Giáo án Lớp 3 - Tuần 12

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

A. TẬP ĐỌC :

- Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 HS khá, giỏi nêu được lí do chọn 1 tên truyện ở CH5.

B. KỂ CHUYỆN :

 Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc và kể chuyện SGK.

- Bảng phụ ghi các ý tóm tắt như SGK để HS kể chuyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Tổ chức lớp (1p)

2. Bài cũ (3p)

 - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ“Vẽ quê hương” và TLCH về nội dung bài.

 - GV nhận xét, ghi điểm.

 3. Dạy bài mới (55p)

 

doc 26 trang Người đăng honganh Lượt xem 2065Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HS năm trước về Ngày Nhà giáo Việt Nam.
2. HS: - Sưu tầm tranh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam.
	 - Vở tập vẽ, bút chì, màu .
III. Các hoạt động dạy - học
	1. Tổ chức lớp (1p)
	2. Bài cũ (2p)
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	3. Bài mới (35p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động 1: HD HS tìm, chọn nội dung đề tài 
- GV giới thiệu một số tranh và gợi ý HS nhận ra:
? Tranh nào vẽ về đề tài ngày 20 - 11?
? Tranh về ngày 20 - 11 có những hình ảnh gì?
- GV gợi ý HS nhận xét một số tranh:
? Nêu hình ảnh chính trong tranh?
? Hình ảnh phụ trong tranh là những hình ảnh nào?
? Em có nhận xét gì về màu sắc trong tranh?
 GV kết luận:
- Có nhiều cách vẽ tranh về ngày 20 - 11.
- Tranh phải thể hiện được không khí của ngày lễ:
+ Cảnh nhộn nhịp, vui vẻ của GV và HS.
+ Màu sắc rực rỡ của ngày lễ (quần áo, hoa ...).
+ Tình cảm của HS đối với thầy cô giáo.
c. Hoạt động 2: HD HS cách vẽ tranh .
- GV giới thiệu tranh và gợi ý HS cách thể hiện ND:
+ Tặng hoa thầy, cô giáo (ở lớp học, sân trường ...)
+ HS vây quanh thầy, cô giáo.
+ Cùng cha mẹ tặng hoa thầy, cô giáo.
+ Lễ kỉ niệm ngày 20 - 11.
- GV gợi HS cách vẽ tranh:
+ Vẽ hình ảnh chính, chú ý đến các dáng người cho tranh sinh động.
+ Vẽ các hình ảnh phụ.
+ vẽ màu theo ý thích.
d. Hoạt động 3: Thực hành vẽ tranh .
GV HD HS thực hành vẽ tranh, chú ý bao quát lớp và HD thêm cho những HS còn lúng túng.
e. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 
- GV tổ chức cho những HS hoàn chỉnh bài vẽ trưng bày bài.
- HD HS nhận xét về:
+ Nội dung (rõ hay chưa rõ .)
+ Các hình ảnh (sinh động hay chưa? .)
+ Màu sắc (tươi vui, hài hoà chưa?.)
- Có thể cho HS tự giới thiệu tranh của mình trước lớp.
- GV HD HS tìm tranh mà mình thích và xếp loại theo cảm nhận riêng.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi của GV.
- HS quan sát và nêu cách thể hiện ND.
- HS thực hành vẽ tranh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Những HS vẽ xong trưng bày bài.
- HS cả lớp quan sát, nhận xét và xếp loại các bài vẽ theo cảm nhận của mình.
	4. Củng cố - dặn dò (2p)
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn những HS chưa hoàn thành bài vẽ ở lớp về nhà vẽ tiếp.
	 Quan sát cái bát về hình dáng và ccáh trang trí để chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Tiết 23. Ôn các Động tác đã học của bài thể dục phát triển chung
Trò chơi: kết bạn
I. Mục tiêu
- Ôn 6 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân. Yêu cầu HS thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi: “Kết bạn”. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. 
II. Địa điểm, phương tiện
* Địa điểm: Trên sân trường được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
* Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ vạch cho trò chơi “Kết bạn’’.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp lên lớp
TG
SL
1. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học.
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát.
- Chạy chậm thành vòng tròn quanh sân.
- Chơi trò chơi: “Chẵn, lẻ’’.
- KT bài cũ: 
6 động tác thể dục đã học.
2p
1p
1p
3p
 Cán sự tập trung báo cáo sĩ số.
 ã ã ã ã ã ã
 ã ã ã ã ã ã
 ã ã ã ã ã ã
 D GV
-> Cán sự điều khiển lớp giậm chân sau đó chạy chậm thành vòng tròn. Chơi trò chơi do giáo viên điều khiển.
- GVgọi 4 HS tập theo nhịp hô của cán sự -> Giáo viên nhận xét, xếp loại từng em.
2. Phần cơ bản:
a. Ôn 6 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học.
 “Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân”
* Các tổ trình diễn thi đua.
b. Chơi trò chơi: “Kết bạn”
Yêu cầu: Học sinh chơi đúng luật, chủ động ( Thuộc vần điệu ).
12p
5p
8p
1L
 ã ã ã ã ã ã
 ã ã ã ã ã ã
 ã ã ã ã ã ã
D GV
* Tập cả lớp ( 1 lần ). 
 Giáo viên vừa làm mẫu vừa hô nhịp. 
* Tập theo tổ, tổ trưởng hô nhịp cho các bạn trong tổ tập.
 ã ã ã ã ã ã ã ã 
 ã ã ã ã ã ã ã ã 
 T1 T2 
D GV
 ã ã ã ã 
 ã ã ã ã 
 T3 
 Giáo viên đến từng tổ giúp đỡ.
- Từng tổ lên tập, cán sự điều khiển.
 Giáo viên theo dõi cùng lớp chấm thi đua.
- Gọi 1 số em sai ở 1 số động tác. Giáo viên uốn nắn sửa sai để cả lớp quan sát.
- Gọi 3 - 4 em tập đẹp để tuyên dương.
* Giáo viên nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi.
- Giáo viên trực tiếp điều khiển trò chơi:
+ Lần 1: Cho HS chơi thử.
+ Các lần sau chơi chính thức.
3. Phần kết thúc.
- HS đi theo vòng tròn, vỗ tay và hát.
- GVcùng HS hệ thống bài và nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về ôn các động tác thể dục đã học.
2p
1p
1p
-Theo đội hình vòng tròn. Vừa hát vừa vỗ tay bài: Lớp chúng ta đoàn kết. Giáo viên cùng múa và điều khiển học sinh.
-Giáo viên cho học sinh xuống lớp.
Chính tả 
Tiết 23. Nghe viết : Chiều trên sông hương
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần oc/ ooc ( BT2) .
 - Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy- học 
- Bảng phụ viết nội dung BT 2a. 
- 1 miếng trầu, mấy hạt thóc và vỏ trấu.
- VBT TV3.
III. Các hoạt động dạy- học 	
1. Tổ chức lớp (1p)
	2. Bài cũ (3p)
- GV đọc 2, 3 HS viết bảng lớp, lớp viết vở nháp: nhoẻn cười, nghẹn ngào, trống rỗng, chống chọi.
- GV nhận xét, ghi điểm.
	3. Bài mới (35p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS viết chính tả .
* Hướng dẫn HS chuẩn bị 
- GV đọc diễn cảm toàn bài “Chiều trên sông Hương” một lượt. 
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung đoạn viết, hỏi:
? Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương?
- GV: Phải thật yên tĩnh, người ta mới có thể nghe thấy tiếng gõ lanh canh của thuyền chài.
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả. GV hỏi:
? Những chữ nào trong bài viết hoa? Vì sao ?
- HD HS tập viết những từ hay viết sai.
GV đọc từng từ cho HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp.
* Viết chính tả 
- GV đọc lại bài chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, chú ý uốn nắn tư thế HS.
* Chấm, chữa bài
- GV đọc lại bài để HS soát và chữa lỗi trong bài viết.
- GV chấm 5,7 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.
c. HD HS làm bài tập chính tả 
* Bài tập 2: 
- GV nêu yêu cầu.
- GV nhận xét , chốt lời giải đúng: “ con sóc, mặc quần soóc, cần cẩu móc hàng, kéo xe rơ-moóc”
* Bài tập 3a: GV cho HS làm việc cá nhân quan sát tranh minh hoạ gợi ý để giải câu đố.
- GV mời 1 số HS có lời giải đúng và 1 số HS có lời giải sai giơ bảng cho cả lớp xem, đọc và giải thích lời giải đố của mình.
- GV cùng HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng: “ trâu, trầu, trấu).
- GV giới thiệu miếng trầu, vỏ trấu của thóc để HS hiểu thêm từ ngữ vừa tìm được.
- 1 HS đọc lại bài chính tả.
- Khói toả nghi ngút cả 1 vùng tre trúc trên mặt nước; tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẻ cá cuối cùng, khiến mặt sông nghe như rộng hơn .
- HS tập viết những từ hay viết sai: nghi ngút, tre trúc, khúc quanh 
- 2,3 HS nhìn bảng đọc lại.
- HS ghi nhớ những tiếng khó hoặc dễ lẫn trong bài chép.
- HS viết bài vào vở.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
* Cả lớp đọc yêu cầu của bài, làm bài theo nhóm đôi.
- 1 HS lên bảng phụ làm bài. 
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
* HS quan sát tranh minh hoạ gợi ý lời giải để giải đúng câu đố, ghi lời giải vào bảng con (bí mật lời giải).
- Sau thời gian quy định, cả lớp giơ bảng.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò (2p)
- GV nhận xét tiết học, rút kinh nghiệm về cách viết bài chính tả. 
 - Yêu cầu HS ghi nhớ cách viết các từ trong BT2; HTL các câu đố trong BT3a.
	Chuẩn bị bài chính tả sau.
Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm2009.
Tập đọc 
Tiết 36. Cảnh đẹp non sông
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ bảy chữ trong bài.
- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.( trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2 – 3 câu ca dao trong bài)
II. Đồ dùng dạy- học: 	
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	Bảng phụ viết doạn thơ cần HD HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học 
	1. Tổ chức lớp (1p)
	2. Bài cũ (4-5p)
- Mời 3 HS kể tiếp nối 3 đoạn câu chuyện : Nắng phương Nam. TLCH về ND bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
	3. Bài mới (34p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài
b. Luyện đọc 
* GV đọc diễn cảm bài thơ.
* GV HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
GV theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS.
- Đọc từng câu thơ trước lớp.
- Luyện đọc từng câu thơ.
+ GV HD HS ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ:
Câu 1: Đồng Đăng/ ... Kì Lừa,/
 Có nàng Tô Thị,/ ... Tam Thanh.//
Câu 3: Đường vô xứ Nghệ/ quanh quanh,/
 Non xanh nước biếc/ ... hoạ đồ.//
Câu 6: Đồng Tháp Mười/ ... cánh/
 Nước Tháp Mười/ ... tôm.//
+ GV giúp HS hiểu nghĩa những từ ngữ được chú thích trong bài ....
- Đọc từng câu thơ trong nhóm đôi.
c. HD tìm hiểu bài 
- GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và phần chú giải cuối bài, TLCH.
? Mỗi câu ca dao nói đến một vùng. Đó là những vùng nào ? (GV hỏi lần lượt từng câu thơ để HS trả lời)
+ GV kết hợp ghi và giảng từ như phần chú giải SGK.
 GV bổ xung: 6 câu ca dao trên nói về cảnh đẹp 3 miền Bắc - Trung - Nam trên đất nước ta. Câu 1, 2 nói về cảnh đẹp ở miền Bắc; câu 3, 4 nói về cảnh đẹp miền Trung; Câu 5, 6 nói về cảnh đẹp ở miền Nam.
? Mỗi vùng có cảnh gì đẹp?
? Theo em, ai đã giữ gìn, tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn ?
d. Luyện đọc lại và HTL 
- GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc. 
GV đọc mẫu.
? Cô đọc nhấn giọng những từ ngữ nào?
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng tại lớp 6 câu ca dao bằng cách xoá dần.
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc.
GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
- HS đọc tiếp nối mỗi em 2 dòng thơ.
- 6HS nối tiếp nhau đọc 6 câu thơ.
HS theo dõi, nhận xét.
- HS luyện đọc từng khổ thơ theo HD của GV.
- HS luyện đọc theo cặp (2p).
- 2 nhóm thi đọc bài.
* HS đọc thầm toàn bài và phần chú giải cuối bài, TLCH.
HS thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm trả lời:
- câu 1: Lạng Sơn; - câu 6: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp.
* HS đọc thầm lại toàn bài, trao đổi nhóm đôi(1p), TLCH.
- (HS nêu cảnh đẹp của mỗi vùng dựa vào từng câu ca dao.)
- Cha ông ta từ bao đời nay đã gây dựng nên đất nước này; giữ gìn, tô điểm cho non sông ngày càng tươi 
- HS luyện đọc hay đoạn thơ.
- HS HTL bài thơ.
- HS thi đọc thuộc dưới nhiều hình thức.
4. Củng cố - dặn dò (2p)
? Bài thơ này giúp em hiểu điều gì? (Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp ...)
- Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
	Chuẩn bị bài TĐ - KC: Người con của Tây Nguyên.
Tập viết 
Tiết 12. ôn chữ hoa : H
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Viết đúng chữ hoa H( 1 dòng), N, V( 1 dòng); viết đúng tên riêng Hàm Nghi ( 1 dòng) và câu ứng dụng: Hải Vânvịnh Hàm (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV :Mẫu chữ viết hoa H, N, V; Tên riêng. 
- HS : Vở tập viết, bảng con, phấn ....
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Tổ chức lớp (1p)
2. Bài cũ (4p) 
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà. 
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con : Ghềnh Ráng.
- GV nhận xét, ghi điểm.
	3. Bài mới (34p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS viết trên bảng con .
* Luyện viết chữ viết hoa.
? Tìm những chữ cái được viết hoa trong bài?
- GV đính bảng mẫu chữ viết hoa.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ H, N, V.
* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng).
- GV giới thiệu: Hàm Nghi (1872- 1943) làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân pháp, bị thực dân pháp bắt và đưa đi đày ở An-giê-ri rồi mất ở đó.
- GV đính bảng mẫu chữ: Hàm Nghi.
- GV viết mẫu lên bảng.
* Luyện viết câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu: ND câu ca dao tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp và hùng tráng ở miền Trung nước ta. Đèo Hải Vân là dãy núi cao nằm giữa tỉnh Thừa Thiên- Huế và thành phố Đà Nẵng. Vịnh Hàm là vịnh ở Đà Nẵng. Còn Hòn Hồng chưa rõ hòn đảo hay ngọn núi nào. Có sách chép là Hòn Hành, tức Thông Sơn - một ngọn núi trong dãy núi Hải Vân. Câu ca dao trong bài được trích theo các tài liệu của Nguyễn Văn Ngọc, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Xuân Kính và Hợp tuyển thơ văn VN.
? Trong câu ca dao này, những chữ nài được viết hoa? Vì sao?
- GV đưa mẫu câu ứng dụng.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết 
- GV nêu yêu cầu về số dòng viết:
+ Các chữ viết hoa viết 2 dòng cỡ nhỏ.
+ Từ ứng dụng viết 2 dòng cỡ nhỏ.
+ Câu ứng dụng viết 1 lần cỡ nhỏ.
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết đúng.
d. Chấm, chữa bàip
- GV thu chấm nhanh 5 - 7 bài.
- Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
* HS đọc bài tập viết trong SGK.
- HS tìm các chữ viết hoa có trong bài
- HS quan sát nhận xét, HS khá, giỏi nêu cách viết từng chữ.
- HS lên bảng viết, cả lớp viết từng chữ (H, N, V) trên bảng con.
* HS đọc từ ứng dụng: Hàm Nghi.
- HS nhận xét độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa các con chữ và các chữ.
- HS tập viết trên bảng con, 1 HS lên viết trên bảng lớp.
* 1 HS đọc to câu ứng dụng: Hải Vân  Hàm.
- HS quan sát, nhận xét cách viết.
- HS tập viết trên bảng con, HS lên viết các chữ: Hải Vân, Hòn Hồng.
* HS viết bài vào vở tập viết.
4. Củng cố - dặn dò (2p)
- GV nhận xét tiết học. Biểu dương những HS viết chữ đúng, đẹp.
 - Nhắc những HS viết chưa xong bài về nhà viết tiếp. Khuyến khích HS học thuộc câu ứng dụng.
	Chuẩn bị bài 13.
Toán 
Tiết 58. Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 - Biết thực hiện gấp 1 số lên nhiều lần và vận dụng giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ kẻ BT4.
III. Các hoạt động dạy học
	1. Tổ chức lớp (1p)
2. Bài cũ (3p)
? Muốn biết 16 cm gấp 4cm bao nhiêu lần ta làm tn ?
? Muón biết số lớn gấp số bé bao nhiêu lần ta làm tn ?
	3. Bài mới (3p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài
b. HD HS làm bài tập 
* Bài 1: 
? Bài tập thuộc dạng toán nào đã học?
? Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé ta làm tn?
- GV cùng HS nhận xét, chốt cách làm.
* Bài 2: 
- Cho học sinh tự giải các bài toán a) và b) rồi nêu miệng bài giải.
* Bài 3: 
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
? Bài này thuộc dạng toán nào đã học?
- GV cùng HS nhận xét, khắc sâu cách giải.
 * Bài 4 : 
- GV đưa bảng phụ kẻ BT.
? Bảng này cho biết gì? Yêu cầu gì?
? Muốn so sánh số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm thế nào?
? Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?
- GV giúp HS hiểu mẫu.
- GV cùng HS nhận xét, khắc sâu cách làm 2 dạng bài tập trên.
* 1 HS đọc to đầu bài.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm.
HS nhận xét, nêu lại cách làm.
* HS đọc bài toán.
- HS trả lời miệng.
* Lớp đọc thầm bài toán.
- 1 HS lên tóm tắt, 1 HS lên giải, lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp nhận xét.
- Cả lớp làm bài vào SGK bằng bút chì, gọi HS lên làm trên bảng phụ.
- HS nhận xét, nêu cách làm.
4. Củng cố- dặn dò (2p)
- GV giúp HS khắc sâu các kiến thức vừa luyện.
- Dặn HS về ôn bài, HS yếu làm bài 1,2 trong VBT .
	 Chuẩn bị bài: Bảng chia 8.
Tự nhiên và xã hội
Tiết 23. Phòng cháy khi ở nhà
I. Mục tiêu
 - Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
 - Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.
 HS khả, giỏi:
- Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Các hình trong SGK trang 44, 45.
 - Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý HĐ1.
III. Các hoạt động dạy- học 
	1. Tổ chức lớp (1p)
	2. Bài cũ (2p)
 Gọi 2 HS mang sơ đồ họ hàng nội, ngoại của mình để GV kiểm tra.
	3. Bài mới (30p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động 1: Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra 
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS quan sát H1, 2 trong SGK (44, 45) để hỏi và trả lời theo gợi ý GV ghi ở bảng phụ:
? Em bé ở trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?
? Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1?
? Điều gì sẽ sảy ra nếu can dầu hoả hoặc đống củi khô bị bắt lửa?
? Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trọng việc phòng cháy? Tại sao?
- GV đi tới các nhóm giúp đỡ thêm cho các em.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV gọi một số HS trình bày kết quả theo cặp.
- GV nhận xét, giúp HS rút ra kết luận: Bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp.Các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hoả được để xa bếp.
* Bước 3 : GV cùng HS kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà mình đã được chứng kiến hoặc biết được qua các thông tin đại chúng.
 Tiếp theo, GV cho HS thảo luận để tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân gây ra những vụ hoả hoạn đã kể ra ở trên nhằm giúp các em hiểu được: cháy có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi và có rất nhiều nguyên nhân gây ra cháy. Phần lớn các vụ cháy đó lẽ ra là tránh được nếu mọi người có ý thức phòng cháy.
c. Hoạt động 2: Thảo luận đóng vai 
* Bước 1: Động não.
 - GV đặt vấn đề cho cả lớp:
? Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn ?
* Bước 2: Thảo luận nhóm 4 và đóng vai.
Dựa vào ý kiến HS nêu ở trên, GV giao cho 2 nhóm đi sâu tìm biên pháp khắc phục hoả hoạn ở nhà và đóng vai.
- Nhóm 1, 2 thảo luân: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà mình? Trong khi đun nấu, bạn và những người trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy?
- Nhóm 3, 4 thảo luận: Theo bạn những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hoả ... nên được cất giữ ở đâu trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình?
- Nhóm 5, 6 thảo luận: Bếp nhà bạn còn chưa được gọn gàng ngăn nắp. Bạn có thể nói hoặc làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, sắp xếp lại hoặc thay đổi chỗ cất giữ những thứ dễ cháy có trong bếp?
* Bước 3:Làm việc cả lớp. 
- GV yêu cầu HS rút ra bài học ( như mục “Bạn cần biết. SGK/ 45).
d. Hoạt động 3: Chơi trò chơi Gọi cứu hoả.
* Bước 1: GV nêu tình huống cháy cụ thể.
* Bước 2: Thực hành báo động cháy, theo dõi phản ứng của HS tn?.
- GV gọi một số HS lên trình bày trước lớp.
- GV nêu vấn đề để cả lớp cùng phân tích sâu.
* Bước 3 : GV nhận xét và hướng dẫn một số cách thoát hiểm khi gặp cháy, ...; cách gọi điện thoại 114 để báo cháy ở thành phố.
- HS thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu của GV.
- Mời 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Cả lớp nhận xét, bổ xung.
- Mỗi HS nêu một vật dễ cháy hiện đang có ở nhà mình và nơi cất chúng theo các em là chưa an toàn
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm cử bạn lên trìnhbày kết quả thảo luận.
 - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò (2p)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS thực hiện tốt nội dung bài học .
	Chuẩn bị bài: Một số hoạt động ở trường.
 Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm2009.
Toán
Tiết 59. Bảng chia 8
I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán( có 1 phép chia 8)
II. Đồ dùng dạy học:
Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Tổ chức lớp (1p)
	2. Bài cũ (2p)
	Gọi 2 HS đọc thuộc bảng nhân 8.
	GV nhận xét, ghi điểm.
	3. Bài mới (35p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh lập bảng chia 8 .
Nguyên tắc chung để lập bảng chia 8 là dựa vào bảng nhân 8.
- GV cũng lấy 1 tấm thẻ có 8 chấm tròn:
? 8 lấy 1 lần bằng bn? (GV ghi: 8 x 1 = 8)
+ GV chỉ vào tấm bìa 8 chấm tròn, hỏi tiếp:
? Lấy 8 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được mấy nhóm? 
? Vậy 8 chia 8 bằng bn? 
+ GV ghi: 8 : 8 = 1
 - GV cũng lấy hai tấm thẻ, mỗi tấm thẻ có 8 chấm tròn.
? Mỗi tấm thẻ có 8 chấm tròn, lấy hai lần được mấy chấm tròn? (8 x 2 = 16)
? 16 chấm tròn chia đều vào hai tấm thẻ mỗi tấm thẻ 8 chấm tròn thì được mấy tấm thẻ? (2 tấm thẻ)
? Vậy 16 chia 8 bằng bn?
+ GV viết bảng: 16 : 8 = 2
? Ai có cách tính khác? (HS khá giỏi nêu cách khác)
- GV HD HS tương tự với trường hợp :
8 x 3 = 24; 24 : 8 = 3
- Các phép chia còn lại, cho HS nêu công thức nhân 8 rồi tự lập công thức chia 8 tương ứng.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc bảng chia 8 bằng cách che dần kết quả.
c.Thực hành 
* Bài 1( cột 1, 2 , 3) HS khá, giỏi làm hết các BT.
? Tính nhẩm là ntn?
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu miệng từng phép tính. 
- GV lưu ý phép chia có tính quy luật 8 : 8;
 0 : 8
* Bài 2: (cột 1, 2, 3) HS khá, giỏi làm các BT còn lại.
? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia trong từng cột tính? 
* Bài 3:
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- GV củng cố cách giải bài toán.
* Bài 4: tiến trình tương tự bài 3.
Khi chữa bài, GV giúp HS nhận ra phân biệt chia thành 8 phần bằng nhau và chia thành nhóm 8.
? (HS khá, giỏi) Hai bài này có gì giống và khác nhau?
Lưu ý đơn vị ở bài toán này là “hàng”.
- HS chuẩn bị các tấm thẻ có 8 chấm tròn.
- HS lấy 1 tấm thẻ có 8 chấm tròn.
+ HS đọc phép tính
- HS lấy 2 tấm thẻ có 8 chấm tròn.
+ HS đọc phép tính
- Dựa vào phép nhân 8 x 2 = 16, ta có 16 : 8 = 2
- HS lập tiếp các phép chia còn lại của bảng chia 8.
- HS tiếp nối nhau lên viết kết quả vào các công thức còn lại của bảng chia 8.
- 2 HS đọc bảng chia 8.
- HS luyện đọc thuộc bảng chia 8.
- 2 HS đọc thuộc bảng chia 8.
* HS nêu yêu cầu
- HS làm miệng theo nhóm đôi.
- HS nối tiếp nhau nêu miệng từng phép tính. Lớp nhận xét kết quả.
* HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS cả lớp làm bài vào vở, 4 HS nối tiếp lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét kết quả.
- lấy tích chia cho một thừa số được thừa số kia.
* HS đọc bài toán.
- 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét, nêu câu trả lời khác.
	4. Củng cố - dặn dò (2p)
- 1HS đọc lại bảng chia 8.
- Dặn HS về HTL bảng chia 8, làm các BT trong VBT.
	Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Thể dục
Tiết 24. Động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung
Trò chơi: ném bóng trúng đích
I. Mục tiêu
- Ôn 6 động tác của bài thể dục phát triển chung: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân. Yêu cầu học sinh thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi: “Ném trúng đích”. Yêu cầu học sinh biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. 
II. Địa điểm, phương tiện
* Địa điểm: Trên sân trường được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
* Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ vạch cho trò chơi “Ném trúng đích”.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
phương pháp lên lớp
TG
SL
1. Phần mở đầu:
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12 lop 3.doc