Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 đến Tuần 31 - Nguyễn Thị Kim Dung – Giáo viên trường tiểu học Khánh Đông

A. mục tiêu.

Giúp học sinh:

q Rèn kỹ năng thực hiện phép cộng các số có đến năm chữ số.

q Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính, tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.

b. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 20 trang Người đăng honganh Lượt xem 1958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 đến Tuần 31 - Nguyễn Thị Kim Dung – Giáo viên trường tiểu học Khánh Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iấy bạc 20 000 đồng, 50000 đồng, 100 000 đồng.
Mục tiêu: HS nắm được các đồng tiền có mệnh giá khác nhau.
Cách tiến hành: 
+ Cho học sinh quan sát từng tờ giấy bạc trên và nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để biết chiếc ví có bao nhiêu tiền, chúng ta làm như thế nào?
+ Trong chiếc ví A có bao nhiêu tiền?
+ Hỏi tương tự với các chiếc ví còn lại.
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
 Tóm tắt.
 Cặp sách : 15 000 đồng
 Quần áo : 25 000 đồng
 Đưa người bán : 50 000 đồng
 Tiền trả lại : ...... đồng?
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 3.
+ Gọi 1 học sinh đọc đề, Hỏi: Mỗi cuốn vở giá bao nhiêu tiền?
+ Các số cần điền vào ô trống là những số như thế nào?
+ Vậy muốn tính số tiền mua 2 cuốn vở ta làm như thế nào?
+ Yêu cầu học sinh làm bài, sau đó chữa bài và cho điểm học sinh. 
Bài tập 4.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu học sinh đọc mẫu và hỏi: Em hiểu bài làm mẫu như thế nào?
+ Có 90 000 đồng, trong đó có cả 3 loại giấy bạc 10 000 đồng; 20 000 đồng; 50 000 đồng. Hỏi mỗi loại giấy bạc có bao nhiêu tờ?
+ Vì sao em biết như vậy?
+ Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Tờ giấy bạc loại 20 000 đồng có ghi dòng chữ “Hai mươi nghìn đồng và số 20 000”.
+ Tờ giấy bạc loại 50 000 đồng có ghi dòng chữ “Năm mươi nghìn đồng và số 50 000”.
+ Tờ giấy bạc loại 100 000 đồng có ghi dòng chữ “Một trăm nghìn đồng và số 100 000”.
+ Trong mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
+ Chúng ta thực hiện tính cộng các tờ giấy bạc trong từng chiếc ví.
+ Chiếc ví A có số tiền là:
10 000 + 20 000 + 20 000 = 50 000 (đồng)
+ Tương tự chiếc ví B có 90 000 đồng; chiếc ví C có 90 000 đồng; Chiếc ví D có 14 5000 đồng; Chiếc ví E có 50 700 đồng.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
BÀI GIẢI
Số tiền mẹ Lan phải trả cho cô bán hàng là:
15 000 + 25 000 = 40 000 (đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả lại cho mẹ Lan:
50 000 – 40 000 = 10 000 (đồng)
Đáp số : 10 000 đồng.
+ 1 học sinh đọc đề và trả lời: Mỗi cuốn vở giá 1200 đồng.
+ Là số tiền phải trả để mua 2, 3, 4 cuốn vở.
+ Ta lấy giá tiền của 1 cuốn vở nhân với 2.
+ 1học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Yêu cầu ta điền số thích hợp vào ô trống.
+ Học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình.
+ Có 2 tờ loại 10 000 đồng; 1 tờ loại 20 000 đồng; 1 tờ loại 50 000 đồng. 
+ Vì: 10 000 + 10000 + 20000 + 50 000 = 90000 đồng.
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập. Mẹ mua cho Trung một hộp bút màu giá 16 000 đồng và một hộp bút giá 12 000 đồng. Mẹ đưa cho cô bán hàng 2 tờ giấy bạc loại 20 000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền?
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 30
Tiết : 149
Bài dạy : LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
Củng cố kỹ năng thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000.
Củng cố về các ngày trong các tháng.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 148.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Giáo viên viết lên bảng phép tính
90 000 – 50 000 = ?
 + Em nào có thể nhẩm được?
+ Giáo viên nêu lại cách nhẩm như SGK đã trình bày.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Bài tập 2
+ Tiến hành như bài tập 2 tiết 147
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện tính trừ các số có năm chữ số.
Bài tập 3.
+ Yêu cầu học sinh đọc đề sau đó tự làm bài.
 Tóm tắt
 Có : 23 560 lít
 Đã bán : 21 800 lít
 Còn lại : ... lít ?
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 4a.
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện các cách tìm số 9 như sau:
* Vì: ¨ 2659 – 23154 = 69505 nên:
 ¨ 2659 = 69505 + 231456
 ¨ 2659 = 92659
 Vậy điền số 9 vào ô ¨
* Bước thực hiện phép trừ liền trước ¨ – 2 = 6 là phép trừ có nhớ, phải nhớ 1 vào 2 thành 3 để có ¨ – 3 = 6; vậy ¨ 6 + 3 = 9.
 Vậy điền số 9 vào ô ¨
Bài tập 4b.
+ Trong năm, những tháng nào có 30 ngày?
+ Vậy chúng ta chọn ý nào?
+ Trong các ý A; B; C ý nào nêu tên 3 tháng có 31 ngày?
+ 1 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Học sinh theo dõi.
+ Học sinh nhẩm và báo cáo kết quả:
 90 000 – 50 000 = 40 000
+ Học sinh theo dõi.
+ Học sinh làm bài, 1 học sinh chữa bài miệng trước lớp.
 ; 
 56736 11345
 ; 
 67537 65655
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
BÀI GIẢI
Số lít mật ong trại đó còn lại là:
23 560 – 21 800 = 1760 (lít)
Đáp số: 1760 lít.
+ Điền số thích hợp vào ô trống.
+ Học sinh theo dõi sau đó trả lời miệng trước lớp.
+ Các tháng có 30 ngày là: tháng 4; 6; 9; 11.
+ Chọn ý D.
+ Đó là ý B, nêu được các tháng 7; 8, 10 là những tháng có 31 ngày.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Điền số thích hợp vào chỗ trống
 20 000 + 10 000 + ........ = 90 000
 80 000 – 50 000 + ........ = 70 000
 40 000 + 20 000 – ........ = 30 000
Bài tập 2. Một tổ ong loại lớn thu được 420 lít mật ong. Một tổ loại nhỏ thu được ít hơn loại lớn 43 lít. Bác nuôi ong có 1 tổ ong loại nhỏ và 4 tổ ong loại lớn. Hỏi bác ấy đã thu được bao nhiêu lít mật ong?
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 30
Tiết : 150
Bài dạy : LUYỆN TẬP CHUNG
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Củng cố về cộng, trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
Củng cố về phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 100 000.
Giải các bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 149.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Khi biểu thức chỉ có các dấu cộng, trừ, chúng ta thực hiện như thế nào?
+ Khi biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện như thế nào?
+ Viết lên bảng:
40 000 + 30 000 + 20 000 và yêu cầu học sinh thực hiện tính nhẩm trước lớp.
+ Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài, sau đó 2 học sinh đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
Bài tập 2.
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài, yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập.
Bài tập 3.
+ Số cây ăn quả của xã Xuân Mai so với số cây ăn quả của xã Xuân Hòa như thế nào?
+ Xã Xuân Hòa có bao nhiêu cây?
+ Số cây của xã Xuân Hòa như thế nào so với số cây của xã Xuân Phương?
+ Yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải.
TÓM TẮT
 68 700 cây
X.Phương: 5200 cây
X.Hòa :
X.Mai : 
 4500cây
 ? cây
Bài tập 4.
+ Bài toán trên thuộc dạng toán gì?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
 Tóm tắt.
 5 Com-pa : 10 000 đồng.
 3 Com-pa : ... ? đồng
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Thực hiện từ trái sang phải.
+ Thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
+ Nhẩm: 4 chục nghìn + 3 chục nghìn = 7 chục nghìn; 7 chục nghìn + 2 chục nghìn = 90 chục nghìn. 
Vậy: 40 000 + 30 000 + 20 000 = 90 000
+ Học sinh làm vào vở bài tập.
 ; ; ; 
 60899 47358 81944 50549
+ Xã Xuân Mai có ít hơn xã Xuân Hòa 4500 cây.
+ Chưa biết.
+ Nhiều hơn 5200 cây.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
BÀI GIẢI
Số cây ăn quả của Xã Xuân Hòa là:
68700 + 5200 = 73900 (cây)
Số cây ăn quả của xã Xuân Mai có là:
73900 – 4500 = 69400 (cây)
Đáp số: 69400 cây.
Bài toán thuộc dạng rút về đơn vị.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
BÀI GIẢI
Giá tiền một chiếc Com-pa là:
10 000 : 5 = 2000 (đồng)
Số tiền phải trả cho 3 chiếc Com-pa là:
2000 x 3 = 6000 (đồng)
Đáp số : 6000 đồng.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Tìm X, biết:
 X + 24671 = 98012 ; X – 34986 = 29076
 X x 3 = 7254 ; X x 7 = 4256
Bài tập 2. Một hình chữ nhật có chiều dài là 810 mm, chiều rộng bằng một phần chín chiều dài. Hãy tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật?
Bài tập 3. 5 thùng dầu chứa được 1025 lít dầu. Hỏi 8 thùng dầu như thế chứa được bao nhiêu lít dầu?
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 31
Tiết : 151
Bài dạy : NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Biết thực hiện phép nhân số có năm chữ số cho số có một chữ số. (có nhớ hai lần không liền nhau).
Áp dụng phép nhân số có năm chữ số cho số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 150.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có năm chữ số cho số có một chữ số.
Mục tiêu: HS thực hiện được phép tính nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số
Cách tiến hành: 
a) Phép nhân : 14237 x 3
+ Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có bốn chữ số cho số có một chữ số, hãy đặt tính để thực hiện phép nhân 14273 x 3.
+ 3 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ 2 Học sinh lên bảng đặt tính, Lớp đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn.
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. Sau đó yêu cầu học sinh nêu cách tính của mình.
+ Chốt lại cách hướng dẫn như SGK.
14273
 x 3 
42819
* 3 nhân 3 bằng 9, viết 9.
* 3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2.
* 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8.
* 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
* 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4.
 Vậy 14273 x 3 = 42819
 Hoạt động 2: Luyện tập Thực hành:
Mục tiêu: HS thực hiện tốt các phép tính nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài. Sau đó yêu cầu từng học sinh trình bày cách tính của mình trước lớp.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài tập 2.
+ Các số cần điền vào ô trống là những số như thế nào?
+ Muốn tìm tích của hai số ta làm như thế nào?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh. 
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. Lần lượt từng em trình bày bài của mình trước lớp. (như bài mẫu).
+ Là tích của hai số cùng cột với ô trống.
+ Ta thực hiện phép nhân giữa hai thừa số với nhau.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Thừa số
19091
13070
10709
Thừa số
5
6
7
Tích
95455
78420
74963
Bài tập 3.
+ Gọi học sinh đọc đề toán, yêu cầu học sinh tóm tắt đề toán và làm bài.
 Tóm tắt
 27150 kg
Lần đầu:
Lần sau:
 ? kg.
+ 1 Học sinh đọc đề bài toán và lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
BÀI GIẢI
Số ki-lô-gam thóc được chuyển lần sau là:
27150 x 2 = 54300 (kg)
Số ki-lô-gam thóc cả hai lần chuyển được là:
27150 +54300 = 81450 (kg)
Đáp số: 81450 kg.
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Đặt tính rồi tính.
 21245 x 3 ; 42718 x 2 ; 11087 x 5
Bài tập 2. Một chuyến xe loại nhỏ chở được 10015 gói hàng. Một chuyến xe loại lớn chở được 15120 gói hàng. Hỏi 2 chuyến xe loại nhỏ và 3 chuyến xe loại lớn chở được tất cả bao nhiêu gói hàng?
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 31
Tiết : 152
Bài dạy : LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Củng cố phép nhân số có năm chữ số cho số có một chữ số.
Củng cố về bài toán có lời văn giải bằng hai phép tính.
Tính nhẩm số tròn nghìn nhân với số có một chữ số.
Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có đến hai dấu tính.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 151.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học 
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Hãy nêu cách đặt tính để thực hiện nhân số có năm chữ số cho số có một chữ số.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 2.
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Để tính được số lít dầu còn lại trong kho, chúng ta cần làm gì?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
 Tóm tắt:
 Có : 63150 lít.
 Lấy : 3 lần
 Mỗi lần : 10715 lít.
 Còn lại : ... ? lít.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
Bài tập 3.
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Một biểu thức có cả dấu nhân, chia, cộng, trừ chúng ta sẽ thực hiện tính theo thứ tự nào?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng của bạn, sau đó chữa bài và cho điểm học sinh. 
Bài tập 4.
+ Viết lên bảng : 11000 x 3 và yêu cầu học sinh cả lớp thực hiện nhân nhẩm.
+ Hướng dẫn học sinh cả lớp thực hiện như sách GK giới thiệu.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Yêu cầu 8 học sinh tiếp nối nhau nhân nhẩm từng con tính trước lớp.
+ Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra chéo bài của nhau.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ 1 Học sinh trả lời, lớp theo dõi và nhận xét.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một con tính, sau đó từng học sinh nêu rõ cách thực hiện phép nhân của mình.
+ Cả lớp làm vào vở bài tập. 
+ Bài toán yêu cầu tìm số lít dầu còn lại.
+ cần tìm số lít dầu đã lấy đi.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
BÀI GIẢI
Số lít dầu đã lấy ra là:
10715 x 3 = 32145 (lít)
Số lít dầu còn lại là:
63150 – 32145 = 31005 (lít)
Đáp số : 31005 lít.
+ Tính giá trị của biểu thức.
+ Chúng ta thực hiện theo thứ tự nhân, chia trước; cộng trừ sau.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh tính giá trị một biểu thức, cả lớp làm vào vở bài tập. 
+ Học sinh nhân nhẩm và báo cáo kết quả: 33000.
+ Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Học sinh lớp theo dõi và nhận xét.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Viết thành phép nhân và ghi kết quả:
 43218 + 43218 ; 21234 + 21234 + 21234 ; 12007 + 12007 + 12007 + 12007
Bài tập 2. Tìm X, biết:
 X : 3 = 31205 ; X : 5 = 11456
Bài tập 3. Có 4 kho thóc, mỗi kho chứa được 21050 kg thóc. Người ta đã xuất đi 53250 kg thóc. Hỏi còn lại bao nhiêu ki-lô-gam thóc?
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 31
Tiết : 153
Bài dạy : CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ.
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có một lần chia có dư và số dư cuối cùng là 0).
Áp dụng phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Mỗi học sinh chuẩn bị 8 hình tam giác vuông như bài tập 4.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 152.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số :
Mục tiêu: HS biết thực hiện phép tính chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số
Cách tiến hành: 
a) Phép chia: 37648 : 4
+ Viết lên bảng phép chia 37648 : 4 = ? và yêu cầu học sinh đặt tính.
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ để thực hiện phép tính trên và nêu rõ cách thực hiện tính của mình. Nếu không có học sinh nào làm được thì giáo viên hướng dẫn học sinh tính từng bước như SGK.
+ 3 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ 1 học sinh lên bảng thực hiện đặt tính, học sinh lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp.
+ Theo dõi giáo viên hướng dẫn.
 37648 4
 9412
 04
 08
 0
* 37 chia 4 được 9, viết 9; 9 nhân 4 bằng 36; 37 trừ 36 bằng 1.
* Hạ 6; 16 chia 4 được 4, viết 4; 4 nhân 4 bằng 16; 16 trừ 16 bằng 0.
* Hạ 4; 4 chia 4 được 1, viết 1; 1 nhân 4 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0.
* Hạ 8; 8 chia 4 được 2, viết 2; 2 nhân 4 bằng 8; 8 trừ 8 bằng 0.
 Vậy : 37648 : 4 = 9412
+ Ta bắt đầu chia từ hàng nào của số bị chia? Vì sao?
+ 37 chia 4 được mấy?
+ 1 học sinh lên bảng viết thương trong lần chia thứ nhất đồng thời tìm số dư trong lần chia này.
+ Ta tiếp tục lấy hàng nào của số bị chia để chia?
+ Em nào có thể thực hiện lần chia này?
+ Ta tiếp tục lấy hàng nào của số bị chia để chia?
+ Gọi 1 Học sinh khác lên thực hiện lần chia thứ ba.
+ Cuối cùng ta thực hiện chia hàng nào của số bị chia?
+ Gọi 1 Học sinh khác lên thực hiện lần chia thứ tư.
+Trong lượt chia cuối cùng, ta tìm được số dư là 0. Vậy ta nói phép chia 37648 : 4 = 9412 là phép chia hết.
+ Yêu cầu học sinh cả lớp thực hiện lại phép chia trên vào vở nháp.
+ Hoạt động 2: Luyện tập:
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học 
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Y.cầu HS tự làm bài tương tự như bài mẫu.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
Bài tập 2.
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để tính được số kg xi măng còn lại chúng ta phải biết gì?
+ Học sinh làm bài
Tóm tắt 36550 kg
 Đã bán ? kg
Bài tập 4.
+ Yêu cầu học sinh quan sát mẫu và tự xếp hình?
+ Chữa bài và cho điểm học sinh. 
+ Từ hàng nghìn của số bị chia, vì 3 không chia được cho 4
+ 37 chia 4 được 9.
+ Học sinh lên bảng viết 9 vào vị trí của thương. Sau đó tiến hành nhân ngược để tìm và viết số dư vào phép chia: 9 nhân 4 bằng 36; 37 trừ 36 bằng 1.
+ Lấy hàng trăm để chia.
+ Học sinh vừa làm vừa nêu: Hạ 6; 16 chia 4 được 4, viết 4; 4 nhân 4 bằng 16; 16 trừ 16 bằng 0.
+ Lấy hàng chục để chia.
+ H.sinh vừa làm vừa nêu: Hạ 4; 4 chia 4 được 1, viết 1; 1 nhân 4 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0
+ Thực hiện chia hàng đơn vị.
+ Học sinh vừa làm vừa nêu: Hạ 8; 8 chia 4 được 2, viết 2; 2 nhân 4 bằng 8; 8 trừ 8 bằng 0
+ Học sinh thực hiện vào vở nháp. Một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
+ 3 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
+ Số kg xi măng còn lại sau khi bán.
+ Phải biết số kg cửa hàng đã bán.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
BÀI GIẢI
Số ki-lô-gam xi măng đã bán:
36550 : 5 = 7310 (kg)
Số ki-lô-gam còn lại:
36550 – 7310 = 29240 (kg)
Đáp số : 

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 30&31.doc