Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy

TIẾT 2: TOÁN*

 LUYỆN TẬP VỀ GIẢI TOÁN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 - Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và so sánh số bé bằng một phần mấy của số lớn. Số lớn gấp mấy lần số bé.

 - Vận dụng kiến thức vào giải toán nhanh, chính xác.

 - HS tích cực học tập.

II. CHUẨN BỊ: GV : Một số bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

* HĐ1: Củng cố kiến thức cũ

 - Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào ?

 - Nêu cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

 - HS nêu cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.

 - GV chuẩn xác kiến thức.

* HĐ2 : Luyện tập về giải toán

ã Bài 1: Lớp 3A có 35 HS, trong đó có 7 HS giỏi. Hỏi lớp 3A có số HS giỏi bằng một

phần mấy số HS cả lớp ?

 - HS đọc bài toán. Cho HS xác định dạng toán.

 - Cho cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp.

 - GV theo dõi, giúp đỡ HS.

 - HS, GV nhận xét chữa bài.

 - Củng cố cách giải bài toán dạng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.

ã Bài 2: Một cửa hàng buổi sáng bán được 45 kg đường, buổi chiều bán được số đường gấp đôi buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu ki- lô-gam đường ?

 - HS đọc bài toán. 1 HS nêu các bước giải bài toán.

 - Cho cả lớp làm vào vở BT.

 - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.

 - 1 HS lên bảng làm bài.

 - HS, GV nhận xét, chữa bài.

 - Rèn kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính có liên quan đến đơn vị đo khối lượng là kg.

ã Bài 3: Ngăn trên có 9 quyển sách, ngăn dưới có 36 quyển sách. Hỏi ngăn dưới có số sách gấp mấy lần ngăn trên ?

 - HS đọc bài toán. HS xác định dạng toán.

 - 1 HS nêu cách làm. Cho HS giải bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.

 - Củng cố về giải bài toán về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

 

doc 44 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 3:
 - GV chon cho HS làm phần a). 
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - HS làm bài vào vở BT. 2 HS làm bảng lớp.
 - Cả lớp và GV cùng nhận xét chữa bài. VD : liên lạc, long lanh, la hét,... nóng nực, nong tằm, nương rẫy,...
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại BT, ghi nhớ cách viết các từ ngữ trong bài tập 2/a, BT3/a. 
Tiết 4 : Toán
 tiết 92 : luyện tập
I. MụC đích, yêu cầu : 
 - Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0). Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số. Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000).
 - Rèn kĩ năng đọc, viết các số có bốn chữ số đúng, nhanh.
 - HS ham học hỏi, sáng tạo.
II. chuẩn bị : 
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: - GV viết số trên bảng, 2 HS đọc : 1984 ; 9171 ; 2835. 
 - HS, GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
 * HĐ : GV tổ chức HD HS tự làm các bài tập rồi chữa bài.
Bài 1:
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - Cho HS tự đọc rồi tự viết số theo mẫu vào vở, chữa bài cho HS nhìn vào số để đọc số.
 - Củng cố cách viết số có bốn chữ số.
Bài 2:
 - 1 HS đọc yêu cầu bài.
 - GV cho HS tự làm rồi chữa bài (tương tự như bài 1). GV theo dõi và giúp các em.
 - Lưu ý HS đọc đúng quy định với các trường hợp chữ số hàng đơn vị là 1, 4, 5.
Bài 3:
 - HS xác định yêu cầu bài, cho HS nêu cách làm rồi làm bài.
 - HS làm phần a, b.
 - Chữa bài HS nêu nhận xét từng dãy số.
 - Rèn kĩ năng nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong từng dãy số.
Bài 4:
 - Cho HS tự làm rồi chữa bài. Nên cho HS chỉ vào từng vạch trên tia số và đọc lần lượt: 0 ; 1000 ; 2000 ; 3000 ; 4000 ; 5000 ; 6000 ; 7000 ; 8000 ; 9000.
 - Củng cố các số tròn nghìn.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu cách đọc, viết các số có bốn chữ số.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài.
SáNG Ngày soạn: 02 - 01 - 2015.
 Ngày dạy: Thứ 4 - 07 - 01 - 2015.
Tiết 1: toán
 Tiết 93 : các số có bốn chữ số (tiếp)
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Biết cách đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số ; tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
 - Rèn kĩ năng đọc, viết, nhận biết các số có bốn chữ số nhanh, chính xác.
 - HS tự tin, hứng thú học tập.
II. chuẩn bị: 
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc số sau : 3207 ; 4185. HS, GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1 : Giới thiệu số có bốn chữ số, các trường hợp có chữ số 0 
 - GV HD HS quan sát, nhận xét bảng trong bài học rồi tự viết số, đọc số. Chẳng hạn : 
 + ở dòng đầu, HS nêu : “ Ta phải viết số gồm 2 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị ”, rồi viết 2000 và viết ở cột đọc số : hai nghìn.
+ Tương tự như vậy sẽ có bảng sau :
Hàng
Nghìn Trăm Chục Đơn vị
Viết số
đọc số
 2 0 0 0
2000
Hai nghìn
 2 7 0 0
2700
Hai nghìn bảy trăm
 2 7 5 0
2750
Hai nghìn bảy trăm năm mươi
 2 0 2 0
2020
Hai nghìn không trăm hai mươi
 2 4 0 2
2402
Hai nghìn bốn trăm linh hai
 2 0 0 5
2005
Hai nghìn không trăm linh năm
=> Chú ý : HD HS khi viết số, đọc số đều viết, đọc từ trái sang phải (từ hàng cao đến hàng thấp hơn).
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1:
 - HS nêu yêu cầu BT.
 - 1 HS nhắc lại cách đọc mẫu.
 - HS làm miệng. Nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố về cách đọc số có bốn chữ số.
Bài 2:
 - HS nêu yêu cầu BT. 
 - 1 HS nhận xét về dãy số đã cho sau đó nêu số tiếp theo.
 - HS làm bài vào vở và chữa bài : cho HS đọc lại từng dãy số.
 - Củng cố cách viết số liền sau số đã cho.
Bài 3: 
 - HS nêu yêu cầu BT. 
 - HS nêu đặc điểm từng dãy số đã cho. 
 - HS tự điền thêm số còn thiếu vào dãy số. GV theo dõi HS còn lúng túng.
 - GV nhấn mạnh để HS biết dãy số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục.
 - Củng cố cách viết số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu nội dung bài.
 - Nhận xét về ý thức học tập của HS.
 - Dặn dò VN xem lại bài.
Tiết 3: đạo đức
Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế (Tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Bước đầu biết Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ. Biết được trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết vủa dân tộc mình, được đối xử bình đẳng. 
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Các KNS được GD trong bài: KN trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế, KN ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế, KN bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.
- Có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.
II. chuẩn bị: 
- Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi VN với thiếu nhi quốc tế.
- Vở bài tập đạo đức 3.
- Các PP dạy học: PP thảo luận nhóm, nói về cảm xúc của mình.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:	
* HĐ 1: Phân tích thông tin.
Mục tiêu: HS biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế; Hiểu trẻ em có quyền tự do, kết giao bạn bè.
 Cách tiến hành: - GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát 2 bức tranh trong vở BT Đạo đức – T.30; sau đó thảo luận và tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các hoạt động trong mỗi tranh đó.
- Đại diện các nhóm trình bày.
-> KL: Thiếu nhi Việt Nam cũng có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển.
* HĐ 2: Du lịch thế giới.
Mục tiêu: HS biết thêm về nền văn hoá, về cuộc sống, học tập của các bạn thiếu nhi một số nước trên thế giới và trong khu vực.
 Cách tiến hành: - HS quan sát tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi VN với thiếu nhi quốc tế, các tư liệu về HĐ giao lưu giữa thiếu nhi VN với thiếu nhi quốc tế.
- Yêu cầu HS nêu câu hỏi 2 trong vở BT đạo đức - 30 => trả lời.
-> KL: Thiếu nhi các nớc tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ ... nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người, yêu quê hương đất nước mình, yêu hoà bình ...
* HĐ 3: Thảo luận nhóm.
 Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp thảo luận, nhận xét, bổ sung.
=> KL: Có rất nhiều việc cần làm để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế: Lấy chữ kí, quyên góp, ủng hộ thiếu nhi những nước bị thiêu tai, chiến tranh, ...
- HS liên hệ và tự liên hệ về những việc mà lớp, trường hoặc bản thân đã làm để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế
3. Củng cố, dặn dò:
- GV khắc sâu KT về tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
- Nhận xét giờ học. Dặn HSCB bài sau: Sưu tầm tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi VN với thiếu nhi quốc tế, các tư liệu về HĐ giao lưu giữa thiếu nhi VN với thiếu nhi quốc tế; vẽ tranh, làm thơ về tình hữu nghị với TN quốc tế..
 tiết 4: Tập viết
 ôn chữ hoa n (tiếp)
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng chữ Nh ) ; R, L (1 dòng ) ; viết đúng tên riêng Nhà Rồng (1 dòng) và câu ứng dụng : Nhớ sông Lô.... nhớ sang Nhị Hà (1lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp các cỡ chữ theo quy định.
 - Có ý thức trong khi viết bài.
II. chuẩn bị: Mẫu chữ hoa N (Nh). Tên riêng: Nhà Rồng. 
III. các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD viết trên bảng con
- Luyện viết chữ hoa
+1 HS tìm các chữ viết hoa có trong bài : N(Nh), R, L, C, H.
+ HS nhắc lại cách viết Nh, R.
+ GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết Nh, R.
+ HS tập viết chữ Nh, R trên bảng con.
+ GV nhận xét, sửa sai. 
 - Luyện viết từ ứng dụng
+1 HS đọc từ ứng dụng: Nhà Rồng.
+ GV giới thiệu về Nhà Rồng.
+ HS tập viết từ Nhà Rồng. 
+ GV nhận xét, sửa sai.
- Luyện viết câu ứng dụng
+1 HS đọc câu ứng dụng: Nhớ sông Lô.... nhớ sang Nhị Hà.
+ GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng
+ HS tập viết trên bảng con : Nhớ, Lô, Ràng, Cao Lạng, Nhị Hà .
* HĐ2: HD viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết bài.
* HĐ3: Chấm, chữa bài
- GV thu 1/3 số bài chấm.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại cách viết chữ hoa N.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp.
Chiều tiết 1: tập làm văn*
 ôn các dạng văn đã học
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Củng cố về các dạng văn : kể về người hàng xóm ; về thành thị, nông thôn.
 - Rèn kĩ năng nói lưu loát, rõ ràng. viết chân thật, đúng đề tài, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
 - HS chăm chỉ học tập, có thái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc.
II . Chuẩn bị : HS : VBT T.Việt ô li.
III . Các hoạt động dạy - học :
* HĐ1: Củng cố kể về người hàng xóm 
 Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một người hàng xóm mà em quý mến.
 - 3 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm theo.
 - GV nêu câu hỏi gợi ý HS : 
 + Người hàng xóm đó tên là gì, bao nhiêu tuổi ?
 + Người hàng xóm đó làm nghề gì ?
 + Tình cảm của em đối với người hàng xóm đó ntn?
 + Tình cảm của người hàng xóm đó đối với gia đình em ntn ?
 - 1, 2 HS dựa vào các câu hỏi gợi ý trên kể miệng về người hàng xóm của mình.
 - Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai.
 - GV cho HS làm bài vào vở BT. (HS viết 5 - 7 câu). 
 - GV theo dõi giúp đỡ em còn lúng túng.
 - Gọi một số HS đọc lại bài viết của mình.
 - Cả lớp, GV nhận xét, bổ sung. GV chấm 1 số bài.
* HĐ2: Kể về thành thị, nông thôn
 - GV gọi một số em kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).
 - HS, GV nhận xét, tuyên dương.
* HĐ3: Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
 - Dặn dò HS về xem lại bài.
TIếT 2: ToáN*
 luyện tập về tính giá trị của biểu thức
 giải bài toán bằng hai phép tính
I. Mục đích, yêu cầu :
 - Củng cố về tính giá trị của biểu thức và giải bài toán bằng hai phép tính.
 - Vận dụng kiến thức vào làm tính và giải toán nhanh, chính xác.
 - HS tích cực học tập.
II. Chuẩn bị: GV : Một số bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học :
* HĐ1: Củng cố kiến thức cũ
 - HS tiếp nối nhau đọc các quy tắc tính giá trị của biểu thức.
 - HS, GV nhận xét, bố sung (nếu cần).
 - HS nêu cách tìm một phần mấy của một số.
 - GV chuẩn xác kiến thức.
* HĐ2: Củng cố về tính giá trị của biểu thức
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức :
 105 + 50 + 3 8 x 5 : 2
 368 - 58 + 27 54 : 6 x 7
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - 2, 3 HS nêu thứ tự thực hiện phép tính.
 - Cho HS làm bảng con, 2 HS làm bảng lớp.
 - Cả lớp và GV nhận xét chữa bài. Củng cố về tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức :
 a) 245 + 10 x 3 b) 400 + 6 x 8 c) 272 - 100 : 2
 51 x 4 - 100 20 x 7 + 60 130 + 90 x 5
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - GV cho HS nêu cách làm biểu thức : 245 + 10 x 3 = 245 + 30
 = 275
 - HS làm tiếp phần a, b.
 - Chữa bài, củng cố về tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức :
 a) (55 + 25) x 2 b) (84 - 24) : 3 c) (100 + 11) x 8
 35 - (30 - 10) 70 - (20 +15) 357 +(13 +7)
 - GV giúp HS tính giá trị của biểu thức đầu.
 - GV cho HS nêu biểu thức này thuộc loại có dấu ngoặc, từ đó nêu thứ tự các phép tính cần làm. (55 + 25) x 2 = 80 x 2
 = 160
 - Cho HS làm phần a, b. 2 HS làm bảng lớp.
 - Chữa bài, củng cố về tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc.
* HĐ3 : Luyện tập về giải toán
Bài 4: Một thùng đựng được 42l mật ong, lấy ra 1/7 số lít mật ong đó. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong ?
 - HS đọc bài toán, xác định dạng toán. GV phân tích bài toán.
 - HS tự làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. 
 - Chữa bài, củng cố về giải bài toán có hai phép tính.
* HĐ4 : Củng cố, dặn dò
 - GV khắc sâu KT.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tập tích cực. 
 - Dặn dò VN xem lại bài.
Tiết 3: tự nhiên - xã hội
 Vệ sinh môi trường (tiếp)
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Nêu tác hại của người và gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định.
 - Rèn kĩ năng khi đi đại tiểu tiện.
 - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức phỏe con người.
 - GD HS có hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
II. chuẩn bị : Các hình trang 70, 71 SGK. 
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu tác hại của rác đối với sức khỏe con người.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Quan sát tranh 
Mục tiêu: Nêu tác hại của người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khỏe con người.
Cách tiến hành:
 - Bước 1: Quan sát cá nhân
 HS quan sát các hình trang 70, 71 SGK. 
 - Bước 2: GV yêu cầu một số em nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
 - Bước 3: Thảo luận nhóm 
 + Nêu tác hại của người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương (đường làng, ngõ xóm, bến xe, bến tàu,...).
 + Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên ?
 + Các nhóm trình bày, GV nhận xét và kết luận.
=> KL: Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hóa và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định ; không để vật nuôi phóng uế bừa bãi.
* HĐ 2 : Thảo luận nhóm
Mục tiêu : Biết được các loại nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh. 
Cách tiến hành:
 - Bước 1: GV chia thành nhiều nhóm và yêu cầu các em quan sát hình 3, 4 trang 71 SGK và trả lời theo gợi ý : Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình.
 - Bước 2: Thảo luận : Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau : 
 + ở địa phương bạn thường sử dụng loại nhà tiêu nào ?
 + Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ ?
 + Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ?
 Đại diện HS các nhóm phát biểu ý kiến. 
 GV căn cứ vào ý kiến của các nhóm để HD HS, ở các vùng khác nhau có loại nhà tiêu khác nhau nên cách sử dụng cũng khác nhau.
=> KL : Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - HS nhắc lại nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học. 
sáng Ngày soạn : 02 - 01 - 2015.
 Ngày dạy : Thứ 6 - 09 - 01 - 2015.
Tiết 1: tập làm văn
 nghe - kể : chàng trai làng phù ủng
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nghe và kể lại được câu chuyện Chàng trai làng Phù ủng. Viết lại được câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c. 
 - Rèn kĩ năng kể chuyện đúng, tự nhiên. Viết đúng nội dung, đúng ngữ pháp, rõ ràng, đủ ý.
 - Lắng nghe tích cực ; thể hiện tự tin ; quản lí thời gian.
 - GD HS tự hào về ông Phạm Ngũ Lão - một vị tướng rất giỏi của nước ta thời Trần. 
II. chuẩn bị : 
 - Tranh minh hoạ truyện Chàng trai làng Phù ủng trong SGK.
 - Bảng lớp viết ba câu hỏi gợi ý kể chuyện (BT1). 
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Bài tập 1
 - HS nghe - kể chuyện.
 + GV nêu yêu cầu của BT. Giới thiệu về Phạm Ngũ Lão.
 + Cả lớp đọc lại yêu cầu của bài, đọc 3 câu hỏi gợi ý ở trong SGK, quan sát tranh minh hoạ
+ GV kể chuyện lần 1, hỏi HS :
 . Truyện này có những nhân vật nào ? 
 . GV nói thêm về Trần Hưng Đạo.
 - GV kể lại lần 2, sau đó hỏi :
 . Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì ?
 . Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ? 
 . Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô ? 
 - HS tập kể
 . Từng tốp 3 HS tập kể lại câu chuyện. GV theo dõi giúp đỡ các nhóm.
 . 3 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
 . GV mời 3 HS phân vai kể lại toàn bộ câu chuyện.
 . Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất.
* HĐ2 : Bài tập 2
 - 1 HS đọc yêu cầu của BT.
 - HS làm bài. GV nhắc các em trả lời rõ ràng, đầy đủ, thành câu.(HS làm câu b hoặc c).
 - Một số HS đọc bài viết.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể chuyện hay, viết bài tốt.
 - Dặn dò HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Tiết 2: tự nhiên - xã hội
 vệ sinh môi trường (tiếp)
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật. Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải.
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm nhanh, đúng. 
 - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm làm ảnh hưởng tới vật và sức khỏe con người. Kĩ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường. Kĩ năng làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Kĩ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường. Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.
 - HS có ý thức và hành vi đúng, phòng tránh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng.
II. Chuẩn bị : 
- Các hình trong SGK trang 72,73.
- Thảo luận nhóm, tranh luận, điều tra.
III. các Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ?
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động :
* HĐ1: Quan sát tranh 
Mục tiêu : Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống.
Cách tiến hành :
 - Bước 1: Quan sát hình 1, 2 trang 72 SGK theo nhóm và trả lời theo gợi ý : Hãy nói và nhận xét những gì bạn thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai ? Hiện tượng trên có xảy ra nơi bạn đang sinh sống không ?
 - Bước 2: Gọi một vài nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm, các nhóm khác bổ sung.
 - Bước 3: Thảo luận nhóm các câu hỏi trong SGK.
 - Bước 4: Một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. GV phân tích cho HS hiểu nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người đặc biệt là nước thải từ các bệnh viện,...
=> Kết luận : SGV trang 93.
* HĐ2 : Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh 
Mục tiêu : Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải. 
Cách tiến hành :
 - Bước 1: Từng cá nhân hãy cho biết gia đình hoặc ở địa phương em thì nước thải được chảy đi đâu ? Theo em cách xử lí như vậy hợp lí chưa ? Nên xử lí ntn thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ?
 - Bước 2: Quan sát hình 3, 4 trang 73 SGK theo nhóm và TLCH :
 + Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh ? Tại sao ?
 + Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không ?
 - Bước 3: Các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình.
 GV lấy VD cụ thể để phân tích cho các em thấy nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người.
=> Kết luận : SGV trang 94.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT. 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
Tiết 3: toán
 Tiết 95 : số 10 000 - luyện tập
I. mục đích, yêu cầu :
 - Biết số 10 000 (mười nghìn hoặc một vạn). Biết về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.
 - Rèn luyện kĩ năng nhận biết, viết các số đúng, nhanh.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị : GV : 10 tấm bìa viết số (như trong SGK). 
III. các hoạt động dạy- học : 
1. Kiểm tra bài cũ: - GV viết các số gọi HS đọc : 9831 ; 1962 ; 5754 - HS, GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Giới thiệu số 10 000 
 - Cho HS lấy 8 tấm bìa có ghi và xếp như SGK rồi hỏi để HS trả lời và nhận ra có 8000 rồi đọc số : “tám nghìn”.
 - GV cho HS lấy thêm 1 tấm bìa có ghi rồi vừa xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa (như SGK) vừa trả lời câu hỏi : “tám nghìn thêm 1một nghìn là mấy nghìn ?”.Cho HS nêu lại câu trả lời rồi nhìn vào số 9000 ở dưới nhóm các tấm bìa và đọc số : “chín nghìn”.
 - GV cho HS lấy thêm 1 tấm bìa có ghi rồi vừa xếp tiếp vào nhóm 9 tấm bìa (như SGK) vừa trả lời câu hỏi : “chín nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn ?”. HS nêu lại câu trả lời rồi nhìn vào số 10 000 và đọc số : “mười nghìn”.
 - GV giới thiệu : số 10 000 đọc là mười nghìn hoặc một vạn. Gọi vài HS chỉ vào số 
10 000 và đọc số : “mười nghìn” hoặc “một vạn”.
 - GV nêu câu hỏi để HS trả lời và nhận biết số mười nghìn hoặc một vạn là số có năm chữ số, gồm 1 chữ số 1 và bốn chữ số 0.
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài, gọi một vài HS đọc các số tròn nghìn và trả lời câu hỏi để nhận biết các số tròn nghìn đều có tận cùng bên phải ba chữ số 0, riêng số mười nghìn có tận cùng bên phải bốn chữ số 0.
 - Rèn kĩ năng viết các số tròn nghìn từ 1000 đến 10 000.
Bài 2:
 - HD HS tương tự bài 1.
 - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. GV theo dõi giúp đỡ HS.
 - Củng cố về các số tròn trăm từ 9300 đến 9900.
 Bài 3: 
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - HDHS tương tự bài 2.
 - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. GV theo dõi giúp đỡ HS.
 - Củng cố về các số tròn chục từ 9940 đến 9990.
Bài 4: 
 - HDHS tương tự bài 3. nêu câu hỏi để giúp HS nhận ra 10 000 là 9999 thêm 1.
 - Chữa bài, GV chuẩn xác KT. 
Bài 5:
 - GV nêu từng số, chẳng hạn 2665 rồi cho HS viết số liền trước là 2664, và số liền sau là 2666.
 - Củng cố về số liền trước, liền sau của mỗi số.
3. Củng cố, dặn dò:
 - 3 HS đọc số 10 000.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc