Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy

CHIỀU TIẾT 1: TẬP ĐỌC*

 TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : thung lũng, nhích, ba lô, lù lù, lúp xúp,. Ngắt nghỉ hơi đúng, biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.

 - Hiểu nghĩa từ ngữ mới :đường mòn Hồ Chí Minh, thung lũng, mũ tai bèo,.Hiểu được sự vất vả, gian truân và quyết tâm của bộ đội ta khi hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh, vượt dãy Trường Sơn vào giải phóng miền Nam.

 - Giáo dục HS yêu quý chú bộ đội.

II. CHUẨN BỊ : - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - GV : Bảng phụ viết câu cần HD HS đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

 1. Kiểm tra bài cũ:

 - 4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện Ở lại với chiến khu.

 - HS, GV nhận xét.

 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài

 b) Các hoạt động

* HĐ: Luyện đọc

 - GV đọc toàn bài.

 - HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :

 + Luyện đọc từng câu : HS tiếp nối nhau đọc từng câu. HS, GV phát hiện và sửa lỗi phát âm rồi cho HS đọc tiếp.

 + Luyện đọc từng đoạn :

 . HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.

 . GV kết hợp HS các em hiểu nghĩa các từ : thung lũng, mũ tai bèo,.

 + Cả lớp đọc ĐT toàn bài.

* HĐ2: HD tìm hiểu bài

 HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn, cả bài và trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung từng đoạn, cả bài.

 + Tìm hình ảnh so sánh thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao.

 +Tìm những chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.

 GV giải thích câu "Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh".

 + Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ.

* HĐ3: Luyện đọc lại

 - GV đọc mẫu đoạn 1, HD HS đọc giọng chậm rãi ; nhấn giọng các từ ngữ tả sự di chuyển chậm chạp, vất vả của đoàn quân.

 - HS thi đọc từng đoạn, cả bài văn.

 - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân đọc đúng, đọc hay nhất.

3. Củng cố, dặn dò :

 - GV: Bài đọc này giúp em hiểu điều gì ?

 - GV biểu dương những HS tích cực và học tập tốt.

 - Dặn dò HS.

 

doc 44 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Giúp HS nhận xét cách trình bày : Lời bài hát trong đoạn văn viết ntn ? 
 - HS đọc thầm đoạn chính tả, ghi nhớ những từ ngữ mình dễ mắc lỗi khi viết bài.
GV đọc cho HS viết bài : GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi, cầm bút, HS viết chậm, chữ xấu.
 Chấm, chữa bài :
- GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- GV thu chấm một số bài, nhận xét chữa.
* HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu bài, chọn cho HS làm phần a). 
 - Cả lớp đọc thầm 2 câu đố, quan sát 2 tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố, làm BT vào vở BT. GV theo dõi từng HS làm bài để phát hiện lỗi của HS.
 - 2 HS làm bài trên bảng lớp ; sau đó, đọc kết quả.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 a) sấm và sét ; sông.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại BT.
Tiết 4 : Toán
 tiết 97 : luyện tập 
I. MụC đích, yêu cầu : 
 - Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
 - Rèn kĩ năng xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
 - HS ham học hỏi, sáng tạo.
II. chuẩn bị : GV : Một đoạn dây gai.
 HS : Tờ giấy HCN (BT2). 
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ : - 1 HS làm bài 1 trang 98. 
 - HS, GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ : HD HS làm bài tập 
Bài 1:
 - Yêu cầu : Cho HS biết cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
 - GV hình thành "các bước" xác định trung điểm của đoạn thẳng, chẳng hạn, phần a) :
 + Bước 1 : Đo độ dài đoạn thẳng AB (đo được 4cm).
 + Bước 2 : Chia độ dài đoạn thẳng AB làm hai phần bằng nhau (được một phần bằng 2cm).
 + Bước 3 : Xác định trung điểm M của một đoạn thẳng AB (xác định điểm M trên đoạn thẳng AB sao cho AM = 1/2 AB (AM = 2cm).
 - áp dụng phần a), cho HS tự làm phần b) vào vở.
 - Chữa bài, rèn kĩ năng xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
Bài 2:
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS làm như phần thực hành trong SGK.
 - GVtheo dõi kiểm tra HS gấp tờ giấy để được đoạn thẳng AD trùng với đoạn thẳng BC.
 - Củng cố trung điểm của đoạn thẳng.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV gọi một số HS lên bảng tìm trung điểm của một đoạn dây.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN, chuẩn bị bài sau.
sáng Ngày soạn: 08 - 01 - 2015.
 Ngày dạy: Thứ 4 - 14 - 01 - 2015.
Tiết 1: toán
 Tiết 98: so sánh các số trong phạm vi 10 000 
I. Mục đích, yêu cầu: - Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000 ; biết so sánh các đại lượng cùng loại. Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số ; củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại.
 - Vận dụng kiến thức vào làm các bài tập đúng, nhanh.
 - Có ý thức học tập chăm chỉ.
II. Chuẩn bị: Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài mới.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1:GV HD HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 10 000 
Chẳng hạn : 
a) So sánh hai số có số chữ số khác nhau.
 - GV viết bảng : 999... 1000 và yêu cầu HS điền dấu thích hợp (>, <, =) vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao chọn dấu đó.
 - GV nên cho HS chọn trong các dấu hiệu nêu trên, dấu hiệu nào dễ nhận biết nhất, rồi HD HS biết dấu hiệu cuối cùng dễ nhận biết hơn cả (chỉ cần đếm số chữ số của mỗi số rồi so sánh các số chữ số đó).
 - GV HD HS so sánh 9999 và 10 000 tương tự như trên.
 - Gọi HS nêu nhận xét.
b) So sánh hai số có số chữ số bằng nhau.
 - GV HD HS cách so sánh tương tự như so sánh số có ba chữ số.
 - HSG lấy VD minh hoạ. 
 9000 và 8999 ; 5548 và 5563...
=> HS nêu nhận xét như bài học trong SGK. Vài HS nhắc lại nhận xét.
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1:
 - HS nêu yêu cầu BT.
 - HS làm mẫu một phần đầu : nêu cách làm rồi thực hiện. Chẳng hạn : 
 1942 > 998 
 - HS thực hiện các phần còn lại. (HS làm phần a)
 - Chữa bài. Yêu cầu nêu cách so sánh từng cặp số.
 - Củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
Bài 2: 
 - Cho HS đọc yêu cầu BT.
 - GV HD HS trước khi so sánh phải đổi các đơn vị đã cho về cùng một đại lưng sau đó mới so sánh.
 - HS làm mẫu phần đầu : 1km ... 985cm
 Đổi 1km = 1000m => 1km > 985cm
 - HS làm bài vào bảng con. 1 HS làm trên bảng lớp. Nhận xét, chữa bài. Yêu cầu HS giải thích cách làm.
 - Củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
Bài 3: (Nếu còn thời gian)
 - HS nêu cách tìm số lớn nhất.
 - HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp. 
 - Nhận xét, chữa bài. 
 - Củng cố cách tìm số lớn, số bé nhất trong dãy số đã cho.
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập chăm chỉ.
 - VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TIếT 3: Đạo Đức
 đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (Tiết 2)
I. mục đích, yêu cầu: 
 - Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ.
 - Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế. KN ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế. KN bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.
 - HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.
II. Chuẩn bị:
 - HS sưu tầm tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới.
III. Các hoat động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Cả lớp hát bài : Tiếng chuông và ngọn cờ. 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế
Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS thể hiện quyền được bày tỏ ý kiến được thu nhận thông tin, được tự do kết giao bạn bè.
Cách tiến hành:
 - HS trưng bày tranh ảnh và các tư liệu đã sứu tầm được.
 - Cả lớp đi xem, nghe các nhóm hoặc cá nhân giới thiệu tranh ảnh, tư liệu và có thể nhận xét, chất vấn.
 - GV nhận xét, khen các HS hoặc các nhóm HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu hoặc đã có những sáng tác tốt về chủ đề bài học.
* HĐ2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi các nước
Mục tiêu : HS biết thể hiện tình cảm hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua nội dung thư.
Cách tiến hành:
 - HS thảo luận:
 + Lựa chọn và quyết định xem nên gửi thư cho các bạn thiếu nhi nước nào (GV gợi ý cho HS gửi thư cho thiếu nhi các nước đang gặp nhiều khó khăn như; đói nghèo, dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai...).
 + Nội dung thư sẽ viết những gì ?
 - Tiến hành viết thư: 1 bạn sẽ là thư kí, ghi chép ý của các bạn đóng góp.
 - Thông qua nội dung thư và kí tên tập thể vào thư.
 - Cử người giờ sau đi ra bưu điện gửi thư.
* HĐ3: Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế.
Mục tiêu: Củng cố lại bài học.
Cách tiến hành:
 - HS múa hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm,.. về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
=> KLC: Thiếu nhi VN và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống,... song đều là anh em, bè bạn, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu kiến thức.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS.
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học.
tiết 4: Tập viết
 ôn chữ hoa n (tiếp)
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng Ng ), T, V (1 dòng) ; viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1 dòng ) và câu ứng dụng : Nhiễu điều ... thương nhau cùng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp các cỡ chữ theo quy định.
 - Có ý thức giữ gìn VSCĐ.
II. chuẩn bị: Mẫu chữ viết hoa N. Tên riêng: Nguyễn Văn Trỗi.
III. các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Nhà Rồng, Nhớ. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD viết trên bảng con
 - Luyện viết chữ hoa
+ HS tìm các chữ viết hoa có trong bài : N(Ng, Nh), V, T(Tr).
+1 HS nhắc lại cách viết chữ hoa N, V, T.
+ GVviết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
+ HS tập viết chữ Ng, V, Ttrên bảng con. 
+ GV nhận xét, sửa sai. 
 - Luyện viết từ ứng dụng
+ HS đọc từ ứng dụng: Nguyễn Văn Trỗi.
 + GV giới thiệu về Nguyễn Văn Trỗi.
+ HS tập viết từ Nguyễn Văn Trỗi. 
+GV nhận xét, sửa sai.
 - Luyện viết câu ứng dụng
+ HS đọc câu ứng dụng: Nhiễu điều ... thương nhau cùng.
+ GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ.
+ HS tập viết trên bảng con các chữ : Nguyễn, Nhiễu.
* HĐ2: HD viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết chậm, chữ xấu.
* HĐ3: Chấm, chữa bài
- GV thu 1/3 số bài chấm.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách viết chữ hoa N.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp.
chiều 
tiết 1: luyện từ và câu*
 Luyện tập về so sánh. Dấu phẩy
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Củng cố về cách viết câu có hình ảnh so sánh cách đặt dấu phẩy. 
 - Vận dụng kiến thức vào làm bài tập đúng, nhanh.
 - Chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị: nội dung ôn tập.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong ôn tập.
2. Bài mới : a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD HS làm các bài tập sau. 
Bài 1: Em hãy viết 4 - 5 câu có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.
 Ví dụ : Mặt trăng đêm rằm tròn như quả bóng.
 - HS làm bài rồi chữa bài. HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).
 - Củng cố cách viết câu có hình ảnh so sánh.
Bài 2: Viết những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
 a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như .........................như.....................................
 b) Trời mưa, đường đất sét trơn như ...........................................................................
 c) ở thành phố có nhiều tòa nhà cao như...................................................................
 - HS nêu yêu cầu BT.
 - HS có thể viết câu có một, hai hình ảnh so sánh.
 - HS làm bài rồi chữa bài. HS, GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Viết những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống :
 a) Mắt con mèo nhà em tròn như.................
 b) Môi bạn An lúc nào cũng đỏ như.................
 c) Mỗi bông hoa cỏ may nhỏ như...............
 - HS làm bài rồi chữa bài. GV chuẩn xác KT.
 - Củng cố về cách viết câu có hình ảnh so sánh.
Bài 4: Em hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn sau:
 Những ngày nắng vườn cây như xanh hơn vui hơn.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Khắc sâu KT.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS học thuộc những câu văn có hình ảnh đẹp.
Tiết 2: toán *
 Luyện tập về so sánh các số trong phạm vi 10 000.
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Củng cố về cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
 - Rèn kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 10 000 một cách thành thạo, chính xác.
 - HS tích cực học tập.
II. chuẩn bị: Vở BTT in, nội dung ôn tập. 
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 2 HS làm bảng lớp: 1km = ...m ; 1kg = ...g. GV nhận xét chữa.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Củng cố kiến thức
 - HS nêu cách so sánh các số trong phạm vi 10 000 :
 + Có cùng số các chữ số.
 + Có số các chữ số khác nhau.
 - 1 giờ bằng bao nhiêu phút ?
 - GV chuẩn xác kiến thức để cho HS nắm chắc cách làm.
* HĐ2: HD HS làm bài tập trong vở BTT in
 HS mở vở BTT in trang 12 rồi làm lần lượt từng bài sau đó chữa bài.
Bài 1: 
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - HS làm bài vào vở, 2 HS làm trên bảng -> Nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
Bài 2:
 - HS nêu yêu cầu BT.
 - 1 HS nêu cách so sánh từng cặp đại lượng.
 - HS làm bài rồi chữa bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 10 000 có kèm theo đơn vị đo đại lượng.
Bài 3: 
 - HS đọc bài toán.
 - 1 HS nêu miệng cách tìm số lớn nhất và số bé nhất. 
 - HS làm bài rồi chữa bài. GV chuẩn xác KT.
 - Củng cố cách tìm số lớn nhất và số bé nhất.
Bài 4: 
 - HS nêu yêu cầu bài tập.
 -1 HS nêu lại cách tính chu vi hình vuông.
 - HS làm bài rồi chữa bài.
 - Củng cố cách giải bài toán có liên quan đến hình học.
* HĐ3: HD HS làm các bài tập sau (Nếu còn thời gian)
Bài 1: So sánh các số sau :
 a) 4528 ... 4029 b) 8706 ... 8760 - 60
 3805 ... 5086 9990 + 7 ... 9997
Bài 2: Mỗi viên gạch hình vuông có cạnh 20cm. Tính chu vi hình chữ nhật ghép bởi 4 viên gạch như thế.
 - HS tự tóm tắt và trình bày bài giải -> chữa bài.
 - GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập.
 - Dặn dò HS về xem lại bài.
Tiết 3: Tự nhiên - xã hội
 ôn tập : xã hội
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội. 
 - Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
 - Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh (thành phố của mình). Có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.
II. Chuẩn bị:
 Tranh ảnh sưu tầm về chủ đề xã hội.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ: Sưu tầm những thông tin (mẩu chuyện, bài báo, tranh, ảnh hoặc hỏi bố mẹ, ông bà, già làng,...) về một trong những điều kiện ăn, ở, vệ sinh của gia đình, trường học, cộng đồng trước kia và hiện nay.
 - Bước 1: Nếu có tranh ảnh thì tổ chức cho các em trình bày trên tờ giấy Ao và có ghi chú thích nội dung tranh. Có thể phân công mỗi nhóm sưu tầm và trình bày về một nội dung : hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, ...
 - Bước 2: + Các nhóm thảo luận, mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh quê hương.
 + Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung và đặt câu hỏi để nhóm trình bày trả lời.
 + GV khen ngợi những cá nhân, những nhóm có sản phẩm đẹp, có ý nghĩa.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - HSG nhắc lại nội dung bài.
 - GV nhận tiết học. 
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học.
sáng Ngày soạn : 09 - 01 - 2015.
 Ngày dạy : Thứ 6 - 16 - 01 - 2015.
Tiết 1: tập làm văn
 báo cáo hoạt động
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đã học (BT1). 
 - Rèn kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc, thái độ đàng hoàng, tự tin. 
 - GD ý thức phấn đấu vươn lên, học tập và làm theo những gương người tốt, việc tốt.
II. chuẩn bị : 
 - Mẫu báo cáo (BT2) (phô tô) 23 tờ.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ:
 2 HS đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” (Tuần 19, trang 10) và trả lời các câu hỏi SGK. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ 1: Bài tập 1
 - 1 HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”.
- GV nhắc nhở HS :
- Các tổ làm việc theo các bước sau :
 + Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng. Mỗi HS tự ghi nhanh ý của cuộc trao đổi.
 + Lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng (dựa vào ý kiến đã thống nhất) báo cáo trước các bạn kết quả học tập và lao động của tổ mình. Cả tổ nhận xét, góp ý nhanh cho từng bạn ; chọn người tham gia cuộc thi trình bày báo cáo.
 + Một vài HS đóng vai tổ trưởng thi trình bày báo cáo trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu ND bài.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS học tập tốt.
 - Dặn dò HS ghi nhớ mẫu báo cáo.
Tiết 2: tự nhiên - xã hội
 thực vật 
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả. Nêu được những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh. Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật. Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả của một số cây.Vẽ và tô màu 1số cây.
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm, vẽ nhanh, đúng.
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây. Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. 
 - HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị : 
 - Các hình trong SGK trang 76, 77.
 - HS : Vở BT TN-XH in, màu vẽ.
III. các Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: HS kể tên một số cây cối mà em biết.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động :
* HĐ1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên
Mục tiêu : 
 Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả. Nêu được những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh. Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. 
Cách tiến hành :
 - Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
 + GV chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn HS cách quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công.
 + GVgiao nhiệm vụ và gọi một vài HS nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các em 
 - Bước 2: Làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên.
 Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự :
 + Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công.
 + Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây.
 + Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó. 
 - Bước 3: Làm việc cả lớp 
 + GV yêu cầu cả lớp tập hợp và lần lượt đến khu vực của từng nhóm để nghe đại diẹn nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
 + GV giúp HS nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật ở xung quanh và kết luận như trang 77 SGK.
 + GV có thể giới thiệu tên của một số cây trong SGK trang 76, 77.
* HĐ2 : Làm việc cá nhân (Nếu còn thời gian)
Mục tiêu : Biết vẽ và tô màu một số cây.
Cách tiến hành :
 - Bước 1: GV yêu cầu HS lấy vở BTTN - XH và bút chì, màu vẽ ra để vẽ một hoặc vài cây mà các em quan sát được. Lưu ý HS tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ. 
 - Bước 2: Trình bày 
 Cho 1 số HS giới thiệu về bức tranh của mình, sau đó GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT.
- GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS luôn có ý thức chăm sóc và bảo về cây cối. 
Tiết 3: toán
 Tiết 100 : phép cộng các số trong phạm vi 10 000
I. mục đích, yêu cầu :
 - Biết cộng các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng). Biết giải toán có lời văn (có phép cộng trong phạm vi 10 000).
 - Rèn luyện kĩ năng đặt tính, tính cộng và giải toán đúng, nhanh.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị : GV : Bảng phụ (BT4).
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS chữa bài 3 trang 101. 
 - HS, GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: GV hướng dẫn HS tự thực hiện phép cộng 3526 + 2759
 - GV nêu phép cộng 3526 + 2759 = ? trên bảng rồi gọi HS nêu nhiệm vụ phải thực hiện. Gọi 1 HS tự đặt tính và tính ở trên bảng, các HS khác theo dõi, góp ý nếu cần. Gọi một vài HS nêu lại cách tính rồi cho HS tự viết tổng của phép cộng : 
 3526 + 2759 = 6285
 - HS tập nêu quy tắc cộng các số có đến bốn chữ số. GV hỏi : Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta làm thế nào ?
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS tự làm vào vở, 2 HS làm trên bảng lớp. 
 - Chữa bài, một vài HS nêu cách tính.
 - Củng cố cách cộng các số có bốn chữ số.
Bài 2:
 - Cho HS tự làm bài và chữa bài tương tự như bài 1.(HS làm phần b).
 - GV lưu ý HS khi đặt tính phải viết các chữ số ở cùng một hàng phải thẳng cột với nhau và không quên viết dấu “ +”.
 - Củng cố về cách đặt tính và cách tính cộng các số trong phạm vi 10 000.
Bài 3: 
 - HS đọc bài toán.
 - Cho HS tự tóm tắt bài toán rồi tự làm và chữa bài. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10 000).
Bài 4: 
 - GV treo bảng phụ yêu cầu HS đọc yêu cầu bài và quan sát kĩ hình vẽ.
 - HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài.
 - GV chuẩn xác KT. Củng cố về trung điểm của đoạn thẳng.
3. Củng cố, dặn dò:
 - 2 HS nhắc lại cách tính : 3526 + 2759
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: sinh hoạt
 Sinh hoạt sao
i. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nhận xét, đánh giá các hoạt động của sao trong tuần và đề ra phương hướng tuần sau.
 - Rèn thói quen chấp hành tốt các nề nếp quy định.
 - Giáo dục ý thức tự quản.
II. Nội dung sinh hoạt :
1. Nhận xét, đánh giá các hoạt động của sao trong tuần:
 - Sao trưởng nhận xét chung.
 - ý kiến của các thành viên.
 - GV nhận xét, đánh giá. 
 * Ưu điểm :
 a) Nề nếp :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 b) Học tập :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 c) Lao động :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 d) Đạo đức :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
*Nhược điểm :
.........................................................................................................................................
..................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc