Giáo án lớp 3 - Năm học 2010 – 2011 - Tuần 5

I. Mục tiêu: Giúp học sinh.

- Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).

- Củng cố về giải bài toán và tìm số bị chia chưa biết.

- Giáo dục HS yêu môn học.

II. Hoạt động dạy học:

 

doc 20 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 934Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 - Năm học 2010 – 2011 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc nhanh theo chú
- Là chú lính nhỏ
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- 4 hs thi đọc.
- 4 học sinh tự phân vai (người dẫn chuyện, viên tướng, chú lính nhỏ, thầy giáo) đọc lại truyện theo vai.
Kể chuyện
1- GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ của câu truyện trong SGK, tập kể lại câu chuyện "Người lính dũng cảm".
2- Hướng dẫn học sinh kẻ chuyện theo tranh.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh SGK.
- GV treo tranh minh hoạ gọi học sinh kể lại 4 đoạn của câu chuyện.
Nếu học sinh lúng túng không nhớ câu chuyện, GV có thể gợi ý.
+ Tranh 1: Viên tướng ra lệnh thể nào? Chú lính nhỏ có thái độ ra sao?
+ Tranh 2: Cả tốp vượt rào bằng cách nào? Chú lính nhỏ vượt rào bằng cách nào? Kết quả?
+ Tranh 3: Thầy giáo nói gì với học sinh? Thầy mong điều gì ở học sinh?
+ Tranh 4: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ phản ứng ra sao? Câu chuyện kết thúc thế nào?
- Yêu cầu học sinh kể.
- GV nhận xét chấm điểm.
C- Hoạt động 3.
- Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?
- GV chốt lại: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi. Người dám nhận lỗi, sửa lỗi là người dũng cảm.
- Yêu cầu h/ sinh về tập kể chuyện cho người thân nghe.
- Học sinh quan sát 4 tranh minh hoạ SGK (nhận ra: Chú lính nhỏ mặc áo xanh nhạt, viên tướng mặc áo xanh xẫm).
- Học sinh quan sát và 4 học sinh tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét cách kể của từng học sinh.
- 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Học sinh phát biểu.
- Học sinh lắng nghe.
____________________________________________________________________ Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
Toán
LUYệN TậP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Củng cố cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số với một chữ số (có nhớ).
- ôn tập về thời gian (xem đồng hồ và số giờ trong mỗi ngày).
- Tính cẩn thận khi làm bài.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1.
- Gọi học sinh thực hiện.
 46 x 2 37 x 2
 25 x 3 16 x 5
- GV chấm điểm.
B- Hoạt động 2.
1- Giới thiệu, ghi bài.
2- Luyện tập.
Bài 1/23: Tính.
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện và cho cả lớp làm SGK.
- Cho học sinh nêu cách nhẩm các phép tính.
Bài 2/23: Đặt rồi tính.
- Gọi học sinh lên bảng và cho cả lớp làm bài vào bảng con.
Bài 3/23: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề, phân tích, tóm tắt và giải toán.
- Yêu cầu học sinh thực hiện.
Bài 4/23: Thực hành trên đồng hồ.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 đồng hồ. Yêu cầu các nhóm thực hiện theo yêu cầu của bài.
Bài 5/23: Hai phép nhân nào có kết quả bằng nhau.
- Tổ chức chơi "Tiếp sức".
+ Gv phổ biến hướng dẫn cách chơi.
+ Yêu cầu thực hiện.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
C- Hoạt động 3.- Nhận xét tiết học
- 2 học sinh lên bảng thực hiện.
.
- Nhắc lại đề bài.
- Hs nêu yêu cầu.
- 5 học sinh lên bảng. Cả lớp làm SGK.
 49 27 57 
 x 2 x 4 x 6 
 98 108 342 
- Học sinh nêu, nhận xét.
- Hs nêu yêu cầu.
- Mỗi học sinh làm 1 phép tính, trình bày cách thực hiện.
- Cả lớp làm bảng con: 38 x 2 53 x 4
 27 x 6 45 x 5
- Nhận xét.
- 2 học sinh đọc đề.
- Phân tích bài toán.
- Tóm tắt:
Mỗi ngày: 24 giờ.
6 ngày. Giờ?
- 1 học sinh thực hiện trên bảng. Cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét.
- Các nhóm thực hiện quay kim đồng hồ.
- Đại diện nhóm thực hành trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs lắng nghe.
- 2 dãy: Mỗi dãy 5 hs thực hiện.
 _______________________________
Chính tả
NGườI LíNH DũNG CảM
I. Mục tiêu: 1- Rèn kỹ năng viết chính tả.
- Nghe-viết chính xác một đoạn trong bài Người lính dũng cảm.
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: n/lực lượng hoặc en/eng.
2- ôn bảng chữ:
- Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (học thêm tên những chữ do hai chữ cái ghép lại: ng; ngh, nh, ph)
- Thuộc lòng tên 9 chữ trong bảng.
II. Đồ dùng: - Bảng phụ viết BT 2 b; - Kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT 3.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1.
- GV yêu cầu học sinh viết các từ: loay hoay, gió xoáy, nhẫn nại, nâng niu.
- Đọc thuộc lòng bảng 19 tên chữ đã học ở tuần 1,3.
- GV chấm điểm.
B- Hoạt động 2.
1- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
2- Hướng dẫn học sinh nghe-viết.
a) Hướng dẫn chuẩn bị.
- Gọi học sinh đọc đoạn văn.
- Đoạn văn này kể chuyện gì?
- Hướng dẫn nhận xét chính tả.
+ Đoạn văn trên có mấy câu?
+ Những câu nào trong đoạn văn được viết hoa?
+ Lời các nhân vật được đánh dấu bằng những dấu gì?
- Hướng dẫn viết từ khó:
+ GV đọc cho học sinh viết: quả quyết, vườn trường, viên tướng, sững lại, khoát tay.
b) GV đọc cho học sinh viết bài vào vở.
- GV đọc từng câu.
- Theo dõi học sinh để giảm tốc độ (nếu học sinh viết chậm).
c) Chấm, chữa bài.
- GV đọc chậm từng câu, đánh vần từ khó.
- GV kiểm tra số em mắc nhiều lỗi.
- Chấm 5-7 bài, nhận xét cụ thể.
3- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính ta.
a) Bài tập (2)-lựa chọn.
2b: Điền vần en hay eng.
- Gọi học sinh lên bảng làm
- GV chốt lời giải đúng.
+ Tháp Mười.... bông sen.
Việt Nam .... Bác Hồ.
+ Bước tới.... xế tà.
Cỏ .... chen đá lá chen hoa.
b) Bài tập 3: Chép vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu.
-Yêu cầu cả lớp làm bài.
- Sửa bài.
- Gọi HS đọc lại bảng chữ.
- 2 học sinh viết trên bảng, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét bài trên bảng.
- 3 học sinh đọc.
.
- Nhắc lại đề bài.
- 1 học sinh đọc cả lớp đọc thầm.
- Lớp học tan. Chú lính nhỏ rủ viên tướng ra vườn sửa hàng rào, viên tướng không nghe
- 6 câu
- Các chữ đầu câu và tên riêng.
-... viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Học sinh viết bài.
- Học sinh soát lỗi, sửa sai (nếu có) ghi số lỗi.
- Hs nêu yêu cầu.
- 2 hs thực hiện trên bảng phụ.
- Cả lớp làm SGK.
- Học sinh nhận xét bài.
- Hs nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm vào SGK.
- 9 học sinh tiếp nối nhau lên bảng điền đủ 9 chữ và tên chữ.
- Cả lớp nhận xét, sửa sai (nếu có).
- Nhiều học sinh đọc
- GV khuyến khích học sinh HTL thứ tự 9 chữ và tên chữ mới học (theo các tiết trước).
- GV nhận xét.
C- Hoạt động 3.- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về HTL 28 tên chữ.
- Cả lớp đọc.
- 3 học sinh đọc.
- 2 học sinh đọc thuộc 28 chữ đã học theo thứ tự.
______________________________
Tập đọc
CUộC HọP CủA CHữ VIếT
I. Mục tiêu: 1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Chú ý các từ ngữ: tan học, dõng dạc, hoàn toàn, mũ sắt, ẩu thế...
- Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm (đặc biệt nghỉ hơi đúng ở đoạn chấm câu sai). Đọc đúng kiểu câu, câu kể, câu hỏi, câu cảm.
- Đọc phân biệt được lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (bác Chữ A, đám đông, dấu chấm).
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu. * Hiểu nội dung bài.
- Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung (được thể hiện dưới hình thức khôi hài): Đặt dấu câu sai sẽ làm sai lạc nội dung, khiến câu và đoạn văn rất buồn cười.
- Hiểu cách tổ chức một cuộc họp (yêu cầu chính).
II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ, 5 hoặc 6 tờ phiếu khổ A4 kẻ bảng bút dạ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1.
- Yêu cầu đọc bài: Người lính dũng cảm và trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK.
- GV chấm điểm.
B- Hoạt động 2.
1- Giới thiệu bài.
2- Luyện đọc.
a) GV đọc bài.
b) Hướng dẫn luyện đọc-giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu.
- GV theo dõi, sửa sai cho học sinh. Chú ý các từ khó: tan học, dõng dạc, hoàn toàn, mũ sắt.
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- Nhắc học sinh đọc đúng các kiểu câu:
Câu hỏi: "Thế nghĩa là gì nhỉ?" (giọng ngạc nhiên).
Câu cảm: "ẳu thế nhỉ!" (giọng chê bai, phàn nàn).
- Ngắt nghỉ hơi đúng, chú ý đoạn văn (của Hoàng đọc).
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Yêu cầu các nhóm đọc đồng thanh.
3-Tìm hiểu bài.
* Đoạn 1.
- Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
* Đoạn 2,3,4.
- Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?
- GV chia lớp thành nhóm nhỏ phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ A4, yêu cầu các nhóm đọc thầm bài văn, trao đổi, tìm những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến của cuộc họp theo các ý a,b,c,d
- GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
- 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét.
- Nhắc lại đề bài.
- Học sinh lắng nghe và quan sát tranh
- Học sinh tiếp nhau đọc từng câu.
- Học sinh tiếp nối từng đoạn.
- Học sinh lắng nghe.
- Các nhóm tự đọc.
- 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
... giúp đỡ bạn Hoàng... 
- 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm
- Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
- 1 học sinh đọc yêu cầu 3.
- Các nhóm thảo luận và viết vào tờ giấy A4.
- Đại diện các nhóm, báo cáo kết quả.
- Cả lớp nhận xét.
a) Nêu mục đích cuộc họp
b) Nêu tình hình của lớp.
c) Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.
d) Nêu cách giải quyết.
e) Giao việc cho mọi người
Hôm nay chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. 
Hoàng hoàn toàn... đi đôi giày da trên trán lấm... mồ hôi.
Tất cả là do ... cậu ta chấm chỗ ấy.
Từ nay... một lần nữa.
Anh dấu chấm... định chấm câu.
4- Luyện đọc lại.
- GV mời 1 vài nhóm, mỗi nhóm 4 em tự phân vai để đọc truyện.
C- Hoạt động 3.
- GV nhấn mạnh vài trò của dấu chấm câu.
- Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài văn, ghi nhớ diến biến, trình tự tổ chức một cuộc họp.
- 3 nhóm học sinh thực hiện yêu cầu.
- Cả lớp bình chọn bạn và nhóm đọc hay nhất.
______________________________
Luyện từ và câu
SO SáNH
I. Mục tiêu: - Nắm được 1 số kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém.
- Nắm được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém. Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.
II. Đồ dùng: - Bảng lớp viết 3 khổ thơ ở BT 1. - Bảng phụ viết khổ thơ ở BT 3.
III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1.
- GV kiểm tra miệng học sinh làm lại BT2 và 3 (tiết LTVC tuần 4)
- GV chấm điểm.
B- Hoạt động 2.
1- Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu.
2- Hướng dẫn làm bài tập.
a) Bài tập 1: Tìm các hình ảnh so sánh.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- GV mời 3 học sinh lên sửa bài.
- GV chốt lời giải đúng và giúp học sinh phân biệt 2 loại so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. 
- 2 học sinh làm bài tập 2.
- 2 học sinh làm bài tập 3.
- Nhắc lại đề bài.
- Hs nêu yêu cầu.
- Học sinh làm ra nháp.
- 3 học sinh thực hiện.
- Cả lớp nhận xét.
Đáp án:
Hình ảnh so sánh
Kiểu so sánh
a) Cháu khoẻ hơn ông nhiều
ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng
b) Trăng khuya sáng hơn đèn
c) Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì con.
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Hơn kém
 Ngang bằng
Ngang bằng
Hơn kém
Hơn kém
Ngang bằng
b) Bài tập 2: Ghi lại các từ so sánh.
- Tìm các từ so sánh trong các khổ thơ.
- Sửa bài.
- GV chốt lời giải đúng.
Câu a: Hơn - là - là.
Câu b: Hơn.
Câu c: chẳng bằng - là.
c) Bài tập 3: Tìm những sự vật được so sánh.
- Gọi học sinh làm bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Gạch các từ: Quả dừa - đàn lợn
 Tàu dừa - chiếc lược
d) Bài tập 4: Tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu
- GV nhắc học sinh: có thể tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa thay cho dấu gạch nối.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Trò chơi "Tiếp sức"
Tổ chức chơi như các tiết trước.
- GV chốt lời giải đúng: như, là, như là, tựa như, tựa như là, như thế...
C- Hoạt động 3.
- Nhắc lại các nội dung vừa học?
- Nhận xét tiết học.- Về ôn lại bài vừa học.
- Hs nêu yêu cầu.
- Học sinh làm vào bảng con.
- 3 học sinh lên bảng gạch phấn màu dưới các từ so sánh trong mỗi khổ thơ.
- Cả lớp nhận xét.
- Hs nêu yêu cầu.
- 1 học sinh lên bảng gạch dưới những sự vật đã so sánh.
- Cả lớp nhận xét.
- Hs nêu yêu cầu.
- Học sinh làm vào vở.
- Mỗi dãy cử 5 học sinh thực hiện trò chơi.
- Cả lớp đọc kết quả - nhận xét đ/s và tìm nhóm thắng cuộc.
- So sánh ngang bằng, hơn kém, các từ so sánh.
Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2010
Toán
BảNG CHIA 6
I. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Dựa vào bảng nhân 6 để lập bảng chia 6 và học thuộc bảng chia 6.
- Thực hành chia trong phạm vi 6 và giải toán có lời văn (về chia thành 6 phần bằng nhau và chia theo nhóm 6).
II. Đồ dùng: Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1.
- Yêu cầu học sinh thực hiện.
 12 x 6 46 x 2
 23 x 3 31 x 3
- GV chấm điểm.
B- Hoạt động 2.
1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn lập bảng chia 6.
* Cho học sinh lấy 1 tấm bìa (có 6 chấm tròn. Hỏi:
6 lấy 1 lần bằng mấy?
(GV ghi: 6 x 1 = 6)
- GV chỉ vào tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi. Lấy 6 (chấm tròn) chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 (chấm tròn) thì được mấy nhóm?
Vậy 6 : 6 bằng mấy?
Ghi 6 : 6 = 1
- Gọi học sinh đọc lại phép nhân và phép chia trên bảng.
* Cho học sinh lấy 2 tấm bìa (mỗi tấm có 6 chấm tròn). Hỏi:
- 6 lấy 2 lần bằng mấy lần? (ghi: 6 x 2 = 12)
- GV chỉ vào 2 tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn. Hỏi:
- Lấy 12 (chấm tròn) chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 (chấm tròn) thì được mấy nhóm.
- Vậy 12 : 6 được mấy?
Ghi 12 : 6 = 2
- Gọi học sinh đọc 2 phép tính.
* Cho học sinh lấy 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 (chấm tròn).
Hướng dẫn tương tự như trên để học sinh lập tiếp.
6 x 3 = 18
18 : 6 = 3
* Với các phép chia tiếp theo, cho học sinh dựa vào bảng nhân 6 để lập tiếp bảng chia 6.
- GV quan sát, hướng dẫn thêm nếu học sinh còn lúng túng....
* GV dùng nhiều hình thức khác nhau để giúp học sinh đọc thuộc bảng chia 6.
3- Thực hành.
Bài 1/24: Tính nhẩm
- Yêu cầu học sinh nhẩm và nêu kết quả.
Bài 2/24: Tính nhẩm.
- Gọi học sinh lên bảng, cả lớp làm bảng con.
- GV củng cố mối quan hệ giữa nhân với chia.
Bài 3/24: 
- GV cho học sinh phân tích bài toán, tóm tắt, tìm cách giải.
- Nhận xét gì về đặc điểm của bài toán.
- Yêu cầu hs làm bài.
- GV sửa bài.
Bài 4/24: 
- Hướng dẫn học sinh phân tích và tìm cách giải bài toán.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Sửa bài.
- Nhận xét gì về đặc điểm của bài toán? (dạng toán)
* GV nhấn mạnh về đặc điểm của từng bài toán 3 và 4.
3- Hoạt động 3.- Hệ thống nội dung bài.- 
Nhận xét tiết học. Về ôn bảng chia 6.
- 2 học sinh thực hiện.
- Nhắc lại đề bài.
- 6 lấy 1 lần bằng 6.
- Lấy 6 (chấm tròn) chia thành.... thì được 1 nhóm.
- 6 : 6 = 1
- 6 x 1 = 6 6 : 6 = 1
- 6 lấy 2 lần bằng 12
- 12 (chấm tròn) chia thành... được 2 nhóm.
- Được 2.
- 6 x 2 = 12; 12 : 6 = 2
- Học sinh đọc:
6 x 3 = 18 
18 : 6 = 3
- Học sinh trao đổi nhóm để thành lập bảng.
- Từng học sinh lên viết tiếp công thức nhân 6 và công thức chia 6.
6 x 4 = 24 24 : 6 = 4
6 x 5 = 30 30 : 6 = 5
- Đọc cá nhân, nhóm, tổ, dãy, cả lớp.
- Hs nêu yêu cầu.
- Học sinh nêu:
42 : 6 = 7 24 : 6 = 4
- Học sinh đọc yêu cầu.
- 4 HS thực hiện.
6 x 4 = 24 6 x 2 = 12
24 : 6 = 4 12 : 6 = 2
24 : 4 = 6 12 : 2 = 6...
- Lấy tích chia cho 1 thừa số được thừa số kia.
- Cả lớp nhận xét.
- 2 học sinh đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
- Tóm tắt.
6 đoạn: 48 cm
1 đoạn: cm?
- Chia thành phần bằng nhau.
-1 học sinh làm bài toán trên bảng. Cả lớp làm vào vở.
- 2 học sinh đọc đề.
- Học sinh tự đặt câu hỏi như bài 3 để cho bạn trả lời.
- 1 học sinh thực hiện trên bảng. Cả lớp làm vào vở.
- Dạng chia theo nhóm.
Thể dục
ôN đi Vượt chướng NGạI VậT THấP
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái. Yêu cầu biết thực hiện động tác tương đối chính xác.
- ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Chơi trò chơi "Thi xếp hàng". Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
II. Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ, bảo đảm an toàn.
- Còi, kẻ sân, dụng cụ cho phần tập đi vượt chướng ngại vật.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung và phương pháp
Đ/lượng
Đội hình
1- Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu.
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
- Trò chơi "Có chúng em"
* Chạy chậm theo vòng tròn rộng.
2- Phần cơ bản.
* ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái.
- GV hô cho cả lớp tập: 2-3 lần.
- Cán sự lớp hô cho cả lớp tập, GV quan sát nhắc nhở các em thực hiện.
* ôn đi vượt chướng ngại vật.
- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của GV (hình dung có chướng ngại vật trước mỗi em để sẵn sàng vượt qua). Mỗi động tác vượt chướng ngại vật thực hiện 2-3 lần.
- GV đặt dụng cụ trên sân để học sinh vượt chướng ngại vật theo hàng dọc. Cách tập theo dòng nước chảy, em nọ cách em kia 3-4 m.
GV quan sát, chú ý 1 số lỗi sai học sinh thường mắc như: Khi đi cúi đầu, mất thăng bằng, đặt bàn chân không thẳng hướng đi lệch ra ngoài đường kẻ sẵn, sợ không dám bước dài và nhảy qua...
Cách sửa: GV chỉ ra động tác mà học sinh làm chưa đúng, GV hướng dẫn lại và làm mẫu cho học sinh cùng tập. Nên để những em thực hiện tốt đi trước, những em thực hiện chưa tốt đi sau để bắt chước theo.
- Trò chơi: "Thi xếp hàng"
GV theo dõi học sinh chơi và nhắc nhở các em: đảm bảo trật tự, kỷ luật, tránh chấn thương.
Có thể thay đổi hình thức chơi.
3- Phần kết thúc.
- Đi thường theo nhịp và hát.
- GV cùng học sinh hệ thống bài.- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà: ôn luyện đi vượt chướng ngại vật.
1- 2 phút
1 phút
1-2 phút
1 phút
8 - 10 phút
6 - 8 phút
2 phút
2 phút
1 - 2 phút
X X X X 
X X X X 
X X X X
X X X X
X X X X X 
X X X X X 
X X X X X 
X X X X X 
X X X X X 
X X X X X 
X X X X X
X X X X X
X X X X X
X X X X X
X X X X X
X X X X X
X X X X X
X X X X X
X X X X X
X X X X X
_____________________________
Tự nhiên và Xã hội
PHòNG BệNH TIM MạCH
I. Mục tiêu: Học sinh biết.
- Kể được tên 1 số bệnh về tim mạch.
- Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
- Kể ra 1 số cách đề phòng bệnh thấp tim.
- Có ý thực đề phòng bệnh thấp tim.
II. Đồ dùng: - Các hình trang 20,21 SGK.
III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ.
- Hoạt động nào có lợi cho tim mạch?
- Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức?
* GV nhận xét.
B- Bài mới.
1- Giới thiệu, ghi bài.
2- Các hoạt động.
a) Hoạt động 1: Động não.
* Mục tiêu: Kể được tên 1 vài bệnh về tim mạch.
* Cách tiến hành.
- Yêu cầu học sinh kể 1 số bệnh tim mạch mà em biết?
- GV: Bệnh về tim mạch có rất nhiều. Trong bài học hôm nay chỉ nói đến 1 bệnh về tim mạch thường gặp nhưng nguy hiểm đối với trẻ em, đó là bệnh thấp tim.
b) Hoạt động 2: Đóng vai.
* Mục tiêu: Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
* Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu học sinh quan sát H1,2,3 trang 20 SGK và đọc các lời hỏi và đáp của từng nhân vật trong các hình.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận các câu hỏi.
+ ở lứa tuổi nào thường hay bị bệnh thấp tim?
+ Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
+ Nguyên nhân gây ra thấp tim là gì?
- Yêu cầu đóng vai.
- GV theo dõi, nhắc nhở.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
* Kết luận: 
- Thấp tim là 1 bệnh về tim mạch mà ở lứa tuổi học sinh thường mắc.
- Bệnh này để lại di chứng nặng nề cho van tim, cuối cùng gây suy tim.
- Nguyên nhân: do viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài hoặc viêm khớp cấp không được chữa trị kịp thời, dứt điểm.
c) Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu:
- Kể được 1 số cách đề phòng bệnh thấp tim.
- Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
* Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu học sinh quan sát H4,5,6 trang 21 SGK và nói với nhau về nội dung và ý nghĩa của các việc làm trong từng hình đối với việc đề phòng bệnh thấp tim.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi học sinh trình bày kết quả làm việc.
* Kết luận:
Để đề phòng bệnh thấp tim cần phải: Giữ gìn ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống... rèn luyện... không để các bệnh viêm họng... kéo dài.
C- Củng cố, dặn dò.- Nhận xét tiết học.- Về ôn bài.
- 2 hs trả lời.
- 2 hs trả lời.
.
- Nhắc lại đề bài.
- Hs nêu.
- Học sinh thực hiện.
- Các nhóm thảo luận.
- Học sinh tập đóng vai bác sĩ và bệnh nhân để hỏi và trả lời về bệnh thấp tim.
- Các nhóm đóng vai dựa theo các nhân vật trong các hình 1,2,3 trang 20 SGK (mỗi nhóm đóng 1 cảnh).
- Các nhóm quan sát, nhận xét bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh làm việc theo yêu cầu.
- Học sinh trình bày.
+ H4: Một bạn đang súc miệng bằng nước muối
+ H5: Thể hiện nội dung giữ ấm cổ, ngực
+ H6: Thể hiện nội dung ăn uống đầy đủ cơ thể khoẻ mạnh
Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010
Toán
Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
I. Mục tiêu: - Biết cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
 Vận dụng vào giải bài toán có nội dung thực tế
- Giáo dục HS lòng say mê học tập
II. Đồ dùng: 12 cái kẹo(hoặg 12 hình tam giác)
III. Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:
-Gọi 1 số hs đọc bảng chia 6
- Nhận xét-ghi điểm
3-4 HS lên đọc bảng chia 6
.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài (TT)
2. Giới thiệu bài toán 1
- Gọi HS đọc bài toán
2 HS đọc bài toán
- Gọi 1 HS lên bảng chia 12 chiếc kẹo thành 3 phần bằng nhau
HS biểu diến dưới lớp
- Y/cầu HS lấy đi 1 phần của số kẹo (số hình) đã chia
HS làm theo y/c
- Con hiểu thếo nào là 1/3?
Chia 1 vật gì đó thành 3 phần bằng nhau và lấy 1 phần
- Theo con 1/3 số kẹo của 12 cái kẹo là mấy cái?
4 cái
- Muốn tìm 1/3 của 12 cái kẹo ta làm ntn?
Lấy 12:3= 4
- Thơng tìm đựoc trong phép chia này chính là 1/3 của 12 cái kẹo
* Gọi 1 HS lên giải bài toán
1 HS lên bảng. Lớp giải giấy nháp
- Dựa vào bài toán trên bảng g/v đặt câu hỏi:
+ Nếu chị cho em 1/2 số kẹo thì em được mấy cái kẹo?
Đợc 6 cái, 1 HS nêu cách tìm 1/2 của 12
+ Nếu chị cho em 1/4 số kẹo thì em được mấy cái kẹo?
3 cái; 12:4= 3
+ Nếu chị cho em 1/6 số kẹo thì em được mấy cái kẹo?
2 cái; 12:6= 2
- Muốn tìm 1 phần mấy của một số em làm nnt?
Lấy só đó chia cho số phần; HS ghi nhớ SGK
3. Luyện tập
* Bài 1: Gọi HS đọc đề toán
1 HS đọc đề toán
-2 HS lên bảng, lớp làm vở nháp
Chữa bài
=>Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số 
* Bài tập 2: Gọi HS đọc đề toán
2 HS đọc đề bài- phân tích đề – 1hs lên bảng làm
- H/dẫn HS tìm hiểu đề -làm bài
HS làm bài vào vở
- Thu vở, chấm bài, chữa, nhận xét bài
C. Củng cố- dặn dò:
- Muốn tìm 1/4 của 12 kg ta làm ntn?
- Muốn tìm 1/6 của 30 m ta làm ntn?
- Muốn tìm 1 phần mấy của 1 số ta làm ntn?
-Nhận xét tiết học Dặn hs chuẩn bị giờ sau:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 lop 3.doc