Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 (Buổi chiều) - Năm học 2015-2016 - Cô Thu

Luyện Toán

ÔN LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu

- HS nắm chắc cách thức tính giá trị biểu thức ở các dạng :

+ Chỉ có tính cộng - trừ

+ Chỉ có tính nhân - chia

+ Có cộng trừ nhân chia

+ Có dấu ngoặc

II. Đồ dùng dạy học

 - Bảng nhóm.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ

- Tính giá trị của biểu thức:

 21 x 4 : 7

 342- 10 x 9

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Trực tiếp.

2. Luyện tập

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Bài tập yêu cầu gì?

- HS thực hành tính giá trị của biểu thức.

- GV yêu cầu lớp làm vở, 2HS làm bảng nhóm.

- Nhận xét, chữa bài.

 => Tính giá trị của biểu thức (chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có các phép tính nhân, chia).

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Bài tập yêu cầu gì?

- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. 3 HS làm bảng nhóm.

- Nhận xét, chữa bài.

 => Tính giá trị của biểu thức(có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia).

Bài 3: Mỗi số trong ô vuông là giá trị của biểu thức nào?

- Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu bài tập:

+ Tìm giá trị của các biểu thức trong hình.

+ Xét các kết quả trong mỗi hình vuông xem đó là giá trị của mỗi biểu thức nào thì nối vào hình tương ứng.

 Tổ chức thành trò chơi tiếp sức

* Củng cố: Tính giá trị của biểu thức

Bài 4:

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?

- GV gọi 1 HS lên bảng, lớp giải bài toán vào vở

- Nhận xét, chữa bài.

 Củng cố: giải toán bằng hai phép tính.

C. Củng cố, dặn dò

- GV gọi 1 HS đọc lại quy tắc tính gía trị biểu thức

- Nhận xét tiết học

- 2 HS lên bảng.

 21 x 4 - 7 342 – 10 x 9

 = 84 - 7 = 342 - 90

 = 77 = 252

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Tính giá trị của biểu thức

- Lớp làm vở, 2 HS làm bảng nhóm.

a) 655 - 30 + 25 = 625 + 25

 = 650

b)876 + 23 -300 = 899 - 300

 = 599

c)112 x 4 : 2 = 448: 2

 = 224

d) 884: 2 : 2 = 442 : 2

 = 221

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Tính giá trị của biểu thức

- Cả lớp làm bài vào vở. 3 HS làm bảng nhóm.

a) 25 + 5 x 5 = 25 + 25

 = 50

b) 160 – 48 : 4 = 160 - 12

 = 148

c) 732 + 46 : 2 = 732 + 13

 = 745

d) 974 - 52 x 3 = 974 - 156

 = 818

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS trả lời

- 1 HS lên bảng, lớp giải bài toán vào vở

 Bài giải

Cách 1:

 Số hộp cam là:

48 : 4 = 12(hộp)

Số thùng cam là:

12 : 2 = 6(thùng)

 Đáp số: 6thùng

Cách 2:

Mỗi thùng có số qủa cam là:

4 x 2 = 8 (quả )

Có số thùng cam là:

48 : 8 = 6 (thùng )

 Đáp số: 6 thùng

- HS đọc lại quy tắc tính gía trị biểu thức

- HS lắng nghe.

 

doc 5 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 (Buổi chiều) - Năm học 2015-2016 - Cô Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
	Ngày soạn: 11/12/2015
 	Ngày giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2015
Luyện Tiếng Việt
ÔN CHỮ HOA M
I. Mục tiêu
- Viết đúng chữ hoa M (1 dòng), T, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng) và câu ứng dụng: Một cây  hòn núi cao (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ viết hoa M.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
- Trực tiếp.
2. Hướng dẫn viết bảng con
a. Luyện viết chữ hoa.
- GV treo bảng phụ và nhắc lại quy trình viết chữ hoa M, T, B.
- GV viết mẫu chữ mẫu chữ M, kết hợp nhắc lại cách viết.
- Yêu cầu HS tập viết vào nháp.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
b. Luyện viết từ và câu ứng dụng 
- Đọc từ ứng dụng
- GV yêu cầu HS tập viết vào nháp.
- GV theo dõi uốn nắn.
- Đọc câu ứng dụng.
3. Hướng dẫn viết vào vở
- Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút,...
- Nêu yêu cầu viết vào vở ô li.
- Theo dõi, uốn nắn
4. Nhận xét, chữa bài 
- GV thu 5 - 7 bài. Nhận xét từng bài về cách trình bày, chữ viết,...
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS về nhà.
- Lắng nghe
- HS quan sát
- Theo dõi.
- Viết chữ M, T, B vào nháp.
- 2 HS đọc Mạc Thị Bưởi 
- HS viết Mạc Thị Bưởi vào nháp.
- 3 HS đọc
- HS nhắc lại.
- HS viết bài:
+ 1 dòng chữ M, cỡ chữ nhỏ
+ 1 dòng chữ T, B , cỡ nhỏ
+ 2 dòng Mạc Thị Bưởi, cỡ nhỏ
+ 4 dòng câu tục ngữ.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe
	Ngày soạn: 13/12/2015
	Ngày giảng: Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2015
Luyện Toán
ÔN LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- HS nắm chắc cách thức tính giá trị biểu thức ở các dạng :
+ Chỉ có tính cộng - trừ 
+ Chỉ có tính nhân - chia
+ Có cộng trừ nhân chia
+ Có dấu ngoặc
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Tính giá trị của biểu thức:
 21 x 4 : 7 
 342- 10 x 9 
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
- Trực tiếp.
2. Luyện tập
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài tập yêu cầu gì?
- HS thực hành tính giá trị của biểu thức.
- GV yêu cầu lớp làm vở, 2HS làm bảng nhóm.
- Nhận xét, chữa bài.
 => Tính giá trị của biểu thức (chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có các phép tính nhân, chia).
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. 3 HS làm bảng nhóm.
- Nhận xét, chữa bài.
 => Tính giá trị của biểu thức(có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia).
Bài 3: Mỗi số trong ô vuông là giá trị của biểu thức nào?
- Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu bài tập: 
+ Tìm giá trị của các biểu thức trong hình.
+ Xét các kết quả trong mỗi hình vuông xem đó là giá trị của mỗi biểu thức nào thì nối vào hình tương ứng. 
 Tổ chức thành trò chơi tiếp sức
* Củng cố: Tính giá trị của biểu thức 
Bài 4:
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- GV gọi 1 HS lên bảng, lớp giải bài toán vào vở
- Nhận xét, chữa bài.
 Củng cố: giải toán bằng hai phép tính.
C. Củng cố, dặn dò
- GV gọi 1 HS đọc lại quy tắc tính gía trị biểu thức
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng.
 21 x 4 - 7 342 – 10 x 9
 = 84 - 7 = 342 - 90
 = 77 = 252
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tính giá trị của biểu thức
- Lớp làm vở, 2 HS làm bảng nhóm.
a) 655 - 30 + 25 = 625 + 25
 = 650
b)876 + 23 -300 = 899 - 300
 = 599
c)112 x 4 : 2 = 448: 2
 = 224
d) 884: 2 : 2 = 442 : 2
 = 221
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tính giá trị của biểu thức
- Cả lớp làm bài vào vở. 3 HS làm bảng nhóm.
a) 25 + 5 x 5 = 25 + 25
 = 50 
b) 160 – 48 : 4 = 160 - 12
 = 148
c) 732 + 46 : 2 = 732 + 13
 = 745
d) 974 - 52 x 3 = 974 - 156
 = 818
87 -( 36 - 4) 
150 : (3+2) 
12 + 70 :2 
60 + 30 x 4 
(320 -20) x 3 
180
47
900
55
30
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS trả lời 
- 1 HS lên bảng, lớp giải bài toán vào vở
 Bài giải 
Cách 1:
	Số hộp cam là:
48 : 4 = 12(hộp)
Số thùng cam là:
12 : 2 = 6(thùng)
 Đáp số: 6thùng
Cách 2:
Mỗi thùng có số qủa cam là:
4 x 2 = 8 (quả )
Có số thùng cam là:
48 : 8 = 6 (thùng )
 Đáp số: 6 thùng 
- HS đọc lại quy tắc tính gía trị biểu thức
- HS lắng nghe.
Luyện Tiếng Việt
Rèn đọc: MỒ CÔI XỬ KIỆN
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy toàn bài.
- Giọng đọc phù hợp ngắt nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phảy, giữa các cụm từ .
II. Đồ dùng dạy học
 - SGK.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài Trực tiếp
2. Luyện đọc
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV theo dõi, hướng dẫn cách đọc.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu, đoạn, cả bài; kết hợp trả lời câu hỏi trong bài.
- GV yêu cầu HS luyện dọc theo nhóm.
- GV nhận xét và sữa cách đọc.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm từng đoạn. Sau đó yêu cầu 1 HS đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò
- Về nhà tiếp tục luyện đọc và TLCH trong bài.
- Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau. 
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nối tiếp đọc từng câu, đoạn, cả bài.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- 1 HS đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS lắng nghe.
Ngày soạn: 15/12/2015
	Ngày giảng: Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2015
Thực hành kiến thức
ÔN: AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP
I. Mục tiêu
- Nêu được một số qui định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp. 
II. Đồ dùng dạy học
- Hình minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
- Trực tiếp.
2. Các hoạt động 
a. Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát tranh trang 64, 65 trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Trong hình, ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông? Vì sao? 
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Tranh 1: Người đi xe máy đi đúng luật giao thông vì có đèn xanh, người đi xe đạp và em bé là đi sai vì sang đường lúc không đúng đèn báo hiệu.
- Tranh 2: Người đi xe đạp đi sai luật giao thông vì đi vào đường một chiều.
- Tranh 3: Người đi xe đạp ở phía trước là đi sai luật vì đi bên trái đường
- Tranh 4: Các bạn học sinh đi sai luật vì đi xe trên vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ.
- Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
- GV chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4 học sinh, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận câu hỏi :
+ Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông?
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung.
=> Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.
c. Hoạt động 3: Chơi trò chơi đèn xanh, đèn đỏ 
- GV cho HS cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải.
HS hô:
+ Đèn xanh: cả lớp quay tròn hai tay
+ Đèn đỏ: cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị. 
- Yêu cầu: Ai làm sai sẽ hát một bài
- Nhận xét, tuyên dương. 
C. Củng cố dặn dò. 
- Giáo dục cho HS có ý thức tham gia giao thông đúng luật, an toàn.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
- Tranh 5: Anh thanh niên đi xe đạp đi sai luật vì chở hàng cồng kềnh, vướng vào người khác, dễ gây tai nạn.
- Tranh 6: Các bạn học sinh đi đúng luật, đi hàng một và đi về phía tay phải.
- Tranh 7: Các bạn học sinh đi sai luật, chở 3 lại còn đùa vui giữa đường, bỏ hai tay khi đi xe đạp.
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- GV quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp chơi theo sự điều khiển của GV.
- HS làm sai hát.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 17 - thu - chiều.doc