Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 đến 9 - Năm học 2013-2014

Tiết 3: Chính tả (tập chép)

Cậu bé thông minh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Chép lại chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng bài tập (2) a/ b; điển đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng bài tập 3.

2. Kĩ năng:

 - Giúp HS viết đúng mẫu, cỡ chữ.

3. Thái độ:

- Giúp HS có thói quen giữ gìn sách vở sạch sẽ, trình bày đúng bài viết vào vở.

II. Đồ dùng:

- Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

Thời gian

2/

3/

30/

3/

2/

 Nội dung

1.Ổn định:

2.Kiểm tra:

3.Bài mới:

4.Củng cố:

5.Dặn dò: Hoạt động của thầy

- GV kiểm tra đồ dùng của HS.

a. Giới thiệu bài:

- Hôm nay cô sẽ h¬ướng dẫn các con tập chép bài chính tả Cậu bé thông minh.

b. Hư¬ớng dẫn HS tập chép:

+ Chuẩn bị:

- GV treo bảng phụ và đọc đoạn chép rồi gọi HS đọc.

- GV hư¬ớng dẫn HS nhận xét.

- Đoạn này chép từ bài nào ?

- Đoạn chép có mấy câu ?

- Cuối mỗi câu có dấu gì ?

- Chữ đầu câu viết như thế nào ?

- Hư¬ớng dẫn HS tập viết bảng con.

+ HS chép bài vào vở.

- GV theo dõi, uốn nắn.

+ Chấm, chữa bài.

- GV chấm 5, 7 bài.

- Nhận xét bài viết của HS.

c. Hư¬ớng dẫn HS làm bài tập chính tả.

* Bài tập 2a:

- Đọc yêu cầu bài.

- GV cho HS làm vào bảng con.

- GV cùng HS nhận xét.

* Bài tập 3:

 - GV treo bảng phụ, nêu yêu cầu bài tập.

- GV cho 1 HS làm mẫu.

- GV xoá chữ đã viết ở cột chữ, 1 số HS nói hoặc viết lại.

- GV xoá hết bảng, 1 vài HS học thuộc lòng 10 tên chữ.

- GV cho 2 HS đọc lại 10 chữ và tên chữ.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà ôn bài và chuẩn bị tiết sau Chơi chuyền. Hoạt động của trò

- HS hát

- HS nghe

+ 2, 3 HS nhìn bảng đọc lại đoạn chép.

- Cậu bé thông minh.

- 3 câu.

- Cuối câu 1 và câu 3 có dấu chấm. Cuối câu 2 có dấu hai chấm

- Viết hoa

+ HS viết: chim sẻ, kim khâu, sắc, xẻ thịt.

- HS mở SGK, nhìn sách chép bài.

+ HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.

+ Điền vào chỗ trống l / n.

- HS làm bài vào bảng con.

- HS đọc thành tiếng bài làm của mình.

- HS viết lời giải đúng vào vở.

( hạ lệnh, nộp bài, hôm nọ )

- GV nêu.

- 1 HS làm mẫu

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào bảng con.

- Nhiều HS nhìn bảng lớp đọc 10 chữ và tên chữ.

- HS học thuộc thứ tự của 10 chữ và tên chữ tại lớp.

- Cả lớp viết lại vào vở 10 chữ và tên chữ theo đúng thứ tự.

- HS đọc

- HS nghe

 

docx 303 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 đến 9 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 20 SGK đọc lời hỏi đáp của từng nhân vật trong các hình.
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Các nhóm đóng vai dựa theo các nhân vật trong hình 1, 2, 3.
- Nhận xét bạn.
- HS quan sát tranh.
- Đại diện cho các cặp lên trình bày kết quả.
Hình 4: Một bạn đang súc miệng nước muối đề phòng viêm họng.
Hình 5: Giữ ấm cổ ngực, tay và bàn chân để đề phòng cảm lạnh, viêm khớp cấp tính.
Hình 6: ăn uống đầy đủ cơ thể khoẻ mạnh đề phòng tất cả các bệnh , nhất là bệnh thấp tim.
HS nêu.
HS nghe.
Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012
Toán
Tiết 25: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
I Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết cách tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được để giải bài toán có lời văn.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học, hăng hái phát biểu.
II Đồ dùng: 
- Phấn màu.
III Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
1 ổn định:
2 Kiểm tra:
- GV cho HS đọc bảng chia 6.
- GV nhận xét, cho điểm.
3 Bài mới:
a Giới thiệu bài:
 - Giờ học hôm nay các con học bài tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.
b. Hướng dẫn HS tìm một trongcác thành phần bằng nhau của một số:
- GV gọi HS nêu bài toán trong SGK.
- Làm thế nào để tìm 1/3 của 12 cái kẹo ?
- Vẽ sơ đồ như SGK.
- GV hướng dẫn HS giải.
- Muốn tìm 1/4 của 12 cái kẹo ta làm như thế nào?
c Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1: 
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm 1/ 2 của 8kg.
- Tương tự GV hướng dẫn HS làm vào vở rồi nêu miệng.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2:
- GV cho HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
Bài tập yêu cầu gì?
- Muốn biết cửa hàng đã bán mấy mét vải xanh ta làm thế nào?
- GV hướng dẫn HS làm vào vở. 1 HS lên bảng làm.
- Chấm bài, nhận xét.
4 Củng cố:
- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
5 Dặn dò: 
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị tiết sau: Luyện tập.
Hoạt động của trò
- HS hát.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS đọc.
- Lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần là 1/3 số kẹo cần tìm.
- 1HS lên bảng, cả lớp làm vào vở nháp.
Bài giải
Chị cho em số kẹo là:
12 : 3 = 4( cái kẹo)
 Đáp số: 4 cái kẹo
- Lấy 12 cái kẹo chia thành 4 phần bằng nhau, mỗi phần là 1/4 số kẹo.
- Đọc đề.
- Ta lấy 8kg chia làm 2 phần bằng nhau rồi lấy 1 phần. Vậy 1/2 của 8 kg là 4kg.
- HS làm vào vở rồi nêu miệng.
1/5 của 35 m là 7m.
1/4 của 24l là 6l.
1/6 của 54 phút là 9 phút.
- Đọc đề.
- Có 40m vải xanh và đã bán được 1/5 số vải đó.
- Cửa hàng đó đã bán mấy mét vải xanh. 
- Ta lấy 40 : 5.
Bài giải
Số mét vải xanh bán được là:
40 : 5 = 8( m)
 Đáp số: 8 mét
- HS nêu.
- HS nghe.
Thể dục
Tiết 10: Trò chơi “mèo đuổi chuột”
I Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng hàng ngang, điểm số, quay phải, quay tráI đúng cách..
2. Kĩ năng:
- Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học.
II Địa điểm, phương tiện.
- Còi, sân chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”.
III Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
TG
SL
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
* Cho HS khởi động và chơi trò chơi. “Qua đường lội”.
2-Phần cơ bản.
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
 Tập theo tổ, HS thay nhau chỉ huy. Chú ý khâu dóng hàng, đảm bảo thẳng, không bị lệch hàng, khoảng cách phù hợp.
- Ôn đi vượt chướng ngại vật:
 Cả lớp tập theo đội hình hàng dọc, cách tập theo dòng nước chảy, mỗi em cách nhau 2-3 m. GV chú ý kiểm tra uốn nắn.
- Học trò chơi “Mèo đuổi chuột”.
 GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, cho HS thuộc vần điệu trước khi chơi. Cho HS chơi thử 1-2 lần, sau mới chơi chính thức. GV chú ý giám sát cuộc chơi.
3-Phần kết thúc:
- Cho HS đứng vỗ tay và hát. 
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét.
- GV giao bài tập về nhà: Ôn luyện đi đều và đi vượt chướng ngại vật.
5/
7- 8/
7-9/
6-8/
4-5/
1-2 lần
3-4
lần
2-3 lần
2-3 lần
- Lớp trưởng tập hợp, báo cáo, HS chú ý nghe GV phổ biến.
- HS chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân, giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp và tham gia trò chơi.
- HS ôn tập theo yêu cầu của GV.
- HS ôn tập đi vượt chướng ngại vật.
- HS tham gia trò chơi, chú ý không vi phạm luật chơi, đặc biệt là không ngáng chân, ngáng tay cản đường chạy của các bạn.
- HS đứng vỗ tay và hát.
- HS chú ý lắng nghe.
Tập làm văn
Tiết 5: Kể về người thân. Điền vào giấy tờ in sẵn
I Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin vào Đội văn nghệ của trường.
- Kể được một cách đơn giản về một người thân trong gia đình em.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đơn theo mẫu có sẵn.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học, hăng hái phát biểu.
II Đồ dùng: 
- Bảng phụ, mẫu đơn.
III Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
1 ổn định:
2 Kiểm tra:
- GV cho HS kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi tuần 4.
- GV nhận xét, cho điểm.
3 Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 - Giờ học hôm nay cô hướng dẫn các em kể về một người thân trong gia đình của mình và biết cách điền vào mẫu đơn có sẵn qua bài: Kể về người thân. Điền vào giấy tờ in sẵn.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập: Kề về một người thân trong gia đình em. 
- GV hướng dẫn HS kể theo nhóm đôi.
Gọi đại diện các nhóm lên thi kể.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài tập 2: 
- GV cho HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS đọc mẫu đơn. Sau đó nói về trình tự của lá đơn.
- GV hướng dẫn HS điền vào mẫu đơn.
- GV chấm điểm, nhận xét.
4 Củng cố:
- GV cho HS nêu lại trình tự của lá đơn.
- GV nhận xét tiết học.
5 Dặn dò: 
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị tiết sau: Kể lại buổi đầu em đi học.
Hoạt động của trò
- HS hát.
- 1- 2 HS kể. Cả lớp nhận xét.
- HS nghe.
- HS đọc: Hãy kể về một người thân trong gia đình em .
- HS kể về một người thân trong gia đình mình theo nhóm đôi.
- Đại diện mỗi nhóm thi kể. Cả lớp nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất: kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật.
- HS nêu: Dựa theo mẫu đơn có sẵn, hãy viết một lá đơn xin vào Đội văn nghệ của trường.
- HS đọc và nêu.
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm và ngày, tháng năm viết đơn
+ Tên của đơn
+ Tên của người nhận đơn
+ Họ, tên người viết đơn: người viết là HS lớp nào.
+ Sinh ngày
+ Nơi ở
+ Lời đề nghị
+ Lời hứa
+ Lời cảm ơn
+ Chữ kí của HS
- HS làm điền vào mẫu đơn.
- HS nêu.
- HS nghe.
Sinh hoạt lớp
An toàn giao thông ( bài 5)
Tự nhiên và xã hội
Tiết 10: Hoạt động bài tiết nước tiểu
I Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
 - Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình.
 - Giải thích tại sao hằng ngày mỗi người phải uống đủ nước. 
2. Kĩ năng:
 - HS chỉ được các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình.
3. Thái độ:
 - Giúp HS yêu thích môn học.
 II Đồ dùng:
 - Tranh SGK tranh 22, 23.
III Các Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
1 ổn định:
2 Kiểm tra:
- Muốn đề phòng bệnh thấp tim ta làm thế nào?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Muốn biết cơ quan nào trong cơ thể tạo ra nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài, cô cùng các con đi tìm hiểu bài Hoạt động bài tiết nước tiểu.
b. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu 2 HS cùng quan sát.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV treo hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to lên bảng yêu cầu học sinh lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. 
* GV kết luận: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
c Hoạt động 2: Thảo luận.
 Bước 1:- GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc , trả lời câu hỏi(hình 2).
 Bước 2: Làm việc theo nhóm theo gợi ý.
+ Nước tiểu được tạo thành ở đâu?
+Trong nước tiểu có chất gì? 
+Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào?
+Trước khi thải ra ngoài, nước tiểu được chứa ở đâu?
+Nước tiểu được thải ra ngoài bằng đường nào?
+ Mỗi ngày mỗi người thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?
Bước 3:Thảo luận cả lớp.
 * GV Kết luận: 
+Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu.
+ ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái.
 +Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu
 + ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài.
4. Củng cố:
 - Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
 - Nhận xét tiết học.
5 Dặn dò: - Về nhà chuẩn bị tiết sau: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
Hoạt động cuả trò
- HS hát.
-HS trả lời.
-Nhận xét, bổ xung.
HS nghe.
- HS quan sát tranh hình 1 (tr 22) và chỉ: thận, ống dẫn nước tiểu,
- Một số em nêu kết quả .
- HS quan sát:
- Chỉ và nêu tên và các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát tranh và đọc rồi trả lời các bạn trong hình 2 trang 23 SGK.
HS làm việc theo nhóm.
Đại diện nhóm nêu kết quả trước lớp. Cả lớp bổ xung.
- HS thảo luận và trả lời trước lớp từng câu hỏi theo gợi ý:
- Nước tiểu được tạo ra từ các chất thải độc hại có trong máu trong quá trình bài tiết.
- Trong nước tiểu có những chất cặn bã.
- Nước tiểu đưa xuống bóng đái bằng hai ống dẫn nước tiểu.
- Trước khi đưa ra ngoài nước tiểu, nước tiểu được chứa ở bóng đái và được đưa ra ngoài qua ống đái.
- HS nêu lại kết luận.
.
- HS theo dõi. 
Tuần 6 Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
Chào cờ
Tập trung toàn trường
Toán
Tiết 26 : Luyện tập
I Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được để giải các bài toán có lời văn.
3. Thái độ: 
- Giúp HS yêu thích môn học.
II Đồ dùng: - Bảng phụ.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1. ổn định:
2.Kiểm tra:
- GV cho HS nêu lại bảng chia 6.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Giờ học hôm nay cô hướng dẫn các con biết cách tìm một số trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải bài toán có lời văn.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1: Treo bảng phụ.
- GV cho HS đọc yêu cầu?
- GV hướng dẫn HS làm bài vào vở.
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2: - Bài toán cho biết gì?
- Bài tập hỏi gì?
- Muốn biết Vân tặng bao nhiêu bông hoa ta làm thế nào?
- GV hướng dẫn HS làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3: GV hướng dẫn tương tự bài 2.
* Bài 4: Treo bảng phụ
- GV cho HS đọc đề bài. 
- Nhận xét, cho điểm.
4 Củng cố:
- GV cho HS tìm 1/3 của 12kg, 15kg.
- GV nhận xét, đánh giá.
5 Dặn dò: 
- Về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
Hoạt động của trò
- Hát
- HS nêu. Cả lớp nhận xét.
- HS nghe.
- HS đọc đề.
- HS làm bài vào vở, sau đó lần lượt lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét.
a/ 1/2 của 12cm là 6cm.
- 1/2 của 18kg là 9kg.
- 1/ 2 của 10l là 5l.
b) 1/6 của 24m là 4m.
1/6 của 30 giờ là 5 giờ. 
1/6 của 54 giờ là 9 ngày.
- Vân có 30 bông hoa, Vân tặng bạn 1/6 số hoa đó.
- Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa?
- Ta lấy 30 : 6
 Làm vở- 1 HS chữa bài. - Cả lớp nhận xét.
Bài giải
Vân tặng bạn số hoa là:
30 : 6 = 5( bông hoa)
Đáp số: 5 bông hoa
- HS nêu.
- HS quan sát hình vẽ nêu câu trả lời:
- Cả 4 hình đều có 10 ô vuông. 1/5 số ô vuông của mỗi hình là 2 ô vuông. Hình 2 và hình 4 có 2 ô vuông được tô màu. Vậy đã tô màu vào 1/5 số ô vuông của hình 2 và hình 4.
- HS nêu: 1/ 3 của 12kg, 15kg là 4kg, 5kg.
- HS nghe.
Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 16+ 17: Bài tập làm văn
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” và lời người mẹ.
 	- Nắm được nội dung câu chuyện và biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.
2. Kĩ năng:
	- Hiểu ý nghĩa: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.
	- Kể lại được một đoạn của câu chuyện bằng lời của mình.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
II Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1. ổn định:
2.Kiểm tra:
- GV cho HS đọc bài : Cuộc họp của chữ viết và nêu nội dung của bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Gìơ học hôm nay cô hướng dẫn các con tập đọc và kể lại câu chuyện Bài tập làm văn.
b. Luyện đọc:
+ GV đọc mẫu toàn bài.
+ Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu:
- GV hướng dẫn HS đọc từng câu kết hợp tìm từ khó đọc như loay hoay, lia lịa, làm văn
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng các câu.
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài.
* Đọc từng đoạn trong nhóm:
- GV hướng dẫn đọc theo nhóm đôi.
* GV cho đọc đồng thanh.
c. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
- GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Nhân vật xưng " Tôi " trong chuyện này tên là gì ?
- Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào ?
- Vì sao Cô - li - a thấy khó viết bài tập làm văn.
- Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li - a làm cách gì để bài viết dài ra ?
- Vì sao khi mẹ bảo Cô - li - a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô - li - a ngạc nhiên ?
- Vì sao sau đó, Cô - li - a vui vẻ làm theo lời mẹ ?
- Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì ?
d. Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 3, 4.
- GV nhận xét.
Hoạt động của trò
- HS hát.
- 2 HS đọc bài và nêu nội dung.
- Cả lớp nhận xét bạn.
- HS nghe.
- HS theo dõi.
- HS nối nhau đọc từng câu trong bài và luyện đọc từ khó.
- HS nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- 3 nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh.
 - HS đọc cả bài và các câu hỏi trong SGK.
+ Cả lớp đọc thầm đoạn 1, 2.
- Cô - li - a
- Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?
- HS trao đổi nhóm, trả lời: Vì Cô- li- a chẳng phải làm việc gì giúp mẹ...
+ 1 HS đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm.
- Cô - li - a nhớ lại những việc thỉnh thoảng mới làm và kể ra cả những việc mình chưa bao giờ làm như giặt áo lót, ....
+ 1 HS đọc thành tiếng đoạn 4
- Cô - li - a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo, lần đầu mẹ bảo bạn làm việc này.
- Vì nhớ ra đó là việc bạn đã nói ra trong bài tập làm văn.
- Lời nói phải đi đôi với việc làm.
- 1 vài HS thi đọc diễn cảm bài văn.
- 4 HS tiếp nối nhau thi đọc đoạn văn.
- Cả lớp nhận xét.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ:
- Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Bài tập làm văn. Sau đó kể lại một đoạn của câu chuyện bằng lời của em.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a. Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự câu chuyện.
- GV nhận xét.
b. Kể lại 1 đoạn của chuyện theo lời của em.
GV nhận xét.
3. Củng cố:
- Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì?
- GV nhẫn xét tiết học.
4. Dặn dò:
- Về kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau: Nhớ lại buổi đầu đi học.
- HS nghe.
- HS quan sát lần lượt 4 tranh.
- Tự sắp xếp lại 4 tranh theo cách viết ra giấy trình tự đúng của 4 tranh.
- HS phát biểu trật tự đúng của tranh là : 
3 - 4 - 2 - 1
- 1 HS đọc lại yêu cầu và mẫu.
- 1 HS kể mẫu 2, 3 câu.
- Từng cặp HS tập kể.
- 3, 4 HS tiếp nối nhau thi kể 1 đoạn bất kì của chuyện.
- Nhận xét.
- HS nêu: Lời nói phải đi đôi với việc làm.
HS nghe.
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Toán
Tiết 27: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp chia hết ở tất cả các lượt chia).
2. Kĩ năng:
	- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
II Đồ dùng:
- Phấn màu.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1. ổn định:
2.Kiểm tra:
- GV cho HS tìm 1/ 4 của 16l, 24 cm.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
a Giới thiệu bài:
- Giờ học hôm nay cô hướng dẫn các con cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
b Hướng dẫn HS thực hiện phép chia:
- GV ghi phép chia 96 : 3. Đây là phép chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số. GV hướng dẫn:
Bước 1: Đặt tính: 96 3 
Hướng dẫn HS đặt tính vào vở nháp.
Bước 2: Tính( GV hướng dẫn HS tính lần lượt như SGK).
 96 3 
 9 32
 06
 6
 0
- Gọi vài HS nêu cách chia như phần bài học trong SGK.
c Hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK.
* Bài 1:
- Đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn cho HS làm vào vở, 4 HS lên bảng làm và nêu cách làm.
- GV nhận xét, chấm điểm.
 * Bài 2:
 - GV cho HS câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS làm vào vở rồi nêu miệng.
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 3:
- Gv cho HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- HS tóm tắt và giải bài toán vào vở.
Tóm tắt:
 quả
 quả 
- Chấm bài, nhận xét.
4 Củng cố:
- Nêu thực hiện phép chia 96: 3.
- GV nhận xét tiết học.
5 Dặn dò: 
- Về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Hoạt động của trò
- Hát
- 1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
 1/ 4 của 16l, 24 cm là 4l, 6cm
- Cả lớp nhận xét.
- HS nghe.
- HS đặt tính và thực hiện chia:
+ 9 chia 3 được 3, viết 3. 3 nhân 3 bằng 9; 9 trừ 9 bằng 0
+ Hạ 6 ; 6 chia 3 được 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0.
- HS nêu.
- Tính
- HS làm vào nháp vở, 4 HS lên bảng.
48 4 84 2 66 6 36 3
4 12 8 42 1 11 3 12
08 04 06 06
 8 4 6 6
 0 0 0 0
- Nhận xét bài làm của bạn
HS nêu.
HS làm và nêu miệng.
+ 1/3 của 69kg là 23kg.
+ 1/ 3 của 36m là 12m.
+ 1/ 3 của 93l là 31l.
+ 1/2 của 24 giờ là 12 giờ.
+ 1/2 của 48 phút là 24 phút.
+ 1/2 của 44 ngày là 22 ngày.
- HS đọc.
- Mẹ hái được 36 quả, biếu bà 1/3 số cam đó.
- Mẹ biếu bà bao nhiêu quả ?
- HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm.
Bài giải
Mẹ biếu bà số quả cam là:
 36 : 3 = 12( quả)
Đáp số: 12 quả cam.
HS nêu.
HS nghe.
Tập đọc
Tiết 18: Nhớ lại buổi đầu đi học
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Bước đầu biết đọc bài văn với giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Chú ý các từ ngữ : nhớ lại, hằng năm, nao nức, tựu trường, nảy nở, gió lạnh, nắm tay, bỡ ngỡ.
2. Kĩ năng: - Hiểu nội dung: Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học.
3. Thái độ:- Giúp HS yêu thích môn học, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
II. Đồ dùng:- Tranh minh hoạ, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
1. ổn định:
2.Kiểm tra:
- GV cho 2 HS đọc bài Cuộc họp của chữ viết.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Các em ai cũng có kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Bài văn Nhớ lại buổi đầu đi học của nhà văn Thanh Tịnh tả lại những cảm xúc của ông khi còn là một cậu bé lần đầu tiên theo mẹ tới trường.
b. Luyện đọc:
+ GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, tình cảm.
+ Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- GV kết hợp tìm từ khó đọc.
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV chia bài làm 3 đoạn ( mỗi lần xuống dòng xem là một đoạn ).
- GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng. GV theo dõi, uốn nắn.
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài.
* Đọc từng đoạn trong nhóm:
- GV theo dõi hướng dẫn HS đọc.
* Đọc đồng thanh:
c. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
- GV cho HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi trong SGK.
- Điều gì gợi tác giả nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường ?
- Trong ngày đến trường đầu tiên, vì sao tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn ?
- GV chốt lại : Ngày đến trường đầu tiên với mỗi trẻ em và với gia đình của mỗi em đều là ngày quan trọng, là một sự kiện, là một ngày lễ, ......
- Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường ?
e.. Học thuộc lòng một đoạn văn:
- GV treo bảng phụ đã viết đoạn văn.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố:
- Hãy nêu nội dung của bài văn?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài chính tả: Nhớ lại buổi đầu đi học.
Hoạt động của trò
- Hát.
- 2 HS đọc.
- Cả lớp nhận xét bạn.
- HS nghe.
- HS theo dõi SGK
+ HS nối nhau đọc từng câu trong bài. Chú ý: Luyện đọc đúng những từ khó.
+ HS nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
+ HS đọc theo nhóm đôi.
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm.
+ 3 nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 3 đoạn văn.
- 1 HS đọc lại toàn bài và thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi trong SGK.
- Đại diện các nhóm trả lời.
+ HS đọc thầm đoạn 1
- Ngoài đường lá rụng nhiều vào cuối thu làm tác giả nao nức nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường.
+ HS đọc thầm đoạn 2.
HS phát biểu:
VD: Vì tác giả lần đầu trở thành học trò được mẹ đưa đến trường.
+ HS đọc thầm đoạn 3
- Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ, ....
- 3, 4 HS đọc đoạn văn.
- HS cả lớp nhẩm đọc thuộc 1 đoạn văn.
- HS thi đọc thuộc lòng một đoạn văn.
Nội dung: Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học.
- HS nghe.
Đạo đức (Đ/ c Thanh dạy)
Tiết 6: tự làm lấy việc của mình
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
2. Kĩ năng:
	- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
3. Thái độ:
- HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1. ổn định:
2.Kiểm tra:
- Như thế nào là tự làm lấy việc của mình?.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Giờ học hôm nay cô hướng dẫn các con học tiết 2 bài Tự làm lấy việc của mình.
b Hoạt động 1: Liên hệ thực tế
Yêu cầu học sinh tự liên hệ:
- Các em đã tự làm lấy những việc gì của mình? Các em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc đó?
- GV kết luận: Mỗi chúng ta nên tự làm lấy công việc của mình để khỏi phải làm phiền người khác. Có như vậy chúng ta mới mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
- Khen ngợi những em đã biết tự làm lấy việc của mình và khuyến khích những học sinh khác noi theo bạn.
c. Hoạt động 2: Đóng vai
- Giáo viên giao cho 1 nửa số nhóm thảo luận xử lý tình huống 1, một nửa còn lại thảo luận xử lý tình huống 2 rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai.
- GV kết luận: Nếu có mặt ở đó em cần khuyên Hạnh nên tự quyét nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao.
Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi.
d Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
- Yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến bằng cách ghi dấu + vào ô trống là đồng ý, ghi dấu - vào ô trống là không đồng ý .
- GV kết luận chung: Trong học t

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_lop_3_Tu_tuan_1_den_9.docx