Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy

TIẾT 2: TOÁN*

 LUYỆN TẬP VỀ TIỀN VIỆT NAM

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 - Củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.

 - Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng đúng, nhanh và giải toán có liên quan đến tiền tệ.

 - HS tích cực, tự tin, hứng thú học tập.

II. CHUẨN BỊ: HS : Vở BTT in, màu vẽ (BT2).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

* HĐ1: Củng cố về nhận biết và cách sử dụng tiền Việt Nam

 HD HS làm các bài tập trang 45, 46.

ã Bài 1:

 - HS xác định yêu cầu bài.

 - HS tự làm bài vào vở. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.

 - Chữa bài, rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng với các số có đơn vị là đồng.

ã Bài 2:

 - HS xác định yêu cầu bài.

 - Cho HS tô màu các tờ giấy bạc để được số tiền tương ứng ở bên phải.

 - GV theo dõi, giúp đỡ HS.

 - Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

ã Bài 3:

- HD HS xem tranh rồi viết tên đồ vật thích hợp vào chỗ chấm.

 - Cho cả lớp làm vào vở BT.

 - 1 HS lên bảng làm bài.

 - HS, GV nhận xét, chữa bài.

 - GV khuyến khích HS nêu các cách lựa chọn khác nhau.

ã Bài 4:

 - HS đọc bài toán, phân tích bài toán, tìm phép tính giải.

 - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.

 - GV chuẩn xác kiến thức.

 Bài giải

 Số tiền mẹ đưa cho cô bán hàng là :

 5 000 + 2000 = 7000 (đồng)

 Số tiền cô bán hàng phải trả lại là:

 7000 - 5600 = 1400 (đồng)

 Đáp số : 1400 đồng.

* HĐ2 : Củng cố, dặn dò

 - GV khắc sâu KT.

 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tập tích cực.

 - Dặn dò VN xem lại bài.

 

doc 46 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại bài, chuẩn bị bài sau. 
 Sáng Ngày soạn: 27 - 02 - 2015.
 Ngày dạy: Thứ 4 - 04 - 3 - 2015.
Tiết 1: toán
 Tiết 128: làm quen với thống kê số liệu (tiếp) 
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột. Biết cách đọc các số liệu của một bảng. Biết cách phân tích các số liệu của một bảng. 
 - Vận dụng kiến thức vào làm các bài tập một cách linh hoạt, chính xác.
 - HS tự tin, hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị: Bảng thống kê số con của 3 gia đình trên giấy 40cm x 80cm (HĐ1).
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS chữa bài 3 trang 135 SGK. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1 : Làm quen với thống kê số liệu
 Bằng thao tác tương tự ở tiết 127 HĐ1. GV dẫn dắt HS để hiểu được:
 - Nội dung của bảng nói về điều gì ?
 - Cấu tạo của bảng gồm : 2 hàng và 4 cột.
 Sau đó hướng dẫn HS cách đọc số liệu của một bảng.
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1:
 - HS nêu yêu cầu BT. 
 - GV cho HS làm 2 hoặc 3 câu trong SGK, ngoài ra có thể thay thế hoặc phát triển thêm một số câu khác nhằm phát huy trí lực của HS.
 VD: + Lớp 3A có ít hơn lớp 3C bao nhiêu HS giỏi ?
 + Lớp 3A nhiều hơn lớp 3B bao nhiêu HS giỏi ?
 + Cả 4 lớp có bao nhiêu HS giỏi ?
 - Củng cố cách đọc, phân tích các số liệu của một bảng.
Bài 2:
 - HS nêu yêu cầu BT. 
 - GV cho HS nhìn vào bảng thống kê số cây đã trồng được của các lớp khối 3 rồi trả lời các câu hỏi trong bài.
 - HS và GV nhận xét, chuẩn xác KT. 
 - Củng cố cách đọc, phân tích các số liệu của một bảng.
Bài 3: (Nếu còn thời gian)
 - Cho HS đọc yêu cầu BT.
 - GV giới thiệu cho HS cấu tạo của bảng số liệu (số hàng, số cột) và ý nghĩa của từng hàng, từng cột. 
 - GV cho HS làm 2 hoặc 3 câu trong SGK, ngoài ra có thể thay thế hoặc phát triển thêm một số câu hỏi khác.
 VD: + Tháng nào bán được nhiều vải trắng nhất ?
 + Tháng nào bán được ít vải nhất ?
 - GV củng cố cấu tạo của hai loại bảng số liệu: hai hàng và nhiều hàng. 
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tốt.
 - VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TIếT 3: Đạo Đức
 tôn trọng thư từ, tài sản của người khác 
I. mục đích, yêu cầu: 
 - Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 
 - Biết không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
 - Kĩ năng tự trọng. KN làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định.
 - HS có thái độ tôn trọng thư tư, tài sản của người khác.
II. Chuẩn bị:
GV : Lá thư cho trò chơi đóng vai (HĐ1). Phiếu thảo luận nhóm (HĐ2).
PP: Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III. Các hoat động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Xử lí tình huống qua đóng vai
Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lí tình huống sau, rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai.
 - Các nhóm HS độc lập thảo luận tìm cách giải quyết, rồi phân vai cho nhau.
 - Một số nhóm đóng vai.
 - HS thảo luận lớp:
 + Trong những cách giải quyết mà các nhóm đưa ra, cách nào là phù hợp nhất ?
 + Em thử đoán xem, ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc ?
 - GV kết luận: SGV trang 89.
* HĐ2: Thảo luận nhóm
Mục tiêu : HS hiểu được như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao cần phải tôn trọng.
Cách tiến hành:
 - GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm HS thảo luận:
 - Các nhóm HS làm việc.
 - Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp ; các nhóm khác có thể bổ sung hoặc nêu ý kiến khác.
 - GV kết luận: SGV trang 90.
* HĐ3: Liên hệ thực tế
Mục tiêu: HS tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi với nhau theo câu hỏi:
 + Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì, của ai ?
 + Việc đó xảy ra như thế nào ?
 - Từng cặp HS trao đổi với nhau.
 - GV mời một số HS trình bày trước lớp. Những em khác có thể hỏi để làm rõ thêm những chi tiết mà mình quan tâm.
 - GV tổng kết, khen ngợi những em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và đề nghị lớp noi theo.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu kiến thức.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS.
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học.
tiết 4: Tập viết
 ôn chữ hoa t
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T( 1 dòng ), D, Nh (1 dòng) ; viết đúng tên riêng Tân trào (1 dòng ) và câu ứng dụng : Dù ai...mồng mười tháng ba (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp các cỡ chữ theo quy định.
 - GD HS ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. chuẩn bị: Mẫu chữ hoa T . Tên riêng: Tân trào
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại quy trình viết chữ hoa S. 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD viết trên bảng con
 - Luyện viết chữ viết hoa
+ HS tìm trong bài những chữ viết hoa : T, D, N(Nh).
+ 1 HS nhắc lại cách viết chữ hoa T, D, N.
+ GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ hoa.
+ HS tập viết chữ T trên bảng con.
+ GV nhận xét, sửa sai. 
 - Luyện viết từ ứng dụng
+1 HS đọc từ ứng dụng: Tân Trào.
 + GV giới thiệu về Tân Trào.
+ HS tập viết từ Tân Trào. 
+ GV nhận xét, sửa sai.
 - Luyện viết câu ứng dụng
+1 HS đọc câu ứng dụng: Dù ai .... tháng ba.
+ GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng
+ HS tập viết trên bảng con các chữ : Tân Trào, giỗ Tổ.
* HĐ2: HD viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết chậm, chữ xấu.
* HĐ3: Chấm, chữa bài
- Thu 1/3 số bài để chấm.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại cách viết chữ hoa T.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp.
Chiều tiết 1: tập làm văn*
 luyện tập kể về lễ hội
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Củng cố kể về lễ hội.
 - Rèn kĩ năng kể lại được tự nhiên, đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh. 
 - HS chăm chỉ học tập, yêu thích lễ hội.
II. Chuẩn bị : HS : VBT T.Việt in.
III. Các hoạt động dạy - học :
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập
 HS mở vở BTTV in làm bài tập trang 34. 
 - HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm theo. 
- HS quan sát kĩ hai tấm ảnh trong SGK.
- HS tiếp nối nhau tả quang cảnh và hoạt động của những ngời tham gia lễ hội.
- HS, GV cùng nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- Cho cả lớp viết bài vào vở BT (HS viết 7 - 10 câu).
- Một số HS đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét. GVchấm một số bài.
- Củng cố kể về lễ hội.
* HD2 : Củng cố, dặn dò 
 - GV khắc sâu nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS chăm chỉ học tập, làm bài tốt.
 - Dặn dò HS VN xem lại bài.
Tiết 2: toán *
 luyện tập về các phép tính liên quan đến tiền việt nam
I. Mục đích, yêu cầu :
 - Củng cố về nhận biết và cộng, trừ các phép tính có liên quan đến tiền Việt Nam.
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng đúng, nhanh và giải toán có liên quan đến tiền tệ.
 - HS tích cực, tự tin, hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung ôn tập. 
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV cho HS xem các tờ giấy bạc loại 5000 đồng, 2000 đồng, 1000 đồng.
 - HS nêu các mệnh giá tiền của từng tờ giấy bạc trên. 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Củng cố về nhận biết và cộng, trừ các phép tính có liên quan đến tiền Việt Nam.
Bài 1 : An mua một hòn tẩy hết 3000 đồng, mua một thước kẻ 2000 đồng, một cái com pa 5000 đồng. Hỏi:
 a) Trong các đồ vật trên : đồ vật nào có giá tiền ít nhất ? đồ vật nào có giá tiền nhiều nhất ?
 b) Mua một cái thước kẻ và một hòn tẩy thì hết bao nhiêu tiền ? 
 c) Giá tiền một cái com pa hơn giá tiền một hòn tẩy là bao nhiêu ?
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - HS tự làm bài vào vở. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Chữa bài, rèn kĩ năng nhận biết và thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số có đơn vị là đồng.
Bài 2 : Mẹ mua rau hết 6500 đồng. Mẹ đưa cho cô bán hàng một tờ giấy bạc loại
5000 đồng và một tờ giấy bạc loại 2000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền ?
 - HS đọc bài toán, phân tích bài toán, tìm phép tính giải.
 - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. 
 - GV chuẩn xác kiến thức.
 Bài giải
 Số tiền mẹ đưa cho cô bán hàng là :
 5 000 + 2000 = 7000 (đồng)
 Số tiền cô bán hàng phải trả lại là:
 7000 - 6500 = 500 (đồng)
 Đáp số : 500 đồng.
* HĐ2 : (Nếu còn thời gian)
 - HS tự đặt 1 bài toán tương tự như bài 2 rồi giải bài toán.
 - Chữa bài, nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tập tích cực. 
 - Dặn dò VN xem lại bài.
Tiết 3: Tự nhiên - xã hội
 tôm, cua
i. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người. Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật. 
 - Rèn kĩ năng quan sát và thảo luận đúng, nhanh. 
 - Ham tìm hiểu, yêu thích môn học.Giáo dục HS yêu quý biển, đảo và có ý thức bảo vệ và giữ gìn biển, đảo.
II. Chuẩn bị: 
 - Các hình trong SGK trang 98, 99. Các tranh ảnh về tôm, cua, về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua.
 - Vật thật: tôm, cua.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh tôm, cua và hỏi: "Các em có biết trong tranh vẽ con gì không ?". Hôm nay cô cùng các em sẽ cùng tìm hiểu tôm, cua có cấu tạo bên ngoài như thế nào và ích lợi của chúng đối với chúng ta nhé! Chúng ta sẽ vào bài mới, đó là Tôm, cua. GV ghi đầu bài lên bảng.
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Quan sát và thảo luận 
Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của các con tôm và cua.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm
 + GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát hình các con tôm và cua trong SGK trang 98, 99 và sưu tầm được (2 nhóm quan sát con tôm, 2 nhóm quan sát con cua).
 + Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau :
 . Hãy quan sát tôm và cua và cho cô biết tôm, cua gồm những bộ phận nào ? 
 ( + Tôm: có đầu, đuôi, chân, mắt, râu,.... + Cua: có mai, càng, chân, mắt,...).
 . Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ ?(Tôm, cua được một lớp vỏ cứng bảo vệ).
 . Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ? ( Không xương sống).
 . Hãy đếm xem tôm, cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt ? (Tôm và cua có nhiều chân và chân có đốt).
 - Bước 2: Làm việc cả lớp 
 + Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con.
 + HS, GV nhận xét, bổ sung.
 - 2 HS nhắc lại những bộ phận bên ngoài của tôm, cua. GV kết hợp vào hình vẽ minh họa.
 - GV giới thiệu một số loại tôm, cua cho HS quan sát: Tôm hùm, tôm càng xanh, tôm đồng. Cua biển, cua đồng,...
 - GV hỏi: "Sau khi thảo luận và quan sát các em hãy cho cô biết những điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua ?"
 - GV nhận xét và rút ra kết luận: Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
 - Gọi một số HS đứng lên đọc lại.
* HĐ2: Thảo kuận cả lớp
Mục tiêu: Nêu được ích lợi của tôm và cua.
Cách tiến hành:
 - GV gợi ý cho cả lớp thảo luận:
 + Con người sử dụng tôm, cua để làm gì ? (Tôm, cua dùng làm thức ăn cho người và động vật, làm hàng xuất khẩu.
 + Thế ở nhà các em có thường ăn tôm, cua không ? Hãy kể các món ăn từ tôm, cua mà em biết ? 
 + Thế các em có biết tại sao chúng ta nên ăn các món ăn từ tôm, cua không ? ((Tôm, cua là những thức ăn giàu dinh dưỡng, tốt cho cơ thể chúng ta.
=> GV kết luận : Tôm, cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
 - Gọi HS nhắc lại.
* GV cho HS quan sát tranh về hoạt động nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua.
 - GV giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt và chế biến tôm.
 - ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
* GV cho HS quan tranh về biển, đảo:
 - Liên hệ: 
 + Như các em đã biết nước ta có rừng vàng, biển bạc để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận đó thì chúng ta phải làm gì ?
 + Bây giờ các em còn nhỏ đang ngồi học trên ghế nhà trường thì các em sẽ làm gì ?
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS đọc Mục bạn cần biết. 
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. 
 - Dặn dò HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới là bài "Cá".
sáng Ngày soạn : 27 - 02 - 2015.
 Ngày dạy : Thứ 6 - 06 - 3 - 2015.
 Tiết 1 : tập làm văn
 kể về một ngày hội
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU : 
 - Bước đầu biết kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước. Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn. 
 - Rèn kĩ năng kể chuyện rõ ràng, tự nhiên. Viết mạch lạc. 
 - Tư duy sáng tạo ; tìm kiếm xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu ; giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực.
 - GD HS yêu thích lễ hội.
I. chuẩn bị : 
 - Bảng phụ viết sẵn những câu hỏi gợi ý của BT1. 
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo 1 trong 2 bức ảnh ở bài TLV miệng tuần 25. GVnhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Bài tập1 (kể miệng)
 - HS đọc yêu cầu của BT và các câu hỏi gợi ý.
 - Một vài HS phát biểu, trả lời câu hỏi : Em chọn kể về ngày hội nào ?
 - GV nhắc nhở HS :
 - 1 HS kể mẫu (theo 6 gợi ý). GV nhận xét.
- Một vài HS tiếp nối nhau thi kể. 
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn người nghe.
* HĐ2 : Bài tập 2 (kể viết) 
- 1 HS đọc yêu cầu của BT. 
- GV nhắc HS chú ý : chỉ viết những điều các em vừa kể về những trò vui trong ngày hội. Viết thành đoạn văn liền mạch khoảng 5 câu.
- HS viết bài. GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Một số HS đọc bài viết. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm một số bài làm tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại bài.
Tiết 2: Tự nhiên - xã hội
 cá
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người. Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm nhanh, đúng. 
 - HS có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên, bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên. 
II. Chuẩn bị : 
 - Các hình trong SGK trang 100, 101.
 - GV và HS sưu tầm tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến cá.
III. các Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu ích lợi của tôm và cua.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Quan sát và thảo luận 
Mục tiêu : - Chỉ và nói tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
Cách tiến hành :
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm
 - GV yêu cầu HS quan sát hình các con cá trong SGK trang 100, 101 và tranh ảnh các con cá sưu tầm được.
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận
 + Chỉ, nói tên các con cá có trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng.
 + Bên ngoài cơ thể của những con cá này thường có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ?
 + Cá sống ở đâu ? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ?
 - Bước 2: Làm việc cả lớp
 + Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 + Sau khi các nhóm trình bày xong. HS có thể rút ra đặc điểm chung của cá.
=> Kết luận : Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây.
* HĐ2 : Thảo luận cả lớp
Mục tiêu : Nêu được ích lợi của cá.
Cách tiến hành :
 GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận :
 + Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết.
 + Nêu ích lợi của cá.
 + Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết.
=> Kết luận : Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. ...
- GV giới thiệu cho HS một số loài cá biển (cá chim, cá ngừ, cá đuối, mập,...), giá trị của chúng, tầm quan trọng phải bảo vệ chúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV khắc sâu KT. Liên hệ để HS nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên, bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên. 
Tiết 3: toán
 ôn tập
I. MụC đích, yêu cầu : 
 - Củng cố về đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản.
 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản. 
 - HS ham thích học toán.
II. chuẩn bị : 
 - GV : Bảng phụ (BT1).
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong ôn tập.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
 * HĐ1 : Thực hành củng cố về dãy số liệu
Bài 1: Cho dãy số: 200; 201; 202; 203; 204; 205; 206; 207; 208; 209.
 Nhìn vào dãy trên, viết số thích hợp nào chỗ chấm.
 a) Số thứ nhất trong dãy số là số....
 b) số thứ năm trong dãy số là số....
 c) Số thứ mười trong dãy số là số...
 d) Trong dãy số trên, số chữ số 0 có tất cả là...
 e) Trong dãy số trên, số chữ số 2 có tất cả là...
 - HS đọc yêu cầu bài rồi làm bài.
 - Chữa bài, củng cố về dãy số liệu.
 * HĐ2: Thực hành xử lí số liệu của một bảng 
Bài 2: Các bạn học sinh của trường Tiểu học thượng Quận tham gia Hội khỏe Phù Đổng đã đạt các giải như sau:
 Đá cầu: 1 giải nhất, 3 giải nhì.
 Cờ vua: 2 giải nhì, 1 giải ba.
 Kéo co: 1 giải nhì.
 Viết số thích hợp nào ô trống (theo mẫu):
 Môn
Giải
 Đá cầu
 Cờ vua
 Kéo co
 Nhất
 1
 0
 0
 Nhì
 Ba
- HS xác định yêu cầu bài.
 - Cho HS tự làm bài vào vở. 2 HS làm bảng lớp. 
 - Chữa bài, rèn kĩ năng thực hành xử lí số liệu của một bảng.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống, biết rằng mỗi khối đều có 50 học sinh: 
 Lớp
 3A
 3B
 3C
 Số học sinh nam
 25
 23
 Số học sinh nữ
 19
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - GV gơi mở để HS nắm được cấu tạo của bảng. HS làm bài.
 - GV nhận xét, chữa, rèn kĩ năng thực hành xử lí số liệu của một bảng.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau. 
 Tiết 4: sinh hoạt
 Sinh hoạt sao
i. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nhận xét, đánh giá các hoạt động của sao trong tuần và đề ra phương hướng tuần sau.
 - Rèn thói quen chấp hành tốt các nề nếp quy định.
 - Giáo dục ý thức tự quản cao, học tập chăm ngoan.
II. Nội dung sinh hoạt :
1. Nhận xét, đánh giá các hoạt động của sao trong tuần :
 - Sao trưởng nhận xét chung.
 - ý kiến của các thành viên.
 - GV nhận xét, đánh giá. 
 * Ưu điểm :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 *Nhược điểm :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Phương hướng tuần sau:
 - Tiếp tục duy trì tốt các nội quy, quy định của trường, lớp đề ra.
 - Phát huy ưu điểm. Hạn chế nhược điểm.
 - Học tập chăm chỉ, ôn tập tốt.
 - Tiếp tục rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch.
 - Thực hiện tốt ATGT.
 - Tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua : tập luyện bài thể dục, múa hát sân trường, hát và kể chuyện cho tốt để tham dự đợt thi đua chào mừng ngày 26/3 đạt kết quả tốt.
 - Tiếp tục thực hiện tốt chủ điểm “Tiến bước lên Đoàn”. 
 Tổ trưởng kí duyệt
.........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tiết 4: thủ công
 Làm lọ hoa gắn tường (Tiết 2)
I. Mục đích,yêu cầu:
 - Biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường.
 - Làm được lọ hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26.doc