Giáo án Lớp 3 - Tuần 3

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

A. TẬP ĐỌC

1. Rèn kĩ năng đọc :

- Chú ý đọc đúng: lạnh buốt, lất phất, phụng phịu. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật với lời người dẫn chuyện. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: lạnh buốt, ấm ơi là ấm, bối rối, phụng phịu.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài .

- Nắm được diễn biến câu chuyện .

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau .

B. KỂ CHUYỆN :

1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý. HS giỏi kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.

2. Rèn kỹ năng nghe : Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời của bạn .

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

 - Tranh minh hoạ bài đọc .

 - Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện chiếc áo len .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Tổ chức lớp (1)

2. Bài cũ (3)

- Mời 2 HS đọc bài " Cô giáo tí hon " và trả lời câu hỏi 2, 3 sau bài .

- GV nhận xét, ghi điểm.

 3. Bài mới

 

doc 34 trang Người đăng honganh Lượt xem 4747Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khởi động.
- Đội hình 3 hàng dọc.
- Đội hình 3 hàng ngang.
- Đội hình vòng tròn.
- Đội hình ban đầu.
Chính tả 
Tiết 5. Nghe - viết: Chiếc áo len
I. Mục đích, yêu cầu 
 1. Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết chính xác đoạn 4 của bài "Chiếc áo len" (63 chữ). Trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Làm các bài tập chính tả, phân biệt cách viết các phụ âm đầu dễ lẫn.
	2. Ôn bảng chữ:
- Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng chữ (học thêm tên chữ do hai chữ cái ghép lại: kh, )
- Thuộc lòng 9 tên chữ tiếp theo trong bảng chữ.
II. Đồ dùng dạy - học 
	- Bảng phụ viết BT3a (2lần)
	- Vở bài tập TV3. 
III. các Hoạt động dạy - học 
1. Tổ chức lớp (1’)
2. Bài cũ (3’) 
- GV đọc cho HS lên viết bảng lớp, lớp viết vở nháp: xào rau, sà xuống, xinh xẻo, ngày sinh.
- GV nhận xét, ghi điểm.
	3. Bài mới (34’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS viết chính tả (24’).
* Hướng dẫn HS chuẩn bị 
- GV đọc diễn cảm bài chính tả.
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung đoạn viết, hỏi:
? Vì sao Lan ân hận?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả. GV hỏi:
? Những chữ nào trong đoạn được viết hoa, vì sao?
? Lời Lan muốn nói với mẹ được đặt trong dấu gì?
- HD HS tập viết những từ hay viết sai.
GV đọc từng từ cho HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp.
* Viết chính tả 
- GV đọc lại bài chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, chú ý uốn nắn tư thế HS.
* Chấm, chữa bài
- GV đọc lại bài để HS soát và chữa lỗi trong bài viết.
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.
c. HD HS làm bài tập chính tả (10’).
*Bài 2a: 
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
- Mời 3 HS lên làm bài trên bảng.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng:
 Cuộn tròn, chân thật, chậm trễ 
*Bài 3a: 
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mời 1 HS giỏi lên làm mẫu dòng đầu.
- Cho cả lớp tự làm bài vào VBT.
- Mời HS tiếp nối nhau lên điền.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
TT
Chữ
Tên chữ
1
g
giê
2
gh
giê hát
3
gi
giê i
4
h
hát
5
i
i
6
k
ca
7
kh
ca hát
8
l
e lờ
9
m
em mờ
- 1 HS đọc lại bài chính tả.
- Vì em đã làm cho mẹ phải lo buồn, làm cho anh phải nhường phần của mình.
- Những chữ đầu câu:Nằm, Em, áp, Con, Mẹ và tên riêng: Lan
- Dấu ngoặc kép
- HS tập viết những từ hay viết sai: nằm cuộn tròn, chăn bông, xin lỗi,...
- 2,3 HS nhìn bảng đọc lại.
- HS ghi nhớ những tiếng khó hoặc dễ lẫn trong bàiviết.
- HS viết bài vào vở.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
* HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- 3 HS lên làm bài trên bảng.
HS nhận xét.
* HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS giỏi lên làm mẫu dòng đầu.
- Cả lớp tự làm bài vào VBT, HS tiếp nối nhau lên điền.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc 9 chữ và tên chữ đã điền đầy đủ.
- HS HTL tại lớp 9 chữ và tên chữ trong bảng.
- HS đọc thuộc 9 chữ và tên chữ vừa học.
- HS giỏi đọc thuộc, đúng thứ tự 19 chữ và tên chữ đã học.
	4. Củng cố - Dặn dò (2’)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài viết này, học thuộc 19 chữ cái đã học (theo thứ tự). 
Chuẩn bị bài chính tả sau.
Thứ tư ngày 09 tháng 9 năm 2009.
Tập đọc 
Tiết 9. Quạt cho bà ngủ
I. Mục đích, yêu cầu 
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy cả bài; phát âm đúng: ốm rồi, tường trắng. . . 
- Biết ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ; ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới ở chú giải.
- Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
3. Học thuộc lòng bài thơ.
4. Giáo dục học sinh ý thức yêu thương ông bà , cha mẹ người thân mình.
II. Đồ dùng dạy- học 
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng viết khổ thơ 3, 4 để hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Tổ chức lớp (1’)
	2. Bài cũ (3-4’)
- Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau kể lại 2 đoạn câu chuyện “Chiếc áo len” theo lời của Lan và TLCH.
- GV nhận xét, ghi điểm.
	3. Bài mới (34’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài (giáo viên dùng tranh giới thiệu)
b. Luyện đọc (15’)
* Giáo viên đọc mẫu - Tóm tắt nội dung - HD chung cách đọc.
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
GV nghe sửa lỗi phát âm cho HS (nếu có)
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Luyện đọc từng khổ thơ. GV chú ý HD HS ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ; ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
 GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ mới trong bài.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm đôi (2’).
GV theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
- Mời 2 nhóm thi đọc
c. Tìm hiểu bài (12’)
* GV yêu cầu HS đọc lướt toàn bài
? Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
?Những dòng thơ nào cho thấy bạn nhỏ rất quan tâm đến giấc ngủ của bà?
+ GV ghi từ: ốm, vẫy quạt, ngủ ngon.
 GV giảng: Bà của bạn nhỏ bị ốm, bạn nhỏ rất quan tâm, chăm sóc cho bà. Bạn nhắc chim chích choè đừng hót để giữ yên tĩnh cho bà ngủ, bạn còn quạt đều tay để mong bà ngủ được ngon giấc.
* Mời 3HS đọc tiếp nối khổ thơ 2, 3, 4.
? Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào?
? Bà mơ thấy gì?
ư
 ? Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy? (cho HS thảo luận nhóm đôi trong 1’ để trả lời)
*Giáo viên yêu cầu HS đọc thầm cả bài.
? Qua bài thơ em thấy tình cảm của cháu đối với bà như thế nào?
d. Luyện đọclại và HTL bài thơ (5-6’)
- GV đọc mẫu khổ 3, 4.
? Cô đọc nhấn giọng những từ ngữ nào? 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ theo cách xoá dần.
- Gọi 2-3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ
- HS theo dõi vào sách giáo khoa
- HS nối tiếp đọc mỗi em 2 dòng thơ.
- 4 HS nối tiếp đọc 4 khổ thơ
- HS luyện đọc từng khổ thơ theo HD của GV.
- HS giải nghĩa các từ khó trong bài (dựa vào chú giải, đặt câu)
- HS từng cặp đọc và trao đổi với nhau về cách đọc.
- Các nhóm thi đọc.
* HS đọc lướt toàn bài
- Bạn nhỏ trong bài thơ đang quạt cho bà ngủ
- ơi chích choè ơi!; Chim đừng hót nữa,; Bà em ốm rồi,; Lặng cho bà ngủ.; Vẫy quạt thật đều; Ngủ ngon bà nhé.
* 2HS đọc tiếp nối khổ thơ 3, 4.
- Mọi vật đều im lặng như đang ngủ: ngấn nắng ngủ thiu thiu trên tường, cốc chén nằm im - Hoa cam, hoa khế ngoài vườn chín lặng lẽ. Chỉ có một chú chích choè đang hót.
- Bà mơ thấy cháu đang quạt hương thơm tới
Vì cháu quạt cho bà rất lâu trước khi bà ngủ thiếp đi nên bà mơ thấy cháu ngồi quạt ; Vì trong giấc ngủ bà ngửi thầy hương thơm của hoa cam, hoa khế; ,Vì bà yêu cháu và yêu ngôi nhà của mình
* HS đọc thầm cả bài.
- Cháu rất hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc bà
- HS luyện đọc hay khổ 3, 4.
- HS nhẩm HTL bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
4. Củng cố - Dặn dò (2’)
? Bà em bị ốm, em đã biết chăm sóc bà chưa? Em chăm sóc bà ntn?
- GV liên hệ giáo dục HS.
- Dặn HS về HTL bài này. Chuẩn bị bài TĐ - KC: Người mẹ.
Tập viết 
Tiết 3. Ôn chữ hoa: B
I. Mục đích, yêu cầu :
 Củng cố cách viết chữ hoa B thông qua bài tập ứng dụng:
- Viết đúng tên riêng "Bố Hạ " bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu tục ngữ : "Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" bằng chữ cỡ nhỏ.
 Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, ý thức rèn nét chữ.
II. Đồ dùng dạy- học :
 - Mẫu chữ viết hoa B, H, T; Bố Hạ.
 - Câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 - Vở tập viết, bảng con, phấn 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Tổ chức lớp (1’)
2. Bài cũ (3-4’) 
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà 
- 1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước 
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Âu Lạc, Ăn quả
- GV nhận xét, ghi điểm .
	3. Bài mới (32’)	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài
b. HD HS viết trên bảng con (18’)
* Luyện viết chữ hoa:
? Trong bài có những chữ cái nào được viết hoa?
- GV đính lên bảng từng mẫu chữ viết hoa B, H, T
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ B, H, T
* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng).
- GV giới thiệu địa danh Bố Hạ : Một xã thuộc huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang - nơi có giống cam ngon nổi tiếng.
- GV đính lên bảng mẫu chữ: 
- GV viết mẫu lên bảng.
* Luyện viết câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu nội dung câu Tục ngữ: Bầu và bí là những loại cây khác nhau nhưng leo trên cùng một giàn à Khuyên con người chúng ta phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
? Trong câu này, những chữ nào được viết hoa? Vì sao?
- GV đưa mẫu câu ứng dụng.
c. HD HS viết vào vở tập viết (10’).
- GV nêu yêu cầu: 
+ Các chữ viết hoa viết 2 dòng cỡ nhỏ.
+ Từ ứng dụng viết 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Câu ứng dụng viết 1 lần cỡ nhỏ.
- GV nhắc HS tư thế ngồi đúng.
GV quan sát HS viết bài, uốn nắn tư thế cho các em.
d. Chấm, chữa bài (4’)
- GV thu chấm 5 - 7 bài.
- GV nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
* HS đọc bài tập viết trong SGK.
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: B, H, T
- HS quan sát nhận xét, nêu cách viết từng chữ.
- HS lên bảng viết, cả lớp viết từng chữ B, H, T vào bảng con.
* HS đọc tên riêng: Bố Hạ
- HS nghe.
- HS nhận xét độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa các con chữ và các chữ.
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp.
* HS đọc câu ứng dụng: Bầu ơi một giàn.
- HS quan sát, nhận xét cách viết.
- HS tập viết vào vở nháp: Bầu, Tuy rằng.
- HS viết bài vào vở.
	4. Củng cố - dặn dò (2’)200ooo- GV nhận xét giờ học. Biểu dương những HS viết chữ đúng đẹp.
- Dặn HS về viết tiếp phần còn lại của bài, HTL câu Tục ngữ.
	Chuẩn bị bài 4.
Toán 
Tiết 13. Xem đồng hồ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 đến 12 (chính xác đến 5 phút).
- Củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu là thời điểm).
II. Đồ dùng dạy - học 
- Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, chỉ phút.
- Đồng hồ để bàn (loại 2 kim).
- Đồng hồ điện tử.
III. các Hoạt động dạy - học
1. Tổ chức lớp (1’)
	2. Bài cũ (3’)
- GV mời HS lên làm lại BT4 (12)
- GV cùng HS nhận xét.
3. Bài mới (34’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
b. Ôn tập về thời gian 
? Một ngày có bao nhiêu giờ?
- GV sử dụng mô hình đồng hồ, yêu cầu HS lên quay kim tới các vị trí sau: 12 giờ đêm, 8 giờ sáng, 11 giờ trưa, 1 giờ chiều (13 giờ), 5 giờ chiều (17 giờ), 8 giờ tối (20 giờ).
? Một giờ có bao nhiêu phút ?
- GV giới thiệu các vạch chia phút.
c. Hướng dẫn xem đồng hồ 
- Quay kim đồng hồ đến 8 giờ và hỏi : ? Đồng hồ chỉ mấy giờ ? 
- Tương tự : 9 giờ 
? Khoảng thời gian từ 8 giờ đến 9 giờ là bao lâu ?
? Nêu đường đi của kim giờ từ lúc 8 giờ đến 9 giờ.
? Nêu đường đi của kim phút từ lúc đồng hồ chỉ 8 giờ đến lúc đồng hồ chỉ 9 giờ.
? Vậy kim phút đi một vòng hết bao nhiêu phút?
- GV: Vậy kim phút đi 1 vòng trên mặt đồng hồ (qua 12 số) hết 60 phút, đi từ một số đến số liền sau trên mặt đồng hồ đến 5 phút.
- GV quay kim đồng hồ đến 8 giờ và hỏ: ? Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Quay đồng hồ đến 8 giờ 5 phút hỏi:
? Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
? Nêu vị trí của kim giờ và kim phút.
- Tương tự quay kim đồng hồ đến 8 giờ 15, 8 giờ 30 phút. 
- GV lưu ý HS: 8 giờ 30 phút còn gọi là 8 rưỡi. 
- Cuối cùng GV củng cố cho HS: Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút, khi xem giờ cần quan sát vị trí các kim đồng hồ.
d. Thực hành 
* Bài 1
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV: Bài tập yêu cầu các em nêu giờ ứng với mỗi mặt đồng hồ.
- GV HD HS làm ý đầu:
? Đồng hồ A chỉ mấy giờ?
? Căn cứ vào đâu em biết đồng hồ chỉ 4 giờ 5 phút? 
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau thảo luận cặp đôi để làm bài tập. (3’)
- GV mời một số cặp trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt cách xem đồng hồ.
* Bài 2:
- GV yêu cầu HS lên quay kim đồng hồ trên mô hình đồng hồ.
- GV nhận xét.
* Bài 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập. 
? Các đồng hồ được minh hoạ bài tập này là đồng hồ gì ?
- Yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ A, nêu số giờ và số phút tương ứng. 
- GV: Đồng hồ điện tử không có kim, số đứng trước dấu hai chấm là số chỉ giờ, số đứng sau dấu hai chấm là số chỉ phút.
- GV mời HS nối tiếp nhau đọc đồng hồ (mỗi em đọc 1 đồng hồ).
- GV nhận xét, chốt cách xem đồng hồ điện tử.
* Bài 4 
- Mời HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh đọc đồng hồ A.
? 16 giờ còn gọi là mấy giờ chiều?
? Đồng hồ nào cũng chỉ 4 giờ chiều?
- Tương tự học sinh làm các phần còn lại.
- GV nhận xét, chữa bài.
- Một ngày có 24 giờ: bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- HS lên quay kim đồng hồ theo yêu cầu của GV.
- Một giờ có 60 phút.
- Đồng hồ chỉ 8 giờ.
- 9 giờ 
- Là 1 giờ (hay 60 phút).
- Kim giờ đi từ số 8 đến số 9.
- Kim phút từ số 12 qua số 1, 2,3, ròi trở về số 12, đúng một vòng trên mặt đồng hồ.
- Kim phút đi 1 vòng hết 60 phút.
- chỉ 8 giờ đúng.
- chỉ 8 giờ 5 phút 
- Kim giờ chỉ qua số 8 một chút, kim phút chỉ ở số 1.
- HS nhắc lại.
* HS đọc yêu cầu bài tập. 
- 4 giờ 5 phút 
- Vì kim giờ chỉ qua số 4 một chút, kim phút chỉ ở số 1.
- HS làm bài nhóm đôi
- Một số cặp trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét.
- HS lên quay kim đồng hồ trên mô hình đồng hồ theo giờ GV đọc.
* HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Đồng hồ điện tử, không có kim.
- 5 giờ 20 phút 
- HS nối tiếp nhau đọc đồng hồ
* HS đọc yêu cầu bài tập.
- 16 giờ.
- 16 giờ còn gọi là 4 giờ chiều. 
- Đồng hồ B
4. Củng cố - Dặn dò (2’)
- GV giúp HS khắc sâu cách xem đòng hồ vừa học.
- Dặn HS về ôn bài, thực hành xem đồng hồ hằng ngày; Làm BT trong VBT.
	Chuẩn bị bài sau: Xem đồng hồ (tiếp theo)
Tự nhiên và xã hội 
Tiết 5. Bệnh lao phổi
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Cần tiêm phòng lao, thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi 
- Biết được nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để phòng bệnh lao phổi.
- Nói với bố mẹ khi bản thân có những dấu hiệu bị mắc bệnh về đường hô hấp để được đi khám và chữa trị kịp thời.
- Tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ khi bị bệnh.
II. Đồ dùng dạy - học 
 Các hình SGK trang 12, 13.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Tổ chức lớp (1’)
2. Bài cũ (2’) 
? Nguyên nhân nào gây bệnh đường hô hấp?
? Nêu cách đề phòng bệnh đường hô hấp?
 3. Bài mới (30’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b. Hoạt động 1 : Làm việc với SGK (10’)
* Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trong SGK (12) và làm việc theo trình tự sau : 
+ 2 bạn ngồi cạnh nhau đọc lời thoại giữa bác sĩ và bệnh nhân.
+ Cùng thảo luận các câu hỏi trong SGK trang 12 :
? Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì?
? Bệnh lao phổi có biểu hiện như thế nào?
? Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào ?
? Bệnh lao phổi gây ra tác hại gì đối với sức khoẻ?
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày (mỗi nhóm 1 câu).
- GV nhận xét, kết luận hoạt động 1.
c. Hoạt động 2: Thảo luận (10’)
* Bước 1: Thảo luận nhóm.
- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK/ 13, kết hợp với liên hệ thực tế để thảo luận trả lời theo gợi ý :
+ Kể những việc làm và hoàn hoàn cảnh khiến chúng ta dể mắc bệnh lao phổi?
+ Nêu những việc làm và hoàn cảnh khiến chúng ta phòng tránh được bệnh lao phổi?
+ Tại sao không nên khạc nhổ bừa bãi ?
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày (mỗi nhóm 1 câu).
- GV nhận xét, kết luận hoạt động 2 :Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra. Có thuốc phòng bệnh và chữa bệnh lao. Nên đi tiêm phòng để không bị bệnh.
* Bước 3: Liên hệ
? Em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi?
d. Hoạt động 3: Đóng vai (10’).
* Bước 1: Nhận nhiệm vụ và chuẩn bị đóng vai.
- Giáo viên đưa ra 2 tình huống, phân công mỗi nhóm nhận 1 trong 2 tình huống, phân vai và tập đóng vai.
+ Tình huống 1: Nếu bị 1 trong các bệnh đường hô hấp (như viêm họng, viêm phế quản, ..) em sẽ nói gì với bố mẹ để bố mẹ đưa đi khám bệnh?
+ Tình huống 2: Khi được đưa đi khám bệnh, em sẽ nói gì với bác sĩ?
* Bước 2: Trình diễn
- Các nhóm lên trình diễn.
- GV nhận xét, kết luận: Khi bị sốt, mệt mỏi, chúng ta phải nói ngay với bố mẹ...Nếu bị bệnh phải uống thuốc đủ liều theo đơn của bác sĩ.
- HS trong từng nhóm quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 (trang 12).
- Nhóm thảo luận.
- Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do một loại vi khuẩn gây ra. Những người ăn uống thiếu thốn, làm việc quá sức có thể gây ra bệnh này.
- Người bệnh thường ăn không thấy ngon, người gầy đi và hay sốt nhẹ vào buổi chiều. Nếu bệnh nặng người bệnh có thể ho ra máu và có thể bị chết nếu không chữa trị kịp thời.
- đường hô hấp.
- Sức khoẻ giảm sút, tốn kém tiền của chữa bệnh, hay lây sang người khác
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Học sinh quan sát và thảo luận nhóm.
- Người hút thuốc lá hay người thường xuyên hít khói thuốc lá. người thường xuyên phải lao động quá sức và ăn uống không đủ chất dinh dưỡng. Người sống trong những ngôi nhà chật chội, ẩm thấp
- Tiêm phòng bệnh lao phổi cho trẻ mới sinh. Nhà ở sạch sẽ, thoáng đãng. Không nên khạc nhổ bừa bãi
- HS đọc mục “Bạn cần biết” . SGK/ 13
- Lau quét dọn nhà cửa sạch sẽ, mở cửa cho ánh nắng mặt trời chiếu vào, không hút thuốc lá, thuốc lào,; làm việc và nghỉ ngơi điều độ
- Học sinh mỗi nhóm nhận tình huống và sắm vai.
- Các nhóm lên trình diễn.
- HS nhắc lại.
4. Củng cố - Dặn dò (2’)
- GV giúp HS khắc sâu cách phòng bệnh lao phổi.
 Liên hệ giáo dục học sinh 
- Dặn HS về ôn bài, làm bài trong VBT. 
Chuẩn bị bài 6: Máu và cơ quan tuần hoàn.
Âm nhạc 
Tiết 3. Học hát: Bài “Bài ca đi học” (Lời 1)
Nhạc và lời: Phan Trần Bảng
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết tên bài hát, tác giả bài hát và nội dung bài.
- Học sinh hát đúng, thuộc lời 1.
- Giáo dục tình cảm gắn bó với mái trường, kính trọng thầy cô giáo và yêu quý bạn bè.
II. Chuẩn bị:
* GV: - Thuộc bài hát.
	- Bảng phụ viết lời 1.
- Nhạc cụ quen dùng.
	* HS: Thuộc lời 1, xem trước lời 2, thanh phách.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Tổ chức lớp (1’)
2. Bài cũ (2’)
- GV mời 2 HS lên hát bài “Quốc ca Việt Nam”.
- GV nhận xét.
	3. Bài mới (30’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: Dạy hát bài: Bài ca đi học (lời 1) (24’)
- GV hát mẫu.
- Cho HS xem trah minh hoạ bài hát.
GV: Bài hát mô tả cảnh buổi sáng HS đến trường trong niềm vui cùng bạn bè.
- HD HS đọc đồng thanh lời 1.
- Dạy hát từng câu đến hết lời 1.
+ GV hát mẫu rồi đếm phách cho HS hát theo.
+ Dạy xong câu 3 cho HS hát lại câu 1, giúp HS nhận ra sự giống nhau trong giai điệu của hai câu hát 1 và 3.
+ Dạy xong lời 1 cho HS vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca, giúp HS nhận rạư giống nhau về tiết tấu lời ca của 4 câu hát.
- Luyện tập:
Cho học sinh hát lại 3 - 4 lần. Sau đó chia lớp thành 3 nhóm, lần lượt mỗi nhóm hát 1 câu nối tiếp nhau, cả lớp cùng hát câu 4.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm (6’)
- Thể hiện đúng tính chất của bài hành khúc: Hát rõ ràng, nhấn vào phách mạnh ở đầu nhịp 2/ 4.
Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh 
 x x x x
- Chia lớp thành 2 nhóm: một nhóm hát, một nhóm gõ đệm theo phách.
- GV HD tất cả HS vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu.
- HS đọc đồng thanh lời ca.
- Học sinh hát theo.
- Các nhóm hát nối tiếp.
- HS hát kết hợp gõ đện theo phách.
- HS vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu.
4. Củng cố - Dặn dò (2’)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn lại lời 1 của bài hát. Xem trước lời 2.
Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2009.
Toán 
Tiết 14. Xem đồng hồ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Biết cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ các số từ 1 à 12, rồi đọc theo 2 cách.
- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian và hiểu biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của học sinh.
- Giáo dục học sinh biết quý trọng thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, chỉ phút.
- Đồng hồ để bàn (loại 2 kim).
- Đồng hồ điện tử.
III. các Hoạt động dạy - học 
1. Tổ chức lớp (1’)
2. Bài cũ (2’)
- Yêu cầu HS lên quay kim đồng hồ (ở mô hình đồng hồ) chỉ:
7 giò 5 phút; 6 giờ rưỡi; 11 giờ 20 phút.
- GV nhận xét.
	3. Bài mới (34’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài:
b. GV HD HS cách xem đồng hồ và nêu thời điểm theo 2 cách.
- GV quay kim đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút và hỏi: 
? Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Yêu cầu HS nêu vị trí kim giờ và kim phút?
? Còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9 giờ?
- GV: Vậy có thể nói 8 giờ 35 phút hay 9 giờ kém 25 phút đều được.
- Tương tự, GV HD HS đọc các thời điểm ở các đồng hồ tiếp theo trong phần bài học bằng 2 cách.
 c. Thực hành
* Bài 1: 
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài, quan sát mẫu.
? Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận làm bài tập.
- GV mời một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, chốt 2 cách đọc đồng hồ.
* Bài 2 : 
- GV yêu cầu HS lên quay kim đồng hồ trên mô hình đồng hồ. 
- GV nhận xét.
* Bài 3: (Dành cho HS giỏi)
- GV mời HS nêu yêu cầu của bài.
? Đồng hồ A chỉ mấy giờ?
? Tìm câu nêu đúng cách đọc của đồng hồ A?
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài tập (nối đồng hồ tương ứng với cách đọc).
- Mời HS nêu kết quả.
- GV nhận xét, khắc sâu 2 cách đọc đồng hồ.
* Bài 4: 
- GV mời HS nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS quan sát hình a/ SGK, nêu thời điểm trên đồng hồ rồi trả lời câu hỏi tương ứng trong phần a.
- Yêu cầu HS làm miệng các ý còn lại theo nhóm đôi. (3’)
- GV mời một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét.
- Đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút.
- Kim giờ chỉ qua số 8, gần số 9, kim phút chỉ ở số 7.
- 25 phút.
- Đồng hồ A: 6 giờ 55 phút (hoặc 7giờ kém 5 phút)
- HS làm bài nhóm đôi (2’)
- Một số nhóm lên trình bày kết quả. 
Cả lớp nhận xét.
- Quay kim đồng hồ theo các giờ SGK và các giờ khác do giáo viên quy định.
* HS nêu yêu cầu của bài.
- Đồng hồ A chỉ 8 giờ 45 phút hay 9 giờ kém 15 phút.
- Câu d, 9 giờ kém 15 phút.
* HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm hình a.
- HS làm các ý còn lại theo nhóm đôi
- một số nhóm lên trình bày kết quả 
HS nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò (2’)
- GV giúp HS khắc sâu 2 cách đọc đồng hồ vừa học
- Dặn HS về ôn bài, HS yếu làm lại BT1(15).
	Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Thể dục 
Tiết 6. Ôn đội hình đội ngũ. Trò chơi “Tìm người chỉ huy”
I. Mục tiêu:
- Ôn: Tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. Yêu cầu

Tài liệu đính kèm:

  • docGA3-Tuan3.doc