Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Thu Hà

Kể chuyện

CẬU BÉ THÔNG MINH

I. Mục tiêu.

1. Rèn kĩ năng nói:

 + HS dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện.

 + Biết phối hợp lời kể chuyện với điệu bộ, nét mặt, thể hiện lời nhân vật.

2. Các em biết nghe, nhận xét, đánh giá, kể tiếp lời của bạn.

II. Đồ dùng dạy học

 + Tranh minh họa bài tập đọc.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Ổn định tổ chức.

 + Hát.

 2. Dạy bài mới.

2.1. Giới thiệu bài (1-2')

1. GV nêu nhiệm vụ

+GV ghi bảng yêu cầu của câu chuyện.

-Trong SGK phần kể chuyện gồm mấy bức tranh?

2. Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

+ GV treo tranh theo thứ tự .GV kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1.

Hướng dẫn học sinh quan sát tranh

Học sinh kể theo nhóm 4

Gọi học sinh nhận xét

+ Nhận xét: nội dung, cử chỉ, cách trình bày, nét mặt của bạn.

Gọi học sinh kể cá nhân

Gọi học sinh nhận xét

Giáo viên nhận xét

3. Củng cố, dặn dò (4-6')

+ Trong câu chuyện này em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?

+ Tập kể lại câu chuyện cho bạn bè, người thân nghe.

+ Nhận xét giờ học.

Cả lớp đọc thầm và chia đoạn ?

+ HS quan sát lần lượt 3 bức tranh minh họa của 3 đoạn , kể. (nhóm 4)

+ HS lần lượt lên chỉ vào tranh , kể chuyện (6 em).

+ HS lên chỉ tranh kể lần lượt toàn truyện (1 em).

 

doc 23 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M (1 TIẾT)
I. Mục tiêu
1. HS đọc trôi chảy cả bài. Chú ý đọc đúng: nằm ngủ, cạnh lòng, nụ, ấp, siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ.
	+ Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và các khổ thơ.
2. HS nắm được nghĩa một số từ mới: siêng năng, giăng giăng.
	+ Hiểu được nội dung từng câu thơ và ý nghĩa của bài thơ: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và rất đáng yêu.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học
	+ GV: Tranh minh họa SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (2-3'). 
3 HS kể đọc nối tiếp đoạn trong câu chuyện: Cậu bé thông minh.
GV nhận xét, ghi điểm.
2.Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài (1-2')
2.2. Luyện đọc đúng (15-17')
 a. GV đọc mẫu toàn bài: giọng vui tươi, dịu dàng, tình cảm.
 b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Bài thơ gồm mấy khổ thơ? Các em chú ý nhẩm thuộc.
* Khổ thơ 1 và 2
+ Dòng thơ 3 và 4: nụ (n), xinh (x). Chú ý ngắt sau mỗi dòng thơ.
+ Dòng thơ 7 và 8: ấp, lòng (l)
+ GV hướng dẫn đọc.
+ Giải nghĩa: ôm, ấp, gần
+ Hướng dẫn đọc khổ thơ 1 và 2: 
* Khổ thơ 3 , 4 và 5
+ Dòng 1 và 2 (khổ thơ 4): siêng (s), năng (n)
+ Dòng thơ 3 và 4 (khổ thơ 4): nở (n), giăng giăng (âm gi)
+ GV hướng dẫn đọc.
+ Giải nghĩa từ: siêng năng, giăng giăng (SGK),Thủ thỉ (lời nói nhỏ nhẹ, tình cảm)
+ Hướng dẫn đọc khổ thơ 3,4,5: giọng vui, tình cảm, ngắt sau mỗi dòng thơ, nghỉ sau mỗi khổ thơ . 
* Đọc nối khổ thơ: 
* Đọc cả bài thơ. GV hướng dẫn đọc toàn bài 
2.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10-12')
Đọc thầm khổ thơ 1 và câu hỏi 1.
- Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
- Các ngón tay của bé được so sánh với gì?
Chốt: Tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh khi tả bàn tay của bé.
Đọc thầm khổ thơ 2,3,4 và câu hỏi 2
- Hai bàn tay của bé thân thiết với bé như thế nào?
	· Buổi tối?	· Buổi sáng?
	· Khi bé học bài? 
	· Những khi một mình? 
Đọc thầm khổ thơ 5.
- Bé có tình cảm như thế nào đối với đôi tay của mình? Vì sao?
Chốt: Bé rất yêu đôi bàn tay của mình vì nó rất đẹp, có ích và đáng yêu
- Trong 5 khổ thơ, em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
2.4 Luyện đọc thuộc lòng (5-7')
 + GV yêu cầu HS đọc thầm từng khổ thơ để thuộc.
 + GV tiếp tục làm như vậy với 3 khổ thơ còn lại.
 3. Củng cố, dặn dò (4-6')
+ GV nhắc nhở HS chú ý giữ vệ sinh đôi bàn tay của mình.
+ Tiếp tục học thuộc bài thơ.
HS kể đọc nối tiếp đoạn trong câu chuyện: Cậu bé thông minh.
HS luyện đọc.
HS luyện đọc (dãy)
HS chú giải SGK.
HS luyện đọc 4-5 em.
HS luyện đọc (dãy)
HS chú giải SGK
HS luyện đọc 4-5 em.
1 lượt/5 em 
- HS đọc 1-2 em.
Khổ 1: Bàn tay đẹp như nụ hoa.
Khổ 2: Luôn ở bên em
Khổ 3: Rất đẹp.
Khổ 4: Làm nở hoa.
Khổ 5: Vui, thú vị.
Hai bàn tay rất đẹp.
(Hai hoa ngủ cùng bé)
(Tay giúp bé đánh răng, chải tóc)
(Bàn tay siêng năng lam cho hàng chữ nở hoa trên giấy)
(Bé thủ thỉ tâm sự với đôi bàn tay bé như với bạn) 
 HS đọc từng khổ (cá nhân), đọc thuộc khổ thơ 1 và 2.
+ 1 HS đọc thuộc cả bài thơ.
Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2016
Toán
LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu
 - Giúp HS ôn tập, củng cố kĩ năng cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số.
 - Củng cố, ôn tập bài toán về tìm x. Giải bài toán (có lời văn) và ghép hình.
II/Đồ dùng dạy -học 
- GV và HS có 4 hình tam giác vuông cân.
III/Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1,Hoạt đông 1: Kiểm tra bài cũ (3-5 phút) - (miệng)
 Tính nhẩm: 900 +50 + 6 = 800 - 500 = 
- Nêu tên gọi thành phần và kết quả trong các phép tính trên?
2.Hoạt động 2: Bài mới (32-34 phút)
Bài 1: (bảng con)4-5’
- Khi đặt tính và thực hiện các phép tính cộng (trừ) các số có 3 chữ số với số có hai chữ số em cần lưu ý gì?
- Khi cộng (trừ) 2 số em thực hiện theo thứ tự nào? 
Bài 2: (vở)4-5’
- xác định tên thành phần chưa biết trong phép tính là gì. 
- x là thành phần nào trong mỗi phép tính trên? 
- Muốn tìm số hạng, số bị trừ chưa biết em làm thế nào?
Bài 3: (Vở)5-6’
- Giáo viên theo dõi, chấm chữa, nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 4: (H thực hành xếp hình theo nhóm đôi.) 5-6’
- Muốn ghép được các hình tam giác đã cho thành hình con cá em làm như thế nào?
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (3’)
- Muốn tìm số hạng, số bị trừ chưa biết em làm thế nào?
Đặt tính rồi tính:
Thực hiện từ phải sang trái, phải thẳng cột thẳng hàng với nhau.
HS tự làm
Tìm x:
a)Hiệu+số trừ b)Tổng-SH đã biết
Giải
Số nữ của đội đồng diễn có là:
 285-140 = 145 (em)
 Đáp số: 145 em
Quan sát mẫu- phân tích hình.
Luyện từ và câu
ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT . SO SÁNH
I. Mục tiêu
1. Ôn về các từ chỉ sự vật.
2. Bước đầu làm quen với biện pháp tu từ: so sánh.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ(1-2'): KT sự chuẩn bị của HS 
2.Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài (1-2')
2.2. Hướng dẫn luyện tập (28-30')
* Bài 1 . Tìm và ghi vở các từ chỉ sự vật.
+ Yêu cầu HS làm miệng từng dòng. GV ghi bảng.
+ Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Thế nào là từ chỉ sự vật?
* Bài 2
+ HS đọc thầm, đoc to yêu cầu của bài.
+ GV làm mẫu phần 1: HS đọc to phần a.
- Hai bàn tay em được so sánh với gì?
GV gạch chân 2 sự vật được so sánh
- Tại sao mỗi sự vật nói trên lại được so sánh với nhau?
- Người ta dùng từ nào để so sánh trong các ví dụ trên?
- Các sự vật có nét giống nhau được so sánh với nhau. Sự so sánh đó làm cho sự vật xung quanh chúng ta trở nên đẹp và có hình ảnh.
* Bài 3 GV nhận xét, bổ sung.
- Cần quan sát kĩ các sự vật, hiện tượng xung quanh để tìm sự so sánh.
3. Củng cố, dặn dò (3-5')
+VN: Tự quan sát và tìm xem có thể so sánh các sự vật nào với nhau
+ HS đọc yêu cầu/SGK.
Tay em, răng, hoa nhài, tóc, 
Chỉ người, bộ phận của người, đồ vật, cõy cối...
Hai bàn tay em - Hoa đầu cành
Mặt biển - Tấm thảm khổng lồ
Dấu “á”- Vành tai nhỏ
+ Tương tự HS làm SGK , trao đổi cặp 
+ Làm miệng từng cặp . Nhận xét.
+ HS đọc thầm, 1 HS đọc to yêu cầu của bài
+ HS làm miệng.
Luyện giải toán
Luyện : Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số
 I. Mục tiêu
	- Giúp HS ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
	- Rèn kĩ năng đọc, viết các số có ba chữ số
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ + phiếu BT viết bài 1
	HS : vở bài tập toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. ổn định tổ chức ( kiểm tra sĩ số )
B. Kiểm tra bài cũ
C. Bài mới 
1. HĐ1 : Đọc, viết các số có ba chữ số
* Bài 1( trang 3)
- GV treo bảng phụ
- 1 HS đọc yêu cầu BT
- GV phát phiếu BT
* Bài 2( trang 3)
- GV treo bảng phụ
- 1 HS đọc yêu cầu BT
- Phần a các số được viết theo thứ tự nào ?
- Phần b các số được viết theo thứ tự nào ?
2. HĐ2 : So sánh các số có ba chữ số
* Bài 3( trang 3)
- Yêu cầu HS mở SGK, đọc yêu cầu BT
- GV HD HS với trường hợp 30 + 100 .. 131 Điền luôn dấu, giải thích miệng, không phải viết trình bày
- GV quan sát nhận xét bài làm của HS
* Bài 4( trang 3)
- Đọc yêu cầu BT
- Vì sao em chọn số đó là số lớn nhất ?
- Vì sao em chọn số đó là số bé nhất ?
* Bài 5( trang 3)
- Đọc yêu cầu bài tập
- HS hát
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
+ Viết ( theo mẫu )
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm phiếu
- Đổi phiếu, nhận xét bài làm của bạn
- 1 vài HS đọc kết quả ( cả lớp theo dõi tự chữa bài )
+ Viết số thích hợp vào ô trống
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét bài làm của bạn
a) 310, 311, 312, 313, 314, 315, 316, 317, 318, 319.
b) 400, 399, 398, 397, 396, 395, 394, 393, 392, 391.
- Các số tăng liên tiếp từ 310 dến 319.
- Các số giảm liên tiếp từ 400 dến 391.
+ Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
- HS tự làm bài vào vở
303 < 330 30 + 100 < 131
615 > 516 410 - 10 < 400 +1
199 < 200 243 = 200 + 40+3
+ Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số
- HS tự làm bài vào vở
- Vì số đó có chữ số hàng trăm lớn nhất
- Vì số đó có chữ số hàng trăm bé nhất
+ HS đọc yêu cầu BT
- HS tự làm bài vào vở
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn
 162, 241, 425, 519, 537, 830.
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé
 830, 537, 519, 425, 241, 162.
- HS đổi vở, nhận xét bài làm của bạn
Chính tả (Tập chép)
CẬU BÉ THÔNG MINH 
I. Mục tiêu. 
1. Rèn kỹ năng viết chính tả.
	+ Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ, từ "Hôm sau .. xẻ thịt chim" trong bài: Cậu bé thông minh.
 + Củng cố cách trình bày một đoạn văn.
	+ Viết đúng: Chim sẻ, làm, sứ giả, này, xẻ, kim khâu...
2. Ôn lại bảng chữ cái:
	+ Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng.
	+ Thuộc lòng tên 10 chữ đầu trong bảng.
II. Đồ dùng dạy học
	+ GV : bảng phụ
	+ HS : bảng con
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (2-3'). 
	+GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài (1-2')
2.2. Hướng dẫn viết chính tả (10-12')
 a. GV đọc mẫu bài viết 
 b. Nhận xét chính tả.
- Lời nói của cậu bé được đặt sau những dấu chấm câu nào?
- Những chữ nào trong bài được viết hoa? 
c. Phân tích chữ ghi tiếng khó
- GV ghi tiếng khó : chim sẻ, xẻ thịt, này d.GV đọc những chữ ghi tiếng khó.
 2.3 Viết chính tả (13-15')
+ GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách trình bày.
- GV có hiệu lệnh bắt đầu viết và kết thúc bài.
2.4.Chấm, chữa bài (3-5')
+ GV đọc bài 1 lần.	
+ GV chấm bài.
2.5. Hướng dẫn làm bài tập chính tả (5-7')
 Bài 2. GV chữa và chấm bài.
3. Củng cố, dặn dò (1-2')
	+ Nhận xét giờ học.
HS đọc thầm.
HS phát âm, phân tích 
HS viết bảng con: sẻ, xẻ, này.
+ HS tập chép bài vào vở.
- HS soát lỗi, chữa lỗi.ghi số lỗi.
+ HS nêu yêu cầu.
+ HS làm vào vở.
HS làm VBT
Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2016 
Toán
CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ 1 lần)
I/Mục tiêu
	- Giúp HS trên cơ sở phép cộng không nhớ đã học, biết cách thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
	- Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc, đơn vị tiền Việt Nam (đồng).
II/Đồ dùng dạy -học 
-Tiền Việt Nam hiện hành các loại mệnh giá khác nhau. 
III/Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1,Hoạt đông 1: Kiểm tra bài cũ (3-5 phút) 
- Nêu cách tìm thành phần x trong mỗi phép tính
2,Hoạt động 2: Dạy học bài mới 
a, Giới thiệu bài (1phút)
b, Dạy bài mới: (12- 15 phút)
Giới thiệu phép cộng 435 + 127:
- G nêu phép tính: 435 + 127 
- Phép cộng này có gì khác với phép cộng đã học?
- Khi thực hiện phép cộng mà ở hàng đơn vị có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 em cần lưu ý điều gì? (Nhớ 1 sang hàng chục).
Giới thiệu phép cộng 256 + 162:
(tiến hành tương tự như trên)
Phép cộng có nhớ ở hàng trăm. 
3.Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành: (17- 19)
Bài 1: (Nháp)7-8’
- Khi thực hiện phép cộng có nhớ sang hàng chục, hàng trăm em cần lưu ý gì?
 Bài 3: (Bảng con)4-5’
Vận dụng cách cộng có nhớ với số có 2 chữ số
- Khi đặt tính, cần chú ý gì?
- Khi thực hiện phép cộng có nhớ em cần lưu ý gì?	
Bài 4/5: (vở)5’Muốn tính độ dài đường gấp khúc em làm thế nào ?
Bài 5/5: (miệng)2-3’
Lưu ý H đơn vị đi kèm
4,Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (2- 3phút)
- Kiến thức củng cố: Khi thực hiện các phép cộng có nhớ (1 lần) em cần lưu ý điều gì?
- H làm bảng con: Tìm x: 
245 + x = 396 x - 321 = 123.
- H đặt tính và thực hiện vào bảng con, nêu cách thực hiện.
Thực hiện từ phải sang trái
Tính
Một em tự ra một bài- bốn học sinh làm bảng.
Tính.
Hs tự ra một bài vào bảng con
 4 em lên bảng 
Tính độ dài đường gấp khúc ABC
126cm + 137cm...
- H làm vào SGK- chữa miệng - nhận xét.
Tự nhiên - Xã hội
BÀI 1: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU: 
- HS nhận ra sự thay đổi của nồng ngực khi hít vào thở ra.
- Chỉ, nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.
- Chỉ và nói được đường đi của không khí khi hít vào, thở ra. 
- Hiểu được vai trò của hoạt động thở với sự sống của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh cơ quan hô hấp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/.Ổn định:
2/.Bài cũ : 
GV kiểm tra và hướng dẫn học sinh nhận biết 6 kí hiệu chỉ dẫn các hoạt động học tập trong SGK 
3.Bài mới :
Giới thiệu bài: Hàng ngày, chúng ta đều có sự trao đổi khí giữa cơ thể ḿnh với môi trường bên ngoài thông qua cơ quan hô hấp.Vậy hoạt động thở là ǵ? Và cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào, hôm nay cô xin mời lớp ḿnh đi vào t́m hiểu bài1.
Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu 
Mục tiêu: học sinh nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
Cách tiến hành :
¶ Bước 1: trò chơi : “ Ai nín thở lâu”
GV hướng dẫn chơi : các em hãy dùng tay bịt chặt mũi, nín thở, bạn nào nín thở được lâu thì bạn đó thắng.
Giáo viên nêu câu hỏi : các em cho biết cảm giác khi mình bịt mũi, nín thở ?
Giáo viên chốt: các em đều có cảm giác khó chịu khi nín thở lâu. Như vậy, nếu ta bị ngừng thở lâu thì ta có thể bị chết.
+ Hoạt động thở có tác dụng gì đối với sự sống của con người ?
¶Bước 2 : Thực hành
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh.
Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đứng lên, quan sát sự thay đổi của lồng ngực khi ta thở sâu, thở bình thường theo các bước.
+ Tự đặt tay lên ngực mình sau đó thực hành 2 động tác thở sâu và thở bình thường
+ Đặt tay lên ngực bạn bên cạnh, nhận biết sự thay đổi lồng ngực của bạn khi thực hiện các động tác trên.
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh thảo luận nhóm đôi thực hiện phiếu học tập. 
Giáo viên thu kết quả thảo luận.
+ Khi ta hít vào thở ra bình thường thì lồng ngực như thế nào?
+ Khi ta hít vào thật sâu thì lồng ngực như thế nào?
+ Khi ta thở ra hết sức thì lồng ngực có gì thay đổi?
 Giáo viên kết luận 
Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
Mục tiêu :
Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người
Cách tiến hành :
¶Bước 1 : Làm việc theo nhóm đôi
GV yêu cầu HS quan sát hình 2 trang 5 SGK
Gọi học sinh đọc phần yêu cầu của kí hiệu kính lúp
GV gợi ý cho học sinh nêu câu hỏi lẫn nhau
+ Hãy chỉ và nói rõ tên các bộ phận của cơ quan hô hấp
+ Mũi dùng để làm gì ?
+ Khí quản, phế quản có chức năng gì ?
+ Phổi có chức năng gì ?
+ Chỉ trên hình 3 đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
Giáo viên cho học sinh trả lời.
Nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm.
+Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào?
+ Khi ta hít vào, không khí đi qua những bộ phận nào?
+ Khi ta thở ra, không khí đi qua những bộ phận nào ?
+ Vậy ta phải làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp?
Kết luận : GV cho học sinh liên hệ thực tế từ cuộc sống hằng ngày : tránh không để dị vật như thức ăn, thức uống, vật nhỏ,  rơi vào đường thở. Khi chúng ta bịt mũi, nín thở, quá trình hô hấp không thực hiện được, làm cho cơ thể của chúng ta bị thiếu ôxi dẫn đến khó chịu. Nếu nín thở lâu từ 3 đến 4 phút, người ta có thể bị chết, vì vậy cần phải giữ gìn cho cơ quan hô hấp luôn hoạt động liên tục và đều đặn. Khi có dị vật làm tắc đường thở, chúng ta cần phải cấp cứu để lấy dị vật ra ngay lập tức. 
-HS lắng nghe.
HS tham gia
Học sinh nêu theo cảm nhận của mình.
Hoạt động thở giúp con người duy trì sự sống.
3 – 4 học sinh nhắc lại.
Học sinh nhắc lại
HS thực hành thở sâu, thở bình thường để quan sát sự thay đổi của lồng ngực
-Học sinh thảo luận nhóm đôi thực hiện phiếu học tập. 
-HS khác lắng nghe, bổ sung. 
- Khi ta hít vào thở ra bình thường thì lồng ngực phồng lên xẹp xuống đều đặn.
- Khi ta hít vào thật sâu thì lồng ngực phồng lên, bụng hóp lại.
- Khi ta thở ra hết sức thì lồng ngực xẹp xuống bụng phình to.
HS quan sát 
Cá nhân 
HS làm việc theo nhóm đôi
Học sinh trả lời. Học sinh khác lắng nghe, bổ sung 
Cơ quan hô hấp gồm : mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.
Khi ta hít vào, không khí đi qua mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.
Khi ta thở ra, không khí đi qua hai lá phổi, phế quản, khí quản, mũi
Để bảo vệ cơ quan hô hấp không nhét vật lạ vào mũi, vào miệng 
Chính tả
Nghe viết: CHƠI CHUYỀN 
I.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết chính tả.
- Nghe - viết đúng chính tả ; trình bày đúng hình thức bài thơ .
- Điền đúng các vần ao / oao vào chỗ trống ( BT2 ) .
- Làm đúng BT (3) a / b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn 
- Từ đoạn viết, cung cấp cách trình bày bài thơ: Chữ đầu các dòng phải viết hoa, viết bài thơ ở giữa trang vở .
I. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết 2 lần nội dung bài tập 2; Vở bài tập. 
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A.Bài cũ : GVđọc cho 3 hs lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ: dân làng, làn gió, tiếng đàn, đàng hoàng.
- Nhận xét, GVyêu cầu hs sửa sai (nếu có).
- Kiểm tra 2 hs đọc thuộc lòng đúng thứ tự 10 tên chữ đã học ở tiết trước: a, ă, ớ, bê, xê, xê hát, dê, đê, e, ê.
- GVnhận xét bài cũ.
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
- Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
- Ghi đề bài.
2.HD nghe viết
a.Hướng dẫn hs chuẩn bị:
- GVđọc 1 lần bài thơ.
- Giúp hs nắm nội dung bài thơ.
- Gọi 1 hs đọc khổ thơ 1, hỏi:
+ Khổ thơ 1 nói lên điều gì?
- Gọi 1 hs đọc tiếp khổ 2, hỏi:
+ Khổ thơ 2 nói lên điều gì?
- Giúp hs nhận xét:
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+ Chữ đầu mỗi dòng viết như thế nào?
+ Những câu thơ nào được đặt trong dấu ngoặc kép? Vì sao?
- Hướng dẫn hs cách trình bày bài thơ.
- Cho hs tập viết bảng con các từ khó: hòn cuội, mềm mại, que chuyền, dây chuyền, mỏi, dẻo dai.
b.GVđọc bài cho hs viết: GVđọc thong thả từng dòng thơ cho hs viết vào vở.
c.Chấm chữa bài: Dựa bài 1 hs viết trên bảng, hs tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- GVchấm tự 5-7 bài, nhận xét từng bài vè nội dung, chữ viết, cách trình bày.
3. HD hs làm bài tập
a.Bài tập 2: Gọi 1 hs đọc yêu cầu
- GVtreo bảng phụ, mời 2 hs lên bảng thi điền vần nhanh.
- Cho cả lớp làm bài vào vở 2A.
- Cả lớp nhận xét, GVsửa sai cho hs
- Gọi 2,3 hs nhìn bảng đọc lại kết quả bài làm trên bảng, GVsửa lỗi phát âm cho hs
- Ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán.
b.Bài tập 3b (lựa chọn):
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài tập.
- HD hs làm bài vào bảng con, sau một thời gian quy định, Hs giơ bảng con và đọc lời giải.
- GVnhận xét, cho hs làm bài vào vở.
4.Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: nghe-viết: Ai có lỗi?
- Hs viết lại các từ khó.
- 2 hs đọc thuộc lòng 10 tên chữ đã học.
- 2 hs đọc lại đề bài.
- 1 hs đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
-Tả các bạn đang chơi chuyền, miệng nói: chuyền chuyền một, mắt sáng ngời, nhìn theo hòn cuội, tay mềm mại vơ que chuyền.
- Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức khoẻ dẻo dai để mai lớn lên làm tốt công việc dây chuyền trong nhà máy.
- 3 chữ.
-Viết hoa.
- Hs nêu các câu đó, vì đó là câu nói của khi chơi trò chơi.
Tập viết các từ khó.
- Hs viết bài.
-Tự chấm chữa bài.
- 1 hs đọc yêu cầu
- 2 hs thi làm bài nhanh.
- Lớp làm bài vào. 
- Nhận xét.
- 1 hs đọc yêu cầu.
- Hs làm bài vào bảng con.
Tự nhiên – Xã hội
NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU: 
- Sau bài học, HS biết:
+ Tại sao nên thở bằng mũi
+ Ích lợi của hít thở không khí trong lành, tác hại của không khí ô nhiễm với sức khoẻ 
II. Đồ dùng dạy học
- Hình vẽ trang 6.7
- Gương soi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ:
 - Giáo viên nêu câu hỏi 
 - Gọi học sinh trả lời
 - Nhận xét
 2. Bài mới. Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng
- GV hướng dẫn HS lấy gương ra soi ( nếu có ) để quan sát phía trong của lỗ mũi mình .Nếu không có gương có thể quan sát lỗ mũi của bạn bên cạnh trả lời câu hỏi: Các em nhìn thấy gì trong mũi ?
 Tiếp theo GV đặt câu hỏi 
 + Khi bị sổ mũi em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi 
 + Hằng ngày dùng khăn sạch lau phía trong mũi em thấy trên khăn có gì ?
 + Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng ?
 GV giảng :
 - Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào. Ngoài ra trong mũi còn có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi diệt khuẩn , tạo độ ẩm , đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí hít vào
 Kết luận : Thở bằng mũi là hợp vệ sinh , có lợi cho sức khoẻ , vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK
Mục tiêu: Nêu được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành.
Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu 2 HS cùng quan sát các hình 3 , 4 , 5 SGK và thảo luận theo gợi ý sau :
+ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành , bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi ?
+ Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ?
+ Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói , bụi ?
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV chỉ định một số HS lên trình bày kết quả thảo luận theo cặp trước cả lớp
- GV yêu cầu cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời các câu hỏi :
+ Thở không khí trong lành có lợi gì ?
+ Thở không khí có nhiều khói , bụi có hại gì ?
 - GV chốt ý
3. Nhận xét – Dặn dò: 
Thực hiện tốt điều vừa học.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : Vệ sinh hô hấp
- HS trả lời theo câu hỏi
- HS quan sát phía trong của lỗ mũi mình ( quan sát lỗ mũi của bạn bên cạnh )
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- Làm việc theo cặp
- 2 HS cùng quan sát các hình 3 , 4 , 5 trang 7 SGK và thảo luận theo gợi ý
- Một số HS lên trình bày kết quả thảo luận theo cặp trước cả lớp 
- Cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời các câu hỏi
- Không khí trong lành là không khí chứa nhiều khí ôxi , ít khí cácbôníc và khói bụi,  Khí ô-xi cần cho hoạt động sống của cơ thể . Vì vậy thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh
- Không khí chứa nhiều khí các – bô – níc , khói , bụi , là không khí bị ô nhiễm . Thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ
Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2016 
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng thực hiên phép tính cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần).HS biết thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm.
II. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các kiến thức đã học của tiết 4.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1. Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu từng HS vừa lên bản

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_lop_3.doc