CHIỀU TIẾT 1: TẬP ĐỌC*
TRÊN CON TÀU VŨ TRỤ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : kinh khủng, lơ lửng, lập tức, chậm chạp,. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nghĩa từ ngữ mới : Ga-ga-rin, thiết bị. Hiểu được những ấn tượng và cảm xúc của nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin trong những giây phút đầu tiên bay vào vũ trụ. Thấy tình yêu trái đất, tình yêu cuộc sống của Ga-ga-rin.
- Giáo dục HS có ý thức học chăm, yêu thiên nhiên, yêu trái đất.
II. CHUẨN BỊ :
- Ảnh Ga-ga-rin, tranh minh hoạ bài thơ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài Sự tích chú Cuội cung trăng.
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới : a) Giới thiệu bài : HS xem ảnh Ga-ga-rin, tranh minh hoạ bài đọc.
b) Các hoạt động
* HĐ1 : Luyện đọc
- GV đọc toàn bài.
- HD luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
+ Luyện đọc từng câu : . GV viết bảng : Ga-ga-rin. Cả lớp đọc ĐT.
. HS tiếp nối nhau đọc từng câu. GV uốn nắn tư thế đọc và lỗi phát âm của các em (nếu có).
+ Luyện đọc từng đoạn : (mỗi lần xuống dòng là một đoạn).
. HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn. GV lưu ý các em cách ngắt nghỉ hơi cho đúng
. HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài : Ga-ga-rin, thiết bị.
+ Cả lớp đọc ĐT toàn bài.
* HĐ2: HD HS tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời :
+ Con tàu vũ trụ bắt đầu xuất phát vào thời điểm nào ?
+ Lúc bắt đầu bay, anh Ga-ga-rin cảm thấy thế nào ?
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời :
+ Trạng thái của người và vật trên con tàu có gì đặc biệt ?
+ Anh Ga-ga-rin làm gì trong thời gian bay ?
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời :
+ Nhìn con tàu, cảnh thiên nhiên đẹp ntn ?
+ Đoạn văn nói lên điều gì về tình cảm của anh Ga-ga-rin ?
- HS nhận xét, GV chốt lại ý đúng.
* HĐ3 : Luyện đọc lại
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn. GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn, nhấn giọng đúng những từ ngữ gợi tả gợi cảm.
- Một vài HS thi đọc cả bài.
- HS và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- 1, 2 HS nói nội dung bài văn.
- GV biểu dương những HS đọc tốt.
- Dặn dò HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh nói về cuộc chinh phục vũ trụ của con người.
i bài, tự viết những từ ngữ mình dễ viết sai vào giấy nháp. GV đọc cho HS viết bài : GV theo dõi, nhắc nhở HS tư thế ngồi, HS viết chậm, chữ xấu. Chấm, chữa bài : - GVđọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. - GV thu chấm một số bài, nhận xét chữa. * HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2: - HS đọc BT2 . - 2, 3 HS đọc tên riêng của 5 nước ở Đông Nam á. Cả lớp đọc ĐT. - GV hỏi HS về cách viết tên riêng trong bài. - Củng cố về đọc, viết tên riêng một số nước Đông nam á. Bài 3: - HS tự làm bài vào vở BT3/a, 2 HS thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp ; đọc kết quả, đọc lời giải câu đố. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Củng cố phân biệt tr/ ch. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp. - Dặn dò HS về nhà đọc thuộc câu đố (BT3/a), đố lại các em nhỏ ở nhà. Tiết 4 : Toán tiết 167 : ôn tập về đại lượng I. MụC đích, yêu cầu : - Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học. Biết giải bài toán liên quan đến những đại lượng đã học. - Rèn luyện kĩ năng làm tính và giải toán đúng, nhanh. - HS tự tin, hứng thú trong học tập. II. chuẩn bị : GV : Phấn màu. III. các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS kể tên các đơn vị đo đại lượng đã học. - HS, GV nhận xét, chữa bài. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ : GV hướng dẫn, tổ chức cho HS làm lần lượt các BT trong SGK. Bài 1: - HS đọc bài toán. HD HS đổi (nhẩm) : 7m3cm = 703cm, sau đó đối chiếu với các câu trả lời A, B, C, D ; thấy B là câu trả lời đúng, vì vậy khoanh vào chữ B. - Lưu ý HS không viết kết quả đổi (703) vào bài, chỉ khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Bài 2: a) HD HS quan sát tranh rồi mới thực hiện phép cộng : 200g + 100g = 300g -> Kết luận : Quả cam cân nặng 300g. b) HS quan sát tranh, thực hiện phép cộng : 500g + 200g = 700g -> Kết luận : Quả cam cân nặng 300g c) Thực hiện phép trừ : 700g - 300g = 400g. -> Kết luận : Quả đu đủ nặng hơn quả cam 400g. Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài. - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng. Bài 4: - GV cho HS đọc bài toán, tự giải rồi chữa bài. - Củng cố về giải toán liên quan đến tiền tệ. 3. Củng cố, dặn dò: - GV khắc sâu KT. - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt. - Dặn dò VN xem lại bài. Sáng Ngày soạn: 23 - 4 - 2015. Ngày dạy: Thứ 4 - 06 - 5 - 2015. Tiết 1: toán Tiết 168: ôn tập về hình học I. Mục đích,yêu cầu: - Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng ; tính được chu vi hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật. - Rèn kĩ năng làm các bài tập và giải toán nhanh, chính xác. - Say mê học toán. II. Chuẩn bị: Phấn màu. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. GV nhận xét. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HD HS làm BT Bài 1: - HS nêu yêu cầu BT. - 1 HS nêu cách xác định góc vuông, cách xác định trung điểm của đoạn thẳng. - HS tự làm bài vào vở, 3 HS làm bảng lớp -> chữa bài. - Củng cố về góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng. Bài 2: - HS nêu yêu cầu BT. - 1 HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác. - HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. - Củng cố cách tính chu vi hình tam giác. Bài 3: - HS nêu yêu cầu BT. - 2 HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật. - HS làm bài rồi chữa bài. GV chuẩn xác KT. Bài giải Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là: (125 + 68) x 2 = 386 (m) Đáp số: 386 m. - Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật. Bài 4: - HS nêu yêu cầu BT. - 1 HS nhắc lại cách tính cạnh hình vuông khi biết chu vi của nó. - HS tự làm bài , GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng. Nhận xét, chữa bài. - Củng cố cách tính cạnh hình vuông khi biết chu vi của nó. 3. Củng cố, dặn dò: - Khắc sâu nội dung bài. - GV nhận xét về tiết học, tuyên dương HS học tập tốt. - VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau. tiết 2: Đạo đức Giáo dục an toàn giao thông I. Mục đích, yêu cầu: - Giúp HS biết được tác hại của việc làm không đúng quy định của việc chấp hành an toàn giao thông. - Giúp HS biết vui chơi đúng nơi quy định và tham gia giao thông được an toàn. - HS có thái độ không đồng tình với những việc làm sai quy định làm ảnh hưởng đến việc tham gia GTAT. II. chuẩn bị: - Thẻ giấy “ nên - không nên”. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: a ) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: - GV hỏi : Nếu nhà em ở ven đường quốc lộ có dải phân cách, em có nên chơi trò trèo qua dải phân cách ? Hành động đó là đúng hay sai ? Vì sao ? - HS trả lời. - GV nhận xét đưa ra KL : Trèo qua giải phân cách là rất nguy hiểm. * HĐ2: - Bước 1 : Giáo viên đưa ra 2 bộ thẻ chữ, mỗi bộ thẻ có các ND sau : + Chơi trong sân trường. + Chơi sát lề đường. + Chơi trên vỉa hè. + Chơi ở sân vận động. + Chơi trong câu lạc bộ. + Chơi ở ngã tư. + Chơi trong công viên. - Bước 2 : GV chọn hai đội chơi ( nam - nữ ) mỗi đội 5 em tham gia chơi. - Bước 3 : GV giao nhiệm vụ: + Trong một phút, lần lượt từng bạn lựa chọn thẻ chữ có ghi địa điểm, lên gắn vào đúng cột “nên - không nên” cho phù hợp. + Đội nào lựa chọn được nhiều thẻ và gắn đúng cột, nhanh nhất đội đó sẽ thắng. - Bước 4 : GV nhận xét kết quả đội thắng cuộc. Biểu dương trước lớp. * HĐ3: Em sẽ làm gì khi: + Bạn em nói: Luật GT chỉ cần ở thành phố, thị xã. + Bạn ngồi cạnh em trong ô tô thò đầu ra ngoài. + Bạn em rủ em ném đất đá lên tàu hoả. + Một nhóm bạn em khoác vai nhau đi bộ giữa lòng đường. 3. Củng cố, dặn dò: - GV tóm tắt lại ND bài. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học. tiết 4: Tập viết ôn chữ hoa a, m, n, v (kiểu 2) I. MụC ĐíCH, YÊU CầU: - Củng cố cách viết chữ hoa (kiểu 2) : A, M ( 1 dòng ) ; chữ N, V (1 dòng) ; viết đúng tên riêng An Dương Vương (1 dòng) và câu ứng dụng : Tháp Mười Bác Hồ. (1lần) bằng cỡ chữ nhỏ. - Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp và tương đối nhanh các cỡ chữ theo quy định. - Có ý thức giữ gìn VSCĐ. II. chuẩn bị: Mẫu chữ hoa A, M, N, V. Tên riêng: An Dương Vương III. các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp : Phú Yên, Yêu trẻ. - GV nhận xét. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: HD viết trên bảng con - Luyện viết chữ hoa +1 HS tìm trong bài những chữ viết hoa : A, M, N, V. + HS nhắc lại cách viết chữ hoa A, M, N, V. + GV vừa viết mẫu, vừa nhắc lại cách viết từng chữ hoa. + HS tập viết bảng con chữ hoa A, M, N, V. + GV nhận xét, sửa sai. - Luyện viết từ ứng dụng + 1 HS đọc từ ứng dụng: An Dương Vương. + GV giới thiệu về An Dương Vương. + HS tập viết từ An Dương Vương. + GV nhận xét, sửa sai. - Luyện viết câu ứng dụng + 1 HS đọc câu ứng dụng: Tháp Mười Bác Hồ. + GV giúp HS hiểu : Câu thơ ca ngợi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất. + HS tập viết trên bảng con các chữ Tháp Mười, Việt Nam, Bác Hồ. * HĐ2: HD viết vào vở tập viết - GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu. - HS viết bài vào vở. GV theo dõi, nhắc nhở HS viết chậm, chữ xấu. * HĐ3: Chấm, chữa bài - Thu 1/3 số bài để chấm. - Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại cách viết chữ hoa A, M, N, V (kiểu 2). - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp. - Dặn dò VN viết lại các chữ hoa đã học trong bài. chiều tiết 1: tập làm văn* ghi chép sổ tay I. MụC ĐíCH, YÊU CầU: - Củng cố về cách ghi chép sổ tay. - Rèn KN viết : Biết cách ghi chép sổ tay 1 cách ngắn gọn, rõ ràng, dùng từ chính xác. - Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II . Chuẩn bị: Vở BTTV in III . Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS kể lại việc: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ? 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1 : HD HS làm BT trong vở BTTV in - HS mở vở BTTV in trang 69. - HS đọc yêu cầu BT. - HS đọc lại bài báo trong SGK TV3 tập 2 tr. 130. - HS làm bài vào vở BT. GV theo dõi, giúp đỡ HS lúng túng khi làm bài. - HS làm xong, gọi một số HS đọc bài. Nhận xét, bổ sung. - GV chấm một số bài ghi chép tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ, chi tiết. * HĐ2: (Nếu còn thời gian) - Yêu cầu HS có thể nhớ và trình bày lại theo trí nhớ của mình vào vở viết. - HS làm bài rồi đọc bài. - Chữa bài. Khen ngợi những HS có bài tóm tắt ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS sưu tầm ảnh ; tìm hiểu hoạt động của các nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin ; Am-xtơ-rông, Phạm Tuân để chuẩn bị học tốt tiết TLV tới. Tiết 2: toán * Luyện tập về Đại lượng I. MụC ĐíCH, YÊU CầU: - Củng cố về các đơn vị đo đại lượng, về giải toán có liên quan đến những đại lượng đã học. - Rèn kĩ năng làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học một cách thành thạo, chính xác. - HS tích cực trong học tập. II. chuẩn bị: Vở BTT in, nội dung ôn tập. III. các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu các đơn vị đo đại lượng đã học. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: Củng cố kiến thức: - HS nêu tên các đơn vị đo độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam đã học. - Gọi vài HS nhắc lại. - HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn xác kiến thức. * HĐ2: HD HS làm bài tập trong vở BTT in HS mở vở BTT in trang 91, 92 rồi làm lần lượt từng bài sau đó chữa bài. Bài 1: - HS xác định yêu cầu bài. - HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài. - Củng cố về đơn vị đo độ dài . Bài 2: - HS nêu cách làm. - Cho HS sát kĩ từng tranh, thực hiện phép cộng ra nháp rồi điền kết quả vào chỗ chấm. - Củng cố về đơn vị đo khối lượng. Bài 3: - HS nêu yêu cầu BT. - HS quan sát kĩ từng đồng hồ rồi vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng. - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng. - Củng cố về cách xem đồng hồ. Bài 4: - HS đọc bài toán, xác định dạng toán. - HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng giải. - Chữa bài, củng cố về giải bài toán có liên quan đến tiền Việt Nam. * HĐ3: (Nếu còn thời gian) Bài 1: Mua 2 bóng đèn phải trả 50 000 đồng. Hỏi mua 7 bóng đèn như thế phải trả bao nhiêu tiền ? Bài 2: - HS tự đặt 1 - 2 đề toán có lời văn tương tự như trên rồi tự tóm tắt và trình bày bài giải. - GV nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhấn mạnh nội dung bài. - Nhận xét về ý thức học tập của HS. - VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Tự nhiên - xã hội Bề mặt lục địa I. MụC ĐíCH, YÊU CầU: - Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa. Nhận biết được suối, sông, hồ, ao.Có thêm kiến thức về Đại dương, biển. - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận đúng, nhanh. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : Biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng,... - GD HS có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. II. chuẩn bị: - Các hình trong SGK trang 128, 129. - Tranh ảnh suối, sông, hồ, ao do GV và HS sưu tầm. - Làm việc nhóm quan sát tranh, sơ đồ và đưa ra nhận xét. III. các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS kể tên 6 châu lục và 4 đại dương. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: Làm việc theo cặp Mục tiêu: Biết mô tả bề mặt lục địa. Cách tiến hành: - Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 1trong SGK trang 128 và trả lời theo các câu hỏi sau : + Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước. + Mô tả bề mặt lục địa. - Bước 2: HS trả lời trước lớp. GV và HS bổ sung, hoàn thiện câu trả lời. => Kết luận: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi, núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ,...) * HĐ2 : Làm việc theo nhóm Mục tiêu: Nhận biết được suối, sông, hồ. Cách tiến hành: - Bước 1: GV chia nhóm. HS trong nhóm quan sát hình 1 SGK trang 128 và trả lời theo các gợi ý sau : + Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ. + Con suối thường bắt nguồn từ đâu ? + Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông. + Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu ? - Bước 2: Dựa vào vốn hiểu biết, hãy trả lời câu hỏi : Trong 3 hình (Hình 2, 3, 4) hình nào thể hiện suối, hình nào thể hiện sông, hình nào thể hiện hồ ? => Kết luận: Nước theo những khe chảy ra thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ. * HĐ3 : Làm việc cả lớp Mục tiêu: Củng cố các biểu tượng suối, sông, hồ. Cách tiến hành: - Bước 1: GV khai thác vốn hiểu biết của HS hoặc yêu cầu HS liên hệ với thực tế ở địa phương để nêu tên một số con suối, sông, hồ. - Bước 2: HS trả lời kết hợp với trưng bày tranh ảnh. - Bước 3: GV có thể giới thiệu thêm cho HS biết một vài con sông, hồ, nổi tiếng ở nước ta. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS có ý thức học tập tốt. - Dặn dò HS có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, biển, đảo. sáng Ngày soạn : 24 - 4 - 2015. Ngày dạy : Thứ 6 - 08 - 5 - 2015. Tiết 1 : tập làm văn nghe - kể : vươn tới các vì sao. ghi chép sổ tay I. MụC ĐíCH, YÊU CầU : - Nghe và nói lại được thông tin trong bài Vươn tới các vì sao. Ghi vào sổ tay ý chính của 1 trong 3 thông tin nghe được. - Rèn kĩ năng kể tự nhiên. Viết những ý cơ bản nhất của bài vừa nghe. - GD HS luôn có ý thức học chăm. II. chuẩn bị : GV : ảnh minh hoạ từng mục trong bài Vươn tới các vì sao. III. các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: 2, 3 HS đọc trong sổ tay ghi chép về những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon (tiết TLVtuần 33). 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1 : Bài 1 - HS chuẩn bị : + 1 HS đọc yêu cầu của BT và 3 mục : a, b, c. + HS quan sát từng ảnh minh hoạ (tàu vũ trụ Phương Đông 1, Am-xtơ-rông, Phạm Tuân) ; đọc tên tàu vũ trụ và tên hai nhà du hành vũ trụ. - GV nhắc HS chuẩn bị giấy bút, chăm chú nghe để ghi lại được chính xác những con số, tên riêng (Liên Xô, tàu A-pô-lô ...), sự kiện (bay vòng quanh trái đất, bắn rơi B52...). - GV đọc bài. Đọc xong từng mục, hỏi HS : + Ngày, tháng, năm nào, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1 ? + Ai là người bay trên con tàu đó ? + Con tàu bay mấy vòng quanh trái đất ? + Ngày nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đa lên mặt trăng là ngày nào ? + Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên xô năm nào ? - GV đọc lần 2, lần 3. Trước khi đọc, nhắc HS chăm chú nghe, biết kết hợp ghi chép để điều chỉnh hoặc ghi bổ sung những điều chưa nghe rõ trong các lần trước. - HS thực hành nói : + HS trao đổi theo cặp, nhóm để nói lại được các thông tin càng đầy đủ, càng tốt. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. + Đại diện các nhóm (có trình độ tương đương) thi nói. GV khen ngợi những HS nhớ chính xác, đầy đủ thông tin ; thông báo hay, hấp dẫn. * HĐ2 : Bài 2 - HS đọc yêu cầu bài. - GV nhắc HS lựa chọn ghi vào sổ tay những ý chính (hoặc ý gây ấn tượng) của từng tin. Không ghi dài, mất thời gian, khó nhớ. - HS thực hành viết vào sổ tay (hoặc vở BT). - HS tiếp nối nhau đọc trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những bạn ghi chép sổ tay. - HS ghi lại lời kể ở BT1 thành một đoạn văn (HS viết ít nhất 7 câu). - Một số HS đọc bài viết. Cả lớp và GV bình chọn những bạn viết bài hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt. - GV dặn dò HS ghi nhớ thông tin vừa được nghe và đã ghi chép lại vào sổ tay. Đọc lại các bài TĐ trong SGK tiếng Việt 3, tập 2. Tiết 2: tự nhiên - xã hội bề mặt lục địa (tiếp) I. MụC ĐíCH, YÊU CầU : - Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên. Biết so sánh một số dạng địa hình : giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối. - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm nhanh, đúng. - Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi ; giữa đồng bằng và cao nguyên. - HS yêu thích môn học. II. Chuẩn bị : - Các hình trong SGK trang 130, 131. III. các Hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS kể tên một số con sông, quả núi mà em biết. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: Làm việc theo nhóm Mục tiêu : Nhận biết được núi, đồi. Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi. Cách tiến hành : - Bước 1: Dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 130, HS trong nhóm thảo luận và hoàn thành bảng sau : Núi Đồi Độ cao Đỉnh Sườn - Bước 2: + Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. + GV hoặc HS bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của các nhóm. => Kết luận : Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc ; còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải. * HĐ2 : Quan sát tranh theo cặp Mục tiêu : Nhận biết được đồng bằng và cao nguyên. Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên. Cách tiến hành : - Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình 3, 4, 5 trang 131 và trả lời theo gợi ý sau : + So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên. + Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào ? - Bước 2: + GV gọi một vài HS trả lời trước lớp. + HS, GV nhận xét, bổ sung. => Kết luận : Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc. * HĐ3 : Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu các biểu tượng về đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên. Cách tiến hành: - Mỗi HS vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào vở BT.(chỉ cần vẽ đơn giản sao cho thể hiện được các dạng địa hình đó). - Cho 2 HS ngồi cạnh nhau, đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn. - GV trưng bày hình vẽ của một số bạn trước lớp. - HS,GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - GV khắc sâu về Bề mặt lục địa. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà xem lại bài. Tiết 3: toán Tiết 170 : ôn tập về giải toán I. mục đích, yêu cầu : - Biết giải bài toán bằng hai phép tính. - Rèn kĩ năng giải toán nhanh, chính xác. - HS tích cực, chủ động học bài. II. chuẩn bị : - GV : Phấn màu. III. các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong ôn tập. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ : GV cho HS tự tóm tắt bài toán, tự giải rồi lần lượt chữa bài Bài 1: Có hai cách tính số dân năm nay. - Cách 1 : + Tính số dân năm ngoái (5236 + 87 = 5323 (người)). + Tính số dân năm nay (5323 + 75 = 5398 (người)). - Cách 2 : + Tính số dân tăng sau hai năm ( 87 + 75 = 162 (người)). + Tính số dân năm nay (5236 + 162 = 5398 (người)). Bài 2: Các bước giải : - Tính số áo đã bán (1245 : 3 = 415 (cái áo)). - Tính số áo còn lại (1245 - 415 = 830 (cái áo)). Bài 3: - HS đọc bài toán. - Cho HS tự tóm tắt rồi giải bài toán, 1 HS làm bảng lớp. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng. - Chữa bài, rèn kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính. Bài giải Số cây đã trồng là : 20500 : 5 = 4100 (cây) Số cây còn phải trồng theo kế hoạch là : 20500 - 4100 = 16400 (cây) Đáp số : 16400 cây. Bài 4: (Nếu còn thời gian) - HS nêu cách làm bài. - Cho HS tự làm rồi chữa bài. Kết quả là : a) Đúng ; b) Sai ; c) Đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - GV khắc sâu KT. - GV nhận xét tiết học. Tuyên dương HS tích cực học tập. - Dặn dò VN xem lại bài. Tiết 4: sinh hoạt Sinh hoạt sao i. MụC ĐíCH, YÊU CầU : - Nhận xét, đánh giá các hoạt động của sao trong tuần và đề ra phương hướng tuần sau. - Rèn thói quen chấp hành tốt các nề nếp quy định. - Giáo dục ý thức tự quản cao, học tập chăm ngoan. II. Nội dung sinh hoạt : 1. Nhận xét, đánh giá các hoạt động của sao trong tuần: - Sao trưởng nhận xét chung. - ý kiến của các thành viên. - GVphụ trách nhận xét, đánh giá. * Ưu điểm : ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... *Nhược điểm : ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... 2. Phương hướng tuần sau: - Tiếp tục củng cố và duy trì tốt các nề nếp. - Phát huy ưu điểm. Lược bỏ nhược điểm. - Học tập chăm chỉ, ôn tập tốt để KTĐK cuối kì II đạt kết quả cao. - Tiếp tục rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch. - Thực hiện tốt ATGT. - Có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất trường học, giữ gìn trường lớp sạch, đẹp. - Tiếp tục thực hiện tốt chủ điểm. Tổ trưởng kí duyệt ....................................................
Tài liệu đính kèm: