Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Đặt và trả lời câu hỏi: Bằng gì?

Dấu hai chấm

I. Mục tiêu tiết học :

-Tìm đượcbộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? (BT1)

-Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì ?(BT2, BT3) Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm.(BT4).

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II.Chuẩn bị :

-Bảng phụ, SGK.

 -VBT, SGK.

III. Các hoạt động dạy và học :

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c 2 HS làm miệng BT1, BT3 của tiết LTVC tuần 29.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a.Giới thiệu bài : Tiết LTVC hôm nay các em sẽ ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? và học cách dùng dấu hai chấm.

*Hoạt động 1: Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?

Bài 1 :

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

-Y/c HS đọc kĩ từng câu, xác định đúng bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? và gạch dưới.

- Gọi 3 HS lần lượt lên bảng làm.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét và chốt kết quả đúng:

Voi uống nước bằng vòi.

Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.

Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.

Bài 2 :

- Hãy nêu yêu cầu bài và các câu hỏi.

- Các em hãy họp nhóm bốn trả lời các câu hỏi trong bài và làm vào VBT.

- Y/c HS nêu câu trả lời.

 GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 3.

- Y/c HS đọc kĩ từng câu và làm bài. Gọi 3 HS lên bảng phụ làm.

- Sửa bài : Y/c HS làm trên bảng đọc câu văn mình đã điền dấu hai chấm.

- GV nhận xét , chốt lời giải đúng :

Một người kêu lên : “ Cá heo !”

 .những thứ cần thiết : chăn màn, giường chiếu, .

Đông nam Á gồm mười một nước là :

3.Củng cố, dặn dò:

- Khi nào dùng dấu hai chấm?

- Nhận xét tiết học.

-Xem trước bài “ Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy”

- HS làm miệng.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.

- HS làm bài độc lập.

- 3 HS lên bảng làm.

- HS nhận xét.

- HS nêu yêu cầu, câu hỏi.

- HS trao đổi trong nhóm, làm bài vào VBT.

- Nhiều HS nêu với các ý khác nhau. HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.

- HS làm bài độc lập.3 HS lên bảng làm.

- HS làm trên bảng đọc. HS khác nhận xét.

- 1Hs trả lời.

- HS nghe.

 

docx 18 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp làm vào vở.
- 1 HS nêu.
- Quãng đường dài 25850m, trong đó có 9850m đường đã trải nhựa.
- Còn bao nhiêu km đường chưa trải nhựa.
- 1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào VBT.
 Bài giải
Quãng đường chưa trải nhựa dài là:
 25850 – 9850 = 16000(m)
 16000m = 16 km
 Đáp số : 16km.
- Nhận xét bài trên bảng và đổi chéo vở sửa bài.
- HS nghe.
------------------------------------------------
Tiết 3	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Đặt và trả lời câu hỏi: Bằng gì?
Dấu hai chấm
I. Mục tiêu tiết học :
-Tìm đượcbộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? (BT1)
-Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì ?(BT2, BT3) Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm.(BT4).
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II.Chuẩn bị :
-Bảng phụ, SGK.
 -VBT, SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2 HS làm miệng BT1, BT3 của tiết LTVC tuần 29. 
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Tiết LTVC hôm nay các em sẽ ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? và học cách dùng dấu hai chấm.
*Hoạt động 1: Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?
Bài 1 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Y/c HS đọc kĩ từng câu, xác định đúng bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? và gạch dưới.
- Gọi 3 HS lần lượt lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng:
Voi uống nước bằng vòi.
Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.
Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.
Bài 2 :
- Hãy nêu yêu cầu bài và các câu hỏi.
- Các em hãy họp nhóm bốn trả lời các câu hỏi trong bài và làm vào VBT.
- Y/c HS nêu câu trả lời.
 GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 3.
- Y/c HS đọc kĩ từng câu và làm bài. Gọi 3 HS lên bảng phụ làm.
- Sửa bài : Y/c HS làm trên bảng đọc câu văn mình đã điền dấu hai chấm.
- GV nhận xét , chốt lời giải đúng :
Một người kêu lên : “ Cá heo !”
.những thứ cần thiết : chăn màn, giường chiếu, ..
Đông nam Á gồm mười một nước là :
3.Củng cố, dặn dò:
- Khi nào dùng dấu hai chấm?
- Nhận xét tiết học.
-Xem trước bài “ Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy”
- HS làm miệng.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài độc lập.
- 3 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu, câu hỏi.
- HS trao đổi trong nhóm, làm bài vào VBT.
- Nhiều HS nêu với các ý khác nhau. HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài độc lập.3 HS lên bảng làm.
- HS làm trên bảng đọc. HS khác nhận xét.
- 1Hs trả lời.
- HS nghe.
Buổi sáng (Lớp 3A)	Thứ ba ngày 4 tháng 4 năm 2017
Tiết 1	TẬP ĐỌC
Một mái nhà chung
I.Mục tiêu tiết học:
-Biết ngắt, nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
-Hiểu ND: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có một mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó (trả lời đựơc các câu hỏi 1,2,3, thuộc 3 khổ thơ đầu).
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II.Chuẩn bị :
- Tranh minh họa bài đọc, tranh ảnh nhím, gấc, cầu vồng, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần luyện đọc và học thuộc lòng.
- SGK
III. Các hoạt động dạy và học :
1 .Kiểm tra bài cũ : 
- Mời 3 HS tiếp nối nhau kể 1 đoạn bằng lời của mình, câu chuyện “ Gặp gỡ ở Lúc- xăm- bua” và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét.
2 .Bài mới
a:Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ tập đọc bài: “Một mái nhà chung”-ghi đề.
b. Bài mới:
*Hoạt động 1: Luyện đọc:
* GV đọc mẫu: Chú ý giọng đọc vui, hồn nhiên, thân ái.
+ Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩ từ : 
* Luyện đọc từng dòng thơ:
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau, mỗi em 2 dòng thơ (GV theo dõi để giúp HS sửa lỗi phát âm).
- GV ghi các từ (HS nêu) lên bảng và luyện cho các em phát âm đúng chuẩn.
- Tiến hành tương tự với những câu thơ còn lại.
* Đọc từng khổ thơ trước lớp:
- Bài này gồm mấy khổ thơ ? 
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp.
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi theo nhịp thơ.
- Đính bảng phụ ghi câu thơ, khổ thơ cần luyện đọc hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ đúng.
- Kết hợp giải nghĩa từ: dím, gấc, cầu vồng .
-YC HS đặt câu với từ: cầu vồng
- Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ nối tiếp (lần2).
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm:
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm 6.
- GV đến từng nhóm để quan sát và hướng dẫn HS đọc đúng.
* Thi đọc giữa các nhóm : 3 nhóm thi đọc.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- HS đọc, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai ?
- Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu?
- Mái nhà chung của muôn vật là gì ?
- Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà?
- Nêu Nd bài?
GV chốt lại, ghi bảng: - Nội dung : Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất.Hãy yêu mái nhà chung,bảo vệ và gìn giữ nó.
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
- Gọi 1 số HS đọc lại với yêu cầu nâng cao hơn : Đọc ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
- Đọc diễn cảm diễn cảm bài thơ: Nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm: nghìn lá biếc, sóng xanh. Hướng dẫn đọc.
* Luyện học thuộc lòng :
- GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS học thuộc bài thơ. (Xóa bảng dần các từ, cụm từ )
* Tổ chức thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
GV tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay sau mỗi lần đọc.
3 .Củng cố, dặn dò:
+ Bài thơ muốn nói với em điều gì ?
+ GV nhận xét tiết học.
- HS kể nối tiếp và TLCH.
- HS nhắc lại đề bài.
- HS theo dõi SGK.
- HS đọc nối tiếp. Cả lớp theo dõi để phát hiện lỗi do phát âm.
- HS luyện đọc từ.
- HS trả lời : 6 khổ.
- 6 HS đọc. Nh.xét.
- HS luyện đọc.
- HS luyện đọc theo cách ngắt nghỉ hơi GV hướng dẫn (dùng bút chì làm dấu trong sách).
- HS nêu phần chú giải.
- HS tập đặt câu với từ: “cầu vồng”
- HS luyện đọc.
- HS luyện đọc nhóm 6 (Mỗi em đọc một khổ thơ, thay phiên nhau). HS nghe bạn đọc và góp ý.
- 3 nhóm tham gia.
- 1HS đọc
- Mái nhà của chim, của cá, của nhím, của ốc, của bạn nhỏ.
- HS thảo luận theo nhóm đôi và nêu.
- Là bầu trời xanh.
- HS thảo luận nhóm và trả lời.
- Hs nêu
- HS nhắc lại
- HS đọc
- HS học thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đua đọc thuộc lòng khổ thơ mà mình yêu thích.
- Nhận xét. Tuyên dương.
- HS nghe.
---------------------------------------------------------
Tiết 2	LUYỆN VIẾT
Bài 30
(Đã soạn ở tiết 1. thứ hai ngày 3.4.2017)
----------------------------------------------------------------
Tiết 3	TOÁN
(Đã soạn ở tiết 2. thứ hai ngày 3.4.2017)
---------------------------------------------------------
Tiết 4	TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Sự chuyển động của Trái Đất
I. Mục tiêu tiết học:
-Biết Trái Đất tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
-Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.Ghi chú: Biết cả hai chuyển động của Trái Đất theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị :
- Các hình trong SGK, quả địa cầu, thẻ chữ “Mặt Trời”, ”Trái Đất”
- SGK
III. Các hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng chỉ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Nêu cấu tạo của quả địa cầu.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
Tiết trước chúng ta đã biết Trái Đất lơ lửng trong vũ trụ. Trái Đất không hề đứng yên mà luôn chuyển động không ngừng theo một chiều nhất định. Bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ thêm về sự chuyển động đó của Trái Đất trong vũ trụ.
- GV ghi đề bài.
b. Bài mới:
*Hoạt động 1 :Trái Đất tự quay quanh trục của nó.
Bước 1: - GV chia lớp thành 6 nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 quả địa cầu.
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình /114 SGK và thảo luận câu hỏi trong SGK
- Yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi
- Yêu cầu các nhóm bắt đầu thảo luận
Bước 2: - Yêu cầu các nhóm trình bày
+ Nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất quay quanh mình nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ ?
+ Hướng đó đi từ phương nào sang phương nào ?
- Yêu cầu các nhóm quay quả địa cầu như phần:” Thực hành” trong SGK/ 114 : 
+ Đặt quả địa cầu trước mặt sao cho trục của nó hướng cực Bắc về phía mình. Đánh dấu một điểm trên quả địa cầu. Từ từ quay quả địa cầu ngược chiều kim đồng hồ cho đến lúc điểm đánh dấu trở về chỗ cũ.
- Gọi vài HS lên bảng quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó
- GV vừa quay quả địa cầu vừa nói: Từ lâu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, Trái Đất không đứng yên mà luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống hay theo hướng từ Tây sang Đông.
*Hoạt động 2 :Trái Đất chuyển động quanhMặt Trời
Bước 1: - Yêu cầu HS quan hình 3/115 và chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi:
+ Theo nhóm em, Trái Đất tham gia mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
- Yêu cầu các nhóm bắt đầu thảo luận.
Bước 2: - Gọi một số HS lên bảng chỉ hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi thảo luận.
+ Theo em, hướng của 2 chuyển động đó đi từ phương nào sang phương nào?
* Kết luận: Trái Đất đồng thời tham gia 2 chuyển động: chuyển động tự quay quanhmình nó và chuyển động quay xung quanh Mặt Trời. Hướng của cả hai chuyển động đều từ Tây sang Đông, đều ngược chiều kim đồng hồ ( khi nhìn từ cực Bắc xuống)
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: tự tìm hiểu qua các phương tiện truyền thông (báo ,đài, ti vi, sách truyện,) những kiến thức về các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- 2HS lên bảng chỉ 
- Nêu cấu tạo
- Theo dõi
- 1 HS nhắc lại 
- Chia nhóm & nhận quả địa cầu
- 1 HS đọc câu hỏi
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trả lời
+ theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
+ đi từ Tây sang Đông
- Nhận xét.
- HS thực hành quay quả địa cầu trong nhóm
- 2-3 HS lên bảng quay
- Nhận xét
- Theo dõi
- HS quan sát
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm lên bảng thực hiện.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS trả lời
+ Trái Đất tham gia vào 2 chuyển động. Đó là chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động xung quanh Mặt Trời
- đều theo hướng từ Tây sang Đông, đều ngược chiều kim đồng hồ
- Nhận xét
- HS nghe.
Buổi sáng 	Thứ tư ngày 5 tháng 4 năm 2017
Tiết 1(Lớp 3D)	TOÁN
Tiết 178. Tiền Việt Nam
I. Mục tiêu tiết học:
-Nhận biết các tờ giấy bạc : 20 000 đồng, 50 000 đồng và 100 000 đồng. Bước đầu biết đổi tiền.
- Biết làm tính trên các số với đơn vị là đồng.Làm Bt1, BT2, BT3, BT4(a).
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị :
- Các tờ giấy bạc :20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng và các loại giấy bạc đã học.
- VBTToán.
III. Hoạt động dạy và học:
1 .Kiểm tra bài cũ :
-Y/C 2 HS lên bảng tự lấy ví dụ về phép trừ 2 số có 5 chữ số.
- GV nhận xét .
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đề..
b.Giới thiệu các tờ giấy bạc:
 20000 đồng, 50000 đồng, 100000 đồng.
- GV cho HS quan sát kĩ cả 2 mặt của từng tờ giấy bạc và nhận xét về màu sắc,chữ trên từng tờ giấy bạc.
- GV y/c HS nêu đặc điểm của từng tờ giấy bạc.
- GV y/c lớp nhận xét.
- GV khẳng định giá trị của các tờ giấy bạc:
+Tờ giấy bạc loại 20 000 đồng có dòng chữ ”Hai mươi nghìn đồng “ và số 
20 000.
+Tờ giấy bạc loại 50 000 đồng có dòng chữ “Năm mươi nghìn đồng” và số 50 000.
+Tờ giấy bạc loại 100 000 đồng códòng chữ “Một trăm nghìn đồng” và số 100 000.
*Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1:
- GV cho HS đọc y/c của bài .
- GV hỏi: + Để biết trong ví có bao nhiêu tiền, ta làm thế nào ?
- GV y/c HS làm tiếp phần còn lại của bài.
- GV cho HS nêu kết quả. 
- Lớp nhận xét bài làm của bạn và sửa bài.
Bài 2:
- GV cho HS đọc đề bài.
- GV hỏi:
+Bài toán cho biết gì ?
+Bài toán hỏi gì ?
- GV y/c HS làm bài.
- GV y/c HS nhận xét bài làm của bạn và sửa bài.
Bài 3 :
- GV cho HS đọc y/c của bài.
- Y/C HS thảo luận nhóm 4 rồi nêu miệng.
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn và sửa bài.
Bài 4 :
- GV cho HS đọc y/c của bài.
- GV tổ chức thành trò chơi theo nhóm đôi(có người bán, người mua.)
 Ví dụ: một người mua hàng hết 80 000 đồng người mua trả người bán hàng 3 tờ giấy bạc trong đó có 1 tờ loại 10 000 đồng, 1 tờ loại 20000 đồng và 1 tờ loại 50 000 đồng.
- GV y/c HS thực hiện trước lớp 1 bạn làm người bán, 1 bạn làm người mua.
- GV y/c lớp theo dõi và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
+Xem lại bài. 
- HS lên bảng làm.
- 1 HS nhắc lại.
- HS quan sát theo nhóm đôi.
- HS nêu .
- Lớp nhận xét.
- HS nghe.
- Tính số tiền trong mỗi túi.
-cộng các tờ giấy bạc trong ví.
- Cả lớp làm vào VBT..
- 3 HS lần lượt nêu kết quả.
- Lớp nhận xét và sửa bài.
- 1 HS đọc.
- Mẹ mua cặp giá 15 000 đồng và 1 bộ quần áo giá 25 000 đồng, mẹ đưa cô bán hàng 50 000 đồng.
- Cô bán hàng trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền.
- 1HS lên bảng,lớp làm VBT.
Bài giải:
 Cô bán hàng phải trả lại tiền cho mẹ là:
 50000 – 15000 – 2500=10000(đồng)
 Đáp số :10000 đồng.
- Nhận xét bài làm trên bảng và sửa bài.
- 1HS đọc đề.
- HS thảo luận và trả lời.
- Nhận xét và sửa bài.
- “Viết số thích hợp vào ô trống.”
- HS chơi trong nhóm đôi.
- Các nhóm lên thực hiện trước lớp.
-Theo dõi và nhận xét .
- HS nghe.
Tiết 2,3,4 (Lớp 2,3,4)	ĐẠO ĐỨC
Chăm sóc cây trồng và vật nuôi (tiết 1)
I.Mục tiêu tiết học:
-Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.
-Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
* BVMT: Qua bài học giúp HS biết được tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên môi trường.
II.Chuẩn bị:
- Phiếu thảo luận nhóm.
- VBT Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy và học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 đọc thuộc ghi nhớ
- Gv nhận xét.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài – ghi tựa đề lên bảng 
b.Bài mới:
*Hoạt động 1: Quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- Gv yêu cầu Hs chia nhóm. Thảo luận về các bức tranh và trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong tranh, các bạn đang làm gì ?
+ Làm như vậy có tác dụng gì ?
+ Cây trồng, vật nuôi có ích lợi gì đối với con người?
+ Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì?
* Gv lắng nghe ý kiến và chốt lại : Các tranh đều cho thấy các bạn nhỏ đang chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong gia đình.
 Cây trồng, vật nuôi cung cấp cho con người thức ăn, lương thực, thực phẩm cần thiết cho sức khỏe con người.
 Để cây trồng, vật nuôi mau lớn, khỏe mạnh chúng ta phải chăm sóc chu đáo cây trồng, vật nuôi.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Gv yêu cầu các nhóm Hs , mỗi nhóm sẽ cử các thành viên kể tên một vài con vật nuôi, một cây trồng trong gia đình mình rồi nêu những việc mình đã làm để chăm sóc con vật, cây trồng đó. Nêu những việc nên tránh đối với vật nuôi, cây trồng.
- Gv yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
+ Nhóm 1: Cây trồng.
+ Nhóm 2: Vật nuôi.
- Gv nhận xét chốt lại : Chúng ta có thể chăm sóc cây trồng vật nuôi bằng cách bón phân, chăm sóc, bắt sâu, bỏ lá già, cho con vật ăn, làm sạch chỗ ở, tiêm thuốc phòng bệnh.
 Đựơc chăm sóc chu đáo, cây trồng vật nuôi sẽ phát triển nhanh. Ngược lại cây sẽ khô héo dễ chết, vật nuôi gầy gò dễ bị bệnh tật .
3.Củng cố, dặn dò:
- Gọi một vài HS đọc ghi nhớ
- Nhận xét bài học.
- Gd HS biết tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và bảo vệ môi trường
- 2 HS đọc
- HS nghe.
- Hs chia nhóm thảo luận.
- Các nhóm lên trình bày kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Hs các nhóm làm việc.
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày.
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- HS nghe.
- HS đọc
- HS nghe.
	 Thứ năm ngày 6 tháng 4 năm 2017
( Nghỉ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương)
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Buổi sáng (Lớp 3C)	Thứ sáu ngày 7 tháng 4 năm 2017
Tiết 1	LUYỆN VIẾT
Bài 30
(Đã soạn ở tiết 1. thứ hai ngày 3.4.2017)
--------------------------------------------
Tiết 2	 TOÁN
Tiết 150. Luyện tập chung
I.Mục tiêu tiết học::
- Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000.
- Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị. Làm được các bài tập1,2, 3,4.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị :	
- Bảng
- Vở toán
III.Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ : 
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi đề.
b,Bài mới:
Bài 1 :
- GV cho HS đọc y/c của bài.
- GV y/c HS tự làm.
- GV cho HS nhận xét và sửa bài.
- GV y/c HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính trong các biểu thức trên.
- GV hỏi lại cách nhẩm.
Bài 2 :
- GV cho HS đọc y/c của bài.
- GV y/c HS làm.
- GV cho HS nhận xét và sửa bài.
- GV y/c HS nêu cách thực hiện phép tính.
Bài 3 : Giải toán có lời văn.
- 1 HS đọc đề bài.
- GV tóm tắt : (bảng phụ)
Xuân Phương : 
Xuân Hòa :
Xuân Mai :
- Bài toán hỏi gì ?
-Bài toán cho biết gì ?
-Muốn biết số cây của xã Xuân Mai em phải biết gì ?
-Muốn biết số cây của xã Xuân hòa em làm thế nào ?
-Muốn biết số cây của xã Xuân Mai em làm thế nào ?
- 1 HS giải ở bảng.
- Cả lớp làm vào vở.
Bài 4 :
- GV cho HS đọc đề bài.
- GV hỏi:+Bài toán cho biết gì ?
 +Bài toán hỏi gì ?
- GV y/c HS tự làm.
- GV cho HS nhận xét và sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò:
- Muốn cộng, trừ các số trong phạm vi 100000 ta làm thế nào?
-Nhận xét tiết học. 
- Làm bài 3/160 vào VBT trong giờ tự học.
- Bày DDHT lên bàn.
-1 HS nhắc lại.
-“Tính nhẩm”
- 4 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào VBTT.
 40000 + 30000 + 20000 = 90000
 60000 – 20000 – 10000 = 30000
40000 + (30000 + 20000) = 40000 + 50000 
 = 90000
60000 – (20000 + 10000) = 60000 – 30000
 = 30000
- Nhận xét và đổi vở sửa bài.
- Khi biểu thức chỉ có dấu cộng, trừ, ta thực hiện lần lượt từ trái sang phải.Khi biểu thức có dấu ngoặc đơn, ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- 4 chục nghìn cộng 3chục nghìn bằng 7chục nghìn,7chục nghìn cộng 2chục nghìn bằng 9chục nghìn..
-“Đặt tính rồi tính”
- 3 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào VBTT.
- Nhận xét bài trên bảng và đổi vở sửa bài.
- 1 HS nêu cách thực hiện phép cộng;1 HS nêu cách thực hiện phép trừ.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS theo dõi ở bảng phụ.
- Xã Xuân Mai có bao nhiêu cây ?
- Xã Xuân Phương có 68700 cây, xã Xuân Hòa nhiều hơn xã Xuân Phương 5200 cây, xã Xuân Mai ít hơn xã Xuân Hòa 4500 cây.
- Ta phải biết số cây của xã Xuân Hòa.
- Lấy : 68700 + 5200 = 73900 (cây)
- Lấy : 73900 – 4500 = 69400 (cây)
 Bài giải :
Số cây ăn quả ở xã Xuân Hòa là :
 68700 + 5200 = 73900 (cây)
Số cây ăn quả ở xã Xuân Mai là :
 73900 – 4500 = 69400 (cây)
 Đáp số : 69400 cây
-1 HS đọc.
- Mua 5 cái compa phải trả 10000 đồng.
- Mua 3 cái compa phải trả bao nhiêu?
-1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào VBT.
 Bài giải:
Giá tiền mỗi cái compa là:
10000 : 5 = 2000(đồng)
Giá tiền mua 3 cái compa là:
2000 x 3 = 6000 ( đồng)
 Đáp số: 6000 đồng.
- 1HS trả lời.
- HS nghe
-------------------------------------------------------------
Tiết 3	TIẾNG ANH
(Đ.c Thảo dạy)
---------------------------------------------------------------
Tiết 4	THỦ CÔNG
Làm đồng hồ để bàn (tiết 3)
I.Mục tiêu tiết học:
-Biết cách làm đồng hồ để bàn.
-Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác, giữ gìn vệ sinh chung.
II. Chuẩn bị :	
- Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công. 
-Bìa màu hoặc giấy thủ công, giấy trắng , hồ, bút màu, thước kẻ, kéo.
III. Hoạt động dạy và học :
1.Kiểm tra bài cũ : 
GV kiểm tra đồ dùng học sinh .
2.Bài mới : 
a.Giới thiệu bài : Tiết Thủ công hôm nay các em sẽ thực hành làm đồng hồ để bàn (tt)
b. Bài mới:
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn 
*Hoạt động 2 : HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí.
- GV cho HS thực hành theo nhóm
- Quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. 
- GV tuyên dương, khen ngợi các nhóm có những mẫu trang trí sản phẩm đẹp, nhiều sáng tạo.
- GV nhận xét đánh giá bài tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà thực hành làm đồng hồ để bàn .
- Giấy thủ công, sợi chỉ, hồ dán, kéo để học bài Làm quạt giấy tròn
- HS nghe.
- HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn
Bước 1 : Cắt giấy;
Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ( khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ )
Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- HS thực hành làm đồng hồ để bàn .
- Các nhóm trang trí, trình bày sản phẩm.
- Lắng nghe.
Buổi chiều (Lớp 4B)
Tiết 1	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu cảm
I . Mục tiêu tiết học:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND Ghi nhớ).
- Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm (BT1, mục III), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2), nêu được cảm xúc bộc lộ qua câu cảm (BT3). HSđặt được câu cảm theo yêu cầu BT3 với các dạng khác nhau.
- Giáo dục học sinh tính tự giác.
II. Chuẩn bị:
-Bảng lớp viết sẵn các câu cảm ở BT 1 (phần nhận xét ).
-Một vài tờ giấy khổ to để các nhóm thi làm BT2 (phần luyện tập )
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ: 
-GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà.
-GV nhận xét
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Nhận xét
-Ba HS nối tiếp nhau đọc BT 1,2,3. 
-GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Câu 1: 
Câu 2: Cuối các câu trên có dấu chấm than. 
Câu 3: Rút ra kết luận
*Hoạt động 2: Ghi nhớ 
 Ba HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
*Hoạt động 4: Luyện tập 
Bài tập 1: Chuyển câu kể thành câu cảm. 
HS đọc yêu cầu , làm vào vở bài tập
GV chốt lại lời giải đúng. 
VD : Ôi, con mèo này bắt chuột giỏi quá!
Bài tập 2: 
HS làm tương tự như bài tập 1
Câu a: Trời, cậu giỏi quá!
Câu b: Trời ơi, lâu quá rồi mới gặp cậu!
Bài tập 3:
HS đọc yêu cầu của bài tập
Câu a: Cảm xúc mừng rỡ.
Câu b: Cảm xúc thán phục.
Câu c: Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.
3.Củng cố - dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ
Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ cho câu. 
HS đọc.
HS suy nghĩ phát biểu ý kiến.
Ý 1: dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông com mèo.
Ý 2: dùng thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo. 
Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói.
 Trong 

Tài liệu đính kèm:

  • docxtuan_30.docx