Giáo án Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học 2017-2018 - Bùi Thị An

 Tiết 1:TOÁN

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

 - Thuộc bảng 6,7,8, 9 cộng với một số.

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán về nhiều hơn cho dưới dạng sơ đồ.

- Biết nhận dạng hình tam giác.

- HS yêu thích hoạt động học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

Viết sẵn nội dung bài tập 3, 5.SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

2. Kiểm tra bài cũ: 36 + 15

- Cho HS làm lại 1 số phép tính ở BT1.

- Nhận xét.

3. Bài mới:

 Bài 1: Tính nhẩm

- Yêu cầu HS đọc đề.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”.

- GV nhận xét, chốt ý đúng, tuyên dương.

 Bài 2:

 - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT.

- Hỏi: Để biết tổng ta làm thế nào?

- Cho HS làm bài vào phiếu cá nhân.

- GV thu phiếu chấm và chữa bài.

K.quả lần lượt là : 31 ; 43 ; 54 ; 35 ; 51.

 Bài 3:

-GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm vào BC.

 Bài 4:

- Yêu cầu HS đọc tóm tắt.

- Dựa vào tóm tắt đọc đề bài.

- Bài toán này thuộc dạng gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

GV chấm và chữa bài.

 Bài 5:

- GV treo bảng phụ có hình vẽ như ở SGK lên.

- Có mấy hình tam giác?

- Gọi HS lên chỉ các hình tam giác có trong hình đó.

- Nhận xét, chốt ý đúng.

4. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Về chuẩn bị bài: Bảng cộng. - Hát

- HS đọc đề bài.

- HS chơi theo h.dẫn của GV.

- Cộng các số hạng đã biết.

- Làm bài vào phiếu.

- HS đọc.

- Bài toán về nhiều hơn.

- 1 HS lên làm ở bảng phụ, lớp làm vào vở.

Giải:

Số cây đội 2 trồng là:

46 + 5 = 51 (cây)

Đáp số: 51 cây

- Có 3 hình tam giác.

HS đọc lại bảng 6 ;7 cộng với một số.

 

docx 36 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học 2017-2018 - Bùi Thị An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Hát
- 2 HS lên viết ở bảng lớp, lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc lại.
- Vì đau và xấu hổ.
- Từ nay các em co trốn học đi chơi nữa không?
- Dấu phẩy, dấu chấm, dấy 2 chấm, dấu gạch đầu dòng, dấu chấm hỏi, dấu gạch ngang ở đầu câu, dấu chấm hỏi ở câu cuối câu.
- Sau dấu gạch đầu dòng.
- xấu hổ, bật khóc, xoa đầu, nghiêm giọng, trốn hoc, giang bài. 
- Nam và Minh phải viết hoa vì đó là tên riêng.
- Viết bảng con các từ trên.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- Nhìn bảng chép vở.
- HS soát lại.
- Đổi vở, sửa lỗi.
- 1 HS đọc YC của bài tập.
- Từng HS lên bảng làm.
HS chơi theo h.dẫn của GV.
HS viết lại 1 số từ vừa viết sai trong bài CT.
 Tiết 2: KỂ CHUYỆN
NGƯỜI MẸ HIỀN
I. MỤC TIÊU: 
- Dựa theo tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền.
- HS khá, giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện.
- Giáo dục HS biết yêu thương, kính trọng cô giáo như người mẹ của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 - 4 tranh (SGK) phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: Người thầy cũ 
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện theo vai.
- Nhận xét.
3. Bài mới: Người mẹ hiền
a) Dựa vào tranh kể lại từng đoạn 
- Hướng dẫn HS quan sát 4 tranh đọc lời nhân vật trong tranh, nhớ lại nội dung từng đoạn.
- Hướng dẫn HS kể mẫu trước lớp đoạn 1 dựa vào tranh 1. Gợi ý:
Nhân vật trong tranh là ai?
Nói cụ thể về hình dáng từng nhân vật?
Hai cậu trò chuyện với nhau những gì?
- Lưu ý: Kể bằng lời của mình không kể nguyên văn từng câu, chữ trong câu chuyện.
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương.
b) Kể lại từng đoạn câu chuyện theo vai
 Bước 1: GV làm mẫu.
- Lưu ý: Yêu cầu HS nói lời đối thoại tự nhiên, diễn cảm, khuyết khích HS tập diễn tả động tác, điệu bộ 
 Bước 2: Chia nhóm – Mỗi nhóm 5 em.
- GV chia mỗi nhóm 5 em tập kể trong nhóm từng đoạn câu chuyện.
Bước 3: Các nhóm thi dựng lại câu chuyện.
- Chỉ mỗi nhóm 1 em đại diện lên thi đua.
- Nhận xét, bình chọn cá nhân kể chuyện hấp dẫn, sinh động, tự nhiên nhất.
4. Củng cố – Dặn dò:
-Câu chuyện khuyên em điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị: “Ôn tập giữa học kỳ”.
- Hát
- 4 HS sắm vai kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 1 HS nhắc lại.
- Nêu yêu cầu.
- 1 Em lên kể mẫu.
- 1, 2 Em kể lại.
- Nhận xét.
- HS tập kể theo nhóm dựa vào tranh ứng với từng đoạn 2, 3, 4.
- Cho 2, 3 nhóm lên thi kể với nhau.
- 1 Em nói lời Minh, 1 em khác nói lời bác bảo vệ, 1 em nói lời cô giáo, 1 em nói lời Nam.
- Phân vai, tập dựng lại câu chuyện.
- Thực hành kể.
- Nhận xét.
 Tiết 3: GDTT 
 CÙNG HÁT VỚI BẠN BÈ
I.MỤC TIÊU:
-HS biết hát một số bà hát có nội dung nói về tình bạn .
-Giáo dục HS biết :thương yêu ,đoàn kết ,chan hòa với bạn bè.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
-Các bài hát về bạn bè 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước tuần ,GV phổ biến :Để chuẩn bị cho buổi liên hoan văn nghệ trong tiết sinh hoạt tới ,các tổ chuẩn bị :
+Nội dung:Trình diễn từ 2-3 tiết mục văn nghệ có nội dung về tình bạn.
+Hình thức :Mỗi tổ là một đội biểu diễn .Ăn mặc đẹp .
+Thể loại:
Hát tốp ca, song ca,đơn ca,đọc thơ.
-GV cung cấp một số lời bài hát cho HS.
-Trong các giờ nghỉ giải lao,GV bật băng nhạc cho HS hát theo.
-Cử (chọn) người điều khiển chương trình (MC)
Bước 2:HS luyện tập.
Các tổ chọn bài hát,tiến hành tập luyện dưới sự giúp đỡ của GV.
-Đăng kí tiết mục tham gia buổi liên hoan văn nghệ cho MC trước 1 ngày.GV cùng MC sắp xếp chương trình ,viết sẵn vào bảng để các đội nắm được thứ tự biểu diễn.
Bước 3:liên hoan văn nghệ.
-MC tuyên bố lí do,giới thiệu ý nghĩa của buổi liên hoan văn nghệ.
-Các đội lên tự giới thiệu ,trình diễn các tiết mục văn nghệ.
Bước 4:Nhận xét –đánh giá.
-MC mời giáo viên chủ nhiệm lên nhận xét buổi liên hoan văn nghệ.
-GV khen ngợi cả lớp mạnh dạn tự tin tham gia tích cực ,sôi nổi trong buổi liên hoan văn nghệ.Lời ca tiếng hát luôn đem đến niềm vui,tình thân thiện trong một tập thể.Hát hay không bằng hay hát.Chúc các em luôn sẵn sàng mang lời ca ,tiếng hát của mì
 Ngày soạn 09 tháng 10 năm 2017
 Ngày dạy, thứ.........ngày..........tháng........năm 2017
Sáng
 Tiết 1:TOÁN
BẢNG CỘNG 
I. MỤC TIÊU:
 - Thuộc bảng cộng đã học.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Giải bài toán về nhiều hơn. 
- Yêu thích môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 SGK. Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ: 36 + 15 
- Gọi 2 HS lên thực hiện phép tính:
- HS 1: 16 + 25 = ; 46 + 27 = 
- HS 2: 66 + 19 =  ; 24 + 17 = 
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1:Ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 20 	
 Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi nhanh kết quả các phép tính.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng cộng.
- GV hỏi kết quả của 1 vài phép tính bất kỳ.
- Yêu cầu các em tự làm bài.
 Bài 2 (3 phép tính đầu): Yêu cầu HS tính và nêu cách tính trong bài.
- HS nào làm xong thì lên bảng làm.
- Nhận xét, tuyên dương.
 Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
- Chấm và chữa bài.
 Bài 4: 
4.Củng cố, dặn dò
- Thi đọc thuộc lòng bảng cộng giữa 2 dãy.
- Nêu cách thực hiện phép tính: 
	38 + 7	48 + 26.
- Nhận xét, tuyên dương.
 - Chuẩn bị : Luyện tập.
- Hát
- 2 HS lên bảng tính.
- Nhẩm và ghi kết quả.
- HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS làm, 1 em làm bảng lớp.
- HS làm bài, nêu cách tính.
Kết quả : 24 ; 43 ; 44.
- HS đọc.
- Thuộc dạng bài toán về nhiều hơn.
- HS tự làm vào vở.
 Mai cân nặng là :
 28 + 3 = 31 (kg)
 Đáp số : 31 kg
- HS thi đua. 
- Nhận xét tiết học.
 Tiết 3: CHÍNH TẢ
BÀN TAY DỊU DÀNG
I. MỤC TIÊU:
 - Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi, biết ghi đúng các dấu câu trong bài. 
- Làm được các BT theo yêu cầu.
- Rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 Bảng con, STV, vở viết, vở bài tập, đồ dùng học tập đầy đủ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết bảng con: con dao, tiếng rao hàng, dè dặt, giặt giũ.
- Nhận xét.
3. Bài mới: Bàn tay dịu dàng
a) Nắm nội dung đoạn viết 
- GV đọc mẫu.
- An buồn bã nói với thầy giáo điều gì? 
- Thầy có thái độ gì?
b) Luyện viết từ khó 
- Bài có những chữ viết hoa nào?
- Câu nói của An viết thế nào?
- Nêu những từ bộ phận khó viết.
- GV đọc từ khó, yêu cầu HS viết vào bảng con.
c) Viết bài 
- Hãy nêu cách trình bày bài chính tả.
- GV đọc.
- GV đọc lại toàn bài.
- Nhìn sách sửa bài.
- Chấm 10 vở đầu tiên.
- Nhận xét.
d) Luyện tập 
 Bài 2:
GV HD yêu cầu HS làm vào vở BT
- Nhận xét.
 Bài 3:
-Gọi HS nêu yêu cầu của BT.
-YC HS thảo luận nhóm đôi.
-Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Ôn tập đọc và học thuộc lòng .
- Hát
- 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
- 1 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc lại.
- Thưa thầy hôm nay em chưa làm bài tập.
- Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An với bàn tay dịu dàng, trìu mến, thương yêu.
- Chữ đầu câu, đầu bài, tên riêng.
- Sau dấu hai chấm, viết dấu gạch ngang.
- Kiểm tra, buồn bã, xoa đầu, trìu mến, dịu dàng.
- HS viết.
- HS nêu. Nêu tư thế ngồi viết.
 - HS chép vở.
- HS soát lại.
- Mở STV, HS dò lại và đổi vở sửa lỗi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu.
- 3 HS / dãy thi đua viết vở ở bảng lớp.
- Nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- Đọc từng dòng, tìm từ đúng để điền.
- Nhận xét.
 Tiết 4:LUYỆN VIẾT
 CHỮ HOA: G
I. MỤC TIÊU:
 - Viết đúng chữ hoa G ; chữ và câu ứng dụng .
- Rèn tính cẩn thận. Yêu thích chữ đẹp. Giáo dục HS yêu lao động và tình đoàn kết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Mẫu chữ G , phấn màu. Bảng phụ hoặc giấy khổ to. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS viết chữ E - Ê, Em.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a) Cách viết chữ G 
- GV treo mẫu chữ G.
- Chữ G cao mấy li? Gồm có mấy nét?
- GV viết mẫu chữ G (Cỡ vừa và cỡ nhỏ).
- GV vừa viết vừa nhắc lại từng nét để HS theo dõi.
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ thứ 6, viết nét cong dưới và nét cong trái nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ giống chữ C hoa, dừng bút ở đướng kẻ 2.
Nét 2: Từ điểm dừng bút ở nét 1, chuyển hướng xuống viết nét khuyết ngược, dừng bút ở đường kẻ 2.
- GV yêu cầu HS viết chữ G.
- GV theo dõi, uốn nắn.
b) Cách viết câu ứng dụng 
- Đọc câu ứng dụng. 
- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- Câu hỏi:
Những chữ nào cao 4 li?
Những chữ nào cao 2,5 li ?
Chữ t cao mấy li?
Chữ s cao mấy li?
Những chữ nào cao 1 li?
 Cách đặt dấu thanh ở đâu?
 Lưu ý: Nét cuối của chữ G nối sang nét cong trái của chữ O.
- GV viết mẫu chữ Gần.
- Luyện viết ở bảng con.
- Nhận xét.
c) Thực hành 
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- Lưu ý HS quan sát các dòng kẻ trên vở rồi đặt bút viết.
- Hướng dẫn viết vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu, chậm.
4. Củng cố – Dặn dò: 
- GV thu một số vở, chấm.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Chuẩn bị: xem bài chữ Ôn tập.
- Hát
- Viết bảng con.
- HS nêu.
- 1 HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- Cao 8 li và 2 nét. 
- HS quan sát và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS viết bảng con chữ G (cỡ vừa và cỡ nhỏ).
- HS nêu.
- Chữ G.
- h, g.
- Cao 1,5 li.
- Cao hơn 1 li.
- Chữ o, ư, c, n, a.
- Dấu sắc trên o, và ư.
- HS viết bảng con chữ Gần(cỡ vừa).
- HS tự nêu.
- HS theo dõi.
- HS viết bài trên vở theo yêu cầu của GV.
 Ngày soạn 09 tháng 10 năm 2017
 Ngày dạy, thứ .........ngày.......tháng 10 năm 2017
Sáng
 Tiết 1: TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
 - Ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng trong phạm vi 20 để tính nhẩm ; cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán có 1 phép cộng
- HS yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Viết bảng phụ trò chơi tiếp sức..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập 
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra học thuộc lòng bảng cộng.
- Nhận xét.
3. Bài mới: Luyện tập 
 Bài 1: 
Tính nhẩm.
- Yêu cầu HS tự đố nhau.
- Nhận xét tuyên dương.
 Bài 2: 
-GV HD và yêu cầu HS làm vào bảng con.
-Nhận xét, bổ sung.
 Bài 3: 
- Nhận xét, tuyên dương.
 Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài.
-GV chấm, nhận xét.
-Bài củng cố cho em kĩ năng gì?
Bài 5: 
-GV HD và yêu cầu HS làm vào nháp.
4. Củng cố, dặn dò :
-Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị : Phép cộng có tổng bằng 100.
- Hát
- 2 HS đọc.
 -Hs thực hiện đố nhau và đưa ra kết quả
 -Hs đặt tính và thực hiện phép tính
Kết quả : 72 ; 83 ; 77 ; 66 ; 45.
- HS đọc đề, phân tích đề.
Tóm tắt:
Mẹ hái	:38 quả bưởi.
Chị hái	: 16 quả bưởi
Mẹ và chị hái	:  quả?
	 Giải:
Số quả bưởi mẹ và chị hái:
38 + 16 = 44 (quả)
	Đáp số: 44 quả.
HS đọc lại bảng cộng. 
- Nhận xét tiết học.
HS làm bài.
 Tiết 2: RÈN TOÁN
 LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
 - Ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng trong phạm vi 20 để tính nhẩm ; cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán có 1 phép cộng
- HS yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Viết bảng phụ trò chơi tiếp sức..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập 
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra học thuộc lòng bảng cộng.
- Nhận xét.
3. Bài mới: Luyện tập 
 Bài 1: 
Tính nhẩm.
- Yêu cầu HS tự đố nhau.
- Nhận xét tuyên dương.
 Bài 2: 
-GV HD và yêu cầu HS làm vào bảng con.
-Nhận xét, bổ sung.
-Em có nhận xét gì về cặp phép tính: 9+6 và 9+1+5?
 Bài 3: 
-Gọi HS đọc tóm tắt.
-BT thuộc dạng toán gì?
-YC HS làm VTH.
- Nhận xét, tuyên dương.
 Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Trong hình có mấy bông hoa?
-Ngoài hình có mấy bông hoa?
-Phải vẽ thêm mấy bông hoa vào trong hình vuông nữa để bằng ở ngoài hình vuông? 
-Bài củng cố cho em kĩ năng gì?
4. Củng cố, dặn dò :
-Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị : Phép cộng có tổng bằng 100.
- Hát
- 2 HS đọc.
 -Hs thực hiện đố nhau và đưa ra kết quả
 -Hs đặt tính và thực hiện phép tính
Kết quả : 15 ; 13 ; 11; 20 ; 18.
- HS đọc đề, phân tích đề.
Tóm tắt:
Anh nặng	 :28 kg
Anh nặng hơn em	: 6 kg
Em nặng 	:  kg?
	 Giải:
Em nặng số ki-lô-gam là:
 28 - 6 = 22 (kg)
	Đáp số: 22 kg.
1HS.
5 bông hoa.
8 bông hoa.
3 bông hoa.
-1HS.
 Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ CHỈ TRẠNG THÁI . DẤU PHẨY 
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết và bước đầu biết dùng 1 số từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu.
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
- Yêu thích môn Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
Bảng lớp viết sẵn các câu để kiểm ta bài cũ. Bảng phụ viết bài tập 1, 2. 3 Tờ giấy khổ to ghi sẵn BTS, bút dạ.Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về các môn học, từ chỉ hoạt động 
- Từ ngữ về các môn học – từ chỉ hoạt động.
Thầy Thái   môn Toán. (dạy)
Tổ trực nhật   lớp. (quét dọn, làm vệ sinh)
 Cô Hiền   bài rất hay. (giảng)
Bạn Hạnh   truyện. (đọc, xem)
- Nhận xét,.
3. Bài mới: Từ chỉ hoạt động, trạng thái, dấu phẩy
 Bài 1: 
- Mở bảng phụ.
- Lưu ý: Các em phải tìm đúng các từ chỉ hoạt động (của loài vật), trạng thái (của sự vật) trong từng câu.
- Ghi sẵn các từ lên bảng: ăn, uống, tỏa.
Bài 2: 
GV nêu yêu cầu
- Sửa bài.
Con mèo, con mèo
Đuổi theo con chuột
Giơ vuốt nhe nanh
Con chuột chạy quanh
Luồn hang luồn hốc.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài đồng dao trên. Bài 3: 
- Gắn băng giấy câu a: Hỏi:
Trong câu có mấy từ chỉ hoạt động của người?
Các từ ấy trả lời câu hỏi gì?
Để tách rõ 2 từ cùng trả lời câu hỏi “làm gì?” trong câu, ta đặt dấu phẩy ở chỗ nào?
- GV đặt dấu phẩy vào câu a ở băng giấy to.
- Chữa bài: 
Lớp em học tâp tốt, lao động tốt.
Cô giáo chúng em rất yêu thương, quý mến HS.
Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
4. Củng cố – Dặn dò:
 - GV chốt lại bài. 
- Về nhà các em tìm thêm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật, con vật.
- Chuẩn bị: Ôn thi giữa học kỳ.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 2 Em lên bảng điền các từ chỉ hoạt động vào chỗ trống.
- Mỗi câu 2 em.
- 1 HS nhắc lại.
- Nêu yêu cầu.
- Đọc thầm, viết các từ vào bảng con. 
- Nêu kết quả: ăn, uống, toả.
- 2 – 3 HS đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm lại bài đồng dao, suy nghĩ, điền từ vào vở bài tập. Cho 2 em lên làm bài trên bảng phụ.
- Nhận xét bài làm của 2 bạn trên bảng.
- Cả lớp đồng thanh bài đồng dao.
- 2 Từ: Học tập – Lao động.
- Làm gì?
- Điền giữa học tập tốt và lao động tốt.
- Cả lớp suy nghĩ làm tiếp câu b, c vào VBT – Cho 2 em lên bảng làm bài ở băng giấy.
- Nhận xét 2 bạn đã làm bài trên bảng.
 Tiết 4:RÈN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ CHỈ TRẠNG THÁI . DẤU PHẨY 
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết và bước đầu biết dùng 1 số từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu.
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
- Yêu thích môn Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 VTH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài mới: Từ chỉ hoạt động, trạng thái, dấu phẩy
 Bài 1: 
- Mở bảng phụ.
- Lưu ý: Các em phải tìm đúng các từ chỉ hoạt động (của loài vật), trạng thái (của sự vật) trong từng câu.
-YC HS làm vào VTH.
- GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2: 
-GV gọi HS nêu nêu yêu cầu.
-GV HD và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm vào VTH.
-Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-GV nhận xét, bổ sung.
 Bài 3: 
- Gắn băng giấy câu a: Hỏi:
Trong câu có mấy từ nào chỉ thời gian?
Các từ ấy trả lời câu hỏi gì?
Để tách rõ trả lời câu hỏi “Bao giờ?” trong câu, ta đặt dấu phẩy ở chỗ nào?
- GV đặt dấu phẩy vào câu a ở băng giấy to.
- Chữa bài. 
4. Củng cố – Dặn dò:
 - GV chốt lại bài. 
- Về nhà các em tìm thêm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật, con vật.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 2 Em lên bảng điền các từ chỉ hoạt động vào chỗ trống.
- Mỗi câu 2 em.
-cày, kéo, phun, nhô
- 1 HS nhắc lại.
- Nêu yêu cầu.
- Đọc thầm, viết các từ vào bảng con. 
-chạy, vươn, dang, vỗ, rướn.
- 2 – 3 HS đọc lại.
Hôm chủ nhật
Bao giờ
Dấu phẩy.
 Ngày soạn 09 tháng 10 năm 2017
 Ngày dạy, thứ........ ngày.......tháng......năm 2017
	Sáng
 Tiết 1:TOÁN
 PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100
I.MỤC TIÊU:
 - Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 100. 
 - Biết cộng nhẩm các số tròn chục.
 - Biết giải toán với 1 phép cộng có tổng bằng 100.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 - SGK ; Bảng con ; phiếu bài tập. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Gv gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính:
 a) 15 + 35 b) 47 + 37
- Còn học sinh dưới lớp làm vào bảng con.
 - Gv nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3. Bài mới: 
 A. Giới thiệu bài : 
- Ở các tiết học trước, các em đã làm quen với cách cộng 2 số có nhớ trong phạm vi 100. Hôm nay, các em sẽ học những phép tính mà kết quả của nó được ghi bởi 3 chữ số qua bài “ Phép cộng có tổng bằng 100”.
 B. Tìm hiểu bài :
a) Học sinh làm việc nhóm tìm phép cộng có tổng bằng 100.
- GV chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm 5 em và phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập. GV giao nhiệm vụ cho thành viên trong nhóm như các tiết học toán trước. GV nêu yêu cầu trong phiếu học tập. HS thảo luận nhóm tìm kết quả.( 3 phút).
- GV chốt kết quả.
- Vừa rồi các nhóm đã tìm được một vài phép tính cộng có tổng bằng 100. Để hiểu sâu sát hơn về phép cộng nêu trên thì thầy trò chúng ta cùng nhau thực hiện phép tính sau đây: 
b) Giới thiệu phép cộng và cách cộng 83 + 17.
- Giáo viên nêu bài toán để dẫn đến phép cộng: 83 + 17. 
- GV nêu bài toán: Có 83 que tính, thêm 17 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- GV gọi 2 HS đọc đề toán.
- Bài toán cho ta biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ? 
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính, ta làm thế nào ? 
- Em lấy mấy cộng mấy ? 
- GV: 83 + 17 = ? .
- Làm thế nào để tính được 83 cộng 17.
- GV nêu cách đặt tính của phép cộng 83 + 17.
- Cho cả lớp thực hiện cách đặt tính.
- Ta cộng như thế nào?
- GV nêu cách tính.
Vậy 83 cộng 17 bằng bao nhiêu ?
- Cho học sinh nêu lại cách đặt tính và cách tính.
- GV nhận xét tuyên dương.
- Vừa qua các em đã học toán nội dung gì ?
- Vậy các em đã biết cách đặt tính và thực hiện tính phép cộng có tổng bằng 100. Để tìm hiểu xem các em hiểu bài và vận dụng vào bài tập ở mức độ nào, có làm tính thành thạo và chính xác không thì chúng ta bước vào HĐ thực hành.
c)Thực hành.
 Bài 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài 1.
- Gọi 4 HS lần lượt lên bảng làm 4 phép tính (mỗi lượt 1 HS).
- Gọi 2 HS nêu cách đặt tính và 2 HS nêu cách tính.
- Cho HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Chấm điểm 4 HS làm tính trên bảng và tuyên dương.
- Các em vừa thực hành nội dung gì ?
- Thời gian vừa rồi các em đã thực hiện làm tính các phép cộng có tổng bằng 100. Còn bây giờ thầy và các em tiếp tục thực hành làm phép cộng cũng có tổng bằng 100 nhưng ở dạnh tính nhẩm theo mẫu. 
Bài 2: Tính nhẩm ( theo mẫu ).
- Cho HS đọc yêu cầu bài 2.
- Vừa thao tác mẫu và nêu cho hs quan sát: 6 mươi cộng 4 mươi bằng 6 chục cộng 4 chục. - Mà 6 chục cộng 4 chục bằng 10 chục.
- 10 chục bằng 100.
- vậy 60 + 40 = 100.
- Phát phiếu bài tập cho cặp đôi thảo luận và tính nhẩm theo mẫu.
- Yêu cầu 4 HS nêu.
- Cho HS nhận xét.
- Nhận xét và tuyên dương.
- Các em vừa thực hành nội dung gì ?
- Vừa rồi các em đã vận dụng khá tốt kiến thức đã học vào bài tập 1 và 2 để khắc sâu kiến thức thêm thì thầy sẽ hướng dẫn chúng ta giải bài toán có lời văn. 
Bài 4: 
- Cho HS đọc đề bài.
- Bài toán cho gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Gợi ý HS tóm tắt đề toán.
- Sáng bán ? kg đường.
- Chiều bán nhiều hơn sáng ? kg đường.
- Chiều bán ? kg đường.
- Em tìm kg đường bán buổi nào ? 
- Số đường bán buổi chiều như thế nào so với buổi sáng.
- Đây là dạng bài toán gì em đã học rồi ? 
- Giải bài toán về nhiều hơn em thực hiện tính gì ?
- Yêu cầu HS tự giải cá nhân.
- Theo dõi giúp HS yếu.
- Cho HS lên bảng giải.
- Chiếu kết quả bài 4.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Các em đã thực hành nội dung gì ? 
- Một lần nữa để xem các em hiểu nội dung bài học sâu không và sâu ở mức nào thì thầy và các em đến phần cũng cố. 
4.Củng cố,dặn dò:
-Gọi HS nhắc lại ND bài học hôm nay.
-Chuẩn bị tiết sau.
- HS nhắc lại, ghi tựa.
- HS thảo luận tìm kết quả và ghi vào phiếu. Sau đó đại diện nêu kết quả tìm được.
- HS trong nhóm nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc yêu cầu bài toán.
- Có 83 que tính, thêm 17 que tính.
- Có tất cả bao nhiêu que tính.
- Làm phép cộng.
- Lấy 83 cộng 17.
- Đặt tính.
- HS theo dõi.
- 3HS nêu: Viết 83 trước, rồi viết 17 ở dưới 83, sao cho 7 thẳng cột với số 3, 1 thẳng cột với số 8. Viết dấu cộng và kẻ vạch ngang.
- Đặt tính trên bảng con.
-Ta cộng từ phải sang trái.
- HS theo dõi.
- 3 HS nêu: 3 cộng 7 bằng 10, viết 0 nhớ 1.
8 cộng 1 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10.
- 83 cộng 17 bằng 100.
- 2 HS nêu - 2 HS nhận xét.
- Đặt tính và thực hiện tính phép cộng có tổng bằng 100.
- Tính ?
- Cả lớp làm vào bảng con.
- 4 HS nêu.
- 4 HS nhận xét.
- Thực hiện tính, phép cộng có tổng bằng 100.
- HS lắng nghe.
- Đọc tính nhẩm theo mẫu.
- 2 HS nêu.
- Đại diện nêu, chẳng hạn : 8 chục cộng 2 chục bằng 10 chục, 10 chục bằng 100. Vậy 80 + 20 = 100.
- HS nhận xét.
- Thực hiện tính nhẩm theo mẫu các số tròn chục có tổng tổng bằng 100. 
- HS đọc đề.
- Một cửa hàng buổi sáng bán được 85 kg đường. Buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 15 kg đường.
- Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường ?
- Sáng bán : 85 kg đường
- Chiều bán nhiều hơn sáng : 15 kg đường.
- Chiều bán : ? kg đường.
- Buổi chiều.
- Nhiều hơn so với buổi sáng.
- Bài toán về nhiều hơn.
- Tính cộng.
- HS thực hiện giải.
- 1HS giải 
- 1HS nhận xét.
- Giải bài toán có lời văn, một lời giải, một phép tính.
HS yếu TB nhắc lại.
 Tiết 2: RÈN TOÁN
 PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100
I. MỤC TIÊU:
 - Củng cố lại cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán có 1 p

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_Tuan_8_Lop_2.docx