầu của GV .
- Theo dõi GV đọc bài mẫu và đọc thầm theo .
-HS đọc tiếp nối câu 
- HS đọc tiếp nối khổ thơ 
- Nhóm đọc bài tiếp nối , 
- Cả lớp đồng thanh đọc bài 
- 1 HS đọc bài , lớp đọc thầm + Miêu tả tiếng mưa trong rừng cọ .
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được miêu tả như tiếng thác đổ về , như ào ào trận gió .
+ Tiếng mưa trong rừng cọ rất lớn, ào ào như tiếng thác , như tiếng gió to .
+ 2 đến 3 hs phát biểu ý kiến .
+ Quan sát tranh minh họa và nghe GV giảng 
+ Miêu tả rừng cọ vào buổi trưa hè 
+ Vào trưa hè , nằm trong rừng cọ xẽ thấy trời xanh qua từng kẽ lá .
+ HS Vì lá cọ tròn , có gân lá xòe ra như các tia nắng trông giống như mặt trời .
+ Tác giả âu yếm gọi lá cọ là “ mặt trời xanh của tôi “ . Vì lá cọ thật giống mặt trời nhưng lại có mau xanh , cách gọi đó cũng thể hiện tình yêu mến , gắn bó của tác giả đối với rừng cọ quê hương .
+ 3 HS trả lời . Có thể thích ; rừng cọ trong cơn mưa ; thích vào buổi trưa hè ; .
- Đọc đồng thanh bài .
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Vài HS thi đọc thuộc bài , cả lớp nghe, nhận xét .
Tiết 4: Luyện từ và câu 
NHÂN HÓA
I. Mục tiêu :
 - Nhận biết được hiện tượng nhân hoá , cách nhân hoá được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn (BT1)
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá (BT2).
II. Đồ dùng dạy, học :
	 Bảng phụ ghi nội dung các bài tập.
III. Các hoạt động dạy và học che yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho 1 HS viết trên bảng, các HS khác viết vào vở nháp BT1- Tuần 32 
- GV nhận xét bài viết của HS.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC 
b) HD HS làm các bài tập :
* Bài tập 1 :
Gọi 1 HS đọc yêu cầu và các đoạn văn, đoạn thơ của bài.
- Y/C HS suy nghĩ và làm bài phần a) vào vở.
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời, đồng thời viết câu trả lời đúng của HS vào bảng tổng kết bài tập:
 + Trong đoạn thơ ở phần a) có những sự vật nào được nhân hoá ?
 + Tác giả làm thế nào để nhân hoá các sự vật đó ?
+ Để nhân hoá các sự vật trong khổ thơ, tác giả đã dùng những cách nào ?
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi trên với đoạn văn b).
- Yêu cầu 1 cặp HS hỏi- đáp trước lớp các câu hỏi trên với đoạn văn b). Các HS khác nhận xét. GV nhận xét - ghi bảng tổng kết bài tập.
HS viết trên bảng, các HS khác viết vào vở nháp.
- Nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu và các đoạn văn, đoạn thơ của bài.
- HS suy nghĩ và làm bài phần a) vào vở 
- Có 3 sự vật được nhân hoá. Đó là : mầm cây, hạt mưa, cây đào.
- Tác giả dùng từ tỉnh giấc để tả mầm cây, dùng các từ mải miết, trốn tìm để tả hạt mưa, dùng các từ lim dim, cười để tả cây đào.
- Tác giả dùng hai cách nhân hoá đó là nhân hoá bằng từ chỉ bộ phận của người và nhân hoá bằng từ chỉ đặc điểm, hoạt động của người.
- HS thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi trên với đoạn văn b).
- 1 cặp HS hỏi- đáp trước lớp các câu hỏi trên với đoạn văn b). Các HS khác nhận xét. 
Sự vật được
nhân hoá
Cách nhân hoá
Bằng từ chỉ người,
chỉ bộ phận của người
Bằng từ tả đặc điểm,
hoạt động của người
Mầm cây
 tỉnh giấc
Hạt mưa
 mải miết, trốn tìm
Cây đào
mắt
 lim dim, cười
Cơn dông
 kéo đến
Lá (cây) gạo
anh em
 múa, reo, chào
Cây gạo
 thảo, hiền, đứng hát
* Bài tập 2:
-Nêu yêu cầu của bài tập ( Bảng phụ ). Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Trong đoạn văn chúng ta phải chú ý 
điều gì ?
- Y/C HS nhắc lại tên các bài thơ có các câu thơ tả vườn cây mà các em đã học.
- GV nhắc nhở HS : Nếu chọn đề tài tả vườn cây, các em có thể tả một vườn cây trong công viên, ở làng quê, vườn cây nhỏ trên sân thượng hoặc vườn cây nhà hàng xóm, 
- Yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở .
- Chỉ định một số HS đọc đoạn văn vừa viết trước lớp, GV và các HS khác nhận xét, sửa sai .
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Viết đoạn văn để tả vườn cây buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
- Phải sử dụng phép nhân hoá.
- Vài HS nhắc lại. Ví dụ : Quạt cho bà ngủ, Ngày hội rừng xanh, 
- Nghe.
- HS viết đoạn văn vào vở .
- Một số HS đọc đoạn văn vừa viết trước lớp, các HS khác nhận xét, sửa sai .
- Nghe.
Ngày soạn: 09/5/2017
Ngày giảng: Thứ năm/11/5/2017
Tiết 1 Toán
Tiết 169: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (tiếp theo)
 I. Mục tiêu: 
 - Biết tính diện tích các hình chữ nhật, hình vuông và hình đơn giản tạo bởi hình chữ nhật, hình vuông.
 - Vận dụng được các qui tắc vào bài tập.
 - Tính toán chính xác, nhanh nhẹn. 
 II. Đồ dùng dạy - học: 
 Gv : Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ.
 Hs : sgk, vbt
 III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà. 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu về: Ôn tập về hình học (tt). 
Hoạt động 1. Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách 
- Yêu cầu học sinh tự làm và chữa bài.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài .
- Gọi em khác nhận xét bài bạn.
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2: 
- Mời 2 em đọc đề bài .
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính chu vi tam giác. 
- Mời 2 em lên bảng giải bài .
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở .
- Gọi em khác nhận xét bài bạn .
- Nhận xét, đánh giá bài làm học sinh.
Bài 3: 
- Mời một học sinh đọc đề bài .
- Hỏi học sinh về nội dung đề bài toán.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở .
- Mời một em lên bảng giải bài .
- Gọi em khác nhận xét bài bạn .
- Nhận xét, đánh giá bài làm học sinh.
Bài 4: 
- Mời một học sinh đọc đề bài .
- Hỏi học sinh về nội dung đề bài toán.
- Mời một em lên bảng xếp hình.
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Nhận xét, đánh giá bài làm học sinh.
4. Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- Một em lên bảng sửa bài tập 4. 
- Hai em khác nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Vài em nhắc lại đầu bài.
- Quan sát đếm số ô vuông mỗi hình và trả lời.
- Bốn em mỗi em nêu một mục a, b, c, d 
a/ Diện tích hình A là 8 cm2
b/ Diện tích hình B là 10 cm2
c/ Diện tích hình C là 18 cm2
d/ Diện tích hình D là 8 cm2
- Em khác nhận xét bài làm của bạn 
- Hai em đọc đề bài tập 2 .
- Cả lớp thực hiện vào vở .
- Hai em lên bảng giải bài .
a/ Bài giải
 - Chu vi hình chữ nhật là: 
 (12 + 6 ) x 2 = 36 (cm)
 - Chu vi hình vuông là: 
 9 x 4 = 36 (cm)
 Đ/S: 36 cm 
b/ Bài giải
 - Diện tích HCN: 
 12 x 6 = 72 (cm2)
 - Diện tích hình vuông: 
 9 x 9 = 81 (cm2)
 Đ/S: 72cm2 và 81cm2 
- Lớp nhận xét kết quả bài bạn .
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa.
- Lớp thực hiện làm vào vở .
- Một em lên bảng giải bài .
Bài giải
Diện tích ABEG + diện tích CKHE là: 
 6 x 6 + 3 x 3 = 45 (cm2)
 Đ/S: 45cm2 
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
- Xác định yêu cầu đề bài .
- Một em lên bảng xếp hình .
- Em khác nhận xét bài của bạn .
- Vài em nhắc lại nội dung bài. 
Tiết 2 Tập viết
Tiết 34: ÔN CHỮ HOA A , M , N , V (kiểu 2)
 I. Mục tiêu:
 - Viết đúng và tương đối nhanh các chữ hoa (kiểu 2): A, M (1 dòng), N, V (1 dòng); viết đúng tên riêng An Dương Vương (1 dòng) và câu ứng dụng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ .
 - HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng tập viết trên lớp.
 - Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
 II. Đồ dùng dạy - học:
 Gv: - Mẫu chữ hoa mẫu chữ viết hoa A, M, N , V.
 - Tên riêng An Dương Vương và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li 
 Hs: vtv
 III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh 
- Yêu cầu nêu nghĩa về từ câu ứng dụng. 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
- Hôm nay chúng ta sẽ ôn viết chữ hoa A, M, N, V và một số từ danh từ riêng ứng dụng có chữ hoa: T, B, H .
Hoạt động 1.Hướng dẫn viết trên bảng con: 
*Luyện viết chữ hoa :
- Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài : A , D, V, T, M, N, B, H . 
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. 
- Yêu cầu tập viết vào bảng con. các chữ vừa nêu.
*HS viết từ ứng dụng tên riêng: 
- Yêu cầu đọc từ ứng dụng An Dương Vương 
- Giới thiệu An Dương Vương là tên hiệu thục phán vua nước Âu Lạc cách đây 2000 năm. 
*Luyện viết câu ứng dụng:
- Yêu cầu một em đọc câu:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
- Hướng dẫn hiểu nội dung câu ứng dụng 
- Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa là danh từ riêng.
Hoạt động 2. Hướng dẫn viết vào vở:
- Nêu yêu cầu viết các chữ A, M một dòng cỡ nhỏ .
- Âm : N , V 1 dòng.
- Viết tên riêng An Dương Vương, một dòng cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng 1 lần. 
- Nhắc nhớ tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng. 
* Chấm chữa bài: 
- Thu từ 5- 7 bài học sinh. 
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 
4. Củng cố- Dặn dò: 
- Yêu cầu lần lượt nhắc lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng. 
- Nhận xét, đánh giá. 
- Hai em lên bảng viết tiếng (Phú Yên; Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà / Yêu già, già để tuổi cho ) 
- Lớp viết vào bảng con Phú Yên 
- Em khác nhận xét bài viết của bạn 
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu. 
- Vài em nhắc lại tựa bài.
- Tìm ra các chữ hoa có trong tên riêng An Dương Vương và các chữ hoa có trong bài : A , D, V, T, M, N, B, H . 
- Lớp theo dõi và thực hiện viết vào bảng con.
- Một em đọc từ ứng dụng.
- Lắng nghe để hiểu thêm về tên hiệu của nước ta cách đây 2000 năm. 
- Một em đọc lại câu ứng dụng.
- Câu thơ ca ngợi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất.
- Luyện viết từ ứng dụng bảng con (Tháp Mười , Việt Nam )
- Lớp thực hành viết chữ hoa tiếng trong câu ứng dụng. 
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Nộp vở từ 5- 7 em để nhận xét.
- Nêu lại các yêu cầu tập viết chữ hoa và danh từ riêng. 
Tiết 3 Thể dục (GVC)
Tiết 4 Chính tả (nghe - viết)
Tiết 68: DÒNG SUỐI THỨC
 I. Mục tiêu: 
 - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ lục bát.
 - Làm đúng (BT2) a/ b.
 - Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
 II. Đồ dùng dạy - học: 
 Gv: Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2 .
 Hs : sgk, vở
 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài cũ mời 3 em lên bảng viết các từ học sinh thường hay viết sai. 
- Nhận xét, đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: 
- Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết bài thơ. “Dòng suối thức”. 
Hoạt động 1. Hướng dẫn nghe viết
- Đọc mẫu bài “Dòng suối thức” 
- Yêu cầu ba học sinh đọc lại bài thơ 
- Những câu nào nói lên dòng suối thức ?
- Nhắc nhở cách viết hoa danh từ riêng trong bài .
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ dễ sai .
- Đọc cho học sinh chép bài .
- Theo dõi uốn nắn cho học sinh. 
- Thu vở học sinh, nhận xét.
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2a/b: 
- Nêu yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2.
- Yêu cầu lớp làm bài cá nhân. 
- Mời hai em lên bảng thi làm bài.
* Chốt lại lời giải đúng, mời hai em đọc lại.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Nhắc nhớ về tư thế ngồi viết và trình bày sách vở sạch đẹp.
- Cho hs viết lại từ sai nhiều.
- Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- Ba em lên bảng viết các từ giáo viên đọc: 
Cái lọ lục bình lánh nước men nâu/ Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương.
- Cả lớp viết vào bảng con.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài. 
- Hai em nhắc lại đầu bài.
- Lắng nghe đọc mẫu bài viết. 
- Ba em đọc lại bài thơ .
- Cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Tiếp nối nhau phát biểu .
- Lớp thực hiện viết vào bảng con các từ dễ nhầm lẫn.
- Nghe giáo viên đọc để chép vào vở.
- Nghe đọc lại để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì. 
- Nộp bài lên để giáo viên nhận xét. 
- Hai em đọc lại yêu cầu bài tập 2.
- Cả lớp thực hiện vào vở và sửa bài .
- Cử 2 đại diện lên bảng thi làm bài đúng và nhanh. 
Lời giải a) vũ trụ – chân trời.
Lời giải b) vũ trụ – tên lửa.
- Lớp nhận xét bài bạn.
- Một hoặc hai em đọc lại.
- Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.

Tài liệu đính kèm:

  • docxThứ 4 tuần 34docx.docx