Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 (Buổi sáng) - Năm học 2015-2016 - Cô Thu

Tự nhiên và xã hội

Bài 1: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP

I. Mục tiêu

 - Nêu tên các bộ phận và chức năng cơ quan hô hấp.

 - Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.

 - HS có năng khiếu: Biết hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta có thể bị chết.

II. Đồ dùng dạy học

 - Các hình trong SGK, 2 quả bóng bay.

III. Hoạt động dạy - học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Mở đầu: Giới thiệu chương trình học của môn TNXH

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Trực tiếp.

2. Các hoạt động

a) Hoạt động1: Thực hành hít thở sâu

* Mục tiêu: HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.

* Cách tiến hành:

+ Bước 1 : Trò chơi: Cùng bịt mũi nín thở.

- Cảm giác của em sau khi nín thở sâu?

+ Bước 2:

- Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp cùng thực hiện: Đặt 1 tay lên ngực và thực hiện hít sâu, thở ra hết sức.

- Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức?

- So sánh lông ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu?

- Nêu ích lợi của việc thở sâu?

=> GV nhận xét, kết luận:

- Khi hít vào lồng ngực phồng lên để nhận không khí. Khi thở ra lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí ra ngoài.

- Sự phồng lên và xẹp xuống của lồng ngực khi hít vào và thở ra diễn ra lên tục và đều đặn.

- Hoạt động hít vào, thở ra liên tục và đều đặn chính là hoạt động hô hấp.

b) Hoạt động 2: Làm việc với SGK

* Mục tiêu: + Chỉ trên sơ đồ và nói được tên gọi của các bộ phận của cơ quan hô hấp.

+ Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.

+ Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Yêu cầu HS mở SGK, quan sát hình 2 trang 5.

- GV hướng dẫn mẫu.

Bước 2:

- GV gọi 1 số cặp HS lên hỏi đáp?

- GV giúp HS hiểu cơ quan hô hấp là gì và chức năng của từng bộ phận của cơ quan hô hấp.

Kết luận:

+ Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.

+ Cơ quan hô hấp gồm: mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.

+ Mũi, khí quản và phế quản là đường dẫn khí.

+ Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.

C. Củng cố, dặn dò

- Điều gì xảy ra nếu có dị vật làm tắc đường thở?

- Nhận xét giờ học. Liên hệ: Giữ gìn vệ sinh cơ quan hô hấp bằng các việc làm cụ thể để có một sức khoẻ tốt. - HS nắm một số yêu cầu khi học môn học.

- Lắng nghe.

- Hoạt động cả lớp theo hướng dẫn cuả của GV.

- Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường

- 1 HS lên bảng, cả lớp cùng thực hiện.

- HS phát biểu

- HS phát biểu

- HS phát biểu

- HS lắng nghe.

- Quan sát hình minh hoạ.

- Hoạt động nhóm: chỉ và nêu rõ tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trong hình vẽ(vị trí,tên gọi)

- Đại diện nhóm lên bảng báo cáo kết quả - Thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS phát biểu

- Lắng nghe

 

doc 28 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 (Buổi sáng) - Năm học 2015-2016 - Cô Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o kết quả - Thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS phát biểu
- Lắng nghe
Tập viết
ÔN CHỮ HOA A
I. Mục tiêu 
- Viết đúng chữ hoa A (1 dòng), V, D (1 dòng); viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng: Anh em  đỡ đần (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- HS có năng khiếu viết đúng và đủ các dòng.
- Giáo dục học cẩn thận khi học luyện tập viết.
II. Đồ dùng dạy học
 - Mẫu chữ hoa A, V, D
 - Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. Vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- GV nêu yêu cầu môn tập viết.
- Kiểm tra đồ dùng của HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trực tiếp
2. Hướng dẫn viết bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Hãy nêu lại quy trình.
- GV viết mẫu, nhắc lại quy trình viết.
- Yêu cầu HS viết bảng con.
- GV quan sát, chỉnh sửa.
b. Hướng dẫn viết từ ứng dụng
- Gọi HS đọc.
- Giới thiệu Vừ A Dính
- Từ ứng dụng gồm mấy chữ?
- Các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
- Yêu cầu HS viết bảng.
- GV sửa lỗi.
c. Hướng dẫn viết câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Giải thích câu tục ngữ.
- Câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Nhận xét, bổ xung.
- Yêu cầu HS viết Anh, Rách vào bảng con.
- Sửa lỗi cho HS.
3. Hướng dẫn viết vào vở
- Cho HS quan sát bài viết mẫu, sau đó yêu cầu HS viết bài.
- Theo dõi, sửa lỗi cho HS.
4. Nhận xét, chữa bài
- GV thu nhận xét 1 số bài.
- Nhận xét chung về chữ viết.
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
 - Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Các chữ hoa: A, V, D, R
- 3 HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- 3 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
- HS đọc.
- HS nghe.
- Cụm từ có 3 chữ: Vừ, A, Dính
- Chữ hoa A, V, D và chữ h cao 2 li rưỡi. còn lại cao 1 li
- Bằng 1 con chữ o
- 3 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
- Lắng nghe, sửa sai.
- 3 HS đọc.
- Lắng nghe.
- Các chữ A, h, y, R l cao 2 li rưỡi, chữ d, đ cao 2 li, các chữ còn lại cao 1 li.
- HS viết bảng.
- HS quan sát bài mẫu, viết bài vào vở Tập viết của mình. 
- HS tự chữa lỗi ra nề vở.
- Lớp rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe.
Ngày soạn: 22/8/2015
	Ngày giảng: Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2015
Toán
Tiết 2: CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Không nhớ)
I. Mục tiêu Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số.
- Củng cố về giải bài toán (có văn) vè nhiều hơn, ít hơn.
- HS cẩn thận trong cách tính toán và giải toán có lời văn.
- Giảm tải: không làm bài 4.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS làm bài tập 3 VBT.
- Kiểm tra HS làm bài tập ở nhà.
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 - Trực tiếp
2. Nội dung
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu lớp tính nhẩm.
- Nêu cách nhẩm, mối liên hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Nêu cách đặt tính và tính.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS tóm tắt và giải bài toán:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết khối lớp 2 có bao nhiêu học sinh ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, chốt bài giải đúng.
Bài 5
- GV nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chốt kết quả đúng.
C. Củng cố, dặn dò
- GV củng cố nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét.
- Làm theo yêu cầu của GV
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét.
a.400 + 300 = 700 b.500 + 40 = 540
 700 - 300 = 400 540 - 40 = 500
 700 - 400 =300 540 - 500 = 40
 - 1 HS đọc.
- Nhiều HS phát biểu.
- Lớp làm bài vào vở. Hai HS lên bảng chữa.
- Lắng nghe, sửa sai. 
- Hai HS đọc bài toán.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
	Tóm tắt
Khối 1: 245 học sinh.
Khối 2: ít hơn khối1 32 học sinh.
Khối 2: học sinh?
Bài giải
 Khối Hai có số học sinh là:
 245 - 32 = 213(học sinh)
 Đáp số: 213 học sinh.
- HS theo dõi SGK.
- Lớp làm bài. Môt em lên bảng chữa, lớp đổi vở, kiểm tra kết quả.
 315 + 40 = 355	355 - 40 = 315
 40 + 315 = 355	355 - 315 = 40
- 1 HS nêu lại nội dung bài học.
- Lắng nghe.
Chính tả
CẬU BÉ THÔNG MINH
I. Mục tiêu
 - Chép đúng, không mắc lỗi đoạn Hôm sauđể xẻ thịt chim trong bài Cậu bé thông minh.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n; an/ ang.
- Điền đúng và học thuộc 10 chữ đầu trong bảng.
- Biết cách trình bày một đoạn văn đúng, đẹp: chữ đầu đoạn viết lùi vào một ô và viết hoa, kết thúc câu có dấu chấm, chữ đầu câu phải viết hoa, lời nói của nhân vật đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- HS biết cẩn thận, viết chính xác, trình bày bài rõ ràng, đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ đoạn 3 của chuyện.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng của HS.
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh.
- Giới thiệu vào bài.
2. Hướng dẫn tập chép
a. Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc đoạn chép.
- Gọi HS đọc lại.
- Đoạn văn cho ta biết chuyện gì?
- Cậu bé nói như thế nào.
- Nhà vua xử lí ra sao.
- Đoạn văn có mấy câu.
- Trong đoạn văn có lời nói của ai.
- Lời nói nhân vật được trình bày như thế nào?
- Trong bài có từ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Đọc cho HS viết: chim sẻ, xẻ thịt, kim khâu.
- Theo dõi, chỉnh sửa.
b. Yêu cầu HS chép bài vào vở.
- GV hướng dẫn HS cách trình bày, cách chép bài
- GV theo dõi, uốn nắn
c. Nhận xét, chữa bài 
- Đọc cho HS soát lỗi
- GV nhận xét 5-7 bài, rút kinh nghiệm trước lớp.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a
- Gọi HS đọc yêu cầu: Điền vào chỗ trống l/ n?
- GV lựa chọn HS làm bài tập.
- Yêu cầu HS chữa bài.
-> Nhận xét, chốt: hạ lệnh, nộp bài, hôm nọ.
- Gọi 2 - 3 HS đọc lại kết quả 
-> GV lưu ý cách sử dụng l/n.
Bài 3: 
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài.
- Hướng dẫn HS học thuộc bảng: xoá dần từng cột, yêu cầu HS đọc và viết lại; xoá hết bảng gọi HS đọc thuộc lòng.
-> Nhận xét, đánh giá.
C. Củng cố, dặn dò.
- GV củng cố nội dung bài.
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- Học sinh chuẩn bị: vở, bút chì, bảng, phấn, giẻ lau, vở nháp
- HS quan sát, nêu nội dung tranh.
- HS theo dõi bảng phụ.
- Hai HS đọc. Lớp theo dõi bảng.
+ Nhà vua thử tài cậu bé bằng cách làm 3 mâm cỗ từ 1 con chim sẻ nhỏ.
+ Xin ông về tâu Đức vua.
+ Vua trọng thưởng và gửi cậu bé vào trường để luyện thành tài.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Lời nói của cậu bé.
- Lời nói của nhân vật được viết sauđấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Từ Đức Vua là tên riêng và các từ đầu câu: Hôm, Cậu, Xin.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- HS nhìn bảng chép bài.
- HS đổi vở, soát lỗi.
- Lắng nghe
- HS thành tiếng yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Lớp làm vở. 1HS làm bảng phụ
- HS chữa bài trên bảng.
-> Cả lớp nhận xét.
- 2 - 3 HS đọc lại kết quả.
- HS đọc thầm yêu cầu và làm bài.
- 1HS làm ở bảng, lớp làm vở.
- Nhiều HS nhìn bảng lớp đọc 10 chữ và tên chữ.
- HS đọc nhầm, xung phong đọc thuộc 10 chữ và tên chữ.
- HS lắng nghe.
Đạo đức
Bài 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 1)
I. Mục tiêu 
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- HS có năng khiếu: biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
* GDTTHCM: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu, để thể hiện lòng yêu kính Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh trong bài.
- Tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Mở đầu
- GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên , nhi đồng”
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
a) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4: quan sât từng bức tranh, tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp cho từng bức ảnh có trong bài tập 1.
 - Theo dõi, giúp đỡ một số nhóm.
- GV nhận xét, kết luận về nội dung từng tranh.
 - Tìm hiểu thêm về Bác Hồ.
- GV gợi ý cho HS.
- GV kết luận: bổ sung cho HS về những hiểu biết về Bác Hồ, cho HS xem một số tranh ảnh về Bác Hồ.
+ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn, là tấm gương suốt đời hi sinh vì tự do, độc lập của đất nước, hạnh phúc của nhân dân.
b) Hoạt động 2: Phân tích truyện “Các cháu vào đây với Bác”
- Giới thiệu tranh minh hoạ truyện.
- GV kể chuyện.
- Thảo luận nhóm 2 câu hỏi trong vở bài tập.
- GV kết luận: Bác Hồ rất yêu quý các cháu thiếu nhi, Bác luôn dành những tình cảm tốt đẹp cho các cháu. Ngược lại, các cháu thiếu nhi cũng rất yêu quý Bác Hồ, kính yêu Bác.
c) Hoạt động 3: Thiếu nhi làm theo lời Bác.
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi, ghi ra những điều cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ
- Tìm hiểu năm điều Bác Hồ dạy.
* Là người HS, các em cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ? 
- Yêu cầu HS kể nhưng việc mình đã làm theo năm điều Bác Hồ dạy.
- GV nhận xét, tuyên dương khen ngợi những học sinh đã thực hiện tốt năm điều bác Hồ dạy. Nhắc nhở các em luôn làm theo lời Bác
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn chuẩn bị cho tiết 2 của bài học.
- Cả lớp hát tập thể
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nói những hiểu biết của mình về Bác Hồ.
- Xem tranh ảnh về Bác, lắng nghe.
- HS quan sát.
- Lắng nghe kể chuyện
- Thảo luận nhóm câu hỏi 
- Lần lượt báo cáo kết quả thảo luận
- Nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS theo dõi.
- Thực hiện thảo luận cặp đôi.
- Từng nhóm cử đại diện trình bày, bổ sung.
- Cả lớp đọc lại năm điều bác Hồ dạy.
- HS trả lời.
- Lấy ví dụ cụ thể về những việc đã làm theo lời Bác Hồ dạy
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
	Ngày soạn: 23/08/2015
	Ngày giảng: Thứ tư ngày 26 tháng 08 năm 2015
Toán
Tiết 3: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu Giúp HS:
- Biết cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ).
- Biết giải bài toán về "Tìm x", giải toán có lời văn (có một phép trừ).
- HS có năng khiếu làm bài 4.
- Rèn luyện tính cẩn thận, say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ. Bộ Thực hành toán 3 của học sinh.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 VBT.
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trực tiếp.
2. Nội dung
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính và đặt tính.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Nêu cách tìm số bị trừ, số hạng trong một tổng.
- Cho HS làm bài và chữa.
- Nhận xét.
Bài3
- Gọi HS đọc bài toán
- HD HS tóm tắt và giải bài toán:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết số nữ có trong đội đồng diễn là bao nhiêu ta làm như thế nào?
 -Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, chốt bài giải đúng.
- Củng cố cho HS cách giải và trình bày bài giải bài toán có văn.
Bài 4: 
- GV nêu yêu cầu.
- Tổ chức cho HS thi xếp nhanh.
- Nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò
- GV củng cố nội dung bài.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng làm bài, lớp đổi vở, kiểm tra bài làm ở nhà.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS nêu lai cách đặt tính và tính.
Lớp làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa. 
- Lắng nghe, sửa sai.
- HS đọc yêu cầu.
- 2 HS phát biểu, lớp bổ xung.
- Một HS lên bảng chữa. Lớp làm vở sau đó đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
 a. x - 125 = 344
 x = 344 + 125
 x = 469
 b. x + 125 = 266
 x = 266 - 125
 x = 141
- Hai HS đọc bài toán.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
	Tóm tắt
Đội đồng diễn: 285 người
Nam : 140 người
Nữ :người?
 Bài giải
Số nữ có trong đội đồng diễn là:
 285-140=145( người)
 Đáp số: 145 người
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
- HS thực hành theo nhóm sau đó cử đại diện lên bảng thi xếp hình nhanh.
- HS lắng nghe.
Tập đọc
HAI BÀN TAY EM
I. Mục tiêu
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ,, giữa các dòng thơ.
- Hiểu nội dung: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 - 3 khổ thơ trong bài).
- HS có năng khiếu: Học thuộc lòng cả bài thơ.
- HS biết yêu quý chính mình.
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ. Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện Cậu bé thông minh và trả lời câu hỏi về nội dung của truyện. 
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 - Trực tiếp.
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu toàn bài.
b. Luyện đọc và giải nghĩa từ
* Đọc từng dòng thơ 
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc hai dòng thơ.
- GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm một số từ: nằm ngủ, lòng, siêng năng.
* Đọc từng khổ và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ
- Theo dõi, hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc:
- Giúp HS giải nghĩa từ khó: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm
- Yêu cầu HS đọc nhóm 4.
+ Gọi đại diện các nhóm lên đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Gọi HS đọc lại cả bài.
3. Tìm hiểu bài thơ
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm khổ thơ 1
- Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
- Em có cảm nhận gì về hai bàn tay của bé qua hình ảnh so sánh trên?
- Đọc thầm đạn còn lại và thảo luận nhóm đôi.
- Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào.
- Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
4. Học thuộc lòng bài thơ.
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS nhẩm thuộc từng đoạn, cả bài.
- Xoá dần nội dung bài thơ, yêu cầu HS đọc.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng kể chuyện. Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS theo dõi SGK.
- HS đọc 2 - 3 lượt.
- HS luyện đọc.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc.
- HS tập ngắt giọng đúng theo hdẫn của GViên.
 Hai bàn tay em/
 Như hoa đầu cành// 
 Hoa hồng hồng nụ/
 Cánh tròn ngón xinh//
- Đọc chú giải trong SGK.
- HS đọc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm đọc trước lớp.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- HS đọc thầm khổ thơ 1 và trả lời:
- Hai bàn tay của bé được so sánh với nụ hoa hồng, những ngón tay xinh như những cánh hoa.
- Hai bàn tay bé đẹp và đáng yêu.
- HS đọc thầm các khổ thơ còn lại, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
- Buổi tối, khi bé ngủ, hai bàn tay cũng ngủ cùng bé.
- Buổi sáng, tay giúp bé đánh răng, chải tóc.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS học thuộc lòng bài thơ.
- HS đọc.
- Từng nhóm cử đại diện thi đọc.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
Thủ công
Bài 1: GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI (Tiết 1)
A. Mục tiêu 
- Cách gấp tàu thủy hai ống khói. 
- Gấp được tàu thủy hai ống khói theo quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích gấp hình. 
* GDSDNLTK& HQ: Giúp học sinh hiểu Tàu thuỷ chạy trên sông, biển, cần xăng, dầu. Khi tàu chạy khói của nhiên liệu chạy tàu được thải qua hai ống khói. Cần sử dụng tàu thuỷ tiết kiệm xăng, dầu. (Đã tích hợp ở tiết 1)
II. Đồ dung dạy học
- Mẫu tàu thuỷ lớn, Tranh quy trình gấp, giấy thủ công, bút màu, kéo.
- Giấy nháp, giấy thủ công , giấy màu, kéo.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Mở đầu 
- GV nêu nội dung chương trình môn thủ công lớp 3 và yêu cầu khi học môn thủ công .
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Cho HS quan sát hình mẫu và giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu
- GV cho HS quan sát mẫu tàu thuỷ hai ống khói gấp bằng giấy. HS quan sát và nêu nhận xét
- Tàu thuỷ được gấp bằng vật liệu gì?
- Con có biết tàu thuỷ thật được làm bằng gì không?
- Em có nhận xét gì về đặc điểm, hình dáng của tàu thuỷ hai ống khói?
- GV: Tàu thuỷ trong thực tế làm phức tạp hơn, bằng sắt thép hoặc tôn chống rỉ, dùng chở hành khách, hàng hoá trên sông biển.
* GDSDNLTK& HQ: 
- Tàu thủy chạy bằng nhiên liệu liệu gì?
=> Tàu thuỷ chạy trên sông, biển, cần xăng, dầu. Khi tàu chạy khói của nhiên liệu chạy tàu được thải qua hai ống khói. Cần sử dụng tàu thuỷ tiết kiệm xăng, dầu.
- GV gọi 1 HS lên bảng mở dần tàu thuỷ mẫu cho đến khi trở lại hình vuông ban đầu.
3. GV hướng dẫn mẫu, HS thực hành trên nháp 
- Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông
- GV gợi ý HS nhớ lại cách làm đã học ở lớp 1, 2
- GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện.
Bước 2: Gấp lấy điểm giữa 2 đường dấu.
- Gấp tờ giấy hình vuông làm 4 phần bằng nhau để lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông sau đó mở tờ giấy ra.
Bước 3: Gấp tàu thuỷ 2 ống khói
- Đặt tờ giấy hình vuông lên bàn, mặt kẻ ở phía trên. Gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông 
Vào sao cho 4 đỉnh ...
- Lật mặt sau và gấp tương tự
- Gấp như vậy hai lần nữa tạo hai ống khói ta được được sản phẩm.
- GV yêu cầu HS thực hành.
- Gọi 1HS lên bảng thao tác lại.
- GV sửa chữa, nhận xét, uốn nắn.
- HS thực hành trên giấy nháp, GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
C. Củng cố dặn dò 
- Gọi 1 HS nêu lại các bước gấp tàu thuỷ 2 ống khói.
- Nhận xét thái độ học tập của HS 
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, lắng nghe
- HS quan sát.
- Bằng giấy.
- HS phát biểu.
- Mỗi bên thành tàu có hai hình tam giác giống nhau ở giữa tàu, mũi tàu thẳng đứng.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: xăng, dầu.
- Lắng nghe.
- HS thực hiện yêu cầu
- HS nghe và nhớ.
- 1 HS lên bảng thực hiện.
- HS theo dõi và làm theo.
- Lắng nghe, theo dõi.
- HS thực hành.
- 1 HS lên bảng thao tác lại.
- HS thực hành.
- 1 HS nêu lại các bước gấp tàu thuỷ 2 ống khói.
- HS lắng nghe.
Tự nhiên và xã hội
Bài 3: NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO?
I. Mục tiêu
- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe.
- HS có năng khiếu: Biết được khi hít vào, khí ô-xi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể. Khi thở ra, khí các-bo-nic có trong máu được thải ra ngoài qua phổi.
II. Các kĩ năng sống 
- Tìm kiếm và sử lý thông tin :quan sát và tổng hợp thông tin khi thở bằng mũi, vệ sinh mũi.
- Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
III. Đồ dùng dạy học
- Hình trong sách giáo khoa trang 6, 7.
- Gương soi nhỏ đủ cho các nhóm. 
IV. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp?
- Cơ quan hô hấp có vai trò gì ?
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
- Ở các bài trước các em đã biết về đường đi của không khí và không khí rất cần thiết cho sự sống. Vậy không khí nh thế nào thì tốt cho cơ thể bài học hôm nay sẽ nói đến điều đó.
2. Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
*Mục tiêu: Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng mồm .
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS lấy gương soi để quan sát phía trong của mũi.
- Em thấy gì phía trong mũi?
- Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi?
- Hằng ngày dùng khăn sạch lau ở phía trong lỗ mũi em thấy có gì?
- Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
Kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy chúng ta lên thở bằng mũi.
b) Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Nói được lợi ích của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở kkhí có nhiều bụi. 
* Cách tiến hành: 
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm 2. 
- Tranh nào thể hiện không khí trong lành?
- Khi được thở nơi có không khí trong lành ta cảm thấy thế nào?
- Nêu cảm giác khi phải thở không khí có nhiều khói, bụi?
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp. 
=> KL: Thở không khí trong lành có lợi cho sức khỏe. Không khí trong lành là không khí chứa nhiều ô xi, ít khí các- bon níc và khói bụi. Khí ô xi cần cho hoạt động sống của sơ thể. Vì vậy thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh, không khí chứa nhiều các bon níc, khói bụi... là không khí bị ô nhiễm, vì vậy thở không khí ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ. 	
C. Củng cố, dặn dò
- GV củng cố bài rút ra mục bạn cần biết SGK.
- Để thở trong môi trường không khí trong lành ta cần làm gì?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng. Lớp nhận xét
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS dùng gương quan sát. Cùng chia sẻ kinh nghiệm của bản thân qua trả lời câu hỏi.
- Có lông mũi.
- Nước mũi.
- Rỉ mũi.
- Trao đổi cặp đôi ,phát biểu ý kiến.
- HS lắng nghe
- Các cặp đôi thảo luận, trao đổi ý kiến.
- Đại diện báo cáo kết quả theo từng câu hỏi.
 - Nghe, liên hệ đến những nơi có không khí trong lành và không trong lành, ích lợi và tác hại
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
- 2 - 3 HS nêu, liên hệ đến các biện pháp, việc làm để giữ gìn môi trường
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Ngày soạn: 24/8/2015
	Ngày giảng: Thứ năm ngày 27 tháng 8 năm 2015
Toán
Tiết 4: CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Có nhớ một lần)
I. Mục tiêu Giúp HS: 
- Trên cơ sở phép cộng không nhớ đã học, biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm)
- Củng cố, ôn lại cách tính độ dài đường gấp khúc.
- HS có năng khiếu: Làm thêm bài tập 1; 2 (cột 4; 5 ), BT5.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS làm bài tập 2, 3 VBT.
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
- Trực tiếp.
2. Giới thiệu phép cộng 435 + 127
- GV nêu phép tính, cho HS đặt tính dọc rồi hướng dẫn thực hiện tính.
- Ghi kết quả HS nêu. Yêu cầu HS làm ở bảng nêu cách thực hiện.
- Phép cộng này có nhớ mấy lần và nhớ từ hàng nào sang hàng nào?
- GV chốt lại cách thực hiện tính.
3. Giới thiêu phép cộng 256 + 162
- GV hướng dẫn tương tự
- Phép cộng này có nhớ mấy lần và nhớ từ hàng nào sang hàng n

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 1 - thu - sáng.doc