Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy

TIẾT 2: TOÁN*

 LUYỆN TẬP VỀ PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 000

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 - Củng cố, khắc sâu về phép cộng các số trong phạm vi 10 000.

 - Rèn kĩ năng làm bài tập nhanh, chính xác.

 - HS tự giác, hứng thú trong học tập.

II .CHUẨN BỊ: Vở BT Toán in.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

* HĐ1: Củng cố, khắc sâu về phép cộng các số trong phạm vi 10 000

 HS mở vở BT Toán in làm BT trang 15 (HS làm bài 1, 2, 3).

ã Bài 1:

 - HS đọc yêu cầu bài.

 - Cho cả lớp làm bài vào vở BT, 2 HS làm trên bảng lớp.

 - GV theo dõi giúp đỡ HS.

 - HS, GV nhận xét chữa bài.

 - Rèn kĩ năng tính nhẩm các số trong phạm vi 10 000.

ã Bài 2:

 - HS đọc yêu cầu bài.

 - Cho cả lớp làm vào vở BT.

 - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.

 - 1 HS lên bảng làm bài.

 - HS, GV nhận xét, chữa bài. (HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện một vài phép tính trên bảng).

 - Củng cố, khắc sâu về cách đặt tính, cách tính phép cộng các số trong phạm vi 10 000.

ã Bài 3:

 - HS đọc bài toán.

 - Cho HS tóm tắt và giải bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.

 - GV chuẩn xác KT, rèn kĩ năng về giải bài toán bằng hai phép tính.

* HĐ2 : Củng cố, dặn dò

 - GV khắc sâu về phép cộng các số trong phạm vi 10 000.

 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập.

 - Dặn dò VN xem lại bài.

 

doc 42 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 : Bảng lớp viết (2 lần) 11 từ cần điền vào chỗ trống (BT2/a). 
 - HS : Vở BTTV in.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC : .
1. Kiểm tra bài cũ: GV cho 1 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con : xao xuyến, sáng suốt, xăng dầu, sắc nhọn. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết
 Hướng dẫn HS chuẩn bị:
 - GV đọc đoạn chính tả, 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
 - Giúp HS nắm ND đoạn viết : Hồi nhỏ , Trần Quốc Khái ham học ntn?
 - HS đọc thầm đoạn chính tả, tìm những chữ dễ viết sai, viết vào giấy nháp để ghi nhớ.
GV đọc cho HS viết bài : GV theo dõi, uốn nắn HS viết chậm, chữ xấu.
 Chấm, chữa bài :
- GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- GV thu chấm một số bài, nhận xét chữa.
* HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu bài, chọn cho HS làm phần a). 
 - HS làm BT vào vở BT. GV đi đến từng bàn kiểm tra HS làm bài để phát hiện lỗi của HS, chấm điểm một số bài viết.
 - HS đọc kết quả. GV hướng dẫn các em viết đúng bằng cách rõ cách viết.
 VD : chăm : xê-hát
 - GV mời 2 HS lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lại lời giải đúng.
 - Một vài HS đọc lại đoạn văn.
 - Củng cố điền tr/ch.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết đúng, đẹp, làm đúng bài tập chính tả.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại BT, viết lại những lỗi sai trong bài.
Tiết 4 : Toán
 tiết 102 : phép trừ các số trong phạm vi 10 000
I. MụC đích, yêu cầu : 
 - Biết trừ các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng). Biết giải toán có lời văn (có phép trừ trong phạm vi 10 000).
 - Rèn luyện kĩ năng đặt tính và thực hiện phép trừ đúng, nhanh.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị : GV : Bảng phụ (BT4).
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS làm bài 3 trang 103. 
 - HS, GV nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: GV hướng dẫn HS tự thực hiện phép trừ 8652 - 3917
 - GV nêu phép trừ 8652 - 3917 = ? trên bảng rồi gọi HS nêu nhiệm vụ phải thực hiện. Gọi 1 HS tự đặt tính và tính ở trên bảng, các HS khác theo dõi, góp ý nếu cần. Gọi một vài HS nêu lại cách tính rồi cho HS tự viết hiệu của phép trừ : 
 8652 - 3917 = 4735
 - HS tập nêu quy tắc trừ các số có đến bốn chữ số. GV hỏi : Muốn trừ hai số có đến bốn chữ số ta làm thế nào ? HS trả lời. GV nêu quy tắc khái quát. Cho vài HS nêu lại quy tắc.
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS tự làm vào vở, 2 HS làm trên bảng lớp. 
 - Chữa bài, một vài HS nêu cách tính.
 - Củng cố cách trừ các số có bốn chữ số.
Bài 2:
 - Cho HS tự đặt tính rồi làm tính vào vở. (HS làm phần b)
 - GV lưu ý HS khi đặt tính phải viết các chữ số ở cùng một hàng phải thẳng cột với nhau và không quên viết dấu" - ".
 - Chữa bài yêu cầu 2, 3 HS nêu cách đặt tính và cách tính.
 - Củng cố về cách đặt tính và cách tính trừ các số trong phạm vi 10 000.
Bài 3: 
 - HS đọc bài toán.
 - Cho HS tự tóm tắt bài toán rồi tự làm và chữa bài. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Củng cố về ý nghĩa của phép trừ qua giải bài toán có lời văn bằng phép trừ.
Bài 4: 
 - HS tự làm bài và chữa bài. GV nên khuyến khích HS nêu cách làm bài, chẳng hạn :
 + Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 8cm.
 + Chia nhẩm : 8cm : 2 = 4cm.
 + Đặt vạch 0cm của thước trùng với điểm A, mép thước trùng với đoạn thẳng AB, chấm điểm O trên đoạn thẳng AB sao cho O ứng với vạch 4 của thước.
 Trung điểm O của đoạn thẳng AB đã được xác định.
 A O B
3. Củng cố, dặn dò:
 - 2 HS nhắc lại cách tính : 8652 - 3917
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài.
Sáng Ngày soạn : 14 - 01 - 2015.
 Ngày dạy : Thứ 4 - 21 - 01 - 2015.
tiết 1: Tập viết
 ôn chữ hoa o, ô, ơ
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Ô (1 dòng ) ; L, Q (1 dòng) ; viết đúng tên riêng Lãn Ông (1 dòng) và câu ứng dụng : ổi Quảng Bá... say lòng người (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp các cỡ chữ theo quy định.
 - GD tình yêu quê hương, đất nước qua câu ứng dụng.
II. chuẩn bị: Mẫu chữ hoa O, Ô, Ơ. Tên riêng: Lãn Ông.
III. các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con : Nguyễn, Nhiễu. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD HS viết trên bảng con
 - Luyện viết chữ hoa
+ HS tìm các chữ hoa có trong bài : L, Ô, Q, B, H, T, Đ..
+ 1 HS nhắc lại cách viết chữ hoa O, Ô, Ơ, Q, T.
+ GVviết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ hoa.
+ HS tập viết các chữ O, Ô, Ơ, Q, T trên bảng con.
+ GV nhận xét, sửa sai. 
 - Luyện viết từ ứng dụng
+ 1 HS đọc từ ứng dụng: Lãn Ông.
+ GV giới thiệu tên riêng Lãn Ông.
+ HS tập viết từ Lãn Ông. 
+ GV nhận xét, sửa sai.
 - Luyện viết câu ứng dụng
+ 1 HS đọc câu ứng dụng: ổi Quảng Bá... say lòng người.
+ GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao.
+ HS tập viết trên bảng con các chữ ổi, Quảng, Tây.
* HĐ2: HD viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết chậm, chữ xấu.
* HĐ3: Chấm, chữa bài
- Thu 1/3 số bài chấm.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại cách viết chữ hoa O, Ô, Ơ.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS, viết đẹp, giữ gìn vở sạch.
- Khuyến khích HS học thuộc câu ca dao.
TIếT 3: Đạo Đức
 ôn tập
I. mục đích, yêu cầu: 
 - Củng cố về tự làm lấy việc của mình và quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
 - Tích cực thực hiện tự làm lấy việc của mình và luôn luôn quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
 - HS có thái độ tự giác, chăm chỉ tự làm lấy công việc của mình và yêu quý quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
II. Chuẩn bị: GV: Nội dung ôn tập.
III. Các hoat động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong ôn tập.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Đóng vai
Mục tiêu: HS thực hiện được một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi.
Cách tiến hành:
 - GV giao cho HS thảo luận xử lí tình huống 1, một nửa còn lại thảo luận tình huống 2, rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai.
 + TH1: ở nhà, Lan được phân công quét nhà, nhưng hôm nay Lan cảm thấy ngại nên nhờ mẹ làm hộ.
 Nếu em có mặt ở nhà Lan lúc đó, em sẽ khuyên bạn thế nào ?
 + TH2: Hôm nay, đến phiên Bình làm trực nhật lớp. Tuấn bảo : “Nếu cậu cho tớ mượn chiếc tàu hoả đồ chơi thì tớ sẽ làm trực nhật thay cho”.
 Bạn Bình nên ứng xử như thế nào khi đó ? 
 - Các nhóm HS độc lập làm việc
 - Theo từng TH. một số nhóm trình bày trò chơi đíng vai trước lớp.
 - GV kết luận.
* HĐ2: Bày tỏ ý kiến 
Mục tiêu : Củng cố để HS hiểu rõ về các quyền trẻ em có liên quan đến chủ đề bài học. HS biết thực hiện quyền được tham gia của mình: bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành những ý kiến đúng và không đồng tình với những ý kiến sai.
Cách tiến hành:
 - GV đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu trắng.
 - Các ý kiến:
 a) Trẻ em có quyền được ông bà, cha mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc.
 b) Chỉ có trẻ em mới cần được quan tâm, chăm sóc.
 c) Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. 
 - Thảo luận về lí do HS có thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự.
 - GV kết luận: Các ý kiến a, c là đúng. ý kiến b là sai.
* HĐ3: HS múa hát, kể chuyện, đọc thơ,... về chủ đề bài học
Mục tiêu: Củng cố bài học. 
Cách tiến hành:
 - HS tự điều khiển chương trình, tự giới thiêu tiết mục.
 - HS biểu diễn các tiết mục (đan xen các thể loại).
 - HS, GV nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu kiến thức.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS.
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học.
Tiết 3: toán
 Tiết 103 : luyện tập 
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Biết trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số ; biết trừ các số có đến bốn chữ số và giải toán bằng hai phép tính.
 - Rèn kĩ năng làm bài tập nhanh, chính xác.
 - HS tích cực, chủ động trong học tập.
II. chuẩn bị: 
III. các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS làm BT sau : 5217 - 3164 ; 9081 - 5360.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1 : GV HD HS thực hiện trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm 
Bài 1: 
 a) GV viết bảng phép trừ : 8000 - 5000 và yêu cầu HS phải tính nhẩm. Cho HSG tự nêu cách trừ nhẩm, rồi GV giới thiệu cách trừ nhẩm : 8 nghìn - 5 nghìn = 3nghìn, vậy 8000 - 5000 = 3000. Vài HSTB nhắc lại cách trừ nhẩm (như trên).
 b) HS tự làm tiếp các phần còn lại rồi chữa bài.
 - Củng cố cách trừ nhẩm các số tròn nghìn có đến bốn chữ số.
Bài 2: 
 - GV viết bảng phép trừ : 5700 - 200 và yêu cầu HS phải trừ nhẩm.
 - Cách tiến hành tương tự như BT1. Vài HS nhắc lại cách trừ nhẩm.
 - HS làm tiếp các phép tính còn lại rồi chữa bài.
 - Củng cố cách trừ nhẩm các số tròn trăm có đến bốn chữ số.
* HĐ2 : Thực hành
Bài 3:
 - HS xác định yêu cầu BT.
 - HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính.
 - 2 HS làm bảng lớp, dưới lớp làm vào vở. Nhận xét, chữa bài. GV chốt kết quả đúng.
 - Củng cố về cách đặt tính và cách trừ các số có bốn chữ số.
Bài 4: 
 - HS đọc bài toán. 
 - HS nêu miệng tóm tắt và nhận dạng toán.
 - HS làm bài rồi chữa bài. (HS giải bài toán bằng một cách ; hoặc có thể giải bài toán bằng hai cách).
 - Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
 - HS nhắc lại nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập.
 - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
chiều tiết 1: tập làm văn*
 luyện tập về báo cáo hoạt động
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Củng cố về viết báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ trong tháng theo mẫu.
 - Rèn kĩ năng viết ngắn gọn, rõ ý, viết đúng chính tả. 
 - HS chăm chỉ học tập và lao động.
II. Chuẩn bị : HS : VBT T.Việt in.
III. Các hoạt động dạy - học :
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập
 - HS mở vở BTTV in trang 10, 11. 
 - HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm theo. 
 - Cả lớp đọc thầm lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”.
- 1 HS đọc mẫu báo cáo.
- 1, 2 HS giải thích :
 + Báo cáo này có phần quốc hiệu và tiêu ngữ.
 + Có địa điểm, thời gian viết.
 + Tên báo cáo ; báo cáo của tổ, lớp, trờng nào.
 + Người nhận báo cáo. 
 - 1, 2 HS trình bày miệng báo cáo.
 - GV nhắc HS : điền vào mẫu báo cáo nội dung thật ngắn gọn, rõ ràng, viết đúng chính tả.
 - Từng HS tưởng tượng mình là tổ trưởng, viết báo cáo của tổ về các mặt học tập, lao động.
 - Một số HS đọc báo cáo. Cả lớp và GV chấm, nhận xét một số báo cáo.
* HĐ2: Củng cố, dặn dò 
 - GV khắc sâu cách viết báo cáo.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS viết báo cáo tốt.
 - Dặn dò HS ghi nhớ mẫu và cách viết báo cáo.
Tiết 2: toán *
 Luyện tập về phép trừ các số trong phạm vi 10 000
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Củng cố về phép trừ các số trong phạm vi 10 000.
 - Rèn kĩ năng làm bài tập nhanh, chính xác.
 - HS tự giác, hứng thú trong học tập.
II .Chuẩn bị: Vở BT Toán in.
III . Các hoạt động dạy - học:
* HĐ1: Củng cố về phép cộng các số trong phạm vi 10 000
 GV HD HS làm các BT trong Vở BTToán in - trang 17 
Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho cả lớp làm bài vào vở BT, 2 HS làm trên bảng lớp.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS.
 - HS, GV nhận xét chữa bài.
 - Rèn kĩ năng tính nhẩm phép trừ các số tròn nghìn, tròn trăm.
Bài 2:
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho cả lớp làm vào vở BT.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - 2 HS lên bảng làm bài.
 - HS, GV nhận xét, chữa bài. (HS nói cách thực hiện một vài phép tính trên bảng).
 - Củng cố về cách đặt tính, cách tính phép cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000. 
Bài 3:
 - HS đọc bài toán, xác định dạng toán.
 - Cho HS làm bài vào vở BT, 2 HS lên bảng chữa bài (Mỗi HS làm một cách).
 - GV chuẩn xác KT, rèn kĩ năng về giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 4 :( Nếu còn thời gian): Một cửa hàng bán mắm có 3500 l nước mắm, buổi sáng bán được 1865 l nước mắm, buổi chiều bán được 1150 l nước mắm. Hỏi cửa hàng đó còn bao nhiêu lít nước mắm ?
 - HS đọc bài toán, xác định yêu cầu bài, chọn cách giải.
 - Cho HS làm bài vào vở BT. 
 - GV cho HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
 - HS lên bảng chữa bài.
 - Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính. 
* HĐ2 : Củng cố, dặn dò
 - GV khắc sâu về phép phép trừ các số trong phạm vi 10 000.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập. 
 - Dặn dò VN xem lại bài.
Tiết 3: tự nhiên - xã hội
 Thân cây
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc (thân đứng, thân leo, thân bò) theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo).
 - Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo.
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây.
 - GD HS có ý thức bảo vệ cây cối.
II. chuẩn bị : - Các hình trong SGK trang 78, 79. Phiếu BT (HĐ2). 
 - Thảo luận, làm việc nhóm ; trò chơi. 
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu các bộ phận của cây. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Làm việc với SGK theo nhóm 
Mục tiêu: Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo.
Cách tiến hành:
 - Bước 1: Làm việc theo cặp
 + Hai HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình trang78, 79 SGK và trả lời theo gợi ý : Chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. Trong đó cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo (mềm) ?
 + GV có thể HD HS điền kết quả vào bảng sau :
 Hình
 Tên cây
Cách mọc
Đứng Bò Leo
Cấu tạo
Thân gỗ Thân thảo (cứng) (mềm)
1
2
3
4
5
6
7
+ GV đi đến các nhóm giúp đỡ, nếu HS không nhận ra các cây, GV có thể chỉ dẫn.
 - Bước 2: Làm việc cả lớp. 
 + GV gọi một số HS lên trình bày kết quả làm việc theo cặp (mối HS chỉ nói đặc điểm về cách mọc và cấu tạo thân của một cây).
 + GV đặt câu hỏi : Cây su hào có gì đặc biệt ?
=> KL : - Các cây thường có thân mọc đứng ; một số cây có thân leo, thân bò.
 - Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.
 - Cây su hào có thân phình to thành củ. 
* HĐ2 : Chơi trò chơi Bingo
Mục tiêu: Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc (thân đứng, thân leo, thân bò) theo cấu tạo của thân (gỗ, thảo).
Cách tiến hành:
 - Bước 1: Tổ chức và HD cách chơi
 + GV chia lớp thành hai nhóm. 
 + Gắn lên bảng hai bảng câm theo mẫu sau :
 Cấu tạo
Cách mọc
Thân gỗ
Thân thảo
 Đứng
 Bò
 Leo
 + Phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu rời. Mỗi phiêu viết tên một cây như ví dụ dưới đây
 Xoài
 Ngô
 Mướp
Cà chua
 Dưa hấu
 Bí ngô
Kơ-nia
 Cau
 Tía tô
 Hồ tiêu
 Bàng 
 Rau ngót
 Dưa chuột
 Mây
 Bưởi 
 Cà rốt
Rau má
Phượng vĩ
 Lá lốt
 Hoa cúc
 + Nhóm trưởng phát cho mỗi nhóm từ 1- 3 phiếu tuỳ theo số lượng thành viên của nhóm.
 + Yêu cầu cả hai nhóm xếp hàng dọc trước bảng câm của nhóm mình. Khi GV hô “bắt đầu” thì lần lượt từng người bước lên gắn tấm phiếu ghi tên cây vào cột phù hợp theo kiểu trò chơi tiếp sức. Người cuối cùng sau khi gắn xong tấm phiếu cuối cùng thì hô to “Bingo”. Nhóm nào gắn các phiếu xong trước và đúng là thắng cuộc.
 - Bước 2: Chơi trò chơi. GV làm trọng tài.
 - Bước 3: Đánh giá. Sau khi các nhóm đã gắn xong các tấm phiếu viết tên cây vào các cột tương ứng, GV yêu cầu cả lớp cùng chữa bài.
=> Lưu ý : Cây hồ tiêu khi non là thân thảo, khi già thân hoá gỗ.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - HS nhắc lại nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
sáng Ngày soạn : 16 - 01 - 2015.
 Ngày dạy : Thứ 6 - 23 - 01 - 2015.
Tiết 1: tập làm văn
 nói về trí thức. nghe - kể : nâng niu từng hạt giống
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm. Nghe kể câu chuyện Nâng niu từng hạt giống.
 - Rèn kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc, nhớ nội dung, kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện.
 - GD ý thức phấn đấu vươn lên, học tập và say mê nghiên cứu khoa học.
II. chuẩn bị : 
 - Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK, bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý HS kể chuyện Nâng niu từng hạt giống.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ:
 2 HS đọc Báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua (Tiết TLV tuần 20. GV nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Bài tập 1
- 1 HS đọc yêu cầu BT. 
 - Một HS làm mẫu (nói nội dung tranh 1).
 - HS quan sát 4 tranh, trao đổi ý kiến theo bàn, nhóm.
 - Đại diện các bàn, nhóm thi trình bày.
 - GV cùng cả lớp nhận xét, chấm điểm thi đua theo các yêu cầu : nói đúng nghề của các trí thức trong tranh ; nói chính xác họ đang làm gì ; nói thành câu khá tỉ mỉ bằng một vài câu.
* HĐ2 : Bài tập 2
- HS nghe kể chuyện.
 + 1 HS đọc yêu cầu của BT và các gợi ý. Quan sát ảnh ông Lương Định Của, tranh minh hoạ truyện trong SGK.
 + GV kể chuyện 2, 3 lần. HS chăm chú nghe.
 GV kể xong lần 1, hỏi HS :
 . Viện nghiên cứu nhận được quà gì ? 
 . Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống ? 
 . Ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa ? 
 GV kể lần 2 (hoặc 3).
- HS tập kể: + Từng HS tập kể lại nội dung câu chuyện.
 + GV hỏi : Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của ?
 + Cả lớp và GV bình chọn những HS kể chuyện hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
 - 1, 2 HS nói về người lao động trí óc mà em mới biết qua giờ học.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS học tốt.
 - Dặn dò HS tìm đọc trước sách, báo viết về nhà bác học Ê-đi-xơn để chuẩn bị cho tiết tập đọc sau.
Tiết 2: tự nhiên - xã hội
 thân cây (tiếp)
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân cây đối với đời sống con người.
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm nhanh, đúng. 
 - Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
 - HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị : 
Các hình trong SGK trang 80, 81.
- Thảo luận, làm việc nhóm.
III. các Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: HS kể tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò. 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động :
* HĐ1: Thảo luận cả lớp
Mục tiêu : Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây. 
Cách tiến hành :
 - GVyêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 80 SGK và trả lời câu hỏi :
 + Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa ?
 + Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì ?
 - Nếu HS không giải thích được, GV giúp các em hiểu: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
 - HS có thể nêu lên các chức năng khác của thân cây (ví dụ: nâng đỡ, mang lá, hoa , quả,...).
* HĐ2 : Làm việc theo nhóm
 Mục tiêu : Kể ra được những ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của người và động vật.
Cách tiến hành :
 - Bước 1: GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 SGK. Dựa vào những hiểu biết thực tế, HS nói về ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người và động vật dựa vào các gợi ý sau :
 + Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật.
 + Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn, ghế, ...
 + Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
 Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
=> Kết luận : Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng,...
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu về chức năng và ích lợi của thân cây.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập.
 - Dặn dò HS luôn có ý thức chăm sóc và bảo về cây cối. 
Tiết 3 : toán
 Tiết 105 : tháng - năm
I. mục đích, yêu cầu :
 - Biết các đơn vị đo thời gian : tháng, năm. Biết một năm có 12 tháng ; biết tên gọi các tháng trong năm ; biết số ngày trong tháng ; biết xem lịch.
 - Rèn luyện kĩ năng xem lịch, làm các bài tập đúng, nhanh.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị : GV : Tờ lịch năm 2015.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS nêu tên các tháng trong năm.
 - HS, GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng
 Giới thiệu các tháng trong năm.
 - GV treo tờ lịch năm 2015 lên bảng và giới thiệu “Đây là tờ lịch năm 2015. Lịch ghi các tháng trong năm 2015 ; ghi các ngày trong từng tháng”.
 - GV cho HS quan sát tờ lịch năm 2015 và hỏi : “Một năm có bao nhiêu tháng ?”. GV nói và ghi tên các tháng lên bảng. 
 - Gọi vài HS nhắc lại.
 Giới thiệu số ngày trong từng tháng.
 - GV hướng dẫn phần lịch tháng 1trong tờ lịch năm 2015 rồi hỏi : “Tháng 1 có bao nhiêu ngày ?” (31 ngày). GV nhắc lại : “Tháng 1 có 31 ngày” và ghi bảng.
 - Cứ tiếp tục như vậy để HS xem lịch năm 2013 và nêu được “Tháng 2 có 28 ngày”.
 GV lưu ý HS “Tháng 2 năm 2015 có 28 ngày -> Năm thường, nhưng có năm tháng 2 có 29 ngày, chẳng hạn như năm 2012. Vì vậy tháng 2 có năm 28 ngày hoặc 29 ngày”.
 - Cho HS nhắc lại số ngày trong từng tháng.
 - GV có thể cho HS nắm bàn tay trái hoặc bàn tay phải thành nắm đấm để trước mặt rồi tính từ trái qua phải : chỗ lồi của đốt xương ngón tay chỉ tháng có 31 ngày, chỗ lõm giữa hai chỗ lồi đó chỉ tháng có 28 hoặc 29 ngày (tháng 2), hoặc 30 ngày (tháng 4, 6, 9, 11).
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS tự làm vào vở, 2 HS làm trên bảng lớp. 
 - Chữa bài, một vài HS trả lời thêm ;
 + Tháng 2 năm nay có bao nhiêu ngày ?
 + Tháng 4 năm nay có bao nhiêu ngày ?
 + Tháng 8 năm nay có bao nhiêu ngày ?
 - Củng cố về số ngày trong từng tháng.
Bài 2:
 - Cho HS quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2015.
 - HS tr

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21.doc