Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy

TIẾT 2: TOÁN*

 LUYỆN TẬP VỀ NHÂN, CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ

 VỚI (CHO) SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 - Củng cố, khắc sâu về nhân, chia số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số và giải toán có phép nhân, chia.

 - Rèn kĩ năng làm bài tập nhanh, chính xác.

 - HS tự giác, hứng thú trong học tập.

II .CHUẨN BỊ: Vở BT Toán in.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

* HĐ1: Củng cố, khắc sâu về nhân, chia số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số và giải toán.

 HS mở vở BT Toán in làm BT trang 79 (HS làm bài 1, 2, 3)

ã Bài 1:

 - HS đọc yêu cầu bài.

 - Cho cả lớp làm bài vào vở BT, 2 HS làm trên bảng lớp.

 - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.

 - HS, GV nhận xét chữa bài.

 - Rèn kĩ năng nhân, chia số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số.

ã Bài 2:

 - HS đọc bài toán.

 - GV hướng dẫn HS phân tích bài toán. Tìm các bước giải.

 - Cho cả lớp làm vào vở BT.

 - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.

 - 1 HS lên bảng làm bài.

 - HS, GV nhận xét, chữa bài.

 - Củng cố, khắc sâu về giải bài toán bằng hai phép tính.

ã Bài 3:

 - HS đọc yêu cầu bài toán.

 - Cho HS tóm tắt và nêu cách giải bài toán, cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.

 - GV chuẩn xác KT, rèn kĩ năng về giải bài toán bằng hai phép tính, củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật.

 Bài giải

 Chiều rộng hình chữ nhật là :

 36 : 6 = 6(cm)

 Diện tích hình chữ nhật là :

 36 x 6 = 216 (cm2)

 Đáp số : 216cm2.

ã Bài 4: (Nếu còn thời gian)

 - HS xác định yêu cầu bài tập.

 - HS làm bài vào vở BT.

 - GV cho HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

 - Rèn kĩ năng tính thứ ngày trong tháng.

* HĐ2 : Củng cố, dặn dò:

 - GV khắc sâu về phép cộng các số trong phạm vi 100 000.

 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập.

 - Dặn dò VN xem lại bài.

 

doc 44 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết
 Hướng dẫn HS chuẩn bị:
 - GV đọc 1 lần bài Ngôi nhà chung, 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - Giúp HS nắm nội dung bài văn. GV hỏi : 
 + Ngôi nhà chung của mọi dân tộc tên là gì ? 
 + Những việc chung mà tất cả các dân tộc phải làm là gì ? 
 + Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc vào lúc nào ? 
 - HS đọc lại bài, tự viết những từ ngữ mình dễ viết sai vào giấy nháp. 
GV đọc cho HS viết bài : GV theo dõi, nhắc nhở HS tư thế ngồi, HS viết chậm, chữ xấu.
 Chấm, chữa bài :
- GVđọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- GV thu chấm một số bài, nhận xét chữa.
* HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2:
 - HS đọc BT2a ; làm bài cá nhân.
 - GV mời 2 HS làm bài trên bảng lớp. Đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét, hoàn chỉnh bài làm. HS chữa bài làm trong vở BT. 
 - Một vài HS đọc lại bài Làm nương.
 Lời giải : a) nương đỗ - nương ngô - lưng đeo gùi - tấp nập - làm nương - vút lên.
Bài 3:
 - HS tự làm bài vào vở BTa, 2 HS đọc trước lớp câu văn, sau đó từng cặp HS đọc cho nhau viết rồi đổi bài cho nhau, nhận xét giúp bạn hoàn thiện bài làm.
 - Củng cố phân biệt l /n.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp.
 - Dặn dò HS về nhà đọc lại bài chính tả Ngôi nhà chung.
Tiết 4 : Toán
 tiết 157 : bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp)
I. MụC đích, yêu cầu : 
 - Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 - Rèn luyện kĩ năng giải toán đúng, nhanh.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị : GV : Phấn màu.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS làm bài 1 trang 165. 
 - HS, GV nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: GV hướng dẫn HS giải bài toán
 - HS đọc bài toán.
 - HS phân tích bài toán (đã cho cái gì ? phải tìm cái gì ?)
 - GV giới thiệu tóm tắt bài toán :
 35l : 7 can
 10l : ... can ?
 - Lập kế hoạch giải bài toán.
 + Tìm số lít mật ong trong mỗi can.
 + Tìm số can chứa 10l mật ong.
 - Thực hiện kế hoạch giải toán.
 + Tìm số lít mật ong trong mỗi can :
 7 can chứa 35l mật ong
 1 can chứa ... l mật ong ? Chọn phép tính (35 : 7 = 5 (l))
 + Tìm số can chứa 10l mật ong :
 5l mật ong chứa trong 1can
 10l mật ong chứa trong ... can ? Chọn phép tính (10 : 5 = 2 (can))
 - Trình bày bài giải như trong SGK. 
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - GV gợi ý :
 + B1 : Muốn tìm xem 15kg đường đựng trong mấy túi thì phải tìm xem mỗi túi đựng mấy ki-lô-gam đường ?
 + B2 : 5kg đường đựng trong 1 túi thì 15kg đường đựng trong mấy túi ?
 - Cho HS tự làm vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp. 
 - Chữa bài, củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 2:
 - Cho HS đọc bài toán.
 - GV hướng dẫn HS giải bài toán bằng 2 bước :
 + Mỗi cái áo cần mấy cái cúc ? (24 : 4 = 6 (cúc)).
 + 42 cúc dùng cho mấy cái áo ? (42 : 6 = 7 (áo)).
 - HS tự giải vào vở. 1 HS làm bảng lớp.
 - Chữa bài, củng cố về cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 3: 
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS tính giá trị của biểu thức (từ trái sang phải) và GV gợi ý HS tìm ra chỗ sai rồi sửa lại cho đúng. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Củng cố về tính giá trị của biểu thức.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài.
sáng Ngày soạn: 09 - 4 - 2015.
 Ngày dạy: Thứ 4 - 15 - 4 - 2015.
Tiết 1: toán
 Tiết 158: luyện tập
I. Mục đích,yêu cầu:
 - Biết giải bài toán liên quan đến việc rút về đơn vị. Biết tính giá trị của biểu thức số.
 - Rèn kĩ năng làm các bài tập một cách linh hoạt, chính xác.
 - HS say mê học toán.
II. Chuẩn bị: Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS chữa bài 2 (trang 166).
2. Bài mới : a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ : Thực hành
 Bài 1:
 - HS đọc bài toán.
 - GV hướng dẫn các bước giải:
 + B1 : Mỗi hộp có mấy cái đĩa ? (48 : 8 = 6 (cái)).
 + B2 : 30 cái đĩa xếp vào mấy hộp ? (30 : 6 = 5 (hộp)).
 - Cho HS tự làm vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp. 
 - Chữa bài, củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 2:
 - Cho HS đọc bài toán, phân tích bài toán.
 - GV hướng dẫn HS giải bài toán bằng 2 bước :
 + B1: Mỗi hàng có mấy HS ? (45 : 9 = 5 (học sinh)).
 + B2: 5 HS xếp 1 hàng. 60 HS thì xếp bao nhiêu hàng ? (60 : 5 = 12 (hàng)).
 - HS tự giải vào vở. 1 HS làm bảng lớp.
 - Chữa bài, củng cố về cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 3: 
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS tính giá trị của biểu thức rồi trả lời. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Củng cố về tính giá trị của biểu thức số.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TIếT 3: Đạo Đức (ATGT)
 Biển báo giao thông đường bộ
I. Mục đích, yêu cầu:
 - HS hiểu ý nghĩa, tác dụng, tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông.
 - HS nhận biết ND của các biển báo hiệu ở khu vực gần trường học, hoặc thường gặp.
 - Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo.
II. chuẩn bị: 
 - Biển báo GTĐB (HĐ2).
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Ôn tập
 - GV: Để điều khiển người và các PTGT đi trên đường được an toàn, trên các đường phố người ta đặt những biển báo hiệu GT.
 - GV gọi 2 - 3 HS lên bảng và yêu cầu HS dán biển báo hiệu mà em đã nhìn thấy cho cả lớp xem, nói tên biển báo hiệu đó.
 - GV hỏi về ý nghĩa các biển báo đó.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
* HĐ2: Tìm hiểu biển báo mới.
 - GV đưa ra biển báo hiệu mới: Biển số 110a, 122.
Hỏi HS: Em hãy nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển?
 + Hình: tròn
 + Màu: nền trắng, viền màu đỏ
 + Hình vẽ: màu đen
 - GV: Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào? ( Hoặc được gọi là biển báo gì ? )
 - GV: giới thiệu biển báo đó.
 - GV giới thiệu biển số 122, 208,209, 233, 301, 303, 304, 305. Tương tự biển số 110a.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV tóm tắt lại ND bài.
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học.
tiết 4: Tập viết
 ôn chữ hoa x
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Viết đúng và tơng đối nhanh chữ hoa X (1 dòng), Đ, T (1 dòng) ; viết đúng tên riêng Đồng Xuân (1 dòng) và câu ứng dụng : Tốt gỗ .... hơn đẹp người (1lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp các cỡ chữ theo quy định.
 - GD HS ý thức giữ gìn VSCĐ.
II. chuẩn bị: Mẫu chữ hoa X. Tên riêng: Đồng Xuân.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS viết bảng lớp: Văn Lang. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD viết trên bảng con
 - Luyện viết chữ hoa
+1 HS tìm các chữ viết hoa có trong BT ứng dụng: Đ, X, T.
+ HS nhắc lại cách viết chữ hoa X.
+ GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết chữ X.
+ HS tập viết chữ hoa X trên bảng con.
+ GV nhận xét, sửa sai. 
 - Luyện viết từ ứng dụng
+1 HS đọc từ ứng dụng: Đồng Xuân.
 + GV giải thích : Đồng Xuân là tên một chợ có từ lâu đời ở Hà Nội. Đây là nơi buôn bán sầm uất nổi tiếng.
+ HS tập viết từ Đồng Xuân trên bảng con.
+ GV nhận xét, sửa sai.
 - Luyện viết câu ứng dụng
+ 1 HS đọc câu ứng dụng : Tốt gỗ . hơn đẹp người.
+ GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng
+ HS tập viết trên bảng con : Tốt, Xấu.
* HĐ2: HD viết vào vở tập viết
 - GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu.
 - HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết chậm, chữ xấu.
* HĐ3: Chấm, chữa bài
 - Thu 1/3 số bài chấm.
 - Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết.
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại cách viết chữ hoa X. 
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết chữ đẹp.
chiều tiết 1: tập làm văn*
 thảo luận về bảo vệ môi trường
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Củng cố viết một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
 - Rèn kĩ năng viết một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn.
 - GD HS ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị : HS : VBT T.Việt in.
III. Các hoạt động dạy - học :
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập
 HS mở vở BTTV in làm bài tập trang 60. 
 - HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm theo.
 - GV nhắc HS : Các em đã trao đổi trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Hãy nhớ và thuật lại các ý kiến trong cuộc họp ấy.
- Cho cả lớp viết bài vào vở BT (HS viết 5 - 7 câu).
- Một số HS đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét. GVchấm một số bài.
- Củng cố viết một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm em về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
* HD2 : Củng cố, dặn dò 
 - GV khắc sâu nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS chăm chỉ học tập, làm bài tốt.
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Tiết 2: toán *
 Luyện tập về bài toán liên quan đến việc rút về đơn vị 
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Củng cố về cách giải toán có liên quan đến việc rút về đơn vị.
 - Rèn kĩ năng làm các bài tập một cách thành thạo, chính xác.
 - Tích cực, tự giác trong học tập.
II. chuẩn bị: Vở BTT in. Nội dung ôn tập.
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 2 HS nêu các bước giải bài toán liên quan đến việc rút về đơn vị.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Củng cố kiến thức:
 - Vài HS nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến việc rút về đơn vị.
 - HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
 - GV chuẩn xác kiến thức để cho HS nắm chắc cách làm.
* HĐ2: HD HS làm bài tập trong vở BTT in trang 80
Bài 1: 
 - HS đọc bài toán, xác định dạng toán.
 - HS nêu giải bài toán.
 - HS tự giải bài vào vở. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố cách giải bài toán liên quan đến việc rút về đơn vị.
Bài 2: 
 - HS đọc bài toán, phân tích bài rồi tự giải bài vào vở.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS -> Nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố cách giải toán liên quan đến việc rút về đơn vị.
Bài 3: 
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - HS tự làm bài rồi đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 - Củng cố về tính giá trị biểu thức.
* HĐ3 : HD HS làm bài tập sau (Nếu còn thời gian)
Bài 1: Có 60 bông hoa được cắm đều vào 10 lọ. Hỏi có 72 bông hoa thì cắm được bao nhiêu lọ hoa như thế ?
 - HS tự tóm tắt rồi giải bài vào vở.
 - Chữa bài, GV chuẩn xác kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhấn mạnh nội dung bài.
 - GV nhận xét về ý thức học tập của HS.
 - Dặn dò VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Tự nhiên - xã hội
 ngày và đêm trên trái đất
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất. Biết một ngày có 24 giờ. Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm.
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm đúng, nhanh.
 - Ham tìm hiểu khoa học.
II . Chuẩn bị: 
 Các hình trong SGK trang 120, 121.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên nó được gọi là gì ?
2. Bài mới : a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1 : Quan sát tranh theo cặp
Mục tiêu: Giải thích được vì sao có ngày và đêm.
 Cách tiến hành :
 - Bước 1 :
 GV HD HS quan sát hình 1và 2 SGK trang 120,121 và trả lời với các bạn các câu hỏi:
 . Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ? 
 . Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng được gọi là gì ?
 . Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng được gọi là gì ?
 - Bước 2 :
 GV gọi một số HS trả lời trước lớp. GV và HS nhận xét, bổ sung.
 => Kết luận: SGV- trang 141.
HĐ2 : Thực hành theo nhóm
Mục tiêu: Biết khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm.
Cách tiến hành:
 - Bước 1:
 + GV chia nhóm.
 + HS trong nhóm lần lượt làm thực hành như hướng dẫn ở phần “thực hành” trong SGK. 
 - Bước 2: 
 + GV gọi vài HS lên làm thực hành trước lớp.
 + HS khác nhận xét phần thực hành của bạn.
=> Kết luận: SGV- trang 142.
* HĐ3 : Thảo luận cả lớp
 Mục tiêu: Biết thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày. Biết một ngày có 24 giờ. 
Cách tiến hành:
 - GV đánh dấu một điểm trên quả địa cầu.
 - GV quay quả địa cầu đúng một vòng theo chiều quay ngược chiều kim đồng hồ (nhìn từ cực bắc xuống) có nghĩa là điểm đánh dấu về chỗ cũ.
 - GV nói: Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó được quy ước là một ngày. 
 + Đố các em biết một ngày có bao nhiêu giờ ?
 + Hãy tưởng tượng nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào ?
=> Kết luận: Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày, một ngày có 24 giờ.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - HS nhắc lại nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương các nhóm học tập tốt.
 - Dặn dò HS có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
sáng Ngày soạn : 10 - 4 - 2015.
 Ngày dạy : Thứ 6 - 17 - 4 - 2015.
Tiết 1: tập làm văn
 nói, viết về bảo vệ môi trường
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU : 
 - Biết kể lại một việc tốt đã làm bảo để vệ môi trường dựa theo gợi ý (SGK). Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng7 câu) kể lại việc làm trên.
 - Rèn kĩ năng kể tự nhiên. Bài viết hợp lí, diễn đạt rõ ràng.
 - Giao tiếp : Lắng nghe, cảm nhận, chia sẻ, bình luận ; đảm nhận trách nhiệm ; xác định giá trị ; tư duy sáng tạo.
 - GD HS luôn có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. chuẩn bị : 
 - GV : Một vài bức tranh hoặc ảnh về các việc làm để bảo vệ môi trường hoặc về tình trạng môi trường. Bảng lớp viết sẵn các gợi ý về cách kể.
 - Trình bày ý kiến cá nhân, trải nghiệm, đóng vai.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ1 : Bài 1
 - 1 HS đọc yêu cầu của BT, các gợi ý a và b. Cả lớp theo dõi SGK.
 - GV giới thiệu một số tranh, ảnh về hoạt động bảo về môi trường.
 - HS nói tên đề tài mình chọn kể. Các em có thể bổ sung tên những việc làm khác có ý nghĩa bảo vệ môi trường (ngoài gợi ý SGK).
 - GVchia nhóm 4, HS kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm.
 - Một vài HS thi kể trước lớp.
* HĐ2 : Bài 2
 - HS ghi lại lời kể ở BT1 thành một đoạn văn (HS viết 7 câu).
 - Một số HS đọc bài viết. Cả lớp và GV bình chọn những bạn viết bài hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS đọc lại bài viết hay nhất. 
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
 - GV nhắc nhở HS luôn có ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch , đẹp. 
Tiết 2: tự nhiên - xã hội
 năm, tháng và mùa
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm nhanh, đúng. 
 - HS quý trọng thời gian và làm những việc có ích.
II. Chuẩn bị : 
 - Các hình trong SGK trang 122, 123.
 - Một số quyển lịch (HĐ1).
III. các Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu một ngày có bao nhiêu giờ.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Thảo luận theo nhóm
Mục tiêu : Biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt trời là một năm, một năm có 365 ngày.
Cách tiến hành :
 - Bước 1: GV chia nhóm.
 HS trong nhóm dựa vào vốn hiểu biết và qs lịch, thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau 
 + Một năm thường có bao nhiêu ngày ? Bao nhiêu tháng ?
 + Số ngày trong tháng có bằng nhau không ?
 + Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 ngày hoặc 29 ngày ?
 - Bước 2: 
 + Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
 + GV mở rộng : Có những năm, tháng 2 có 28 ngày nhưng cũng có năm tháng 2 có 29 ngày, năm đó người ta gọi là năm nhuận, và năm nhuận có 366 ngày. Thường cứ 4 năm có 1 năm nhuận.
 + GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 122 và giảng cho biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
 + GV hỏi : Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng ?
=> Kết luận : Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
* HĐ2 : Làm việc với SGK theo cặp
Mục tiêu : Biết một năm thường có 4 mùa. 
 Cách tiến hành :
 - Bước 1: + Hai HS làm việc với nhau theo gợi ý sau : Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình 2 trang 123 trong SGK, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.
 + Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12. 
 + Tìm vị trí của nước Việt Nam Ô-xtrây-li-a trên quả địa cầu.
 + Khi Việt Nam là mùa hạ thì ở Ô-xtrây-li-a ở Việt Nam bán cầu, các mùa ở Việt nam và Ô-xtrây-li-a (Việt Nam ở Bắc bán cầu, Ô-xtrây-li-a ở Nam bán cầu, các mùa ở Việt nam và O-xtrây-li-a trái ngược nhau).
 - Bước 2:
 + GV gọi một vài HS trả lời trước lớp.
 + HS, GV nhận xét, bổ sung.
=> Kết luận : Có một nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa : mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông ; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.
* HĐ 3 : Chơi trò chơi : XUân Hạ, THU, ĐÔNG
Mục tiêu: HS biết đặc điểm khí hậu 4 mùa.
 Cách tiến hành:
 - GV hỏi (hoặc nói cho HS đặc trưng khí hậu bốn mùa, VD :
 Khi mùa xuân em cảm thấy ntn ? (ấm áp,...)
 - GV hướng dẫn cách chơi : (SGV trang 145).
 - HS chơi trò chơi. GV bao quát lớp, nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV khắc sâu năm, tháng và mùa.
- GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS biết quý trọng thời gian và làm những việc có ích.
Tiết 3: toán
 Tiết 160 : luyện tập chung
I. mục đích, yêu cầu :
 - Biết tính giá trị của biểu thức số. Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 - Rèn kĩ năng làm tính và giải toán nhanh, chính xác.
 - HS tích cực, chủ động học bài.
II. chuẩn bị : - GV : Phấn màu.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: 2HS nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức. HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ : GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài
 Bài 1: 
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - HS nhắc lại quy tắc thực hiện các phép tính trong biểu thức.
 - Phần a) phần b) : Thực hiện phép tính trong ngoặc rồi mới thực hiện phép tính ở ngoài ngoặc.
 - Chữa bài, rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức số. 
Bài 2: ( Nếu còn thời gian)
 - HS đọc bài toán.
 - GVcho HS làm bài vào vở, HS làm bảng lớp.
 - Chữa bài, củng cố về giải toán có phép chia.
Bài 3:
 - HS đọc bài toán.
 - Cho HS tự tóm tắt rồi giải bài toán, 1 HS làm bảng lớp. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Chữa bài, rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
 Bài giải
 Mỗi người nhận số tiền là :
 75000 : 3 = 25000 (đồng)
 Hai người nhận số tiền là :
 25000 x 2 = 50000 (đồng)
 Đáp số : 50000 đồng.
Bài 4:
 - HS đọc bài toán.
 - HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình vuông. Từ đó nêu cách tính cạnh hình vuông khi biết chu vi của hình đó (chu vi chia cho 4).
 - HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình vuông.
 - Cho HS tự làm rồi chữa bài.
 - Củng cố về giải bài toán về tính diện tích hình vuông.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT.
 - GV nhận xét tiết học. Tuyên dương HS tích cực học tập.
 - Dặn dò VN xem lại bài.
Tiết 4: sinh hoạt
 Sinh hoạt sao
i. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nhận xét, đánh giá các hoạt động của sao trong tuần và đề ra phương hướng tuần sau.
 - Rèn thói quen chấp hành tốt các nề nếp quy định.
 - Giáo dục ý thức tự quản cao, học tập chăm ngoan.
II. Nội dung sinh hoạt :
1. Nhận xét, đánh giá các hoạt động của sao trong tuần:
 - Sao trưởng nhận xét chung.
 - ý kiến của các thành viên.
 - GV phụ trách nhận xét, đánh giá. 
 * Ưu điểm :
 .........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................
*Nhược điểm :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Phương hướng tuần sau :
 - Tiếp tục củng cố và duy trì tốt các nề nếp.
 - Phát huy ưu điểm. Lược bỏ nhược điểm.
 - Học tập chăm chỉ.
 - Tiếp tục rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch.
 - Thực hiện tốt ATGT.
 - Có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất trường học, giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.
 - Tiếp tục thực hiện tốt chủ điểm.
 Tổ trưởng kí duyệt
 ...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
.............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 32.doc